Biểu mẫu 10/04/2024 14:45 PM

Mẫu bảng cân đối tài khoản của doanh nghiệp siêu nhỏ

10/04/2024 14:45 PM

Mẫu bảng cân đối tài khoản của doanh nghiệp siêu nhỏ là mẫu nào và cách lập như thế nào? – Tuấn Khải (Ninh Thuận)

Mẫu bảng cân đối tài khoản của doanh nghiệp siêu nhỏ

Mẫu bảng cân đối tài khoản của doanh nghiệp siêu nhỏ (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Mẫu bảng cân đối tài khoản của doanh nghiệp siêu nhỏ

Mẫu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp siêu nhỏ (áp dụng đối với doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN theo phương pháp theo thu nhập tính thuế) là Mẫu số F01- DNSN ban hành kèm theo Thông tư 132/2018/TT-BTC.

Mẫu bảng cân đối tài khoản của doanh nghiệp siêu nhỏ

2. Cách lập bảng cân đối tài khoản của doanh nghiệp siêu nhỏ

Bảng cân đối tài khoản được lập dựa trên Sổ Cái và Bảng cân đối tài khoản kỳ trước.

Trước khi lập Bảng cân đối tài khoản phải hoàn thành việc ghi sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp; kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các sổ có liên quan.

Số liệu ghi vào Bảng cân đối tài khoản chia làm 2 loại:

- Loại số liệu phản ánh số dư các tài khoản tại thời điểm đầu kỳ (Cột 1,2 - Số dư đầu năm), tại thời điểm cuối năm (cột 5, 6- Số dư cuối năm), trong đó các tài khoản có số dư Nợ được phản ánh vào cột “Nợ”, các tài khoản có số dư Có được phản ánh vào cột “Có”.

- Loại số liệu phản ánh số phát sinh của các tài khoản từ đầu năm đến ngày cuối kỳ báo cáo (cột 3, 4- Số phát sinh trong năm) trong đó tổng số phát sinh “Nợ” của các tài khoản được phản ánh vào cột “Nợ”, tổng số phát sinh “Có” được phản ánh vào cột “Có”của từng tài khoản.

- Cột A, B: Số hiệu tài khoản, tên tài khoản của tất cả các tài khoản cấp 1 mà đơn vị đang sử dụng và một số tài khoản cấp 2 cần phân tích.

- Cột 1, 2- Số dư đầu năm: Phản ánh số dư ngày đầu tháng của tháng đầu năm (Số dư đầu năm báo cáo). Số liệu để ghi vào các cột này được căn cứ vào dòng Số dư đầu tháng của tháng

đầu năm của từng tài khoản tương ứng trên Sổ Nhật ký Sổ cái hoặc căn cứ vào phần “Số dư cuối năm” của Bảng cân đối tài khoản năm trước.

- Cột 3, 4: Phản ánh tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của các tài khoản trong năm báo cáo. Số liệu ghi vào phần này được căn cứ vào dòng “Cộng phát sinh trong năm” của từng tài khoản tương ứng trên Sổ Nhật ký sổ cái.

- Cột 5,6 “Số dư cuối năm”: Phản ánh số dư ngày cuối cùng của năm báo cáo. Số liệu để ghi vào phần này được căn cứ vào số dư cuối tháng của tháng cuối năm báo cáo của từng tài khoản tương ứng trên Sổ Nhật ký Sổ cái hoặc được tính căn cứ vào các cột số dư đầu năm (cột 1, 2), số phát sinh trong năm (cột 3, 4) trên Bảng cân đối tài khoản năm nay. Số liệu ở cột 5, 6 được dùng để lập Bảng cân đối tài khoản năm sau.

Sau khi ghi đủ các số liệu có liên quan đến các tài khoản, phải thực hiện tổng cộng Bảng cân đối tài khoản. Số liệu trong Bảng cân đối tài khoản phải đảm bảo tính cân đối bắt buộc sau đây:

Tổng số dư Nợ (cột 1) = Tổng số dư Có (cột 2); Tổng số phát sinh Nợ (cột 3) = Tổng số phát sinh Có (cột 4); Tổng số dư Nợ (cột 5) = Tổng số dư Có (cột 6).

3. Mục đích của báo cáo tài chính của doanh nghiệp siêu nhỏ

- Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp siêu nhỏ, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước.

- Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin của doanh nghiệp siêu nhỏ về các nội dung sau:

+ Tình hình Tài sản;

+ Nợ phải trả;

+ Vốn chủ sở hữu;

+ Các khoản doanh thu và thu nhập;

+ Các khoản chi phí;

+ Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh.

(Điều 12 Thông tư 132/2018/TT-BTC)

 

Chia sẻ bài viết lên facebook 943

Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079