Đã có dự thảo Nghị định sửa Nghị định 126/2020 hướng dẫn Luật Quản lý thuế (Hình từ internet)
Bộ Tài chính đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế.
![]() |
dự thảo Nghị định |
Theo đó, Nghị định sửa đổi, bổ sung 03 nội dung:
- Sửa đổi, bổ sung điểm d Khoản 5 Điều 7 về khai thuế TNCN đối với cá nhân nhận cổ tức bằng chứng khoán, cá nhân là cổ đông hiện hữu nhận thưởng bằng chứng khoán, cá nhân được ghi nhận phần vốn tăng thêm do lợi tức ghi tăng vốn;
- Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 6 Điều 10; Sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 1, điểm b, điểm c, điểm d khoản 2, khoản 6, khoản 8, điểm b.3, điểm b.4 khoản 11 và bãi bỏ khoản 12 Điều 13; Sửa đổi, bổ sung khoản 3, khoản 4 Điều 18; Bãi bỏ điểm a.16 khoản 2 Điều 26 Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế;
- Sửa đổi một số nội dung để cắt giảm, đơn giản hóa TTHC tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP.
Giữ nguyên đối tượng áp dụng như quy định tại Điều 2 Nghị định 126/2020/NĐ-CP: Người nộp thuế; cơ quan quản lý thuế; công chức quản lý thuế; cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan theo quy định tại Điều 2 Luật Quản lý thuế.
Dự thảo Nghị định được bố cục gồm 04 Điều:
- Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế.
- Điều 2. Bãi bỏ một số từ, cụm từ tại một số Điều của Nghị định 126/2020/NĐ-CP; sửa đổi tên mẫu biểu, cắt giảm thành phần hồ sơ tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP.
- Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện.
- Điều 4. Điều khoản thi hành.
Căn cứ Điều 5 Luật Quản lý thuế 2019 (sửa đổi 2024) quy định nguyên tắc quản lý thuế như sau:
- Mọi tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của luật.
- Cơ quan quản lý thuế, các cơ quan khác của Nhà nước được giao nhiệm vụ quản lý thu thực hiện việc quản lý thuế theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người nộp thuế.
Công chức quản lý thuế chịu trách nhiệm giải quyết hồ sơ thuế trong phạm vi hồ sơ, tài liệu, thông tin của người nộp thuế cung cấp, cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý thuế, thông tin của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp có liên quan đến người nộp thuế, kết quả áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế, bảo đảm theo đúng chức trách, nhiệm vụ, tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý thuế và quy định pháp luật khác về thuế có liên quan.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý thuế; áp dụng các nguyên tắc quản lý thuế theo thông lệ quốc tế, trong đó có nguyên tắc bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế, nguyên tắc quản lý rủi ro trong quản lý thuế và các nguyên tắc khác phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
- Áp dụng biện pháp ưu tiên khi thực hiện các thủ tục về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan và quy định của Chính phủ.