Hướng dẫn kiểm tra chất lượng hàng hóa phải được quản lý trong quá trình sử dụng và xử lý vi phạm

25/10/2024 14:30 PM

Bài viết sau có nội dung về kiểm tra chất lượng hàng hóa phải được quản lý trong quá trình sử dụng và xử lý vi phạm được quy định trong Nghị định 132/2008/NĐ-CP.

Hướng dẫn kiểm tra chất lượng hàng hóa phải được quản lý trong quá trình sử dụng và xử lý vi phạm

Hướng dẫn kiểm tra chất lượng hàng hóa phải được quản lý trong quá trình sử dụng và xử lý vi phạm (Hình từ Internet)

1. Hướng dẫn kiểm tra chất lượng hàng hóa phải được quản lý trong quá trình sử dụng và xử lý vi phạm

Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 132/2008/NĐ-CP thì việc kiểm tra chất lượng hàng hóa phải được quản lý trong quá trình sử dụng và xử lý vi phạm được thực hiện như sau:

- Đối với hàng hóa phải được quản lý trong quá trình sử dụng, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa xây dựng phương thức thu thập thông tin nhằm cảnh báo các nguy cơ không bảo đảm chất lượng, đối tượng hàng hóa không bảo đảm chất lượng, tình hình diễn biến chất lượng hàng hóa phải được quản lý trong quá trình sử dụng để xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí kiểm tra hàng năm, đối tượng hàng hóa cụ thể phải kiểm tra.

- Căn cứ vào kế hoạch kiểm tra và diễn biến chất lượng hàng hóa phải được quản lý trong quá trình sử dụng, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa tiến hành kiểm tra chất lượng hàng hóa phải được quản lý trong quá trình sử dụng theo các nội dung sau:

+ Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng liên quan đến điều kiện của quá trình sử dụng và các biện pháp quản lý nhà nước về chất lượng trong quá trình sử dụng;

Trong trường hợp cần thiết, cơ quan kiểm tra có thể sử dụng chuyên gia, tổ chức đánh giá sự phù hợp thực hiện việc đánh giá theo các yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Chuyên gia, tổ chức đánh giá sự phù hợp phải độc lập, khách quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đánh giá của mình.

+ Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu về kiểm định, kết quả kiểm định và các tài liệu hướng dẫn sử dụng đi kèm hàng hóa cần được kiểm tra đó;

+ Trường hợp xét thấy các yêu cầu quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 16 Nghị định 132/2008/NĐ-CP không được thực hiện đầy đủ, có dấu hiệu không bảo đảm chất lượng, cơ quan kiểm tra xem xét việc thử nghiệm đối với hàng hóa đó bởi tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định;

Tổ chức đánh giá sự phù hợp phải độc lập, khách quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đánh giá của mình.

- Khi phát hiện hàng hóa không phù hợp với các yêu cầu kiểm định, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, đoàn kiểm tra, cơ quan kiểm tra chất lượng xử lý như sau:

+ Thông báo cho người sở hữu hàng hóa về nội dung không phù hợp và thời gian khắc phục các nội dung không phù hợp đó;

+ Yêu cầu người sở hữu hàng hóa tạm dừng sử dụng và có biện pháp thông báo về việc tạm dừng sử dụng. Tất cả các nội dung không phù hợp phải được khắc phục, kiểm định và được cấp Giấy chứng nhận kiểm định lại trước khi đưa vào sử dụng hàng hóa đó;

+ Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính, tịch thu, tiêu hủy hoặc đình chỉ sử dụng vĩnh viễn.

2. Chính sách của nhà nước về hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Chính sách của nhà nước về hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa được quy định cụ thể tại Điều 6 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 như sau:

- Khuyến khích tổ chức, cá nhân xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn tiên tiến cho sản phẩm, hàng hóa và công tác quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh.

- Xây dựng chương trình quốc gia nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa.

- Đầu tư, phát triển hệ thống thử nghiệm đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh và quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

- Đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

- Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; xây dựng ý thức sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa có chất lượng, vì quyền lợi người tiêu dùng, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường; nâng cao nhận thức xã hội về tiêu dùng, xây dựng tập quán tiêu dùng văn minh.

- Khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư, tham gia vào hoạt động thử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

- Mở rộng hợp tác với các quốc gia, các vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực, tổ chức và cá nhân nước ngoài trong hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa; tăng cường ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau giữa Việt Nam với các nước, vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực về kết quả đánh giá sự phù hợp; khuyến khích các tổ chức đánh giá sự phù hợp của Việt Nam ký kết thỏa thuận thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp với tổ chức tương ứng của các nước, vùng lãnh thổ nhằm tạo thuận lợi cho phát triển thương mại giữa Việt Nam với các nước, vùng lãnh thổ.

Chia sẻ bài viết lên facebook 157

Các tin khác
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079