Toàn văn nội dung Hiệp định TPP

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT dịch toàn văn Hiệp định TPP ra tiếng Việt như sau:

MỞ ĐẦU

Các Bên tham gia Hiệp định này, với mục đích:

THÀNH LẬP một hiệp định khu vực toàn diện phục vụ thúc đẩy hội nhập kinh tế nhằm tự do hóa thương mại và đầu tư, đem lại tăng trưởng kinh tế và lợi ích xã hội, tạo ra những cơ hội mới cho người lao động và doanh nghiệp, góp phần nâng cao mức sống, lợi ích người tiêu dùng, giảm nghèo và thúc đẩy tăng trưởng bền vững;

THẮT CHẶT tình hữu nghị và hợp tác giữa chính phủ và người dân của các Nước ký kết

XÂY DỰNG dựa trên các quyền và nghĩa vụ tương ứng theo Hiệp định Marrakesh về thành lập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới;

THỪA NHẬN sự khác biệt về mức độ phát triển và sự đa dạng của các nền kinh tế;

CỦNG CỐ khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp của nước mình trên thị trường toàn cầu và tăng cường khả năng cạnh tranh của các nền kinh tế bằng cách tạo ra các cơ hội cho các doanh nghiệp, bao gồm cả việc thúc đẩy sự phát triển và tăng cường các chuỗi cung ứng khu vực;

HỖ TRỢ tăng trưởng và phát triển của vi mô, doanh nghiệp nhỏ và vừa bằng cách tăng cường khả năng của doanh nghiệp đối với việc tham gia và hưởng lợi từ các cơ hội mà Hiệp định này đem lại;

THÀNH LẬP một khuôn khổ pháp lý và thương mại có thể dự đoán được cho thương mại và đầu tư trên nguyên tắc các bên cùng có lợi;

TẠO THUẬN LỢI cho thương mại khu vực bằng cách khuyến khích áp dụng thủ tục hải quan hiệu quả và minh bạch để giảm chi phí và đảm bảo khả năng dự báo cho các nhà nhập khẩu và xuất khẩu của các Bên;

THỪA NHẬN quyền điều chỉnh và giải quyết sẵn có của các Bên để bảo tồn sự linh hoạt của các Bên tham gia nhằm thiết lập các ưu tiên về quy phạm pháp luật, bảo vệ lợi ích công cộng, và bảo vệ các mục tiêu phúc lợi công cộng hợp pháp, chẳng hạn như y tế công cộng, an toàn, môi trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên có khả năng bị cạn kiệt, sự toàn vẹn và sự ổn định của hệ thống tài chính và đạo đức xã hội;

THỪA NHẬN quyền áp dụng, duy trì hoặc sửa đổi các hệ thống chăm sóc sức khỏe của các Bên;

KHẲNG ĐỊNH rằng các doanh nghiệp nhà nước có thể đóng một vai trò hợp pháp trong nền kinh tế đa dạng của các Bên, đồng thời thừa nhận rằng việc cung cấp các lợi thế không công bằng cho các doanh nghiệp nhà nước làm suy yếu thương mại và đầu tư công bằng và cởi mở, và thiết lập các quy tắc cho các doanh nghiệp nhà nước nhằm tạo ra một sân chơi bình đẳng với các doanh nghiệp tư nhân, hoạt động kinh doanh minh bạch và vững vàng;

THÚC ĐẨY bảo vệ môi trường mức độ cao, kể cả thông qua việc thực thi có hiệu quả pháp luật về môi trường và đẩy mạnh các mục tiêu phát triển bền vững, bao gồm cả thông qua thương mại hỗ trợ lẫn nhau, các chính sách và hoạt động môi trường;

BẢO VỆ và thực thi các quyền lao động, cải thiện điều kiện làm việc và mức sống, tăng cường hợp tác và năng lực của các bên về các vấn đề lao động;

THÚC ĐẨY sự minh bạch, quản trị tốt và tính pháp quyền của pháp luật, loại trừ hối lộ và tham nhũng trong thương mại và đầu tư;

THỪA NHẬN các công việc quan trọng mà cơ quan có liên quan của các Bên đang làm để tăng cường hợp tác kinh tế vĩ mô tại các diễn đàn phù hợp , bao gồm cả các vấn đề tỷ giá;

THỪA NHẬN tầm quan trọng của sự khác biệt về văn hóa giữa và trong các Bên, và thừa nhận rằng thương mại và đầu tư có thể mở rộng các cơ hội để làm giàu bản sắc văn hóa và sự đa dạng văn hóa trong và ngoài nước;

ĐÓNG GÓP cho sự phát triển hài hòa và mở rộng thương mại thế giới, và kích thích để hợp tác khu vực và quốc tế rộng hơn;

THÀNH LẬP một Hiệp định để giải quyết những thách thức và cơ hội về thương mại và đầu tư trong tương lai, góp phần thúc đẩy các ưu tiên của mình theo thời gian; và

MỞ RỘNG quan hệ đối tác của mình bằng cách khuyến khích sự gia nhập của các nước hoặc vùng lãnh thổ Hải quan riêng biệt khác nhằm nâng cao hơn nữa hội nhập kinh tế khu vực và tạo ra nền tảng của một Khu vực mậu dịch tự do châu Á Thái Bình Dương.

ĐÃ THỎA THUẬN như sau:

CHƯƠNG 1

QUY ĐỊNH VÀ ĐỊNH NGHĨA CHUNG

Phần A: Quy định chung

Điều 1.1: Thành lập một khu vực thương mại tự do

Các Bên tham gia Hiệp định này thiết lập một khu vực thương mại tự do phù hợp với các quy định của Hiệp định này theo Điều XXIV của GATT 1994 và Điều V của GATS.

Điều 1.2: Mối liên hệ với các Hiệp định khác

1. Với ý muốn của các Bên để Hiệp định này cùng tồn tại với các hiệp định quốc tế hiện có của mình, mỗi Bên khẳng định,

(a) liên quan đến các hiệp định quốc tế hiện hữu mà tất cả các Bên đều là thành viên, bao gồm Hiệp định WTO, các quyền và nghĩa vụ hiện hữu của mình đối với nhau; và

(b) liên quan đến các hiệp định quốc tế hiện hữu mà Bên đó và ít nhất một Bên khác là thành viên, bao gồm Hiệp định WTO, các quyền và nghĩa vụ hiện hữu của mình đối với Bên đó hoặc các Bên khác tùy trường hợp.

2. Nếu một Bên tin rằng một điều khoản của Hiệp định này là không phù hợp với một điều khoản trong thỏa thuận khác mà Bên đó và ít nhất một Bên khác là thành viên, theo yêu cầu, các Bên có liên quan đến thỏa thuận khác đó sẽ trao đổi nhằm đạt được giải pháp thoả đáng. Khoản này không làm phương hại đến quyền và nghĩa vụ của một Bên trong Chương 28 (Giải quyết tranh chấp).1

Phần B: Định nghĩa chung

Điều 1.3: Định nghĩa chung

Trong Hiệp định này, nếu không có quy định gì khác, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

Hiệp định AD là Hiệp định về Thực hiện Điều VI của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994, trong Phụ lục 1A của Hiệp định WTO;

Hiệp định là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương;

APEC là Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương;

Cấp trung ương của mỗi Bên được định nghĩa tại Phụ lục 1-A (Định nghĩa cụ thể của từng Bên)

Ủy ban TPP là Ủy ban Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương được thành lập theo Điều 27.1 (Thành lập Ủy ban Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương);

Khoản đầu tư được điều chỉnh đối với một Bên là một khoản đầu tư trong lãnh thổ của Bên đó từ một nhà đầu tư của một Bên khác được thực hiện kể từ ngày có hiệu lực của Hiệp định này, hoặc được lập, đạt được, hoặc mở rộng sau đó;

cơ quan hải quan là cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm, theo luật pháp của từng Bên, thi hành pháp luật về hải quan, các quy định và chính sách (nếu có), và được mỗi Bên định nghĩa cụ thể tại Phụ lục 1-A (Định nghĩa cụ thể của từng Bên)

thuế hải quan bao gồm bất kỳ khoản thuế hoặc phí nào đánh vào hoặc có liên quan đến việc nhập khẩu một mặt hàng, và bất kỳ khoản thuế phụ hay phụ phí liên quan đến việc nhập khẩu đó, nhưng không bao gồm khoản nào sau đây:

(a) một khoản phí tương tự với thuế nội địa áp đặt theo Điều III: 2 của GATT 1994;

(b) phí hoặc lệ phí khác liên quan đến việc nhập khẩu tương ứng với chi phí của các dịch vụ được cung cấp; và

(c) thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp.

Hiệp định trị giá hải quan là Hiệp định về Thực hiện Điều VII của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994, trong Phụ lục 1A của Hiệp định WTO;

Ngày nghĩa là ngày dương lịch;

Doanh nghiệp  một pháp nhân bất kỳ được lập hoặc tổ chức theo luật hiện hành, hoạt động vì lợi nhuận hoặc không vì lợi nhuận, và do chính phủ hay tư nhân sở hữu hoặc kiểm soát, bao gồm bất kỳ tập đoàn, quỹ, công ty hợp danh, công ty tư nhân, liên doanh, liên kết, hoặc tổ chức tương tự;

hiện hành nghĩa là có hiệu lực vào thời điểm có hiệu lực của Hiệp định này

GATS là Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ, trong Phụ lục 1B của Hiệp định WTO;

GATT 1994 là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994, trong Phụ lục 1A của Hiệp định WTO;

hàng hóa của một Bên là sản phẩm trong nước theo định nghĩa tại GATT 1994 hoặc hàng hóa do các Bên thoả thuận, và bao gồm hàng hóa có xuất xứ của một Bên;

mua sắm chính phủ là quá trình mà từ đó một chính phủ có được quyền sử dụng hoặc sở hữu hàng hóa hoặc dịch vụ, hoặc cả hai, cho các mục đích chính phủ và không nhằm mục đích thương mại hoặc bán lại hoặc sử dụng trong sản xuất hoặc cung cấp hàng hoá, dịch vụ mang tính thương mại hoặc để bán lại;

Hệ thống hài hoà (HS) là Mô tả Hàng hóa Hài hòa và hệ thống mã hóa, bao gồm cả các Quy định và định nghịa chung, chú giải mục, chú giải chương, và chú giải phân nhóm được các Bên thông qua và thực hiện trong các luật tương ứng của mình;

nhóm là bốn chữ số đầu tiên trong số phân loại thuế quan theo Hệ thống hài hoà;

biện pháp  một luật, quy định, thủ tục, yêu cầu, hoặc hành động bất kỳ;

công dân là một thể nhân có quốc tịch của một Bên theo Phụ lục 1-A (Định nghĩa cụ thể của từng Bên) hoặc cá nhân thường trú của một Bên;

có xuất xứ nghĩa là hội đủ điều kiện theo quy tắc xuất xứ nêu tại Chương 3 (Quy tắc xuất xứ và thủ tục xuất xứ) hoặc Chương 4 (Dệt may);

Bên là một nhà nước hoặc lãnh thổ hải quan riêng biệt mà Hiệp định điều chỉnh;

người có nghĩa là một cá nhân hoặc một doanh nghiệp;

người của một Bên là một công dân hoặc một doanh nghiệp của một Bên;

ưu đãi thuế quan là mức thuế hải quan đối với hàng hóa có xuất xứ, theo Biểu thuế cắt giảm của mỗi Bên quy định trong Phụ lục 2-D (Cắt giảm thuế quan);

nguyên liệu được thuhồi là một loại vật liệu dưới dạng một hoặc nhiều bộ phận riêng biệt là kết quả của:

(a) việc tháo rời một hàng hóa đã sử dụng thành những phần riêng biệt; và

(b) quá trình làm sạch, kiểm định, kiểm tra hoặc xử lý khác của những bộ phận cần thiết để cải thiện điều kiện làm việc ổn định;

hàng tái sản xuất là hàng hóa thuộc Hệ thống hài hòa (HS) từ Chương 84 đến 90 hoặc thuộc nhóm 94.02, trừ hàng hoá thuộc các nhóm HS 84,18, 85.09, 85.10, và 85.16, 87.03 hoặc 8414.51, 8450.11, 8450.12, 8508.11, và 8517.11, toàn bộ hoặc một phần trong đó là nguyên liệu được thu hồi và:

(a) có tuổi thọ tương tự và công dụng giống hoặc tương tự với hàng hóa mới cùng loại; và

(b) được nhà sản xuất bảo hành tương tự như hàng hóa mới cùng loại;

Chính quyền cấp khu vực của mỗi Bên được định nghĩa tại Phụ lục 1-A (Định nghĩa cụ thể của từng Bên):

Hiệp định tự vệ là Hiệp định về Tự vệ trong Phụ lục 1A của Hiệp định WTO;

biện pháp vệ sinh dịch tễlà một biện pháp bất kỳ nêu tại khoản 1 Phụ lục A của Hiệp định SPS;

Hiệp định SCM là Hiệp định về Trợ cấp và Các Biện Pháp Chống Trợ Cấp trong Phụ lục 1A của Hiệp định WTO;

DNVVN là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, trong đó có một doanh nghiệp siêu nhỏ;

Hiệp định SPS là Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ trong Phụ lục 1A của Hiệp định WTO;

doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do một Bên sở hữu hoặc kiểm soát thông qua các lợi ích sở hữu;

Phân nhóm là sáu chữ số đầu tiên trong mã số phân loại thuế quan theo Hệ thống hài hoà;

lãnh thổ của mỗi Bên được định nghĩa tại Phụ lục 1-A (Định nghĩa cụ thể của từng Bên)

hàng dệt may là hàng hóa được liệt kê trong Phụ lục 4-A (Sản phẩm dệt may - Quy định cụ thể về xuất xứ);

Hiệp định TRIPS là Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ trong Phụ lục 1C của Hiệp định WTO;2

WTO là Tổ chức Thương mại Thế giới;

Hiệp định WTO là Hiệp định Marrakesh về thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới ký kết ngày 15 tháng 4 năm 1994.

Phụ lục 1-A

Định nghĩa cụ thể của mỗi Bên

Theo quy định tại Điều 1.3, trừ trường hợp có quy định khác, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

cấp trung ương là:

(a) đối với Úc, là chính phủ Khối thịnh vượng chung;

(b) đối với Brunei Darussalam, là chính phủ cấp quốc gia;

(c) đối với Canada, là Chính phủ Canada;

(d) đối với Chile, là chính phủ cấp quốc gia;

(e) đối với Nhật Bản, là Chính phủ Nhật Bản;

(f) đối với Malaysia, là chính phủ liên bang;

(g) đối với Mexico, là chính phủ liên bang;

(h) đối với New Zealand, là chính phủ cấp quốc gia;

(i) đối với Peru, là chính phủ cấp quốc gia;

(j) đối với Singapore, là chính phủ cấp quốc gia;

(k) đối với Mỹ, là chính phủ liên bang; và

(l) đối với Việt Nam, là chính phủ cấp quốc gia;

cơ quan hải quan là:

(a) đối với Úc, là Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Úc;

(b) đối với Brunei Darussalam, là Cục Hải quan và Thuế quan Hoàng gia;

(c) đối với Canada, là Cơ quan biên giới Canada;

(d) đối với Chile, là các Cơ quan Hải quan Quốc gia Chile;

(e) đối với Nhật Bản, là Bộ Tài chính;

(f)         đối với Malaysia. Là Cục Hải Quan Hoàng gia Malaysia

g) đối với Mexico, là Bộ Tài chính và Tín Dụng Công;

(h) đối với New Zealand, là Cơ quan Hải quan New Zealand;

(i) đối với Peru, Cơ quan Quản lý hải quan và thuế Quốc gia;

(j) đối với Singapore, là Cơ quan Hải quan Singapore;

(k) đối với Mỹ, là Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Mỹ; và Cơ quan xuất nhập cảnh và hải quan Mỹ đối với quy định liên quan đến việc thực thi, chia sẻ thông tin và điều tra; và

(l) đối với Việt Nam, là Tổng cục Hải quan Việt Nam;  

hoặc cơ quan kế nhiệm của các cơ quan hải quan này.

thể nhân có quốc tịch của một Bên là:

(a) Đối với Úc , là một thể nhân là công dân Úc như được định nghĩa trong Luật Quốc tịch Úc năm 2007 đã được sửa đổi hoặc quy định pháp luật kế thừa;

(b) Đối với Brunei Darussalam, là một đối tượng của Sultan (Vua) và Yang Di-Pertuan phù hợp với pháp luật của Brunei Darussalam;

(c) Đối với Canada, là một thể nhân là công dân của Canada theo pháp luật của Canada;

(d) Đối với Chile, là một người Chile theo định nghĩa tại Điều 10 của Hiến pháp nước Cộng hòa Chile;

(e) Đối với Nhật Bản, là một thể nhân có quốc tịch của Nhật Bản theo pháp luật Nhật Bản;

(f) Đối với Malaysia, là một thể nhân là công dân của Malaysia theo luật pháp và các quy định của Malaysia;

(g) Đối với Mexico, là một người có quốc tịch Mexico theo pháp luật của Mexico;

(h) Đối với New Zealand, là một thể nhân là công dân theo định nghĩa tại Luật Quốc tịch năm 1977 đã được sửa đổi hoặc quy định pháp luật kế thừa;

(i) Đối với Peru, là một thể nhân có quốc tịch Peru do sinh ra tại Peru, do gia nhập quốc tịch, hoặc tùy chọn theo Hiến pháp Peru (Constitución politica del Peru) và pháp luật trong nước khác có liên quan;

(j) Đối với Singapore, là một công dân bất kỳ của Singapore theo định nghĩa tại Hiến pháp và pháp luật của Singapore;

(k) Đối với Mỹ với, là "công dân Mỹ" theo định nghĩa tại Luật Nhập cư và Quốc tịch; và

(l) Đối với Việt Nam, là một người bất kỳ là công dân Việt Nam theo định nghĩa tại Hiến pháp và pháp luật của Việt Nam;

chính quyền cấp khu vực là:

(a) đối với Úc, là một tiểu bang của Úc, lãnh thổ thủ đô Úc, hoặc Lãnh thổ phía Bắc;

(b) khái niệm chính quyền cấp khu vực không áp dụng đối với Brunei Darussalam;

(c) đối với Canada, là chính quyền cấp tỉnh hoặc lãnh thổ của Canada;

(d) khái niệm chính quyền cấp khu vực không áp dụng đối với Chile, vốn là một nước cộng hòa đơn nhất;

(e) khái niệm chính quyền cấp khu vực không áp dụng đối với Nhật Bản;

(f) đối với Malaysia, là một Bang của Liên bang Malaysia theo Hiến pháp Liên bang Malaysia;

(g) đối với Mexico, là một bang của Liên Bang Mexico;

(h) khái niệm chính quyền cấp khu vực không áp dụng đối với New Zealand;

(i) đối với Peru, là chính quyền khu vực phù hợp với Hiến pháp chính trị của Peru (Constitución politica del Perú) và pháp luật hiện hành khác;

(j) khái niệm chính quyền cấp khu vực không áp dụng đối với Singapore;

(k) đối với Mỹ, có nghĩa là một bang của Mỹ, Quận Columbia, hoặc Puerto Rico; và

(l) khái niệm chính quyền cấp khu vực không áp dụng đối với Việt Nam;

Lãnh thổ là:

(a) Đối với Úc, là phần lãnh thổ:

(i) không bao gồm tất cả các vùng lãnh thổ bên ngoài khác ngoài các Lãnh thổ của đảo Norfolk, Lãnh thổ của đảo Giáng sinh, Lãnh thổ của quần đảo Cocos (Keeling, Lãnh thổ của quần đảo Ashmore và Cartier, Lãnh thổ của Đảo Heard và quần đảo McDonald, và Lãnh thổ quần đảo Coral Sea; và

(ii) bao gồm lãnh hải của Úc, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa hơn Úc thực hiện quyền chủ quyền và quyền tài phán phù hợp với luật pháp quốc tế;

(b) Đối với Brunei Darussalam, là phần lãnh thổ của Brunei Darussalam kể cả lãnh hải, mở rộng đến vùng trời trên lãnh thổ mà Brunei Darussalam thực hiện chủ quyền, và các khu vực hàng hải ngoài lãnh hải của mình, bao gồm đáy biển và lòng đất mà đã hoặc sau này có thể được chỉ định theo pháp luật của Brunei Darussalam là một khu vực mà nước này thực hiện các quyền và quyền tài phán theo luật pháp quốc tế;

(c) Đối với Canada, là:

(i) các lãnh thổ đất liền, vùng trời, vùng nội thủy và lãnh hải của Canada;  

(ii) các vùng đặc quyền kinh tế của Canada, được xác định bởi luật pháp Canada, phù hợp với Phần V của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển tại Montego Bay ngày 10 Tháng 12 năm 1982 (UNCLOS); và

(iii) các thềm lục địa của Canada, được xác định bởi luật pháp Canada, phù hợp với Phần VI của UNCLOS;

(d) Đối với Chile, là đất, biển, và vùng trời thuộc chủ quyền của Chile, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mà Chile thực hiện các quyền và quyền tài phán phù hợp với luật pháp quốc tế và luật pháp Chile;

(e) Đối với Nhật Bản, là phần lãnh thổ của Nhật Bản và tất cả các khu vực bên ngoài lãnh hải của mình, bao gồm cả đáy biển và lòng đất mà Nhật Bản thực hiện quyền chủ quyền và quyền tài phán phù hợp với luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) và các luật và quy định pháp luật của Nhật Bản;

(f) Đối với Malaysia, là phần đất, lãnh thổ, vùng nội thuỷ và lãnh hải, cũng như bất kỳ vùng biển nào nằm ngoài lãnh hải đã hoặc có thể sẽ được chỉ định là một khu vực trong đó Malaysia thực hiện các quyền chủ quyền và quyền tài phán liên quan đến biển, đáy biển, lòng đất và các nguồn tài nguyên thiên nhiên theo pháp luật Malaysia và luật pháp quốc tế;

(g) Đối với Mexico, là

(i) Các Bang và Quận của Liên Bang Mexico

(ii) các đảo, bao gồm các rạn san hô ở các vùng biển lân cận;

(iii) các đảo Guadalupe và Revillagigedo ở Thái Bình Dương;  

(iv) các thềm lục địa và thềm ​​ngầm các đảo và các rạn san hô này;

(v) các vùng biển của lãnh hải phù hợp với luật pháp quốc tế và vùng biển nội thủy của Mexico;

(vi) vùng trời nằm trên lãnh thổ quốc gia phù hợp với luật pháp quốc tế; và

(vii) bất kỳ khu vực vượt ra ngoài lãnh hải của Mexico trong đó Mexico thực hiện các quyền liên quan đến đáy biển và lớp đất đáy và tài nguyên thiên nhiên phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (có thể được sửa đổi) và pháp luật của nước mình;

(h) Đối với New Zealand, là lãnh thổ của New Zealand và vùng đặc quyền kinh tế, thềm biển và lòng đất mà New Zealand thực hiện quyền chủ quyền đối với tài nguyên theo quy định của pháp luật quốc tế, nhưng không bao gồm Tokelau;

(i) Đối với Peru, là phần lãnh thổ đất liền, các hải đảo, vùng biển, và vùng trời phía trên đó thuộc chủ quyền hoặc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Peru, phù hợp với các quy định của Hiến pháp chính trị của Peru (Constitución politica del Perú) và luật pháp trong nước và quốc tế có liên quan;

(j) Đối với Singapore, là phần lãnh thổ đất liền, nội thuỷ và lãnh hải, cũng như bất kỳ vùng biển nào nằm ngoài lãnh hải đã hoặc có thể trong tương lai được chỉ định là khu vực mà trong đó Singapore thực hiện các quyền chủ quyền và quyền tài phán liên quan đến biển, đáy biển, lòng đất và các nguồn tài nguyên thiên nhiên theo luật pháp của Singapore  và luật pháp quốc tế;

(k) Đối với Mỹ, 

(i) lãnh thổ hải quan của Mỹ, trong đó bao gồm 50 tiểu bang, Quận Columbia, và Puerto Rico;

(ii) các khu thương mại nước ngoài đặt tại Mỹ và Puerto Rico; và

(iii) bất kỳ khu vực nào bên ngoài lãnh hải của Mỹ trong đó Mỹ thực hiện các quyền chủ quyền đối với đáy biển và lòng đất và các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong đó phù hợp với luật pháp quốc tế và luật pháp của Mỹ; và

(l) Đối với Việt Nam, là phần lãnh thổ đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng trời phía trên đó, các vùng biển bên ngoài lãnh hải bao gồm đáy biển, lòng đất và các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong đó mà Việt Nam thực hiện chủ quyền, quyền chủ quyền hoặc quyền tài phán của mình phù hợp với luật pháp Việt Nam và quốc tế.

1 Trong Hiệp định này, các Bên đồng ý rằng nếu có một thỏa thuận đem lại nguyên tắc đối xử thuận lợi hơn đối với hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, hoặc con người so với nguyên tắc đối xử của Hiệp định này cũng không có nghĩa là có sự mâu thuẫn trong ý nghĩa của khoản 2.

2 Nhằm giải thích rõ hơn, "Hiệp định TRIPS" bao gồm các trường hợp bãi bỏ hiệu lực giữa các Bên về các điều khoản của Hiệp định TRIPS do các Thành viên WTO quyết định theo với Hiệp định WTO.

CHƯƠNG 2

NGUYÊN TẮC ĐỐI XỬ QUỐC GIA VÀ VIỆC TIẾP CẬNTHỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

Mục A: Định nghĩa và phạm vi áp dụng

Điều 2.1: Định nghĩa

Trong Chương này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

bản ghi âm và ghi hình quảng cáo là các tư liệu bao gồm chủ yếu các hình ảnh và/hoặc âm thanh được ghi lại nhằm cho thấy tính chất hoặc hoạt động của hàng hóa hoặc dịch vụ được bán, cho thuê của một người thành lập hoặc người cư trú trên lãnh thổ của một Bên, với điều kiện tư liệu đó phù hợp để trình chiếu cho khách hàng tiềm năng nhưng không phát sóng rộng rãi;

mẫu thương mại có giá trị không đáng kể là mẫu thương mại có giá trị riêng lẻ hay gộp chung khi vận chuyển, không nhiều hơn một đô la Mỹ hoặc số tiền tương đương bằng đồng tiền của một Bên khác, hoặc được đánh dấu, xé, đục lỗ hoặc xử lý đến mức không thích hợp để bán hoặc sử dụng ngoại trừ làm mẫu thương mại;

giao dịch lãnh sự là yêu cầu trong đó hàng hóa của một Bên dùng để xuất khẩu vào lãnh thổ của Bên kia đầu tiên phải được sự giám sát của lãnh sự của Bên nhập khẩu trong lãnh thổ của Bên xuất khẩu nhằm có được hoá đơn lãnh sự hoặc thị thực lãnh sự cho hoá đơn thương mại, chứng nhận xuất xứ, bản lược khai, tờ khai xuất khẩu của bên vận chuyển, hay tài liệu hải quan khác bất kỳ theo yêu cầu hoặc có liên quan đến nhập khẩu;

được tiêu thụ  (a) đã được tiêu thụ trong thực tế; hoặc (b) tiếp tục xử lý hoặc chế tạo làm thay đổi đáng kể giá trị, hình thức, công dụng của sản phẩm, hoặc dùng để sản xuất hàng hóa khác;

miễn thuế là miễn thuế hải quan;

Hàng hóa là hàng hóa, sản phẩm, hay vật liệu bất kỳ;

hàng hóa nhập khẩu dùng cho thể thao là dụng cụ thể thao cần thiết cho thi đấu thể thao, biểu diễn hoặc luyện tập trên lãnh thổ của Bên nhập khẩu hàng hóa đó;

hàng hóa dùng cho trình chiếu hoặc trình diễn bao gồm các thành phần, hệ thống phụ trợ, và phụ kiện của hàng hóa đó;

cấp giấy phép nhập khẩu là một thủ tục hành chính yêu cầu phải nộp một hồ sơ hoặc tài liệu khác (ngoài những tài liệu thường dùng cho mục đích thông quan) cho cơ quan quản lý có liên quan như một điều kiện trước khi nhập khẩu hàng hóa vào lãnh thổ của Bên nhập khẩu;

Hiệp định cấp phép nhập khẩu là Hiệp định WTO về thủ tục cấp phép nhập khẩu;

yêu cầu thực hiện là một yêu cầu trong đó:

(a) một mức độ nhất định hoặc tỷ lệ phần trăm của hàng hoá, dịch vụ được xuất khẩu;

(b) hàng hóa hoặc dịch vụ nội địa của Bên xóa bỏ thuế quan hoặc miễn giấy phép nhập khẩu được thay thế bằng hàng nhập khẩu;

(c) một người được hưởng lợi từ sự xóa bỏ thuế quan hoặc yêu cầu giấy phép nhập khẩu mua hàng hóa hoặc dịch vụ khác trong lãnh thổ của Bên xóa bỏ thuế quan hoặc miễn giấy phép nhập khẩu, hoặc chấp thuận một ưu đãi đối với hàng hóa sản xuất trong nước;

(d) một người được hưởng lợi từ sự xóa bỏ thuế quan hoặc yêu cầu giấy phép nhập khẩu sản xuất hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trong lãnh thổ của Bên xóa bỏ thuế quan hoặc miễn giấy phép nhập khẩu ở một mức độ hoặc tỷ lệ sản phẩm nội địa nhất định, hoặc

(e) liên quan đến khối lượng hoặc giá trị nhập khẩu, số lượng hoặc giá trị hàng xuất khẩu hoặc lượng ngoại tệ thu vào;

nhưng không bao gồm yêu cầu hàng nhập khẩu phải:  

(f) được xuất khẩu sau đó;

(g) được dùng làm nguyên liệu để sản xuất hàng hóa khác mà sau đó được xuất khẩu;

(h) được thay thế bằng một hàng hóa giống hệt hoặc tương tự được sử dụng làm vật liệu để sản xuất hàng hóa khác mà sau đó được xuất khẩu; hoặc

(i) được thay thế bằng một hàng hóa giống hệt hoặc tương tự mà sau đó được xuất khẩu; và

ấn phẩm quảng cáo là những mặt hàng được phân loại trong Chương 49 của Hệ thống hài hòa, bao gồm brochures, tờ rơi, catalog thương mại, niên giám được xuất bản bởi các hiệp hội thương mại, tài liệu quảng cáo, áp phích du lịch, được sử dụng để quảng bá, công bố hay quảng cáo một hàng hóa hoặc dịch vụ, và được cung cấp miễn phí.

Điều 2.2: Phạm vi áp dụng

Trừ trường hợp Hiệp định này có quy định khác, Chương này áp dụng đối với thương mại hàng hóa của một Bên.

Mục B: NGUYÊN TẮC ĐỐI XỬ QUỐC GIA VÀ MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

Điều 2.3: Nguyên tắc đối xử quốc gia

1. Mỗi Bên phải áp dụng nguyên tắc đối xử quốc gia đối với hàng hoá của các Bên khác theo Điều III của GATT 1994 và phần diễn giải. Với mục đích này, Điều III của GATT 1994  phần diễn giải được đưa vào và là một phần của Hiệp định này, có sửa đổi bổ sung.

2. Nhằm giải thích rõ hơn, nguyên tắc đối xử của một Bên theo khoản 1 có nghĩa là, đối với chính quyền cấp khu vực, là nguyên tắc đối xử không kém thuận lợi hơn so với những nguyên tắc đối xử thuận lợi nhất mà chính quyền cấp khu vực áp dụng đối với hàng hóa thay thế hoặc cạnh tranh trực tiếp của Bên đó tùy trường hợp.

3. Khoản 1 không áp dụng đối với các biện pháp nêu tại Phụ lục 2-A (Nguyên tắc đối xử quốc gia và hạn chế đối với xuất nhập khẩu).

Điều 2.4: Xoá bỏ thuế quan

1.  Trừ trường hợp Hiệp định này có quy định khác, không Bên nào có quyền tăng thuế quan hiện có hoặc áp đặt thuế quan mới trên hàng hóa trong nước.

2. Trừ trường hợp Hiệp định này có quy định khác, mỗi Bên sẽ dần dần loại bỏ thuế quan của mình đối với hàng hoá có xuất xứ theo Biểu thuếcủa mình trong Phụ lục 2-D (Xóa bỏ thuế quan).

3.  Theo yêu cầu của một Bên bất kỳ, Bên yêu cầu và một hoặc nhiều Bên khác phải trao đổi ​​để xem xét đẩy nhanh việc xóa bỏ thuế quan xác định trong các Biểu thuế tại Phụ lục 2-D (Xóa bỏ thuế quan).

4. Một thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều Bên nhằm đẩy nhanh việc xóa bỏ thuế quan trên một hàng hóa có xuất xứ sẽ thay thế thuế suất hoặc phân loại xác định theo Biểu thuế của các Bên đó tại Phụ lục 2-D (Xóa bỏ thuế quan) cho hàng hóa đó khi được phê duyệt bởi mỗi Bên trong thỏa thuận phù hợp với các thủ tục pháp lý có hiệu lực của Bên đó. Các bên trong thỏa thuận có nghĩa vụ thông báo cho các Bên khác càng sớm càng tốt trước khi thuế suất mới có hiệu lực

5. Một Bên có quyền đơn phương đẩy nhanh việc xóa bỏ thuế quan đối với hàng hoá  xuất xứ của một hoặc nhiều Bên khác được quy định trong Biểu thuế của mình tại Phụ lục 2-D (Xóa bỏ thuế quan). Một Bên sẽ thông báo cho các Bên khác càng sớm càng tốt trước khi thuế suất mới có hiệu lực.

6. Nhằm giải thích rõ hơn, không Bên nào có quyền ngăn cấm nhà nhập khẩu yêu cầu áp dụng thuế suất theo Hiệp định WTO đối với hàng hóa có xuất xứ.

7. Nhằm giải thích rõ hơn, một Bên có thể nâng thuế quan đến mức nêu trong Biểu thuế tại Phụ lục 2-D (Xóa bỏ thuế quan) sau khi đơn phương giảm thuế cho năm tương ứng.

Điều 2.5: Xoá bỏ thuế quan

1. Không bên nào có quyền thông qua việc xóa bỏ các khoản thuế quan mới hay mở rộng đối tượng áp dụng xóa bỏ thuế quan (mới hoặc hiện hữu) trong trường hợp xóa bỏ thuế quan là điều kiện trực tiếp hoặc gián tiếp cho việc đáp ứng yêu cầu thực hiện.

2. Không bên nào có quyền đòi hỏi việc duy trì xóa bỏ thuế quan hiện tại như một điều kiện cho việc đáp ứng yêu cầu thực hiện, dù là trực tiếp hay gián tiếp.

Điều 2.6: Hàng hóa tái nhập sau khi sửa chữa hoặc thay đổi

1. Không Bên nào được áp dụng một thuế quan cho một hàng hóa có nguồn gốc bất kỳ được đưa trở lại vào lãnh thổ của mình sau đã được tạm xuất khẩu từ lãnh thổ của mình đến lãnh thổ của một Bên khác để sửa chữa hay thay đổi, cho dù việc sửa chữa hoặc thay đổi có thể được thực hiện trên lãnh thổ của Bên xuất khẩu hay không, hay có làm tăng giá trị của hàng hóa hay không. 1

  1. tạm nhập từ lãnh thổ của một Bên khác để sửa chữa hay thay đổi.

3. Trong Điều này, việc sửa chữa hoặc thay đổi không bao gồm hoạt động hoặc quá trình sau:

(a) tiêu hủy các đặc điểm thiết yếu của một hàng hóa hoặc tạo ra một hàng hóa mới hoặc khác biệt về mặt thương mại; hoặc

(b) biến hàng hóa dở dang thành hàng hóa hoàn thiện.

Điều 2.7: Miễn thuế đầu vào đối với mẫu thương mại có giá trị không đáng kể và ấn phẩm quảng cáo

Mỗi Bên sẽ miễn thuế đầu vào đối với các mẫu thương mại có giá trị không đáng kể và ấn phẩm quảng cáo nhập khẩu từ lãnh thổ của một Bên khác, bất kể nguồn gốc của chúng, nhưng có quyền yêu cầu:

(a) các mẫu này được nhập khẩu cho một mục đích duy nhất là đặt hàng hóa hoặc dịch vụ được cung cấp từ lãnh thổ của một Bên hoặc một nước ngoài khối TPP; hoặc

(b) Các ấn phẩm quảng cáo này được nhập khẩu theo gói, mỗi gói chứa không quá một bản của từng ấn phẩm, và các ấn phẩm và gói này không là một phần của một lô hàng lớn hơn.

Điều 2.8: Tạm nhập hàng hóa

1.  Mỗi Bên sẽ cho phép tạm nhập miễn thuế cho các mặt hàng sau đây, bất kể xuất xứ:

(a) thiết bị chuyên dùng, bao gồm thiết bị cho báo chí hay truyền hình, phần mềm, phát sóng, và thiết bị điện ảnh cần thiết để thực hiện hoạt động kinh doanh, thương mại hoặc nghề nghiệp của một người có đủ tiêu chuẩn nhập cảnh tạm thời theo quy định của pháp luật của Bên nhập khẩu;

(b) hàng hóa dùng cho trình chiếu hoặc trình diễn;

(c) mẫu thương mại, bản ghi âm, ghi hình quảng cáo; và

(d) hàng hóa nhập khẩu dùng cho mục đích thể thao.

2. Mỗi Bên sẽ, theo yêu cầu của người có liên quan và vì những lý do cơ quan hải quan xét thấy chính đáng, gia hạn thời hạn tạm nhập so với thời hạn ban đầu.

3. Không Bên nào có quyền ra điều kiện đối với việc tạm nhập miễn thuế hàng hoá nêu tại khoản 1, ngoài việc yêu cầu các hàng hoá đó:

(a) chỉ được sử dụng bởi hoặc dưới sự giám sát cá nhân của một công dân hoặc đối tượng cư trú của một Bên khác trong việc thực hiện các hoạt động kinh doanh, thương mại, nghề nghiệp, thể thao của người đó;

(b) không được bán hoặc cho thuê khi hàng hóa đó còn trong lãnh thổ của nước mình;

(c) được bảo đảm bằng một khoản tiền không lớn hơn những khoản phí phải chịu khi nhập cảnh hoặc nhập khẩu cuối cùng, và được trả lại khi xuất khẩu hàng hóa;

(d) có thể được nhận dạng khi nhập khẩu và xuất khẩu;

(e) được xuất khẩu khi người nêu trong mục (a) xuất cảnh, hoặc trong một khoảng thời gian hợp lý khác liên quan đến mục đích của việctạm nhập khẩu do Bên đó xác định, hoặc trong vòng một năm, trừ trường hợp được gia hạn;

(f) được nhập khẩu với số lượng không lớn hơn số lượng hợp lý cho mục đích sử dụng; và

(g) được nhập khẩu vào lãnh thổ của một Bên trong các trường hợp khác theo luật pháp của Bên đó.

4. Mỗi Bên sẽ cho phép tạm nhập miễn thuế đối với các container và pallet có xuất xứ bất kỳ được sử dụng trong các lô hàng hóa vận chuyển quốc tế.

(a) Trong khoản này, container là một phương tiện vận tải có kích thước lớn được đóng kín hoặc không kín để tạo thành một ngăn dùng để chứa hàng hóa, có thể tích trong một mét khối trở lên, có tính chất ổn định và nhờ vậy đủ chắc chắn để sử dụng nhiều lần, được sử dụng với số lượng lớn trong giao thông quốc tế, được thiết kế đặc biệt để tạo thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa bằng nhiều hơn một phương thức vận tải mà không cần nạp lại nửa chừng, và được thiết kế cho việc bốc dỡ dễ dàng, đặc biệt là khi chuyển từ phương thức vận tải này sang phương thức vận tải khác, và để dễ dàng được chất đầy và dỡ sạch hàng, nhưng không bao gồm xe cộ, phụ kiện, phụ tùng xe, hoặc bao bì. 2

(b) Trong khoản này, pallet có nghĩa là một tấm nhỏ có thể di chuyển được, trong đó bao gồm hai lớp ngăn cách nhau hoặc một lớp có gắn chân, trên đó hàng hóa có thể được di chuyển, xếp chồng lên nhau, và lưu trữ, được thiết kế cơ bản để xếp dỡ bằng xe nâng, xe chở pallet, hoặc các thiết bị nâng khác.

5. Nếu bất kỳ điều kiện mà một Bên áp đặt theo khoản 3 không được thực hiện, các Bên có thể áp dụng các thuế quan và các khoản phí thông thường khác đối với hàng hóa cộng thêm các khoản phí khác hoặc hình thức phạt được quy định trong pháp luật của nước mình.

6. Mỗi Bên sẽ thông qua và duy trì các thủ tục giải phóng nhanh chóng các mặt hàng được nhập khẩu theo Điều này. Trong phạm vi có thể, các thủ tục này sẽ quy định rằng khi một hàng hóa như vậy đi kèm với một công dân hoặc đối tượng cư trú của một Bên đang có ý định nhập cảnh tạm thời, hàng hóa đó sẽ được giải phóng khi công dân hoặc đối tượng cư trú đó nhập cảnh.

7. Mỗi Bên sẽ cho phép hàng hóa tạm nhập theo Điều này được xuất khẩu thông qua một cửa khẩu khác với cửa khẩu nhập.

8. Mỗi Bên, theo luật pháp của nước mình, sẽ quy định rằng các người nhập khẩu hoặc người chịu trách nhiệm cho hàng hóa nhập khẩu theo Điều này sẽ không chịu trách nhiệm cho việc hàng hóa đó không được xuất khẩu nếu có thể cung cấp bằng chứng cho Bên nhập khẩu rằng hàng hóa bị phá hủy trong thời hạn tạm nhập ban đầu hoặc thời gian tạm nhập đã gia hạn.

9. Theo Chương 9 (Đầu tư) và Chương 10 (Thương mại dịch vụ xuyên biên giới):

(a) Mỗi ​​Bên sẽ cho phép một phương tiện hoặc container được sử dụng trong vận tải quốc tế đi vào lãnh thổ của mình từ lãnh thổ của một Bên khác ra khỏi lãnh thổ của mình theo bất cứ tuyến nào phù hợp với việc khởi hành kịp thời và kinh tế  của phương tiện hoặc container đó 3

(b) không Bên nào có quyền yêu cầu thế chấp hoặc xử phạt hoặc áp phí chỉ vì có sự khác biệt giữa các cửa khẩu nhập cảnh và cửa khẩu xuất cảnh của phương tiện hoặc container.

(c) không Bên nào được đòi hỏi một phương tiện hoặc container nhập cảnh vào lãnh thổ  của mình phải xuất cảnh qua một cửa khẩu cụ thể như một điều kiện hoàn thành nghĩa vụ; và

(d) không Bên nào được yêu cầu rằng các phương tiện hoặc thiết bị chở container từ lãnh thổ của một Bên vào lãnh thổ của mình phải là cùng một phương tiện hoặc thiết bị đã chở cùng một container đến lãnh thổ của Bên kia hay lãnh thổ của bất kỳ Bên nào khác .

10. Trong khoản 9, “phương tiện” là xe tải, xe đầu kéo, rơ-mooc hoặc đơn vị rơ-mooc, đầu máy, toa xe lửa, hoặc một thiết bị đường sắt khác

Điều 2.10: Thảo luận đột xuất

1. Mỗi Bên phải chỉ định một đầu mối Liên hệ Thương mại Hàng hóa để tạo điều kiện thông tin liên lạc giữa các Bên về mọi vấn đề thuộc trong chương này, bao gồm mọi yêu cầu hoặc thông tin được chuyển tải theo Điều 26.5 liên quan đến các biện pháp của một Bên tác động đến hoạt động của Chương này.

2. Bất kỳ Bên nào ("Bên yêu cầu") cũng có quyền yêu cầu thảo luận đột xuất về các vấn đề phát sinh theo Chương này (bao gồm các biện pháp phi thuế quan cụ thể), ngoại trừ vấn đề có thể được giải quyết theo cơ chế tham vấn tương ứng của từng Chương cụ thể, mà bên yêu cầu tin rằng có thể ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích của mình trong thương mại hàng hoá bằng cách cung cấp một văn bản yêu cầu một Bên khác ("Bên được yêu cầu") thông qua các đầu mối liên hệ thương mại hàng hoá của Bên yêu cầu và Bên được yêu cầu. Yêu cầu phải được lập bằng văn bản và xác định lý do yêu cầu, bao gồm mô tả các vấn đề mà Bên yêu cầu quan tâm và chỉ dẫn đến Chương liên quan đến các vấn đề đó. Bên yêu cầu có thể cung cấp bản sao của yêu cầu cho tất cả các Bên khác.

3. Trong phạm vi mà Bên nhận yêu cầu xét thấy có vấn đề cần được giải quyết theo cơ chế tham vấn của một Chương khác, Bên đó phải thông báo kịp thời cho các đầu mối liên lạc Thương mại Hàng hóa của Bên yêu cầu, bao gồm các lý do yêu cầu cần được giải quyết theo cơ chế khác và chuyển tiếp yêu cầu và thông báo đó cho đầu mối liên lạc tương ứng của các Bên được chỉ định theo Điều 27.5 (Đầu mối liên lạc) để có hành động thích hợp.

4. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu theo khoản 2, Bên được yêu cầu phải trả lời bằng văn bản cho Bên yêu cầu. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Bên yêu cầu nhận được văn bản trả lời, các Bên yêu cầu và Bên được yêu cầu ("các Bên thảo luận") sẽ họp trực tiếp hoặc thông qua phương tiện điện tử để thảo luận về các vấn đề được xác định trong yêu cầu. Nếu các Bên thảo luận chọn gặp trực tiếp, cuộc họp sẽ diễn ra trên lãnh thổ của Bên được yêu cầu, trừ trường hợp các bên thảo luận có quyết định khác.

5. Bất kỳ Bên nào cũng có quyền gửi yêu cầu bằng văn bản cho các Bên thảo luận để tham gia thảo luận đột xuất. Nếu vấn đề không được giải quyết trước khi nhận được yêu cầu và các Bên thảo luận đồng ý, Bên đó có thể tham gia vào các cuộc thảo luận đột xuất được tổ chức quy định tại theo Điều này với các điều kiện do các Bên thảo luận quyết định.

6. Nếu Bên yêu cầu cho rằng một vấn đề là khẩn cấp thì có quyền yêu cầu cuộc thảo luận trong một khoảng thời gian ngắn hơn so với quy định trong khoản 4. Mỗi bên có thể yêu cầu thảo luận đột xuất khẩn cấp khi một biện pháp:

(a) được áp dụng mà không thông báo trước hoặc không có cơ hội cho các Bên tham gia thảo luận đột xuất quy định tại các khoản 2, 3 và 4; và

(b) đe doạ cản trở việc nhập khẩu, bán hoặc phân phối hàng hóa có xuất xứ đang trong quá trình được vận chuyển từ Bên xuất khẩu đến Bên nhập khẩu, hoặc chưa được giải phóng từ khu kiểm soát hải quan, hoặc còn lưu trữ trong một kho hàng do Cơ quan Hải quan của Bên nhập khẩu kiểm soát.

7. Các cuộc thảo luận đột xuất theo Điều này sẽ được giữ bí mật và không làm phương hại đến các quyền của bất kỳ Bên nào, kể cả các quyền liên quan đến giải quyết tranh chấp theo Chương 28 (Giải quyết tranh chấp).

Điều 2.11: Hạn chế đối với xuất khẩu và nhập khẩu

1. Trừ trường hợp Hiệp định này có quy định khác, không Bên nào được ban hành hoặc duy trì lệnh cấm hoặc hạn chế đối với việc nhập khẩu bất kỳ hàng hóa nào của một Bên khác hoặc đối với việc xuất khẩu hoặc bán để xuất khẩu bất kỳ hàng hóa nào vào lãnh thổ của một Bên khác, ngoại trừ trường hợp quy định tại Điều XI của GATT 1994 và phần diễn giải. Với mục đích này, Điều XI của GATT 1994 và phần diễn giải được đưa vào và là một phần của Hiệp định này (có sửa đổi).

2. Các bên hiểu rằng các quyền và nghĩa vụ theo GATT 1994 được tích hợp trong khoản 1 không cho phép một Bên, trong bất kỳ hoàn cảnh nào trong đó các hình thức giới hạn khác bị cấm, được áp dụng hoặc duy trì:

(a) các yêu cầu về giá xuất khẩu và giá nhập khẩu, trừ khi được cho phép khi thực thi các lệnh và cam kết về thuế chống trợ cấp và chống bán phá giá ;

(b) Việc cấp phép nhập khẩu với điều kiện thỏa mãn một yêu cầu thực hiện; hoặc

(c) hạn chế xuất khẩu tự nguyện không phù hợp với Điều VI của GATT 1994, thực hiện theo Điều 18 của Hiệp định SCM và Điều 8.1 của Hiệp định AD.

3. Nhằm giải thích rõ hơn, khoản 1 áp dụng đối với việc nhập khẩu các mặt hàng mật mã thương mại.

4. Trong khoản 3, thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

hàng mật mã thương mại là một hàng hóa bất kỳ thực hiện hoặc kết hợp mật mã mà không có những thiết kế hoặc điều chỉnh đặc biệt cho chính phủ sử dụng và được bán rộng rãi hoặc có sẵn cho công chúng.

5. Khoản 1 và 2 không áp dụng đối với các biện pháp nêu tại Phụ lục 2-A (Nguyên tắc đối xử quốc gia và hạn chế về xuất nhập khẩu).

6. Trong trường hợp một Bên thông qua hoặc duy trì việc cấm hoặc hạn chế nhập khẩu hàng hóa từ hoặc xuất khẩu hàng hóa sang một nước ngoài khối TPP, không có điều khoản nào trong Hiệp định này không cho phép Bên đó:

(a) hạn chế hoặc cấm nhập khẩu hàng hóa của nước ngoài khối TPP từ lãnh thổ của một Bên; hoặc

(b) đòi hỏi hàng hóa không được tái xuất sang các nước ngoài khối TPP, trực tiếp hoặc gián tiếp, mà không được tiêu thụ trên lãnh thổ của Bên kia như một điều kiện để xuất khẩu hàng hóa của Bên đó đến lãnh thổ của một Bên khác.

7. Trong trường hợp một Bên áp dụng hoặc duy trì một lệnh cấm hoặc hạn chế về nhập khẩu một loại hàng hóa từ một nước ngoài TPP thì các Bên, theo yêu cầu của một Bên khác bất kỳ, phải tham khảo ý kiến ​​để tránh can thiệp hoặc làm ảnh hưởng đến các thỏa thuận về giá cả, tiếp thị, hoặc phân phối trong một Bên khác.

8. Không Bên nào được đòi hỏi một người của một Bên khác thiết lập hoặc duy trì một mối quan hệ hợp đồng hoặc quan hệ khác với một nhà phân phối trong lãnh thổ của mình như một điều kiện để nhập khẩu hoặc tham gia nhập khẩu một loại hàng hóa. 4

9. Nhằm giải thích rõ hơn, khoản 8 không ngăn cản một Bên yêu cầu rằng một người được đề cập trong khoản này chỉ định một đầu mối liên lạc với mục đích tạo điều kiện thông tin liên lạc giữa các cơ quan quản lý của mình và người đó.

10. Trong khoản 8, thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

nhà phân phối là một người của một Bên trong lãnh thổ của Bên đó chịu trách nhiệm về phân phối, đại lý, nhượng quyền, hoặc đại diện cho hàng hóa của một Bên khác;

Điều 2.12: Hàng tái sản xuất

1. Nhằm giải thích rõ hơn, khoản 1 của Điều 2.11 (Hạn chế về xuất nhập khẩu) được áp dụng đối với việc cấm và hạn chế nhập khẩu các mặt hàng tái sản xuất.

2. Nếu một Bên thông qua hoặc duy trì các biện pháp cấm hoặc hạn chế nhập khẩu các hàng hóa đã qua sử dụng, Bên đó không được áp dụng những biện pháp đó đối với sản phẩm tái sản xuất. 5 6

Điều 2.13: Cấp phép nhập khẩu

1. Không Bên nào được áp dụng hoặc duy trì một biện pháp không phù hợp với Hiệp định cấp phép nhập khẩu.

  1. Ngay sau khi Hiệp định này có hiệu lực đối với một Bên, Bên đó phải thông báo cho các Bên khác về thủ tục cấp phép nhập khẩu hiện tại của mình, nếu có. Thông báo phải bao gồm những thông tin quy định tại Điều 5.2 của Hiệp định cấp phép nhập khẩu và các thông tin cần thiết theo khoản 6.

3. Thủ tục cấp phép nhập khẩu hiện tại của một Bên sẽ được coi là tuân thủ khoản 2 nếu:

(a) Bên đó đã thông báo thủ tục này cho Ủy ban về Cấp phép Nhập khẩu quy định tại Điều 4 của Hiệp định cấp phép nhập khẩu cùng với các thông tin quy định tại Điều 5.2 của Hiệp định này;

(b) Bên đó đã cung cấp các thông tin về thủ tục được yêu cầu trong bảng câu hỏi hàng năm về thủ tục cấp phép nhập khẩu quy định tại Điều 7.3 của Hiệp định cấp phép nhập khẩu cho Ủy ban về Cấp phép Nhập khẩu trước ngày có hiệu lực của Hiệp định này; và

(c) Bên đó đã cung cấp kèm theo thông báo trong mục (a) hoặc bản trả lời câu hỏi hàng năm trong mục (b) thông tin cần phải thông báo cho các Bên khác của Hiệp định này theo khoản 6.

4. Mỗi Bên phải tuân thủ Điều 1.4 (a) của Hiệp định cấp phép nhập khẩu đối với mọi thủ tục cấp phép nhập khẩu mới hoặc sửa đổi. Mỗi Bên phải công bố thông tin cần thiết trên trang web chính thức của chính phủ theo Điều 1.4 (a) của Hiệp định cấp phép nhập khẩu từ nguồn mà đã được thông báo cho Ủy ban về Cấp phép Nhập khẩu.

5. Mỗi Bên sẽ thông báo cho Bên kia về thủ tục cấp phép nhập khẩu mới hoặc sửa đổi của mình bất cứ khi nào có thể và không muộn hơn 60 ngày trước khi thủ tục mới hoặc sửa đổi có hiệu lực. Không Bên nào được thông báo chậm hơn 60 ngày sau ngày thủ tục đó được công bố. Thông báo phải bao gồm mọi thông tin cần thiết theo khoản 6. Mỗi Bên phải thông báo thủ tục cấp phép nhập khẩu mới hoặc sửa đổi cho Ủy ban về Cấp phép Nhập khẩu theo các Điều 5.1 đến 5.3 của Hiệp định cấp phép nhập khẩu và kèm theo thông báo mọi thông tin cần thiết cho các Bên khác của Hiệp định này theo khoản 6.

6. (a) Một thông báo được thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3, hoặc 5 sẽ nêu các thông tin sau nếu thủ tục thuộc diện phải thông báo:

(i) các điều khoản của giấy phép nhập khẩu cho một sản phẩm bất kỳ có hạn chế về người dùng cuối được phép; hoặc

(ii) Bên đó áp đặt một trong các điều kiện sau để được cấp giấy phép nhập khẩu sản phẩm:

(A) là thành viên của một hiệp hội ngành công nghiệp;

(B) yêu cầu cấp phép nhập khẩu được hiệp hội ngành công nghiệp chấp thuận;

(C) đã từng nhập khẩu sản phẩm đó hoặc các sản phẩm tương tự;

(D) yêu cầu về năng lực sản xuất tối thiểu của nhà nhập khẩu hoặc người dùng cuối;  

(E) yêu cầu về vốn đăng ký tối thiểu của nhà nhập khẩu hoặc người dùng cuối; hoặc

(F) một mối quan hệ hợp đồng hay mối quan hệ khác giữa các nhà nhập khẩu và nhà phân phối trong lãnh thổ của Bên đó.

(b) Một thông báo bất kỳ trong đó, căn cứ vào điểm (a), nêu rõ sự tồn tại của một giới hạn về người dùng cuối được cho phép hoặc một điều kiện cấp giấy phép phải:

(i) liệt kê toàn bộ sản phẩm có áp dụng giới hạn về người dùng cuối hoặc điều kiện cấp giấy phép; và

(ii) mô tả các giới hạn người dùng cuối hoặc điều kiện cấp phép.

7. Mỗi Bên phải trả lời trong vòng 60 ngày thắc mắc hợp lý của một Bên khác liên quan đến quy định cấp phép và thủ tục nộp đơn xin giấy phép nhập khẩu, trong đó có đủ điều kiện nộp đơn áp dụng đối với người, doanh nghiệp, và tổ chức nộp đơn, các cơ quan quản lý liên quan, và danh sách các sản phẩm cần cấp phép.

8. Trường hợp một Bên đã từ chối hồ sơ cấp giấy phép nhập khẩu đối với một hàng hoá của một Bên khác thì phải cung cấp cho người nộp đơn văn bản giải trình lý do từ chối theo yêu cầu của người nộp đơn và trong một thời hạn hợp lý sau khi nhận được yêu cầu.

9. Không Bên nào phải áp dụng một thủ tục cấp phép nhập khẩu đối với hàng hoá của một Bên khác trừ khi hàng hóa đó đáp ứng được yêu cầu của khoản 2 hoặc khoản 4 về mặt thủ tục.

Điều 2.14: Minh bạch trong thủ tục cấp phép xuất khẩu7

1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực, mỗi Bên phải thông báo cho Bên kia bằng văn bản về các ấn phẩm trong đó nêu thủ tục cấp phép xuất khẩu của mình, nếu có, bao gồm địa chỉ của các trang web chính phủ có liên quan. Sau đó, mỗi Bên phải công bố trên các ấn phẩm được thông báo và các trang web mọi thủ tục cấp phép xuất khẩu mới và sửa đổi được Bên đó áp dụng càng sớm càng tốt nhưng không muộn hơn 30 ngày sau khi thủ tục mới hoặc sửa đổi đó có hiệu lực.

2. Mỗi Bên bảo đảm rằng trong các ấn phẩm đã thông báo theo khoản 1 có:

(a) các văn bản về thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu của Bên mình, bao gồm các sửa đổi bổ sung;

(b) các hàng hoá phải làm thủ tục cấp phép;

(c) mỗi thủ tục phải có mô tả về:

(i) Quy trình xin cấp phép;

(ii) các tiêu chí người nộp đơn phải đáp ứng để đủ điều kiện xin giấy phép, như sở hữu một giấy phép hoạt động, thành lập hoặc duy trì một khoản đầu tư, hoặc hoạt động thông qua thành lập một cơ sở trong lãnh thổ của một Bên;

(d) một đầu mối liên lạc hoặc đầu mối mà từ đó những người quan tâm có thể tìm hiểu thêm thông tin về điều kiện để có giấy phép xuất khẩu;

(e) các cơ quan hành chính hoặc các cơ quan nhận hồ sơ;

(f) mô tả hoặc trích dẫn một tài liệu có nêu đầy đủ các biện pháp phải thực hiện đối với thủ tục cấp phép xuất khẩu;

(g) khoảng thời gian mà mỗi thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu sẽ có hiệu lực, trừ trường hợp một thủ tục sẽ vẫn có hiệu lực cho đến khi bị kết thúc hiệu lực hoặc bị sửa đổi trong một văn bản mới;

(h) nếu Bên đó có ý định sử dụng một thủ tục cấp giấy phép để quản lý hạn ngạch xuất khẩu, tổng số lượng, và nếu có thể, giá trị hạn ngạch và ngày mở đầu và kết thúc hạn ngạch; và

(i) các trường hợp ngoại lệ được công bố thay thế các điều kiện để có được giấy phép xuất khẩu, cách thức yêu cầu hoặc sử dụng các ngoại lệ, và tiêu chí cho các ngoại lệ này.

3. Trừ trường hợp có nguy cơ tiết lộ bí quyết kinh doanh hoặc các thông tin bí mật của một người cụ thể, theo yêu cầu của một Bên khác có lợi ích thương mại đáng kể trong vấn đề này, một Bên phải cung cấp, nhiều nhất có thể, các thông tin sau đây về một thủ tục cấp phép xuất khẩu cụ thể mà Bên đó áp dụng hoặc duy trì:

(a) tổng số lượng giấy phép mà Bên đó đã cấp trong thời gian gần đây mà do Bên yêu cầu nêu cụ thể; và

(b) Các biện pháp, nếu có, mà Bên đó đã thực hiện kết hợp với các thủ tục cấp phép để hạn chế sản xuất trong nước hoặc tiêu thụ hoặc để ổn định việc sản xuất, nguồn cung, hoặc giá cả cho hàng hóa có liên quan.

4. Điều này không yêu cầu một Bên cấp giấy phép xuất khẩu, hoặc ngăn cản một Bên thực hiện nghĩa vụ/cam kết của mình theo Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, cũng như chế độ không phổ biến vũ khí đa phương , bao gồm: Hiệp định Wassenaar về kiểm soát xuất khẩu vũ khí thông thường, các sản phẩm và công nghệ lưỡng dụng; Nhóm các nhà cung cấp hạt nhân; Tập đoàn Australia; Công ước về cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ và sử dụng vũ khí hóa học ký kết tại Paris, ngày 13 Tháng 1 năm 1993; Công ước về cấm phát triển, sản xuất và tàng trữ vũ khí sinh học và vũ khí độc tố ký kết tại Washington, London và Moscow, ngày 10 tháng 4 năm 1972; các hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân; và các chế độ kiểm soát công nghệ tên lửa.

5. Trong Điều này, thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

 thủ tục cấp phép xuất khẩu là một yêu cầu mà một Bên áp dụng hoặc duy trì theo đó một nước xuất khẩu phải nộp đơn hoặc tài liệu khác cho cơ quan hành chính như một điều kiện để xuất khẩu một loại hàng hóa từ lãnh thổ của Bên đó, nhưng không bao gồm các hồ sơ hải quan cần có trong quy trình thương mại thông thường hoặc bất kỳ yêu cầu nào phải được hoàn thành trước khi đưa hàng hóa vào kinh doanh thương mại trong phạm vi lãnh thổ của Bên đó.

Điều 2.15: Lệ phí và thủ tục hành chính

1. Mỗi Bên phải bảo đảm, theo quy định tại Điều VIII: 1 của GATT 1994 và phần diễn giải, rằng tất cả các khoản phí và lệ phí có tính chất bất kỳ (trừ thuế xuất khẩu, thuế hải quan, phí tương đương với một khoản thuế nội địa hoặc phí nội bộ khác khác áp dụng theo Điều III: 2 của GATT 1994, thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp) đánh vào hoặc liên quan đến việc nhập khẩu hoặc xuất khẩu được giới hạn trong khoản chi phí ước tính của các dịch vụ được cung cấp và không đại diện cho việc bảo vệ gián tiếp đối với hàng hóa trong nước hoặc thuế đối với hàng hóa nhập khẩu hoặc xuất khẩu cho các mục đích tài chính.

2. Không Bên nào được yêu cầu giao dịch lãnh sự, bao gồm các loại phí và lệ phí liên quan đến  việc nhập khẩu hàng hóa bất kỳ của các Bên khác.

3. Mỗi Bên phải liệt kê các khoản phí và lệ phí hiện tại mà bên đó đặt ra trong mối liên hệ với việc nhập khẩu hoặc xuất khẩu trên Internet.

4. Không Bên nào được thu phí, lệ phí đánh vào hoặc có liên quan đến việc nhập khẩu hoặc xuất khẩu theo đơn giá hàng hóa.8

5. Mỗi Bên phải định kỳ rà soát lại các khoản phí và lệ phí của mình nhằm giảm số lượng và giá trị của các khoản này nếu có thể.

Điều 2.16: Thuế xuất khẩu và các khoản phí khác

Trừ trường hợp quy định tại Phụ lục 2-C (Thuế xuất khẩu và các loại phí khác), không Bên nào được áp dụng hoặc duy trì bất kỳ khoản thuế hoặc phí nào khác đối với việc xuất khẩu hàng hóa đến lãnh thổ của một Bên khác, trừ trường hợp khoản thuế hoặc phí đó cũng được áp dụng hoặc duy trì đối với cùng một loại hàng hóa dành cho tiêu dùng trong nước.

Điều 2.17:  Ủy ban Thương mại Hàng hóa

1. Các Bên thành lập một Ủy ban Thương mại Hàng hóa (sau đây gọi là Ủy ban) bao gồm đại diện của mỗi Bên.

2. Ủy ban sẽ họp vào thời điểm các Bên thỏa thuận để xem xét các vấn đề phát sinh theo Chương này. Cuộc họp sẽ diễn ra tại các địa điểm và thông qua các phương tiện các Bên thỏa thuận. Trong năm (05) năm đầu tiên sau khi Hiệp định này có hiệu lực, Uỷ ban sẽ họp không ít hơn một lần một năm.

3. Chức năng của Ủy ban:

(a) thúc đẩy thương mại hàng hóa giữa các Bên, bao gồm cả thông qua tham vấn về đẩy mạnh cắt giảm thuế quan theo Hiệp định này và các vấn đề khác;

(b) giải quyết các rào cản đối với thương mại hàng hoá giữa các Bên, trừ những trường hợp thuộc thẩm quyền của các cơ quan TPP khácngoài Ủy ban TPP, đặc biệt là các cơ quan liên quan đến việc áp dụng các biện pháp phi thuế quan, và, nếu thích hợp, kiến nghị những vấn đề đó cho Ủy ban TPP để xem xét;

(c) xem xét sửa đổi Hệ thống Hài hòa trong tương lai để đảm bảo rằng nghĩa vụ của mỗi Bên theo Hiệp định này không bị thay đổi, kể cả bằng cách hướng dẫn việc chuyển đổi Biểu thuế của các Bên sang Phụ lục 2-D (Xóa bỏ thuế quan), và tư vấn để giải quyết cácmâu thuẫn giữa:

(i) những sửa đổi đối với Hệ thống hài hoà và Phụ lục 2-D; hoặc

(ii) Phụ lục 2-D và các hệ thống danh pháp quốc gia;

(d) tư vấn và cố gắng để giải quyết mọi sự khác biệt có thể phát sinh giữa các Bên về các vấn đề liên quan đến việc phân loại hàng hoá theo Hệ thống hài hòa và Phụ lục 2-D; và

(e) thực hiện các công việc khác do Ủy ban TPP giao.

4. Ủy ban sẽ tham khảo ý kiến, khi thích hợp, các ủy ban khác được thành lập theo Hiệp định này khi giải quyết các vấn đề liên quan đến các ủy ban đó.

5. Trong vòng hai năm kể từ ngày có hiệu lực của Hiệp định này Ủy ban sẽ trình Ủy ban TPP báo cáo ban đầu về công việc của mình theo các điểm đoạn 3(a) và 3(b). Khi lập báo cáo này, Ủy ban sẽ tham khảo ý kiến Ủy ban Thương mại nông nghiệp được thành lập theo Mục C của Chương này và các Ủy ban về Hàng dệt may thành lập theo Chương 4 của Hiệp định về các phần của các báo cáo có liên quan đến các ủy ban đó.

Điều 2.19: Công bố thông tin

Mỗi Bên phải kịp thời công bố các thông tin sau đây để cho phép các bên liên quan tiếp cận dễ dàng mà không có phân biệt đối xử:

(a) thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu và quá cảnh (bao gồm cảng, sân bay và điểm làm thủ tục nhập cảnh khác), các biểu mẫu và tài liệu cần thiết;

(b) thuế suất áp dụng đối với hoặc có liên quan đến nhập khẩu hoặc xuất khẩu;

(c) Các quy tắc để phân loại hoặc xác định giá trị của sản phẩm cho mục đích hải quan;

(d) các luật, quy định và quyết định hành chính áp dụng chung liên quan đến quy tắc xuất xứ;

(e) các hạn chế và quy định cấm đối với nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh;

(f) phí và lệ phí áp dụng đối với hoặc liên quan đến nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh;

(g) Các quy định về xử phạt đối với vi phạm về thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh;

(h) thủ tục khiếu nại;

(i) các thỏa thuận hoặc các phần của thỏa thuận liên quan đến nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh với (các) quốc gia khác;

(j) các thủ tục hành chính liên quan đến việc áp đặt hạn ngạch thuế quan; và,

 (k) sự liên hệ giữa các hệ thống danh pháp quốc gia mới và cũ.

Điều 2.20: Thương mại Sản phẩm công nghệ thông tin

Mỗi Bên phải tham gia Tuyên bố WTO cấp Bộ trưởng về Thương mại sản phẩm công nghệ thông tin (Hiệp định công nghệ thông tin hoặc ITA) và hoàn tất các thủ tục sửa đổi và cải chính Biểu thuế ưu đãi theo Quyết định ngày 26 tháng 3 năm 1980 , L/ 4962, theo khoản 2 của ITA.9

Mục C – Nông Nghiệp

Điều 2.21: Giải thích từ ngữ

Trong Phần này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

hàng hóa nông nghiệp là những mặt hàng nêu tại Điều 2 của Hiệp định WTO về Nông nghiệp;

trợ cấp xuất khẩu được định nghĩa tại Điều 1(e) của Hiệp định WTO về Nông nghiệp, bao gồm các sửa đổi bổ sung;

công nghệ sinh học hiện đại là các ứng dụng:

(a) kỹ thuật acid nucleic trong ống nghiệm, bao gồm axit deoxyribonucleic tái tổ hợp (rDNA) và tiêm trực tiếp axit nucleic vào tế bào hoặc cơ quan, hoặc

(b) hợp nhất các tế bào khác họ vượt qua các rào cản sinh sản tự nhiên hoặc tái tổ hợp và không phải các kỹ thuật sử dụng trong chăn nuôi và chọn lọc truyền thống; và

sản phẩm của công nghệ sinh học hiện đại là hàng hóa nông nghiệp cũng như cá và sản phẩm từ cá10 được phát triển bằng cách sử dụng công nghệ sinh học hiện đại, nhưng không bao gồm các loại thuốc và các sản phẩm y tế.

Điều 2.22: Phạm vi áp dụng

Phần này áp dụng đối với các biện pháp được áp dụng hoặc duy trì bởi một Bên liên quan đến thương mại hàng hóa nông nghiệp.

Điều 2.23: Trợ cấp xuất khẩu nông sản

  1. Các bên chia sẻ mục tiêu đa phương về loại bỏ trợ cấp xuất khẩu đối với hàng hóa nông nghiệp và sẽ làm việc cùng nhau để đạt được một thỏa thuận trong WTO nhằm loại bỏ trợ cấp và ngăn ngừa tái áp dụng trợ cấp dưới mọi hình thức.

2. Không Bên nào được áp dụng hoặc duy trì trợ cấp xuất khẩu đối với hàng hóa nông nghiệp dành cho các lãnh thổ của một Bên11.

Điều 2.24: Tín dụng Xuất khẩu, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu hoặc các chương trình bảo hiểm

Nhận thấy sự kiện đang diễn ra trong WTO trong lĩnh vực cạnh tranh xuất khẩu và rằng cạnh tranh xuất khẩu vẫn là một ưu tiên quan trọng trong các cuộc đàm phán đa phương, các Bên sẽ làm việc cùng nhau trong WTO để phát triển các ngành đa phương nhằm chi phối việc cung cấp các tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu và các chương trình bảo hiểm , bao gồm các ngành về những vấn đề như tính minh bạch, tự chủ về tài chính, và các điều khoản về trả nợ.

Điều 2.25: Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản do nhà nước sở hữu

1. Các bên sẽ làm việc cùng nhau hướng tới một thỏa thuận trong WTO về các doanh nghiệp xuất khẩu do nhà nước sở hữu, trong đó yêu cầu:

(a) xóa bỏ các hạn chế làm bóp méo thương mại đối với việc cho phép xuất khẩu hàng hóa nông nghiệp;

(b) xóa bỏ mọi khoản tài chính đặc biệt mà một Thành viên WTO tài trợ trực tiếp hoặc gián tiếp cho các doanh nghiệp thương mại nhà nước xuất khẩu để bán một phần đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu của một mặt nông nghiệp của một Thành viên; và

(c) hoạt động minh bạch hơn của các doanh nghiệp xuất khẩu do nhà nước sở hữu.

Điều 2.26: Hạn chế đối với xuất khẩu - an ninh lương thực

1. Các Bên thừa nhận rằng theo Điều XI.2 (a) của GATT 1994, một Bên có thể tạm thời áp dụng một lệnh cấm hoặc hạn chế xuất khẩu nếukhông bị cấm theo Điều XI.1 của GATT 1994 về thực phẩm12 để ngăn ngừa hoặc làm giảm sự thiếu hụt thực phẩm trầm trọng, miễn là thỏa mãn các điều kiện quy định tại Điều 12.1 của Hiệp định về Nông nghiệp.

2. Đối với các điều kiện theo đó một Bên có thể áp dụng một biện pháp cấm hoặc hạn chế xuất khẩu ngoài thuế hoặc các khoản phí khác trên thực phẩm:

(a) Bất kỳ Bên nào:

(i) áp đặt một biện pháp cấm hoặc hạn chế xuất khẩu hoặc bán để xuất khẩu thực phẩm sang một Bên khác nhằm ngăn ngừa hoặc làm giảm sự thiếu hụt thực phẩm trầm trọng, trong tất cả các trường hợp, thì phải thông báo biện pháp đó cho các Bên khác trước ngày biện pháp đó có hiệu lực, và, trừ trường hợp thiếu hụt trầm trọng do một sự kiện bất khả kháng gây ra, phải thông báo biện pháp đó cho các Bên còn lại ít nhất 30 ngày trước ngày biện pháp đó có hiệu lực; hoặc

(ii) duy trì biện pháp cấm hoặc hạn chế đó phải thông báo cho các Bên khác trong vòng 30 ngày kể từ ngày có hiệu lực của Hiệp định này.

(b) Một thông báo theo Khoản này phải bao gồm những lý do cho việc áp đặt hay duy trì biện pháp cấm hoặc hạn chế, cũng như giải thích về sự phù hợp của biện pháp này với Điều XI.2 (a) của GATT 1994, và lưu ý các biện pháp thay thế, nếu có, mà Bên đó đã xem xét trước khi áp đặt biện pháp.

(c) Một biện pháp không cần phải thông báo theo khoản này hoặc khoản 4 nếu biện pháp đó cấm hoặc hạn chế xuất khẩu hoặc bán để xuất khẩu một hoặc một số loại thực phẩm nhất định mà Bên áp dụng biện pháp là một nước nhập siêu trong suốt ba năm dương lịch trước khi áp dụng biện pháp, trừ năm bắt đầu áp dụng biện pháp.

(d) Nếu một Bên áp dụng hoặc duy trì một biện pháp nêu tại điểm (a) là một nước nhập siêu của từng loại thực phẩm bị áp dụng biện pháp mà trong suốt ba năm dương lịch trước khi áp dụng biện pháp, bao gồm cả năm bắt đầu áp dụng biện pháp, và Bên đó không thông báo cho các Bên khác theo điểm (a), thì Bên đó phải, trong một khoảng thời gian hợp lý, cung cấp cho tất cả các Bên khác dữ liệu thương mại chứng minh rằng mình là một nước nhập siêu của (các) loại thực phẩm đó trong khoảng thời gian ba năm dương lịch.

3. Bên phải thông báo biện pháp theo khoản 2 (a) có trách nhiệm:

(a) tham khảo ý kiến với Bên bất kỳ có quyền lợi đáng kể theo yêu cầu của Bên đó với vai trò là một nhà nhập khẩu của thực phẩm bị áp dụng biện pháp, đối với mọi  vấn đề liên quan biện pháp đó;

(b) theo yêu cầu của bất kỳ Bên nào có lợi ích đáng kể với vai trò là một nhà nhập khẩu của thực phẩm bị áp dụng biện pháp, cung cấp cho Bên đó các chỉ số kinh tế có liên quan về việc một sự thiếu hụt trầm trọng theo định nghĩa tại Điều XI.2 (a) của GATT 1994 có tồn tại hay không hoặc có thể xảy ra hay không trong trường hợp không áp dụng biện pháp đó, và làm thế nào các biện pháp đó có thể ngăn ngừa hoặc làm giảm sự thiếu hụt trầm trọng; và

(c) trả lời bằng văn bản các câu hỏi về biện pháp đó do bất kỳ Bên nào khác đặt ra trong vòng 14 ngày kể từ khi nhận được câu hỏi.

4. Bên nào cho rằng một Bên khác cần thông báo về biện pháp theo khoản 2(a) có thể đặt vấn đề với Bên đó. Nếu vấn đề không được giải quyết thỏa đáng kịp thời sau đó, Bên cho rằng biện pháp cần phải được thông báo có quyền đặt vấn đề với các Bên khác.

5. Mỗi Bên nên chấm dứt một biện pháp cần phải thông báo theo khoản 2(a) hoặc khoản 4 trong vòng 6 tháng kể từ ngày nó được áp dụng. Nếu một Bên cân nhắc duy trì một biện pháp lâu hơn 6 tháng kể từ ngày áp dụng thì phải thông báo cho các Bên khác trong vòng 5 tháng kể từ ngày biện pháp này được áp dụng và cung cấp các thông tin quy định tại điểm 2(b). Trừ trường hợp Bên đó đã tham khảo ý kiến tất cả các Bên còn lại là nước nhập siêu của một loại thực phẩm bất kỳ bị cấm hoặc hạn chế xuất khẩu, các Bên sẽ không duy trì biện pháp này quá 12 tháng kể từ ngày áp dụng. Các Bên phải ngay lập tức ngừng áp dụng biện pháp tại thời điểm sự thiếu hụt nghiêm trọng hoặc mối đe dọa từ sự thiếu hụt trầm trọng đó không còn tồn tại.

6. Không Bên phải áp dụng biện pháp cần phải thông báo theo khoản 2(a) hoặc khoản 4 đối với thực phẩm được mua nhằm mục đích nhân đạo phi thương mại.

Điều 2.27: Ủy ban Thương mại Nông nghiệp

1. Các Bên thành lập một Ủy ban Thương mại Nông nghiệp (sau đây gọi là Ủy ban) bao gồm đại diện của mỗi Bên.

  1. Ủy ban Thương mại Nông nghiệp sẽ tạo một diễn đàn cho việc:

(a) xúc tiến thương mại hàng hóa nông nghiệp giữa các Bên của Hiệp định này và các vấn đề khác nếu phù hợp;

(b) giám sát và thúc đẩy hợp tác về việc thực hiện và quản lý Mục này, bao gồm thông báo hạn chế xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp quy định tại Điều 2.26 (Hạn chế xuất khẩu – An ninh lương thực), và thảo luận về công việc của hợp tác xã được xác định tại Điều 2.23 (trợ cấp xuất khẩu nông nghiệp), Điều 2.24 (Tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu hoặc các chương trình bảo hiểm) và Điều 2.25 (Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản do nhà nước sở hữu);

(c) tham vấn giữa các Bên về các vấn đề liên quan đến Mục này phối hợp với ủy ban, tiểu ban khác, các nhóm công tác, hoặc cơ quan khác được thành lập theo Hiệp định này;

(d) thực hiện các công việc khác do Ủy ban Thương mại Hàng hóa và Ủy ban TPP giao.

  1. Ủy ban Thương mại Nông nghiệp sẽ họp vào các thời điểm, tại các địa điểm, và thông qua các phương tiện do các Bên thỏa thuận. Trong năm năm đầu tiên sau khi Hiệp định này có hiệu lực, Ủy ban sẽ họp không ít hơn một lần một năm.

Điều 2.28: Trợ cấp nông nghiệp

Hàng nông nghiệp có xuất xứ từ một Bên sẽ không chịu thuế quan áp dụng đối với trợ cấp đặc biệt theo Hiệp định WTO về Nông nghiệp.

Điều 2.29: Mua bán sản phẩm công nghệ sinh học hiện đại

1. Các bên khẳng định tầm quan trọng của sự minh bạch, hợp tác và trao đổi thông tin liên quan đến việc mua bán các sản phẩm công nghệ sinh học hiện đại.

2. Điều này không ngăn cản một Bên áp dụng các biện pháp phù hợp với quyền và nghĩa vụ của mình theo các Hiệp định WTO hoặc các quy định khác của Hiệp định này.

3. Điều này không đòi hỏi một Bên phải ban hành hoặc sửa đổi các luật, quy định, chính sách của mình để kiểm soát các sản phẩm công nghệ sinh học hiện đại trong lãnh thổ của mình.

4. Khi được ban hành theo luật pháp, quy định và chính sách của mình, mỗi Bên phải công bố các tài liệu sau:

(a) các tài liệu cần thiết để xin cấp phép cho một sản phẩm công nghệ sinh học hiện đại;

(b) tóm tắt về các đánh giá rủi ro hoặc an toàn làm cơ sở cấp phép cho sản phẩm công nghệ sinh học hiện đại; và

(c) một danh sách hoặc một số danh sách các sản phẩm công nghệ sinh học hiện đại đã được cấp phép trong lãnh thổ của mình.

5. Mỗi Bên sẽ xác định đầu mối liên lạc để chia sẻ thông tin về các vấn đề liên quan đến sự hiện diện ở mức độ thấp (LLP) 13.

6. Để giải quyết một trường hợp phát hiện LLP và nhằm ngăn chặn LLP xảy ra trong tương lai, theo yêu cầu của Bên nhập khẩu, Bên xuất khẩu, theo luật pháp, quy định và chính sách của mình sẽ:

(a) cung cấp một bản tóm tắt về (các) đánh giá rủi ro hoặc an toàn, nếu có, do bên xuất khẩu tiến hành liên quan đến việc cấp phép cho một sản phẩm thực vật cụ thể từ công nghệ sinh học hiện đại;

(b) cung cấp thông tin liên lạc cho các đối tượng trong lãnh thổ của mình (nếu Bên xuất khẩu biết) có sản phẩm thực vật công nghệ sinh học hiện đại được cấp phép và những đối tượng mà Bên đó tin rằng có khả năng sở hữu:

(i) các phương pháp hiện có và được xác nhận để phát hiện các sản phẩm thực vật công nghệ sinh học hiện đại được tìm thấy ở một mức độ thấp trong một lô hàng;

(ii) mẫu tham khảo cần thiết cho việc phát hiện LLP; và

(iii) thông tin liên quan có thể được sử dụng bởi Bên nhập khẩu để tiến hành một đánh giá rủi ro hoặc an toàn nếu việc đánh giá an toàn thực phẩm là phù hợp, thông tin liên quan cho việc đánh giá an toàn thực phẩm theo Phụ lục 3 của Hướng dẫn của Codex về Đánh giá an toàn thực phẩm đối với thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật DNA tái tổ hợp (CAC/GL45-2003); 

(c) Khuyến khích đối tượng đó chia sẻ thông tin nêu trong 2(b) với Bên nhập khẩu.

7. Khi xảy ra LPP, Bên nhập khẩu, theo luật pháp, quy định và chính sách của mình, phải:

(a) thông báo cho người nhập khẩu hoặc đại lý của người nhập khẩu về việc xảy ra LLP và thông tin bổ sung khác mà các người nhập khẩu phải cung cấp để cho phép Bên nhập khẩu ra quyết định về việc xử lý lô hàng có xảy ra LLP;

(b) cung cấp cho các Bên xuất khẩu một bản tóm tắt (nếu có) về các đánh giá rủi ro hoặc an toàn mà Bên nhập khẩu đã thực hiện liên quan đến LLP;

(c) đảm bảo rằng các biện pháp14được áp dụng để giải quyết LLP phù hợp cới luật pháp trong nước, các quy định và chính sách của mình.

8. Nhằm giảm nguy cơ gián đoạn thương mại do xảy ra LLP:

(a) Mỗi ​​bên xuất khẩu có trách nhiệm, theo luật pháp trong nước, các quy định, chính sách của mình, nỗ lực khuyến khích các nhà phát triển công nghệ nộp đơn cho các Bên để xin cấp phép cho thực vật và sản phẩm thực vật có nguồn gốc từ công nghệ sinh học hiện đại; và

(b) Bên cấp phép cho thực vật và sản phẩm thực vật có nguồn gốc từ công nghệ sinh học hiện đại sẽ nỗ lực để:

(i) liên tục nhận và xem xét đơn xin cấp phép cho thực vật và sản phẩm thực vật có nguồn gốc từ công nghệ sinh học hiện đại tại mọi thời điểm trong năm; và

(ii) tăng cường thông tin liên lạc giữa các Bên về việc cấp mới giấy phép cho thực vật và sản phẩm thực vật có nguồn gốc từ công nghệ sinh học hiện đại để nâng cao trao đổi thông tin toàn cầu.

9. Các Bên đồng thành lập một Nhóm công tác chuyên về các sản phẩm công nghệ sinh học hiện đại thuộc Ủy ban Thương mại Nông nghiệp nhằm trao đổi thông tin và hợp tác về các vấn đề thương mại liên quan các sản phẩm công nghệ sinh học hiện đại. Nhóm công tác bao gồm đại diện của tất cả các Bên và có nhiệm vụ thông báo bằng văn bản cho Ủy ban Thương mại Nông nghiệp về việc mình tham gia vào Nhóm công tác và nêu một hoặc một số đại diện của Nhóm Công tác.

10. Nhóm công tác sẽ tạo một diễn đàn để:

(a) trao đổi thông tin về các vấn đề, bao gồm pháp luật trong nước, các quy định và chính sách hiện hành và được đề xuất liên quan đến việc mua bán các sản phẩm của công nghệ sinh học hiện đại theo pháp luật, quy định và chính sách của Bên mình; và

(b) tăng cường hơn nữa hợp tác giữa hai hay nhiều Bên, trong đó có sự quan tâm lẫn nhau liên quan đến việc mua bán các sản phẩm của công nghệ sinh học hiện đại.

11. Nhóm công tác có thể họp trực tiếp hoặc thông qua các phương tiện khác nhau do các Bên có người đại diện cho Nhóm Công tác thỏa thuận.

Mục D: Quản lý hạn ngạch thuế quan

Điều 2.30: Phạm vi áp dụng và quy định chung

1. Mỗi Bên sẽ thực hiện và điều hành hạn ngạch thuế quan15 theo Điều XIII của GATT 1994 (bao gồm phần diễn giải), Hiệp định cấp phép nhập khẩu và Điều 2.13 (Giấy phép nhập khẩu). Tất cả hạn ngạch thuế quan do một Bên ban hành theo Hiệp định này sẽ được đưa vào Biểu thuế của Bên đó trong Phụ lục 2-D (Xóa bỏ thuế quan).

2. Mỗi Bên phải bảo đảm rằng các thủ tục quản lý hạn ngạch thuế quan của mình được công khai và công bằng, không có các thủ tục hành chính không cần thiết, đáp ứng tốt với điều kiện thị trường và được quản lý một cách kịp thời.

3. Bên quản lý một hạn ngạch thuế quan phải công bố tất cả các thông tin liên quan đến việc quản lý hạn ngạch thuế quan của mình, bao gồmphạm vi của hạn ngạch và các điều kiện; và, nếu hạn ngạch thuế quan sẽ được phân bổ, thủ tục áp dụng, thời hạn áp dụng, và các phương pháp hoặc thủ tục sẽ được sử dụng cho việc phân bổ hoặc phân bổ lại trên được trang web của mình ít nhất 90 ngày trước ngày bắt đầu áp dụng hạn ngạch thuế quan có liên quan.

Điều 2.31: Quản lý và yêu cầu

1. Mỗi Bên phải quản lý hạn ngạch thuế quan của mình nhằm cho phép các nhà nhập khẩu có cơ hội tận dụng  toàn bộ hạn ngạch thuế quan.

2. (a) Trừ trường hợp quy định tại các điểm (b) và (c), không Bên nào được áp dụng một điều kiện, giới hạn hoặc yêu cầu mới hoặc bổ sung về việc sử dụng một hạn ngạch thuế quan việc nhập khẩu của một loại hàng hóa, trong đó có sự liên hệ đến thông số kỹ thuật hoặc xếp loại, người dùng cuối được phép của sản phẩm nhập khẩu hoặc phạm vi ngoài những quy định trong Biểu thuế của mình tại Phụ lục 2-D (Xóa bỏ thuế quan)16.

(b) Khi một Bên muốn áp dụng một điều kiện, giới hạn hoặc yêu cầu mới hoặc bổ sung về việc sử dụng một hạn ngạch thuế quan đối với nhập khẩu một loại hàng hoá thì phải thông báo các Bên còn lại ít nhất 45 ngày trước ngày dự kiến có hiệu lực của các điều kiện, giới hạn, hoặc yêu cầu mới hoặc bổ sung. Bất kỳ Bên nào có lợi ích thương mại có thể chứng minh được từ việc cung cấp hàng hóa có thể gửi yêu cầu tham vấn bằng văn bản cho Bên muốn áp dụng một điều kiện, giới hạn hoặc yêu cầu mới hoặc bổ sung. Khi nhận được yêu cầu tham vấn, Bên muốn áp dụng một điều kiện, giới hạn hoặc yêu cầu mới hoặc bổ sung phải nhanh chóng tiến hành tham vấn với Bên yêu cầu theo khoản 6 Điều 2.34 (Sự minh bạch).

(c) Bên muốn áp dụng điều kiện, hạn chế hoặc yêu cầu mới hoặc bổ sung có thể áp dụng nếu:

(i) Bên đó đã tham vấn với một Bên có lợi ích thương mại có thể chứng minh được từ việc cung cấp hàng hóa đã gửi văn bản yêu cầu tham vấn theo điểm (b); và

(ii) không Bên nào có lợi ích thương mại có thể chứng minh được từ việc cung cấp hàng hóa gửi bằng văn bản yêu cầu tham vấn theo điểm (b) phản đối việc áp dụng điều kiện, hạn chế hoặc yêu cầu mới hoặc bổ sung sau khi tham vấn.

(d) Điều kiện, hạn chế hoặc yêu cầu mới hoặc bổ sung là kết quả của một buổi tham vấn được tổ chức theo mục (c) phải được gửi tới các Bên trước khi thực hiện.

Điều 2.32: Phân bổ17

  1. Trong trường hợp tiếp cận theo một hạn ngạch thuế quan phụ thuộc vào một cơ chế phân bổ, mỗi Bên nhập khẩu phải đảm bảo rằng:

(a) Người nào của một Bên đáp ứng đủ điều kiện của Bên nhập khẩu có quyền nộp đơn và được xem xét phân bổ hạn ngạch theo các hạn ngạch thuế quan.

(b) Trừ trường hợp có thoả thuận khác, Bên nhập khẩu không phân bổ hạn ngạch cho một nhóm các nhà sản xuất, ra điều kiện phải mua hàng hóa sản xuất trong nước để được phân bổ, hoặc giới hạn việc phân bổ trong phạm vi các đơn vị gia công/chế biến.

(c) Mỗi ​​phân bổ được thực hiện theo khối lượng vận chuyển thương mại trong khả năng, đến mức tối đa có thể, trong phạm vi số lượng mà các nhà nhập khẩu yêu cầu.

(d) Việc phân bổ cho nhập khẩu trong hạn ngạch được áp dụng cho các dòng thuế thuộc hạn ngạch thuế quan và có giá trị trong suốt năm hạn ngạch thuế quan.

(e) Trường hợp số lượng lũy ​​kế hạn ngạch thuế quan được yêu cầu vượt quá phạm vi hạn ngạch, việc phân bổ cho các đối tượng đủ điều kiện được thực hiện một cách công bằng và minh bạch.

(f) Thời hạn nộp hồ sơ tối thiểu là bốn tuần kể từ ngày đầu tiên có thể nộp hồ sơ.

(g) hạn ngạch được phân bổ trong vòng bốn tuần trước ngày đầu tiên của kỳ hạn ngạch, trừ trường hợp phân bổ dựa toàn bộ hoặc một phần vào hiệu suất nhập khẩu trong khoảng thời gian 12 tháng liền kề trước kỳ hạn ngạch. Trong trường hợp một Bên phân bổ căn cứ toàn bộ hoặc một phần vào hiệu suất nhập khẩu trong khoảng thời gian 12 tháng liền kề trước kỳ hạn ngạch, Bên đó sẽ thực hiện phân bổ tạm thời toàn bộ số lượng hạn ngạch trong vòng bốn tuần trước ngày đầu tiên của kỳ hạn ngạch . Tất cả các quyết định phân bổ cuối cùng, bao gồm sửa đổi, sẽ được thực hiện và thông báo cho người nộp đơn vào đầu kỳ hạn ngạch.

2. Trong năm hạn ngạch đầu tiên Hiệp định này có hiệu lực đối với một Bên, nếu kỳ hạn ngạch còn ít hơn mười hai tháng khi Hiệp định này có hiệu lực đối với Bên đó, Bên đó sẽ thông báo cho người xin hạn ngạch, bắt đầu từ ngày có hiệu lực của Hiệp định này đối với Bên đó, với số lượng hạn ngạch trong Biểu thuế tại Phụ lục 2-D (Xóa bỏ thuế quan), nhân với một phân số có tử số là một số nguyên là số tháng còn lại trong năm hạn ngạch tại thời điểm có hiệu lực của Hiệp định đối với Bên đó, bao gồm các tháng mà Hiệp định này có hiệu lực đối với Bên đó, và mẫu số của phân số này là mười hai.

(a) Các Bên phải thông báo số lượng hạn ngạch trong Biểu thuế tại Phụ lục 2-D (Xóa bỏ thuế quan) cho các đối tượng xin hạn ngạch từ ngày đầu tiên của mỗi năm hạn ngạch mà sau đó các hạn ngạch bắt đầu được thực hiện.

3. Bên đang quản lý một hạn ngạch thuế quan không được yêu cầu tái xuất một loại hàng hóa như một điều kiện để xin hoặc sử dụng phân bổ hạn ngạch.

4. Bất kỳ số lượng hàng hoá nhập khẩu theo một hạn ngạch thuế quan theo Hiệp định này không được tính vào hoặc khấu trừ vào số lượng của bất kỳ hạn ngạch thuế quan nào khác được cấp cho hàng hoá đó tại biểu thuế WTO của một Bên hoặc theo bất kỳ hiệp định thương mại nào khác.18

Điều 2.33: Trả và tái phân bổ hạn ngạch

1. Khi một hạn ngạch thuế quan được quản lý bởi một cơ chế phân bổ, mỗi Bên phải bảo đảm có một cơ chế hoàn trả và tái phân bổ phần hạn ngạch không sử dụng một cách kịp thời và minh bạch nhằm tận dụng tối đa hạn ngạch.

2. Mỗi Bên phải công bố thường xuyên trên trang web chuyên dùng của mình các thông tin liên quan đến các số lượng được phân bổ, số lượng bị trả lại, nếu có thể, tỷ lệ sử dụng hạn ngạch. Ngoài ra, mỗi Bên phải công bố trên web đó số lượng có thể tái phân bổ và thời hạn áp dụng ít nhất là hai tuần trước ngày Bên đó bắt đầu nhận hồ sơ xin tái phân bổ.

Điều 2.34: Sự minh bạch

1. Mỗi Bên phải xác định (các) đối tượng hoặc tổ chức chịu trách nhiệm quản lý hạn ngạch thuế quan của mình, chỉ định ít nhất một đầu mối liên lạc để tạo điều kiện thông tin liên lạc giữa các Bên về các vấn đề liên quan đến việc quản lý hạn ngạch thuế quan của mình, và cung cấp thông tin chi tiết về (các) đầu mối liên lạc của mình cho các Bên còn lại. Mỗi Bên phải thông báo ngay cho bên kia về việc sửa đổi các thông tin về (các) đầu mối liên lạc của mình.

2. Trong trường hợp một hạn ngạch thuế quan được quản lý bởi một cơ chế phân bổ, tên và địa chỉ của đối tượng cấp phát phải được công bố trên trang web chuyên dùng.

3. Trong trường hợp một hạn ngạch thuế quan được quản lý trên nguyên tắc ai đến trước được phân bổ trước, trong từng năm, cơ quan quản lý của Bên nhập khẩu phải công bố một cách kịp thời và liên tục trên trang web chuyên dùng của mình tỷ lệ sử dụng và số lượng còn lại của mỗi hạn ngạch thuế quan.

4. Trong trường hợp một hạn ngạch thuế quan được quản lý trên nguyên tắc ai đến trước được phân bổ trước và hạn ngạch thuế quan của một Bên nhập khẩu được phân bổ hết, Bên đó phải thông báo trên trang web chuyên dùng của mình trong vòng 10 ngày.

5. Trong trường hợp một hạn ngạch thuế quan được quản lý theo một cơ chế phân bổ và hạn ngạch thuế quan của một Bên nhập khẩu được phân bổ hết, Bên đó phải thông báo về điều này trên trang web chuyên dùng của mình càng sớm càng tốt.

6. Theo yêu cầu bằng văn bản của (các) Bên xuất khẩu, Bên đang quản lý một hạn ngạch thuế phải tham khảo ý kiến Bên xuất khẩu về việc quản lý hạn ngạch thuế quan của mình.

1 đối với Canada, khoản này sẽ không áp dụng đối với một số tàu nhất định của Chương 89 đã được sửa chữa hoặc thay đổi. Những tàu này sẽ được xử lý một cách phù hợp với các ghi chú của các mục thuế quan có liên quan trong Biểu thuế của Canada tại Phụ lục 2-D (Xóa bỏ thuế quan).

2. Mỗi Bên sẽ xó bỏ thuế hải quan đối với container thuộc nhóm HS 86.09 có thể tích trong nhỏ hơn một mét khối khi Hiệp định này có hiệu lực đối với nước mình theo Biểu thuế của Bên đó tại Phụ lục 2-D (Xóa bỏ thuế quan).

3 Nhằm giải thích rõ hơn, khoản này không ngăn cản một Bên áp dụng hoặc duy trì các biện pháp an toàn đường sắt và cao tốc áp dụng chung, hoặc không cho phép phương tiện hoặc container vào hoặc ra khỏi lãnh thổ của mình tại những vị trí không có cửa khẩu của Bên đó.

  Khoản này không áp dụng đối với việc nhập khẩu hoặc phân phối gạo và lúa ở Malaysia.

5 Nhằm giải thích rõ hơn, tùy thuộc vào các nghĩa vụ theo Hiệp định này và các Hiệp định liên quan của WTO, một Bên có thể yêu cầu hàng hóa tái sản xuất phải:
(a) được nhận dạng để phân phối hoặc bán trong lãnh thổ của mình, và
(b) đáp ứng tất cả các yêu cầu kỹ thuật áp dụng đối với hàng hóa mới tương đương.

6 Khoản này không áp dụng cho nguyên tắc đối xử đối với một số hàng hoá tái sản xuất của Việt Nam được nêu trong Phụ lục 2- B (Hàng tái sản xuất).

7 Các nghĩa vụ tại Điều này chỉ áp dụng cho thủ tục xin cấp phép xuất khẩu.

8 Phí xử lý hàng hóa (MPF) là khoản phí hoặc lệ phí duy nhất của Mỹ áp dụng quy định tại khoản này. Ngoài ra, khoản này không áp dụng đối với bất kỳ khoản phí hoặc lệ phí nào của Mỹ trong vòng 3 năm sau ngày Hiệp định này có hiệu lực. Hơn nữa, khoản này không áp dụng đối với bất kỳ khoản phí hoặc lệ phí nào của Mexico đối với hoặc có liên quan đến việc xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa không có xuất xứ trong vòng 5 năm sau ngày Hiệp định này có hiệu lực đối với Mexico.

9 Điều 2.20 không áp dụng đối Brunei Darussalam trong vòng một năm kể từ ngày có hiệu lực của Hiệp định này. Chile và Mexico sẽ nỗ lực tham gia Hiệp định Công nghệ thông tin bất kể quy định tại Điều 2.20. Sự tham gia của Chile và Mexico vào ITA phụ thuộc vào việc hoàn thành các thủ tục pháp lý trong nước của hai nước này.

10 cá và sản phẩm từ cá được là sản phẩm trong chương 3 của Hệ thống hài hoà.

11 Nhằm giải thích rõ hơn và không ảnh hưởng đến vị trí Bên nào trong WTO, Điều này không bao gồm các biện pháp nêu tại Điều 10 của Hiệp định WTO về Nông nghiệp.

12 Trong Điều này, thực phẩm bao gồm cá và sản phẩm từ cá dùng cho người.

13 Trong Điều này, LLP là sự hiện diện không chủ ý ở mức độ thấp trong một lô hàng thực vật hoặc sản phẩm thực vật, ngoại trừ thực vật hoặc sản phẩm thực vật là thuốc hoặc sản phẩm y tế, của nguyên liệu thực vật rDNA được cho phép sử dụng trong ít nhất một quốc gia, nhưng không được cho phép trong nước nhập khẩu, và nếu được phép dùng cho thực phẩm, một đánh giá an toàn thực phẩm dựa trên hướng dẫn của Codex về Phương pháp đánh giá an toàn thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật rDNA.

14 Trong khoản này, "biện pháp" không bao gồm các hình thức xử phạt.

15 Trong Mục này, hạn ngạch thuế quan chỉ bao gồm những hạn ngạch thuế quan được ban hành theo Hiệp định này và được quy định trong Biểu thuế của một Bên tại Phụ lục 2-D (Xóa bỏ thuế quan). Nhằm giải thích rõ hơn, Mục này không áp dụng đối với hạn ngạch thuế quan trong Biểu thuế của một Bên theo Hiệp định WTO.

16 Nhằm giải thích rõ hơn, khoản này không áp dụng cho các điều kiện, giới hạn hay yêu cầu được áp dụng bất kể nhà nhập khẩu có sử dụng hạn ngạch thuế quan khi nhập khẩu hàng hóa hay không.

17 Trong Mục này, "cơ chế phân bổ" bao gồm các hệ thống được cho phép tiếp cận hạn ngạch thuế không theo nguyên tắc “ai đến trước được phân bổ trước”.

18 Nhằm giải thích rõ hơn, khoản này không ngăn cản một Bên áp dụng thuế suất trong hạn ngạch đối với hàng hóa từ các Bên TPP như quy định trong Biểu thuế của Bên đó tại Phụ lục 2-D (Xóa bỏ thuế quan), khác với thuế suất áp dụng đối với cùng loại hàng hoá của các nước ngoài TPP, theo một hạn ngạch thuế quan được ban hành theo Hiệp định WTO. Ngoài ra, khoản này không đòi hỏi một Bên phải thay đổi số lượng trong hạn ngạch của bất kỳ hạn ngạch thuế quan nào ban hành theo Hiệp định WTO.

CHƯƠNG 3

QUY TẮC XUẤT XỨ VÀ THỦ TỤC VỀ XUẤT XỨ

Mục A: Quy tắc xuất xứ

Điều 3.1: Giải thích từ ngữ

Trong Chương này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

nuôi trồng thủy sản có nghĩa là việc nuôi trồng các loài thủy sinh vật, bao gồm cá, động vật thân mềm, động vật giáp xác, động vật không xương sống dưới nước khác và thực vật thủy sinh từ hạt giống như trứng, cá bột, cá giống hoặc ấu trùng, bằng cách can thiệp vào các quá trình nuôi hoặc tăng trưởng để tăng sản lượng như nuôi thường xuyên, cho ăn hoặc bảo vệ khỏi các sinh vật săn mồi;

hàng hóa hoặcnguyênliệu thay thế là hàng hóa hoặc nguyên liệu có thể thay thế lẫn nhau cho các mục đích thương mại và có tính chất giống hệt nhau về cơ bản;

nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung là những nguyên tắc được công nhận bởi sự đồng thuận hoặc với sự hỗ trợ đáng kể từ chính quyền trong lãnh thổ của một Bên đối với việc hạch toán các khoản thu, chi, chi phí, tài sản và nợ; công bố thông tin; và chuẩn bị các báo cáo tài chính. Những nguyên tắc này có thể bao gồm các hướng dẫn áp dụng nói chung, cũng như các tiêu chuẩn, thông lệ và thủ tục chi tiết;

hàng hóa là một hàng hóa, sản phẩm, hay nguyên liệu bất kỳ;

nguyên liệu gián tiếp là một loại nguyên liệu được sử dụng trong sản xuất, thử nghiệm hoặc kiểm tra hàng hóa nhưng không cấu thành hàng hóa; hoặc một nguyên liệu được sử dụng trong việc bảo dưỡng các công trình hoặc các hoạt động của thiết bị gắn liền với sản xuất hàng hóa, bao gồm:

(a) nhiên liệu, năng lượng, chất xúc tác và dung môi;

(b) thiết bị, vật tư dùng để kiểm tra, thử nghiệm hàng hóa;  

(c) găng tay, kính, giày dép, quần áo, thiết bị an toàn;

(d) dụng cụ, khuôn rập và khuôn đúc;

(e) Các phụ tùng và nguyên liệu được sử dụng trong bảo dưỡng thiết bị và nhà xưởng;

(f) dầu nhờn, mỡ bôi trơn, nguyên liệu hỗn hợp và các nguyên liệu khác được sử dụng trong sản xuất hoặc dùng để vận hành thiết bị và nhà xưởng; và

(g) nguyên liệu bất kỳ không tạo thành hàng hóa nhưng khi sử dụng trong sản xuất hàng hóa có thể được trình bày như là một phần của quy trình sản xuất đó một cách hợp lý.

 nguyên liệu là một loại hàng hóa được sử dụng để sản xuất hàng hóa khác;

hàng hóa không có xuất xứ hoặc nguyên liệu không có xuất xứ là một loại hàng hóa hoặc nguyên liệu không đủ điều kiện được xem là có xuất xứ theo quy định của Chương này;

hàng hóa có xuất xứ hoặc nguyên liệu có xuất xứ là một loại hàng hóa hoặc nguyên liệu đủ điều kiện được xem là có xuất xứ theo quy định của Chương này;

nguyên liệu đóng gói và vật chứađể vận chuyển là hàng hóa được sử dụng để bảo vệ hàng hóa khác trong quá trình vận chuyển, nhưng không bao gồm các nguyên liệu đóng gói hoặc vật chứa dùng để đóng gói hàng hóa bán lẻ;

nhà sản xuấtlà một người tham gia vào việc sản xuất hàng hóa; và

sản xuất là các hoạt động bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, khai thác, thu hoạch, đánh bắt, bẫy, săn bắn, bắt, thu thập, sinh sản, chiết xuất, nuôi trồng thủy sản, thu gom, sản xuất, gia công hay lắp ráp một loại hàng hóa;

giá trị giao dịch là giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải trả cho hàng hóa khi bán để xuất khẩu hoặc giá trị khác được xác định theo quy định của Hiệp định trị giá hải quan; và

giá trị hàng hóa là giá trị giao dịch của hàng hóa không bao gồm chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng hóa quốc tế.

Điều 3.2: Hàng hóa có xuất xứ

Trừ trường hợp Chương này có quy định khác, mỗi Bên quy định rằng một hàng hóa được xem là có xuất xứ nếu hàng hóa đó:

(a) thu được hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một hoặc nhiều Bên như quy định tại Điều 3.3 (Hàng hoá có xuất xứ thuần túy);

(b) được sản xuất hoàn toàn trong lãnh thổ của một hoặc nhiều Bên và hoàn toàn từ các nguyên liệu có xuất xứ; hoặc

(c) được sản xuất hoàn toàn trong lãnh thổ của một hoặc nhiều Bên sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ với điều kiện hàng hóa thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu có hiệu lực tại Phụ lục 3-D (Quy tắc xuất xứ cụ thể theo mặt hàng),

và đáp ứng đầy đủ những yêu cầu khác trong Chương này.

Điều 3.3: Hàng hoá có xuất xứ thuần túy

Mỗi Bên quy định rằng trong phạm vi Điều 3.2 (Hàng hóa có xuất xứ), một hàng hóa  có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất hoàn toàn trong lãnh thổ của một hoặc nhiều Bên nếu hàng hóa đó là:

(a) một loại thực vật hoặc hàng hóa thực vật được trồng, thu hoạch, hái hoặc tập trung trong lãnh thổ đó;

(b) một động vật sống được sinh ra và nuôi lớn trong lãnh thổ đó;

(c) một loại hàng hóa thu được từ một động vật sống trong lãnh thổ đó;

(d) một động vật bị săn, bẫy, đánh bắt, khai thác hoặc bắt trong lãnh thổ đó;  

(e) một hàng hóa thu được từ nuôi trồng thủy sản trong lãnh thổ đó;

(f) một khoáng chất hoặc chất phát sinh một cách tự nhiên, không bao gồm trong các điểm từ (a) đến (e), được chiết xuất hoặc lấy trong lãnh thổ đó;

(g) cá, động vật có vỏ và các loài sinh vật biển khác đánh bắt từ biển, đáy biển hoặc lòng đất dưới đáy bên ngoài lãnh thổ của các Bên và, theo luật pháp quốc tế, bên ngoài lãnh hải của các nước ngoài khối TPP 1bằng tàu được đăng ký, niêm yết, hoặc ghi nhận với một Bên và được phép treo cờ của Bên đó;

(h) một hàng hóa được sản xuất từ các loại ​​hàng hoá nêu tại điểm (g) trên một tàu chế biến thủy sản được đăng ký, niêm yết với một Bên và được phép treo cờ của Bên đó;

(i) một hàng hóa khác ngoài cá, động vật có vỏ và các sinh vật biển khác do một Bên hoặc một người của một Bên bắt từ đáy biển hoặc lòng đất dưới đáy bên ngoài lãnh thổ của các Bên, và ngoài phạm vi mà các nước ngoài khối TPP thực hiện quyền tài phán với điều kiện Bên đó hoặc người của Bên đó có quyền khai thác đáy biển hoặc lòng đất dưới đáy theo luật pháp quốc tế;

(j) là một trong các loại sau:

(i) chất thải hoặc phế liệu có nguồn gốc từ sản xuất trong lãnh thổ đó; hoặc

(ii) chất thải hoặc phế liệu có nguồn gốc từ hàng đã qua sử dụng thu thập trong lãnh thổ đó, với điều kiện những mặt hàng này chỉ phù hợp cho việc thu hồi nguyên liệu thô; và

(k) một hàng hóa sản xuất trong lãnh thổ đó hoàn toàn từ các loại hàng hóa nêu trong các điểm từ (a) đến (j), hoặc từ các dẫn xuất của chúng.

Điều 3.4: Quy định đối với nguyên liệu được thu hồi sử dụng trong tái sản xuất hàng hóa

1. Mỗi Bên quy định rằng một nguyên liệu được thu hồi trong lãnh thổ của một hoặc nhiều Bên được xem như có xuất xứ khi nguyên liệu đó được sử dụng trong quá trình tái sản xuất hàng hóa hoặc cấu thành hàng tái sản xuất.

2. Để giải thích rõ hơn:

(a) một hàng hóa tái sản xuất là chỉ được xem là có xuất xứ nếu thỏa mãn các điều kiện tại Điều 3.2 (Hàng hóa có xuất xứ); và

(b) một nguyên liệu được thu hồi không được sử dụng cho tái sản xuất hàng hóa hoặc cấu thành hàng hóa tái sản xuất chỉ được xem là có xuất xứ nếu thỏa mản các điều kiện tại Điều 3.2 (Hàng hóa có xuất xứ).

Điều 3.5: Hàm lượng giá trị khu vực

1. Mỗi Bên quy định một yêu cầu về hàm lượng giá trị khu vực (RVC) quy định tại Chương này, bao gồm các phụ lục liên quan, để xác định xem một hàng hóa có xuất xứ hay không. Hàm lượng giá trị khu vực được tính như sau:

a) Phương pháp giá trị tập trung: dựa trên giá trị nguyên liệu không có xuất xứ được nêu:

RVC

=

giá trị hàng hóa - FVNM

x

100

Giá trị hàng hóa

b) Phương pháp “build-down: dựa trên giá trị nguyên liệu không có xuất xứ

RVC

=

giá trị hàng hóa - VNM

x

100

Giá trị hàng hóa

b) Phương pháp build-up: dựa trên giá trị nguyên liệu có xuất xứ

RVC

=

VOM

x

100

Giá trị hàng hóa

hoặc

d) Phương pháp chi phí ròng (chỉ áp dụng cho ô tô)

RVC

=

NC - VNM

x

100

NC

Trong đó:

RVC là hàm lượng giá trị khu vực (regional value content) của hàng hóa, tính bằng phần trăm;

VNM là giá trị của nguyên liệu không có xuất xứ (value of non-originating materials) , bao gồm nguyên liệu không rõ xuất xứ, sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa;

NC là chi phí ròng (net cost) của hàng hóa được xác định theo điều 3.9 (Chi phí ròng);

FVNM là giá trị nguyên liệu không có xuất xứ, bao gồm cả nguyên liệu không rõ nguồn gốc quy định trong quy tắc cụ thể theo sản phẩm tại Phụ lục 3-D (Quy tắc xuất xứ cụ thể theo mặt hàng) và được sử dụng trong quá trình sản xuất ra hàng hóa đó. Để giải thích rõ hơn, nguyên liệu không có xuất xứ không được nêu trong quy tắc cụ thể theo sản phẩm tại Phụ lục 3-D (Quy tắc xuất xứ cụ thể theo mặt hàng) không được dùng để xác định FVNM; và

VOM  là giá trị của các nguyên liệu có xuất xứ (value of originating materials) được sử dụng trong quá trình sản xuất ra hàng hóa đó trong lãnh thổ của một hoặc nhiều Bên.

  1.  Mỗi Bên quy định rằng tất cả các chi phí cho việc tính toán hàm lượng giá trị khu vực được hạch toán và duy trì theo nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung áp dụng trong lãnh thổ của Bên sản xuất ra hàng hóa đó.

Điều 3.6: Nguyên liệu sử dụng trong sản xuất

1. Mỗi Bên quy định rằng nếu một nguyên liệu không có xuất xứ được dùng để tiếp tục sản xuất nhằm thỏa mãn các điều kiện của Chương này thìnguyên liệu được coi là có xuất xứ khi xác định tình trạng xuất xứ của hàng hóa được sản xuất sau đó, bất kể nguyên liệu đó có được sản xuất bởi cùng một nhà sản xuất của hàng hóa hay không.

2. Mỗi Bên quy định rằng nếu một nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng trong quá trình sản xuất một loại hàng hóa thì các giá trị sau được coi là hàm lượng có xuất xứ khi xác định hàng hóa đó có thỏa mãn điều kiện về hàm lượng giá trị khu vực hay không:

(a) giá trị của việc chế biến các nguyên liệu không có xuất xứ được thực hiện trong lãnh thổ của một hoặc nhiều Bên; và

(b) giá trị của một nguyên liệu có xuất xứ bất kỳ được sử dụng trong quá trình sản xuất nguyên liệu không có xuất xứ trong lãnh thổ của một hoặc nhiều Bên.

Điều 3.7: Giá trị nguyên liệu sử dụng trong sản xuất

Mỗi Bên quy định rằng trong phạm vi của Chương này, giá trị của một nguyên liệu:

(a) đối với một loại nguyên liệu do nhà sản xuất hàng hóa nhậu khẩu: là giá trị giao dịch của nguyên liệu đó tại thời điểm nhập khẩu, bao gồm các chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng hóa quốc tế;

(b) đối với một loại nguyên liệu thu được trong lãnh thổ mà tại đó hàng hóa được sản xuất:

(i) giá do nhà sản xuất thanh toán tại Bên có trụ sở của nhà sản xuất;

(ii) giá trị được xác định đối với một nguyên liệu nhập khẩu tại điểm (a); hoặc

(iii) mức giá có thể xác định đầu tiên đã được trả hoặc phải trả trong lãnh thổ của Bên đó; hoặc

(c) đối với nguyên liệu tự sản xuất:

(i) tất cả các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất nguyên liệu, trong đó bao gồm chi phí chung; và

(ii) một khoản tiền tương đương với lợi nhuận tạo ra trong quy trình thương mại thông thường, hoặc bằng với lợi nhuận từ việc bán hàng hoá cùng loại với loại nguyên liệu tự sản xuất đang được định giá.

Điều 3.8: Điều chỉnh giá trị nguyên liệu

  1.  Mỗi Bên quy định rằng đối với một nguyên liệu có xuất xứ, các chi phí sau đây có thể được thêm vào các giá trị của nguyên liệu nếu chưa được đưa vào theo Điều 3.7 (Giá trị của nguyên liệu dùng trong sản xuất):

(a) chi phí vận chuyển, bảo hiểm, đóng gói và tất cả các chi phí phát sinh khác để vận chuyển nguyên liệu đến vị trí của nhà sản xuất ra hàng hóa;

(b) các loại thuế và phí dịch vụ hải quan đối với nguyên liệu được thanh toán trong lãnh thổ của một hoặc nhiều Bên, trừ các loại thuế được miễn, được hoàn, chưa hoàn, hoặc có thể thu hồi dưới dạng khác, trong đó bao gồm thuế được khấu trừ hoặc thuế đã nộp hoặc phải nộp; và

(c) chi phí của chất thải và sự hư hỏng do việc sử dụng của nguyên liệu trong quá trình sản xuất hàng hóa, trừ giá trị của phế liệu có thể tái sử dụng hoặc phụ phẩm.

2. Mỗi Bên quy định rằng đối với một nguyên liệu không có xuất xứ hoặc nguyên liệu không rõ xuất xứ, các chi phí sau đây có thể được khấu trừ từ giá trị của nguyên liệu:

(a) chi phí vận chuyển, bảo hiểm, đóng gói và tất cả các chi phí khác phát sinh trong quá trình vận chuyển nguyên liệu đến vị trí của nhà sản xuất ra hàng hóa;

(b) các loại thuế và phí dịch vụ hải quan đối với nguyên liệu được thanh toán trong lãnh thổ của một hoặc nhiều Bên, trừ các loại thuế được miễn, được hoàn, chưa hoàn, hoặc có thể thu hồi, trong đó bao gồm tín dụng đối với thuế hoặc thuế đã nộp hoặc phải nộp; và

(c) chi phí của chất thải và sự hư hỏng do việc sử dụng của nguyên liệu trong quá trình sản xuất hàng hóa, trừ giá trị của phế liệu có thể tái sử dụng hoặc phụ phẩm.

  1.  Nếu một chi phí được liệt kê tại khoản 1 hoặc 2 là không xác định hoặc không có tài liệu chứng minh cho việc điều chỉnh chi phí thì không được phép điều chỉnh chi phí đó.

Điều 3.9: Chi phí ròng

1. Nếu Phụ lục 3-D (Quy tắc xuất xứ cụ thể theo mặt hàng) có nêu rõ một yêu cầu về hàm lượng giá trị khu vực để xác định xem sản phẩm ô tô của các phân nhóm từ 8407.31 đến 8407.34, 8408.20, nhóm 84.09, các nhóm từ 87.01 đến 87.08 hoặc nhóm 87.11 có xuất xứ hay không, mỗi Bên quy định rằng yêu cầu để xác định xuất xứ của mặt hàng đó dựa trên các Phương pháp chi phí ròng được tính như quy định tại Điều 3.5 (Hàm lượng giá trị khu vực).

  1.  Trong phạm vi của Điều này:

(a) chi phí ròng là tổng chi phí trừ chi phí khuyến mãi, tiếp thị và dịch vụ hậu mãi, tiền bản quyền, phí vận chuyển và đóng gói, và chi phí lãi suất không cho phép đã tính trong tổng chi phí; và

(b) chi phí ròng của hàng hóa là chi phí ròng có thể được phân bổ một cách hợp lý cho hàng hóa đó theo một trong các phương pháp sau đây:

(i) tính tổng chi phí đối với toàn bộ sản phẩm ô tô do được sản xuất bởi nhà sản xuất đó trừ chi phí khuyến mãi, tiếp thị và dịch vụ hậu mãi, tiền bản quyền, phí vận chuyển và đóng gói, và chi phí lãi suất không cho phép đã tính trong tổng chi phí của tất cả các hàng hóa này, và sau đó phân bổ chi phí ròng tính được của các hàng hóa này cho hàng hóa đó một cách hợp lý;

(ii) tính tổng chi phí đối với toàn bộ sản phẩm ô tô do được sản xuất bởi nhà sản xuất đó, phân bổ tổng chi phí cho hàng hóa đó một cách hợp lý, sau đó trừ chi phí khuyến mãi, tiếp thị và dịch vụ hậu mãi, tiền bản quyền, phí vận chuyển và đóng gói, và chi phí lãi suất không cho phép đã tính trong một phần của tổng chi phí được phân bổ cho hàng hóa đó; hoặc

(ii) phân bổ một cách hợp lý từng chi phí trong tổng chi phí phát sinh đối với hàng hóa đó sao cho tổng các chi phí này không bao gồm chi phí khuyến mãi, tiếp thị và dịch vụ hậu mãi, tiền bản quyền, phí vận chuyển và đóng gói, và chi phí lãi suất không cho phép, với điều kiện việc phân bổ của tất cả những chi phí này phù hợp với các quy định về phân bổ hợp lý chi phí của nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung.

3. Mỗi Bên quy định rằng, trong phạm vi của phương pháp chi phí ròng đối với xe cơ giới thuộc các nhóm từ 87.01 đến 87.06 hoặc nhóm 87.11, kết quả có thể là giá trị trung bình trong năm tài chính của nhà sản xuất sử dụng một trong các chủng loại sau, trên cơ sở tất cả các loại xe cơ giới cùng chủng loại hoặc chỉ có những loại xe cơ giới thuộc chủng loại đó được xuất khẩu đến lãnh thổ của một Bên khác:

(a) cùng một đời xe (model line) thuộc cùng một loại xe (class) được sản xuất tại cùng một nhà máy trong lãnh thổ của một Bên;

(b) cùng một loại xe được sản xuất tại cùng một nhà máy trong lãnh thổ của một Bên;

(c) cùng một đời xe được sản xuất trong lãnh thổ của một Bên; hoặc

(d) một chủng loại khác do các Bên quyết định.

4. Mỗi Bên quy định rằng, trong phạm vi của phương pháp chi phí ròng tại các khoản 1 và 2, đối với nguyên liệu ô tô thuộc các phân nhóm từ 8407.31 đến 8407.34, 8408.20, nhóm 84.09, 87.06, 87.07, hoặc 87.08, được sản xuất trong cùng một nhà máy, giá trị trung bình có thể được tính:

(a) cho năm tài chính của nhà sản xuất xe mua hàng hóa đó;

(b) cho một quý hoặc tháng bất kỳ; hoặc

(c) cho năm tài chính của nhà sản xuất nguyên liệu ô tô, với điều kiện hàng hóa đó được sản xuất trong năm tài chính, quý, hoặc tháng làm cơ sở cho việc tính toán, trong đó:

(i) giá trị trung bình tại điểm (a) được tính riêng cho những hàng hoá bán cho một hoặc nhiều nhà sản xuất xe; hoặc

(ii) giá trị trung bình tại điểm (a) hoặc (b) được tính riêng cho những hàng hóa được xuất khẩu sang lãnh thổ của Bên kia.

5. Trong phạm vi của Điều này:

(a) loại xe (class) là một trong các loại xe cơ giới sau:

(i) xe cơ giới được phân loại theo phân nhóm 8701.20, xe cơ giới dùng để chở 16 người trở lên thuộc phân nhóm 8702.10 hoặc 8702.90, và xe cơ giới thuộc phân nhóm 8704.10, 8704.22, 8704.23, 8704.32 hoặc 8704.90, nhóm 87.05 hoặc 87.06;

(ii) xe cơ giới thuộc phân nhóm 8701.10 hoặc các phân nhóm từ 8701.30 đến 8701.90;

(iii) xe cơ giới dùng để chở 15 người hoặc ít hơn thuộc phân nhóm 8702.10 hoặc 8702.90, và xe cơ giới thuộc phân nhóm 8704.21 hoặc 8704.31;

(iv) xe cơ giới thuộc các phân nhóm từ 8703.21 đến 8703.90; hoặc

(v) xe cơ giới thuộc nhóm 87.11.

(b) đời xe (model line) là một nhóm xe cơ giới có cùng một nền tảng hoặc tên đời;

(c) chi phí lãi suất không được phép là chi phí lãi vay một nhà sản xuất phải chịu vượt quá 700 điểm cơ bản trên lợi tức từ nghĩa vụ nợ  kỳ hạntương tự do chính quyền cấp trung ương của Bên có trụ sở của nhà sản xuất ban hành;

(d) phân bổ hợp lý là phân bổ theo một cách phù hợp với các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung

(e) tiền bản quyền là các khoản thanh toán dưới mọi hình thức, bao gồm cả các khoản thanh toán theo thỏa thuận về hỗ trợ kỹ thuật hoặc các thoả thuận tương tự, cho việc sử dụng hoặc quyền sử dụng bản quyền; tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; bằng sáng chế; thương hiệu; thiết kế; kiểu dáng; kế hoạch; công thức hoặc quy trình bí mật, không bao gồm các khoản chi trả theo thỏa thuận về hỗ trợ kỹ thuật hoặc các thoả thuận tương tự mà có thể liên quan đến các dịch vụ cụ thể như:

(i) đào tạo nhân sự, không phân biệt nơi đào tạo; hoặc

(ii) thiết kế kỹ thuật, gia công, đặt khuôn, thiết kế phần mềm và các dịch vụ máy tính tương tự hoặc các dịch vụ khác được thực hiện trong lãnh thổ của một hoặc nhiều Bên;

 (f) chi phí khuyến mãi, tiếp thị và dịch vụ hậu mãi là các chi phí sau đây liên quan đến việc khuyến mãi, tiếp thị và dịch vụ hậu mãi:

(i) khuyến mãi và tiếp thị; quảng cáo trên truyền thông; quảng cáo và nghiên cứu thị trường; tài liệu quảng cáo và trình diễn; vật trưng bày; hội nghị bán hàng, triển lãm và hội nghị thương mại; băng rôn; trưng bày tiếp thị; hàng mẫu miễn phí; tài liệu bán hàng, tiếp thị và dịch vụ hậu mãi (brochure, catalog, tài liệu kỹ thuật, bảng giá, hướng dẫn sử dụng dịch vụ và các thông tin hỗ trợ bán hàng); lập và bảo hộ logo và thương hiệu; tài trợ; phí bổ sung hàng bán sỉ và bán lẻ; và giải trí;

(ii) ưu đãi về bán hàng và tiếp thị; giảm giá đối với người tiêu dùng, người bán lẻ hoặc bán sỉ; và các ưu đãi về hàng hóa;

(iii) tiền lương, tiền công; tiền hoa hồng bán hàng; tiền thưởng; phúc lợi (y tế, bảo hiểm hoặc trợ cấp hưu trí); chi phí du lịch và chi phí sinh hoạt; quyền thành viên và chi phí chuyên môn cho nhân sự phụ trách khuyến mãi, tiếp thị và dịch vụ hậu mãi;

(iv) chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên phụ trách khuyến mãi, tiếp thị và dịch vụ hậu mãi, chi phí đào tạo hậu mãi cho nhân viên của khách hàng, nếu các chi phí này được xác định riêng cho khuyến mãi, tiếp thị và dịch vụ hậu mãi của hàng hoá trên các báo cáo tài chính hoặc các tài khoản chi phí của nhà sản xuất;

(v) bảo hiểm trách nhiệm đối với hàng hoá;

(vi) vật tư văn phòng phục vụ khuyến mãi, tiếp thị và dịch vụ hậu mãi, nếu các chi phí này được xác định riêng cho khuyến mãi, tiếp thị và dịch vụ hậu mãi của hàng hoá trên các báo cáo tài chính hoặc các tài khoản chi phí của nhà sản xuất;

(vii) điện thoại, email và thông tin liên lạc khác, nếu các chi phí này được xác định riêng cho khuyến mãi, marketing và dịch vụ hậu mãi của hàng hoá trên các báo cáo tài chính hoặc các tài khoản chi phí của nhà sản xuất;

(viii) tiền thuê và khấu hao văn phòng và trung tâm phân phối phục vụ khuyến mãi, tiếp thị, và dịch vụ hậu mãi;

 (ix) bảo hiểm tài sản, các khoản thuế, chi phí điện nước, sửa chữa và bảo trì cho văn phòng và trung tâm phân phối phục vụ khuyến mãi, tiếp thị, và dịch vụ hậu mãi, nếu các chi phí này được xác định riêng cho khuyến mãi, tiếp thị và dịch vụ hậu mãi của hàng hoá trên các báo cáo tài chính hoặc các tài khoản chi phí của nhà sản xuất; và

(x) các khoản thanh toán về sửa chữa bảo hành của nhà sản xuất cho người khác;

(g) chi phí vận chuyển và đóng gói là các chi phí phát sinh để đóng gói một hàng hóa để vận chuyển đưa hàng hóa từ điểm giao hàng trực tiếp đến với người mua, không bao gồm các chi phí chuẩn bị và đóng gói hàng hóa để bán lẻ; và

(h) tổng chi phí là tất cả các chi phí sản phẩm, chi phí thời gian và các chi phí khác cho một hàng hóa phát sinh trong lãnh thổ của một hoặc nhiều Bên, trong đó:

(i) chi phí sản phẩm là những chi phí có liên quan đến việc sản xuất ra hàng hoá, bao gồm giá trị nguyên liệu, chi phí nhân công trực tiếp và chi thường xuyên;

(ii) chi phí thời gian là các chi phí ngoài chi phí sản phẩm phát sinh trong kỳ như chi phí bán hàng, chi phí chung, và chi phí quản lý; và

(iii) chi phí khác là tất cả các chi phí được hạch toán trong sổ sách của nhà sản xuất mà không phải chi phí sản phẩm hoặc chi phí thời gian, như tiền lãi.

Tổng số chi phí không bao gồm lợi nhuận nhà sản xuất thu được, bất kể lợi nhuận đó được nhà sản xuất giữ lại hay chi trả cho người khác dưới dạng cổ tức, hoặc thuế trên các khoản lợi nhuận đó, bao gồm cả thuế tăng vốn.

Điều 3.10: Tích lũy

1. Mỗi Bên quy định rằng một hàng hóa là có xuất xứ nếu hàng hóa đó được sản xuất trong lãnh thổ của một hoặc nhiều Bên bởi một hoặc nhiều nhà sản xuất, với điều kiện hàng hóa đó thỏa mãn các điều kiện tại Điều 3.2 (Hàng hóa có xuất xứ) và tất cả các điều kiện có hiệu lực khác tại Chương này.

2. Mỗi Bên quy định rằng một hàng hóa hoặc nguyên liệu có xuất xứ của một hoặc nhiều Bên được sử dụng để sản xuất một loại hàng hóa khác trong lãnh thổ của một Bên khác được xem là có xuất xứ tại lãnh thổ của Bên đó.

3. Mỗi Bên quy định rằng việc sản xuất sử dụng một nguyên liệu không có xuất xứ trong lãnh thổ của một hoặc nhiều Bên bởi một hoặc nhiều nhà sản xuất có thể đóng góp vào hàm lượng có xuất xứ của một hàng hóa khi xác định nguồn gốc của hàng hóa đó, bất kể lượng hàng sản xuất được có đủ để nguyên liệu được xem là có xuất xứ hay không.

Điều 3.11: Hàm lượng không đáng kể

1. Trừ trường hợp quy định tại Phụ lục 3-C (Ngoại lệ đối với Điều 3.11 (Hàm lượng không đáng kể)), mỗi Bên quy định rằng một hàng hóa có chứa các loại nguyên liệu không có xuất xứ không đáp ứng thay đổi về yêu cầu phân loại thuế quan quy định tại Phụ lục 3 D (Quy tắc xuất xứ cụ thể theo mặt hàng) cho hàng hóa vẫn được xem là có xuất xứ nếu giá trị của tất cả các nguyên liệu này không vượt quá 10% giá trị của hàng hóa đó như quy định tại Điều 3.1 (Giải thích từ ngữ) và thỏa mãn tất cả các điều kiện liên quan khác trong Chương này.

2. Khoản 1 chỉ áp dụng khi sử dụng một loại nguyên liệu không có xuất xứ trong quá trình sản xuất một hàng hóa khác.

  1.  Nếu một hàng hóa mô tả trong khoản 1 cũng phải tuân thủ yêu cầu về hàm lượng giá trị khu vực, giá trị của những nguyên liệu không có xuất xứ phải được tính vào giá trị của nguyên liệu không có xuất xứ đối với yêu cầu về hàm lượng giá trị khu vực được áp dụng.

4. Đối với một mặt hàng dệt may, ​​Điều 4.2 (Quy tắc xuất xứ và vấn đề liên quan) được áp dụng thay cho khoản 1.

Điều 3.12: Nguyên liệu hoặc hàng hóa thay thế

Mỗi Bên quy định rằng một hàng hóa hoặc nguyên liệu thay thế được coi là có xuất xứ dựa trên:

(a) sự khác biệt về vật lý của từng hàng hóa hoặc nguyên liệu thay thế; hoặc

(b) một phương pháp quản lý hàng tồn kho được công nhận trong Nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung nếu hàng hóa hoặc nguyên liệu thay thế được trộn lẫn, với điều kiện phương pháp quản lý hàng tồn kho được chọn sẽ được sử dụng trong suốt năm tài chính của người lựa chọn.

Điều 3.13: Phụ kiện, phụ tùng, công cụ và tài liệu hướng dẫn hoặc thông tin khác

1. Mỗi Bên quy định rằng:

(a) khi xác định liệu một hàng hóa có xuất xứ thuần túy hay không, hoặc thỏa mãn một quy trình hoặc thay đổi về yêu cầu phân loại thuế quan quy định tại Phụ lục 3-D (Quy tắc xuất xứ cụ thể theo mặt hàng), các loại phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ, tài liệu hướng dẫn hoặc thông tin khác được mô tả trong khoản 3 sẽ không được xét đến; hoặc

(b) khi xác định một hàng hóa có đáp ứng yêu cầu về hàm lượng giá trị khu vực hay không, giá trị của các linh kiện, phụ tùng, dụng cụ hoặc tài liệu hướng dẫn hoặc thông tin khác được mô tả trong khoản 3 được xem như nguyên liệu có xuất xứ hoặc không có xuất xứ, tùy trường hợp cụ thể, khi tính toán hàm lượng giá trị khu vực của hàng hóa.

2. Mỗi Bên quy định rằng các phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ, tài liệu hướng dẫn hoặc thông tin khác được mô tả trong đoạn 3 có tình trạng xuất xứ của hàng hóa được giao kèm.

  1.  Trong phạm vi Điều này, phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ, tài liệu hướng dẫn và thông tin khác được xem xét khi:

(a) các phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ, tài liệu hướng dẫn và thông tin này được phân loại, giao cùng với hàng hóa, nhưng không được xuất hóa đơn riêng biệt; và

(b) chủng loại, số lượng, và giá trị của các phụ kiện, phụ tùng, công cụ và tài liệu hướng dẫn hoặc thông tin không có gì bất thường đối với hàng hóa đó.

Điều 3.14: Nguyên liệu đóng gói và vậtchứa dùng cho bán lẻ

1. Mỗi Bên quy định rằng các nguyên liệu đóng gói và vật chứa dùng để chứa đựng hàng hóa để bán lẻ, nếu phân loại theo hàng hóa, không ảnh hưởng đến việc xác định tất cả các nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa có đáp ứng quy trình áp dụng hoặc thay đổi về yêu cầu phân loại thuế quan quy định tại Phụ lục 3-D (Quy tắc xuất xứ cụ thể theo mặt hàng) hay không, hoặc hàng hóa có xuất xứ thuần túy hay không.

2. Mỗi Bên quy định rằng nếu một mặt hàng phải tuân thủ yêu cầu về hàm lượng giá trị khu vực, giá trị của các nguyên liệu đóng gói và vật chứa dùng để chứa đựng hàng hóa để bán lẻ, nếu phân loại theo hàng hóa đó, được xem là có xuất xứ hoặc không có xuất xứ, tùy trường hợp cụ thể, khi tính toán hàm lượng giá trị khu vực của hàng hóa.

Điều 3.15: Nguyên liệu đóng gói và vật chứa dùng cho vận chuyển 

Mỗi Bên quy định rằng các nguyên liệu đóng gói và vật chứa dùng vận chuyển không ảnh hưởng đến việc xác định một mặt hàng có xuất xứ hay không.

Điều 3.16: Nguyên liệu gián tiếp

Mỗi Bên quy định rằng một nguyên liệu gián tiếp được coi là có xuất xứ bất kể nơi nguyên liệu đó được sản xuất.

Điều 3.17: Bộ sản phẩm

1. Mỗi Bên quy định rằng đối với một bộ sản phẩm được phân loại dựa theo quy tắc 3(a) hoặc (b) của Quy tắc giải thích chung của Hệ thống hài hoà, tình trạng xuất xứ của bộ sản phẩm được xác định theo quy tắc xuất xứ cụ thể theo mặt hàng áp dụng đối với bộ sản phẩm đó.

  1.  Mỗi Bên quy định rằng đối với một bộ sản phẩm được phân loại dựa theo quy tắc 3(c) của Quy tắc giải thích chung của Hệ thống hài hoà, bộsản phẩm chỉ được xem là có xuất xứ nếu từng mặt hàng trong bộ sản phẩm đều có xuất xứ và cả bộ sản phẩm lẫn hàng hoá đều đáp ứng các yêu cầu khác có liên quan của Chương này.

3. Bất kể quy định tại khoản 2, một bộ sản phẩm được phân loại dựa theo quy tắc 3(c) của Quy tắc giải thích chung của Hệ thống hài hoà được xem là có xuất xứ nếu giá trị của tất cả các hàng hóa không có xuất xứ trong bộ sản phẩm không vượt quá 10% giá trị của cả bộ.

4. Trong phạm vi khoản 3, giá trị của hàng hoá không có xuất xứ trong một bộ sản phẩm và giá trị của cả bộ sản phẩm được tính tương tự như giá trị của nguyên liệu không có xuất xứ và giá trị của hàng hóa.

Điều 3.18: Quá cảnh và trung chuyển

  1.  Mỗi Bên quy định rằng một hàng hóa có xuất xứ được giữ nguyên tình trạng xuất xứ nếu hàng hóa đó đã được vận chuyển đến Bên nhập khẩu không qua lãnh thổ của một nước ngoài khối TPP.
  2.  Mỗi Bên quy định rằng nếu một hàng hóa có xuất xứ được vận chuyển qua lãnh thổ của một hoặc nhiều nước ngoài khối TPP, tình trạng xuất xứ của hàng hóa được giữ nguyên với điều kiện hàng hóa đó:

(a) không được sử dụng trong bất kỳ hoạt động nào bên ngoài lãnh thổ của các Bên ngoài: dỡ hàng; xếp hàng trở lại; tách từ một lô hàng rời; lưu trữ; ghi nhãn hoặc ký đánh dấu theo yêu cầu của Bên nhập khẩu; hoặc một hoạt động khác cần thiết để bảo vệ hàng hóa trong tình trạng tốt hoặc để vận chuyển đến lãnh thổ của Bên nhập khẩu; và

(b) vẫn nằm trong sự kiểm soát của cơ quan hải quan trong lãnh thổ của một nước ngoài khối TPP.

Mục B: Thủ tục xuất xứ

Điều 3.19: Áp dụng thủ tục xuất xứ

Trừ trường hợp tại Phụ lục 3-A (Thỏa thuận khác) có quy định khác, mỗi Bên phải áp dụng các thủ tục trong mục này.

Điều 3.20: Yêu cầu hưởng ưu đãi

1. Trừ trường hợp tại Phụ lục 3-A (Thỏa thuận khác) có quy định khác, mỗi Bên quy định rằng một nhà nhập khẩu có thể làm đơn xin ưu đãi thuế quan dựa trên chứng nhận xuất xứ do nhà xuất khẩu, nhà sản xuất hoặc nhập khẩu lập 2 3.

2.  Một Bên nhập khẩu có thể:

(a) yêu cầu một nhà nhập khẩu đã hoàn thành giấy chứng nhận xuất xứ cung cấp tài liệu hoặc thông tin khác để hỗ trợ việc xác nhận;

(b) ban hành trong pháp luật của mình các điều kiện mà nhà nhập khẩu phải đáp ứng để lập một giấy chứng nhận xuất xứ;

(c) trường hợp một nhà nhập khẩu không đáp ứng hoặc không còn đáp ứng các điều kiện nêu tại điểm (b), cấm nhà nhập khẩu đó sử  dụng chứng nhận của mình như một cơ sở để yêu cầu ưu đãi thuế quan; hoặc

(d) trường hợp một yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan được dựa trên một giấy chứng nhận xuất xứ do một nhà nhập khẩu lập, cấm nhà nhập khẩu đó đưa ra các yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan tiếp theo đối với cùng một đợt nhập khẩu dựa trên một giấy chứng nhận xuất xứ do nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất lập.

  1.  Mỗi Bên quy định rằng một giấy chứng nhận xuất xứ:

(a) không cần phải tuân theo một mẫu quy định sẵn;

(b) phải được lập bằng văn bản, bao gồm định dạng điện tử;

(c) nêu rõ hàng hóa phải đồng thời có xuất xứ và đáp ứng các yêu cầu của Chương này; và

(d) có chứa một tập hợp các dữ liệu yêu cầu tối thiểu quy định tại Phụ lục 3-B (Yêu cầu dữ liệu tối thiểu).

4. Mỗi Bên quy định rằng một giấy chứng nhận xuất xứ có thể áp dụng đối với:

(a) một lô hàng duy nhất của một mặt hàng vào lãnh thổ của một Bên; hoặc

(b) nhiều lô hàng của hàng hóa giống hệt nhau trong khoảng thời gian quy định trong giấy chứng nhận xuất xứ, nhưng không quá 12 tháng.

5. Mỗi Bên quy định rằng một chứng nhận xuất xứ có hiệu lực trong một năm kể từ ngày cấp hoặc một thời hạn dài hơn theo quy định của pháp luật của Bên nhập khẩu.

6. Mỗi Bên cho phép một nhà nhập khẩu nộp một giấy chứng nhận xuất xứ bằng tiếng Anh. Nếu ngôn ngữ của giấy chứng nhận xuất xứ không phải tiếng Anh, Bên nhập khẩu có quyền yêu cầu nhà nhập khẩu phải nộp một bản dịch sang ngôn ngữ của Bên nhập khẩu.

Điều 3.21: Cơ sở của một giấy chứng nhận xuất xứ

1. Mỗi Bên quy định rằng nếu một nhà sản xuất xác nhận xuất xứ của một hàng hóa, giấy chứng nhận xuất xứ sẽ được lập trên cơ sở của nhà sản xuất có thông tin rằng hàng hóa có xuất xứ.

2. Mỗi Bên quy định rằng nếu nhà xuất khẩu không phải là nhà sản xuất của hàng hóa, một giấy chứng nhận xuất xứ có thể được lập bởi ác nhà xuất khẩu hàng hóa trên cơ sở:

(a) nhà xuất khẩu có thông tin là hàng có xuất xứ; hoặc

(b) thông tin của nhà sản xuất rằng hàng hóa có xuất xứ có thể tin cậy được (một cách hợp lý).

3. Mỗi Bên quy định rằng một giấy chứng nhận xuất xứ có thể được lập bởi nhà nhập khẩu của hàng hóa trên cơ sở:

(a) nhà nhập khẩu có tài liệu chứng minh hàng hóa có xuất xứ; hoặc

(b) tài liệu chứng minh hàng hóa có xuất xứ do nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất cung cấp có thể tin cậy được (một cách hợp lý).

4. Để giải thích rõ hơn, khoản 1 hoặc 2 không có nghĩa là một Bên được phép yêu cầu một nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất lập một giấy chứng nhận xuất xứ hoặc cung cấp một giấy chứng nhận xuất xứ cho người khác.

Điều 3.22: Các sai lệch

Mỗi Bên quy định rằng Bên đó sẽ không từ chối một giấy chứng nhận xuất xứ vì có lỗi hoặc sai lệch nhỏ trong giấy chứng nhận xuất xứ.

Điều 3.23: Miễn giấy chứng nhận xuất xứ

  1.  Không Bên nào được yêu cầu giấy chứng nhận xuất xứ nếu:

(a) giá trị hải quan nhập khẩu không vượt quá US $1000 hoặc số tiền tương đương bằng đồng tiền của Bên nhập khẩu hoặc một số tiền lớn hơn do Bên nhập khẩu quy định; hoặc

(b) Bên nhập khẩu không yêu cầu giấy chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa đó hoặc nhà nhập khẩu được Bên nhập khẩu miễn xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ, với điều kiện việc nhập khẩu không là một phần của một chuỗi nhập khẩu liên tiếp được thực hiện hoặc sắp đặt nhằm mục đích né tránh quy định pháp luật của Bên nhập khẩu về yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định này.

Điều 3.24: Nghĩa vụ liên quan đến nhập khẩu

  1.  Trừ trường hợp Chương này có quy định khác, mỗi Bên quy định để yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan, nhà nhập khẩu phải:

(a) lập một tờ khai 4rằng hàng hóa thỏa mãn các yêu cầu về hàng hóa có xuất xứ;

(b) sở hữu một giấy chứng nhận xuất xứ hợp lệ tại thời điểm lập tờ khai nêu tại điểm (a);

(c) cung cấp một bản sao của giấy chứng nhận xuất xứ cho Bên nhập khẩu nếu được yêu cầu; và

(d) cung cấp các tài liệu liên quan như chứng từ vận tải hoặc chứng từ hải quan hoặc lưu trữ (trong trường hợp lưu trữ hàng hóa) nếu một Bên yêu cầu để chứng minh rằng các yêu cầu tại Điều 3.18 (Quá cảnh và trung chuyển) đã được thỏa mãn.

  1.  Mỗi Bên quy định rằng nếu nhà nhập khẩu có lý do để tin rằng việc giấy chứng nhận xuất xứ được dựa trên những thông tin sai lệch mà có thể ảnh hưởng đến tính chính xác hoặc tính hợp lệ của giấy chứng nhận xuất xứ, nhà nhập khẩu đó phải đính chính tài liệu nhập khẩu, nộp thuế hải quan và tiền phạt còn nợ, nếu có.

3. Bên nhập khẩu không được xử phạt một nhà nhập khẩu vì lập một yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan không hợp lệ nếu nhà nhập khẩu đó tự phát hiện yêu cầu đó không hợp lệ trước khi Bên nhập khẩu phát hiện, tự giác điều chỉnh yêu cầu và nộp các loại thuế áp dụng trong các trường hợp quy định tại pháp luật của Bên nhập khẩu.

Điều 3.25: Nghĩa vụ liên quan đến xuất khẩu

1. Mỗi Bên quy định rằng một nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất trong lãnh thổ của mình sau khi lập xong một giấy chứng nhận xuất xứ phải nộp bản sao giấy chứng nhận xuất xứ đó cho Bên xuất khẩu theo yêu cầu của Bên xuất khẩu.

  1.  Mỗi Bên có thể quy định một giấy chứng nhận xuất xứ không đúng sự thật hoặc thông tin không đúng sự thật khác do một nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất cung cấp trong lãnh thổ của mình nhằm chứng minh một mặt hàng xuất khẩu vào lãnh thổ của một Bên khác là có xuất xứ có những hậu quả pháp lý tương tự như nhà nhập khẩu trong lãnh thổ của Bên đó (với một số điều chỉnh phù hợp) khi kê khai hoặc trình bày không đúng sự thật liên quan đến việc nhập khẩu.
  2.  Mỗi Bên quy định rằng nếu một nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất trong lãnh thổ của mình đã cung cấp một giấy chứng nhận xuất xứ và có lý do để tin rằng giấy chứng nhận đó có hoặc được lập dựa vào những thông tin không chính xác, nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất phải thông báo ngay bằng văn bản cho những người và những Bên đã được nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất cung cấp giấy chứng nhận xuất xứ đó về mọi thay đổi có thể ảnh hưởng đến tính chính xác hoặc tính hợp lệ của giấy chứng nhận xuất xứ.

Điều 3.26: Yêu cầu lưu trữ hồ sơ

1. Mỗi Bên quy định rằng một nhà nhập khẩu yêu cầu được hưởng ưu đãi thuế quan cho một hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ của Bên mình phải lưu trữ các tài liệu sau ít nhất 05 năm kể từ ngày nhập khẩu:

(a) các tài liệu liên quan đến việc nhập khẩu, bao gồm cả giấy chứng nhận xuất xứ là cơ sở cho yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan; và

(b) tất cả các hồ sơ cần thiết để chứng minh là hàng có xuất xứ và thỏa điều kiện ưu đãi thuế quan, nếu yêu cầu được dựa trên một giấy chứng nhận xuất xứ do nhà nhập khẩu lập.

2. Mỗi Bên quy định rằng một nhà sản xuất hoặc nhà xuất khẩu trong lãnh thổ của mình khi cấp một giấy chứng nhận xuất xứ phải lưu trữ tất cả các hồ sơ cần thiết để chứng minh hàng hóa được cấp giấy chứng nhận xuất xứ là có xuất xứ ít nhất 05 năm kể từ ngày cấp giấy chứng nhận xuất xứ. Mỗi Bên phải nỗ lực để công khai thông tin về các loại các hồ sơ mà có thể được sử dụng để chứng minh hàng hóa có xuất xứ.

  1.  Mỗi Bên quy định rằng một nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất trong lãnh thổ của mình có thể lựa chọn lưu trữ các hồ sơ quy định tại các khoản 1 và 2 dưới bất kỳ hình thức nào miễn là có thể truy xuất kịp thời, bao gồm các định dạng điện tử, quang học, từ tính hoặc bằng văn bản quy định pháp luật của mình.

Điều 3.27: Xác nhận xuất xứ

  1.  Nhằm mục đích xác định một hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ của mình có xuất xứ hay không, Bên nhập khẩu có thể tiến hành xác minh yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan bất kỳ theo một hoặc một số hình thức sau5:

(a) Văn bản yêu cầu cung cấp thông tin từ nhà nhập khẩu hàng hóa;

(b) văn bản yêu cầu cung cấp thông tin từ nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất hàng hoá;

(c) xác nhận trực tiếp tại cơ sở của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất hàng hoá;

(d) đối với hàng dệt may, là các thủ tục quy định tại Điều 4.6 (Xác minh); hoặc

(e) Các thủ tục khác do Bên nhập khẩu và Bên có trụ sở của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất quyết định.

  1.  Bên nhập khẩu khi tiến hành xác minh phải nhận thông tin trực tiếp từ nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất.
  2.  Nếu một yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan được dựa trên một giấy chứng nhận xuất xứ do nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất lập và, khi nhận được yêu cầu cung cấp thông tin của Bên nhập khẩu theo khoản 1(a), nhà nhập khẩu không cung cấp thông tin cho Bên nhập khẩu hoặc những thông tin được cung cấp không đủ để chứng minh yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan, Bên nhập khẩu sẽ yêu cầu cung cấp thông tin từ nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất theo khoản 1(b) hoặc 1(c) trước khi từ chối yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan. Bên nhập khẩu phải hoàn thành việc xác minh, bao gồm tất cả các yêu cầu bổ sung cho nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất theo khoản 1(b) hoặc 1(c), trong thời hạn quy định tại khoản 6(e). 6

4. Văn bản đề nghị cung cấp thông tin hoặc xác minh tại trụ sở theo các khoản từ 1(a) đến 1(c) phải:

(a) được lập bằng tiếng Anh hoặc bằng ngôn ngữ chính thức của quốc gia của người nhận yêu cầu;

(b) bao gồm danh tính của cơ quan nhà nước lập yêu cầu;

(c) nêu rõ lý do yêu cầu, bao gồm các vấn đề cụ thể mà Bên yêu cầu đang tìm cách giải quyết thông qua việc xác minh;

(d) bao gồm đầy đủ thông tin để nhận dạng hàng hóa đang được xác minh;

(e) bao gồm một bản sao của thông tin liên quan đến hàng hóa được cung cấp, bao gồm giấy chứng nhận xuất xứ; và

(f) trong trường hợp xác minh tại trụ sở, yêu cầu có sự đồng ý bằng văn bản của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất sở hữu trụ sở nơi việc xác minh được tiến hành, và nêu rõ ngày và địa điểm dự kiến, và mục đích cụ thể của việc xác minh tại trụ sở.

5. Bên nhập khẩu khi tiến hành xác minh theo quy định tại khoản 1(b) hoặc 1(c) phải thông báo cho nhà nhập khẩu việc xác minh được tiến hành.

  1.  Trong trường hợp xác minh theo các khoản từ 1(a) đến 1(c), Bên nhập khẩu phải:

(a) bảo đảm rằng văn bản yêu cầu cung cấp thông tin (hoặc các tài liệu được rà soát trong quá trình xác minh tại trụ sở) được giới hạn trong phạm vi các thông tin và tài liệu để xác định hàng hóa có xuất xứ hay không;

(b) mô tả các thông tin hoặc tài liệu hướng với đầy đủ chi tiết để nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất xác định các thông tin và tài liệu cần thiết để đáp ứng;

(c) cho phép nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất có ít nhất là 30 ngày để trả lời kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cung cấp thông tin theo khoản 1(a) hoặc 1(b);

(d) cho phép nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất được chấp thuận hoặc từ chối yêu cầu trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị xác minh tại trụ sở theo khoản 1(c); và

(e) đưa ra quyết định sau khi xác minh càng sớm càng tốt và không chậm hơn 90 ngày sau khi nhận được thông tin cần thiết để đưa ra quyết định, bao gồm các thông tin nhận được theo khoản 9 (nếu có), và không quá 365 ngày sau ngày đầu tiên yêu cầu thông tin hoặc hành động khác theo khoản 1. Nếu pháp luật trong nước cho phép, một Bên có thể kéo dài thời hạn 365 ngày trong trường hợp đặc biệt, như trường hợp thông tin kỹ thuật có liên quan rất phức tạp.

  1.  Một Bên nhập khẩu khi lập một yêu cầu xác minh theo khoản 1(b) thì, theo yêu cầu của Bên có trụ sở của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất và phù hợp với luật pháp và các quy định của Bên nhập khẩu, phải thông báo cho Bên có trụ sở của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất. Các Bên liên quan sẽ quyết định cách thức và thời gian thông báo yêu cầu xác minh cho Bên có trụ sở của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất. Ngoài ra, theo yêu cầu của Bên nhập khẩu, Bên có trụ sở của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất có thể hỗ trợ trong quá trình xác minh nếu thấy cần thiết và phù hợp với luật pháp và các quy định của mình. Sự hỗ trợ này có thể bao gồm việc cung cấp một đầu mối liên lạc cho phục vụ cho việc xác minh, thu thập thông tin từ nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất thay cho Bên nhập khẩu, hoặc các hoạt động khác giúp cho Bên nhập khẩu có thể xác định hàng hóa có xuất xứ hay không. Bên nhập khẩu không được từ chối yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan chỉ vì lý do Bên có trụ sở của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất không hỗ trợ theo yêu cầu.
  2.  Bên nhập khẩu khi tiến hành xác minh theo khoản 1(c) phải thông báo cho Bên có trụ sở của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất theo thời gian ghi trên yêu cầu xác minh tại trụ sở và tạo điều kiện cho công chức của Bên có trụ sở của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất đi cùng trong quá trình xác minh.
  3.  Trước khi ra quyết định bằng văn bản, Bên nhập khẩu có trách nhiệm thông báo kết quả kiểm tra cho nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất đã cung cấp thông tin trực tiếp cho mình và, nếu Bên nhập khẩu có ý định từ chối cho hưởng ưu đãi thuế quan, cho phép những đối tượng này ít nhất 30 ngày để cung cấp thông tin bổ sung liên quan đến xuất xứ của hàng hóa.

10. Bên nhập khẩu có trách nhiệm:

(a) cung cấp cho nhà nhập khẩu một quyết bằng văn bản về việc hàng hóa có xuất xứ hay không, bao gồm cơ sở cho việc ra quyết định; và

(b) cung cấp cho các nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất đã cung cấp thông tin trong quá trình xác minh hoặc đã xác nhận hàng hóa có xuất xứ kết quả xác minh và lý do.

11. Trong quá trình xác minh, Bên nhập khẩu phải cho phép giải phóng hàng hóa tùy thuộc vào tình hình nộp thuế hoặc cung cấp bảo đảm theo quy định pháp luật của mình. Nếu sau khi xác minh, Bên nhập khẩu xác định rằng hàng hóa có xuất xứ, Bên nhập khẩu sẽ cho hàng hóa hưởng ưu đãi thuế quan và hoàn trả các khoản thuế nộp thừa hoặc các khoản đảm bảo, trừ trường hợp khoản bảo đảm có liên quan đến các nghĩa vụ khác.

  1.  Nếu việc xác minh các hàng hoá giống hệt do một Bên tiến hành cho thấy các tuyên bố của một nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuấtrằng hàng hóa nhập khẩu vào Bên đó là có xuất xứ có xu hướng sai sự thật hoặc không có cơ sở, Bên đó có quyền không áp dụng ưu đãi thuế quancho hàng hoá giống hệt được nhập khẩu, xuất khẩu hoặc sản xuất bởi đối tượng đó cho đến khi đối tượng đó chứng mình rằng hàng hoá giống hệt cũngthỏa điều kiện có xuất xứ. Trong phạm vi khoản này, "hàng hoá giống hệt" là những hàng hoá giống nhau về mọi mặt theo một quy tắc xuất xứ cụ thể nhằm xác định hàng hoá thỏa điều kiện có xuất xứ.

13. Trong phạm vi một yêu cầu xác minh, thông tin liên hệ của nhà xuất khẩu, nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu tại một Bên trong một giấy chứng nhận xuất xứ được xem là đầy đủ.

Điều 3.28: Quyết định về yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan

  1.  Trừ trường hợp trong khoản 2 hoặc Điều 4.7 (Quyết Định) có quy định khác, mỗi Bên sẽ phải chấp thuận yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan được lập theo quy định của Chương này đối với một hàng hóa đến lãnh thổ của mình vào ngày hoặc sau ngày Hiệp định này có hiệu lực đối với Bên đó. Ngoài ra, nếu được phép của Bên nhập khẩu, Bên nhập khẩu phải chấp thuận yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan lập theo quy định tại Chương này đối với một hàng hóa được nhập khẩu vào lãnh thổ của mình hoặc được đưa ra khỏi khu vực kiểm soát hải quan vào ngày hoặc sau ngày Hiệp định này có hiệu lực đối với Bên đó.

2. Bên nhập khẩu có quyền từ chối một yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan nếu:

(a) Bên đó xác định rằng hàng hóa không đủ điều kiện hưởng ưu đãi;

(b) theo kết quả xác minh tại Điều 3.27 (Xác minh xuất xứ), Bên đó không nhận được đầy đủ thông tin để xác định hàng hóa thỏa điều kiện có xuất xứ;

(c) nhà xuất khẩu, nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu không phản hồi văn bản yêu cầu cung cấp thông tin theo Điều 3.27 (Xác minh xuất xứ);

(d) nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất không có chấp thuận bằng văn bản sau khi nhận được thông báo bằng văn bản về việc xác minh tại trụ sở theo quy định của Điều 3.27 (Xác minh xuất xứ); hoặc

(e) nhà nhập khẩu, xuất khẩu hoặc nhà sản xuất không tuân thủ các yêu cầu của Chương này.

3. Bên nhập khẩu khi từ chối một yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan phải ban hành một quyết định cho nhà nhập khẩu, có nêu rõ lý do.

4. Một Bên không được từ chối một yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan chỉ vì lý do hoá đơn được phát hành trong một nước ngoài khối TPP. Nếu một hóa đơn được phát hành trong một nước ngoài khối TPP, một Bên sẽ yêu cầu giấy chứng nhận xuất xứ được tách biệt với hóa đơn.

Điều 3.29: Hoàn tiền và yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan sau khi nhập khẩu

  1.  Mỗi Bên quy định rằng một nhà nhập khẩu có thể xin hưởng ưu đãi thuế quan và xin hoàn thuế nộp thừa cho một hàng hóa nếu nhà nhập khẩu không lập yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan tại thời điểm nhập khẩu, với điều kiện hàng hóa vẫn đủ điều kiện hưởng ưu đãi thuế quan khi được nhập khẩu vào lãnh thổ của Bên đó.

2. Như một điều kiện hưởng ưu đãi thuế quan theo khoản 1, Bên nhập khẩu có quyền yêu cầu nhà nhập khẩu phải:

(a) lập một yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan;

(b) cung cấp một tuyên bố rằng hàng hóa có xuất xứ tại thời điểm nhập khẩu;

(c) cung cấp một bản sao của giấy chứng nhận xuất xứ; và

(d) cung cấp tài liệu khác liên quan đến việc nhập khẩu hàng hóa do Bên nhập khẩu yêu cầu trong vòng một năm sau ngày nhập khẩu hoặc một thời hạn dài theo quy pháp luật của Bên nhập khẩu.

Điều 3.30: Xử phạt

Một Bên có thể ban hành hoặc duy trì các hình thức xử phạt phù hợp đối với hành vi vi phạm pháp luật và các quy định liên quan đến Chương này.

Điều 3.31: Bảo mật

Mỗi Bên phải duy trì tính bảo mật của các thông tin thu thập được theo quy định tại Chương này và phải bảo vệ các thông tin đó nhằm tránh gây phương hại đến vị thế cạnh tranh của người cung cấp thông tin.

Mục C: Các vấn đề khác

Điều 3.32: Ủy ban về Quy tắc xuất xứ và thủ tục Xuất xứ

1. Các Bên nhất trí thành lập một Ủy ban về Quy tắc xuất xứ và thủ tục xuất xứ (sau đây gọi là “Ủy ban”) bao gồm người đại diện cho chính phủ của mỗi Bên có vai trò xem xét các vấn đề phát sinh theo Chương này.

2. Ủy ban sẽ trao đổi ​​thường xuyên để đảm bảo rằng Chương này được quản lý một cách hiệu quả, thống nhất và phù hợp với tinh thần và mục tiêu của Hiệp định này, và sẽ hợp tác trong việc quản lý thực hiện Chương này.

3.  Ủy ban sẽ thảo luận về các sửa đổi có thể có đối với Chương này và các Phụ lục của Chương này, xem xét sự phát triển về công nghệ, quy trình sản xuất hoặc các vấn đề khác có liên quan.

4. Trước khi một phiên bản sửa đổi của Hệ thống hài hoà có hiệu lực, Ủy ban sẽ thảo luận ​​để chuẩn bị cho việc cập nhật của Chương này nếu cần thiết để phản ánh những thay đổi trong hệ thống hài hòa.

5. Đối với một mặt hàng dệt may, ​​Điều 4.8 (Ủy ban về Hàng dệt may) được áp dụng thay cho Điều này.

6. Ủy ban sẽ tham khảo ý kiến ​​về các khía cạnh kỹ thuật về cách thức nộp và định dạng của giấy chứng nhận xuất xứ điện tử.

Phụ lục A: Thỏa thuận khác

1. Phụ lục này có hiệu lực trong 12 năm kể từ ngày có hiệu lực của Hiệp định này theo Điều 30.5.1 (Hiệu lực).

2. Một Bên chỉ có thể áp dụng các thỏa thuận theo khoản 5 khi Bên đó đã thông báo cho các Bên còn lại về ý định áp dụng những thoả thuận này tại thời điểm Hiệp định này có hiệu lực đối với Bên đó. Bên thông báo có thể áp dụng những thỏa thuận này trong thời hạn không quá 05 năm, kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực đối với Bên đó.

  1.  Bên thông báo có thể kéo dài thời hạn quy định tại khoản 2 thêm không quá 05 năm nếu Bên đó thông báo cho các Bên khác không muộn hơn 60 ngày trước ngày kết thúc thời hạn ban đầu.
  2.  Trong mọi trường hợp, không Bên nào được áp dụng các thỏa thuận trong khoản 5 sau 12 năm kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực theo Điều30.5.1 (Hiệu lực).

5. Bên xuất khẩu có quyền yêu cầu rằng một giấy chứng nhận xuất xứ cho một hàng hóa xuất khẩu từ lãnh thổ của mình phải:

(a) do một cơ quan có thẩm quyền cấp; hoặc

(b) do một nhà xuất khẩu được chấp thuận lập.

6. Bên xuất khẩu áp dụng thỏa thuận tại khoản 5 phải nêu yêu cầu đối với những thỏa thuận này trong luật hoặc quy định hiện hành của mình, thông báo cho các Bên khác tại thời điểm thông báo theo Khoản 2, và thông báo các Bên khác ít nhất 90 ngày trước thời điểm có hiệu lực của bất kỳ thay đổi nào về những yêu cầu này.

  1.  Bên nhập khẩu có quyền xem một giấy chứng nhận xuất xứ do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc do một nhà xuất khẩu được công nhận lập tương tự giấy chứng nhận xuất xứ nêu tại Mục B.
  2.  Bên nhập khẩu có quyền yêu cầu xác thực bằng các hình thức như tem, chữ ký, hoặc mã số của nhà nhập khẩu được công nhận như một điều kiện cho việc chấp nhận một giấy chứng nhận xuất xứ do một cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc do nhà xuất khẩu được công nhận lập. Để thuận lợi hóa việc xác thực, các bên liên quan có nghĩa vụ trao đổi thông tin về những hình thức xác thực.
  3.  Nếu một yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan được dựa trên một giấy chứng nhận xuất xứ do một cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc một nhà xuất khẩu được công nhận lập, Bên nhập khẩu có quyền gửi yêu cầu xác minh đến nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất theo Điều 3.27 (Xác minh xuất xứ) hoặc đến cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận xuất xứ.

10. Nếu một Bên gửi yêu cầu xác minh cho cơ quan có thẩm quyền, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời tương tự như nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất theo Điều 3.27 (Xác minh xuất xứ). Một cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ tương tự như nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất theo Điều 3.26 (Lưu trữ hồ sơ). Nếu cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận xuất xứ không phản hồi yêu cầu xác minh, Bên nhập khẩu có quyền từ chối yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan.

11. Một Bên nhập khẩu khi lập một yêu cầu xác minh theo Điều 3.27.1(b)  (Xác minh xuất xứ) thì phải thông báo cho Bên đó theo yêu cầu của Bên có trụ sở của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất và phù hợp với luật pháp và các quy định của mình. Các Bên liên quan sẽ quyết định cách thức và thời gian thông báo yêu cầu xác minh cho Bên có trụ sở của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất. Ngoài ra, theo yêu cầu của Bên nhập khẩu, cơ quan có thẩm quyền của Bên có trụ sở của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất có thể hỗ trợ trong qua trình xác minh tương tự như Điều 3.27.7 (Xác minh xuất xứ) nếu thấy phù hợp với quy định và pháp luật của nước mình.

Phụ lục B: Yêu cầu dữ liệu tối thiểu

Một giấy chứng nhận xuất xứ là cơ sở để lập yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định này phải bao gồm các yếu tố sau:

1. Giấy chứng nhận xuất xứ của nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất

Nêu rõ người chứng nhận là nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu hay nhà sản xuất theo quy định tại Điều 3.20 (Yêu cầu hưởng ưu đãi).

2. Ngườichứng nhận

Cung cấp tên, địa chỉ (bao gồm quốc gia), số điện thoại và địa chỉ e-mail của người chứng nhận.

  1. Nhà xuất khẩu

Cung cấp tên, địa chỉ (bao gồm quốc gia), số điện thoại và địa chỉ e-mail của nhà xuất khẩu nếu nhà xuất khẩu không phải người chứng nhận. Thông tin này không bắt buộc nếu nhà sản xuất đang lập một giấy chứng nhận xuất xứ và không biết danh tính của nhà xuất khẩu. Địa chỉ của nhà xuất khẩu là nơi xuất khẩu hàng hóa trong một nước TPP.

4. Nhà sản xuất

Cung cấp tên, địa chỉ (bao gồm quốc gia), số điện thoại và địa chỉ e-mail của nhà sản xuất nếu nhà sản xuất không phải người chứng nhận hay nhà xuất khẩu, hoặc ghi “Various” ("Nhiều nhà sản xuất”) hoặc cung cấp một danh sách nhà sản xuất nếu có nhiều hơn một nhà sản xuất . Nếu thông tin cần phải giữ bí mật có thể ghi “Available  upon  request  by the  importing authorities” (“Cung cấp theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của Bên nhập khẩu”). Địa chỉ của nhà sản xuất là nơi sản xuất của hàng hóa trong một nước TPP.

  1. Nhà nhập khẩu

Cung cấp tên, địa chỉ, địa chỉ e-mail và số điện thoại của nhà nhập khẩu (nếu có). Địa chỉ của nhà nhập khẩu phải nằm trong một nước TPP.

  1. Mô tả và mã số HS của hàng hóa

(a) Cung cấp mô tả về hàng hóa và mã số HS 6 chữ số của hàng hóa. Mô tả phải đầy đủ và liên quan đến hàng hóa được chứng nhận; và

(b) Nếu giấy chứng nhận xuất xứ chỉ bao gồm một lô hàng duy nhất của một mặt hàng thì phải nêu rõ số hóa đơn liên quan đến việc xuất khẩu (nếu biết)

  1. Tiêu chí xuất xứ

Nêu cụ thể quy tắc xuất xứ mà hàng hóa đáp ứng.

8. Thời hạn giao hàng nhiều lần (Blanket period)

Được tính nếu giấy chứng nhận bao gồm nhiều lô hàng của hàng hóa giống hệt nhau trong một thời gian nhất định không quá 12 tháng theo quy định tại khoản 3.20.4 (Yêu cầu hưởng ưu đãi).

  1. Ngày và chữ ký được ủy quyền:

Giấy chứng nhận phải được người chứng nhận ký và ghi ngày tháng chứng nhận và kèm theo tuyên bố sau:

“Tôi xác nhận rằng hàng hóa được mô tả trong tài liệu này thỏa điều kiện có xuất xứ và các thông tin có trong tài liệu này là chính xác và đúng sự thật. Tôi chịu trách nhiệm chứng minh điều này và đồng ý lưu trữ và xuất trình các tài liệu chứng minh cho việc chứng nhận này theo yêu cầu hoặc trong quá trình xác minh tại trụ sở.”

Phụ lục C: Các trường hợp ngoại lệ đối với Điều 3.11 (Hàm lượng không đáng kể)

Mỗi Bên quy định rằng Điều 3.11 (Hàm lượng không đáng kể) không áp dụng đối với:

(a) nguyên liệu không có xuất xứ thuộc các nhóm từ 04.01 đến 04.06, hoặc chế phẩm từ sữa không có xuất xứ có chứa hơn 10sữa rắn tính theo khối lượng khô thuộc phân nhóm 1901.90 hoặc 2106.90, được sử dụng trong sản xuất hàng hóa thuộc các nhóm từ 04.01 đến 04.06 mà không phải hàng hóa thuộc các phân nhóm từ 0402.10 đến 0402.29 hoặc 0406.307;

(b) nguyên liệu không có xuất xứ thuộc các nhóm từ 04.01 đến 04.06, hoặc các chế phẩm từ sữa không có xuất xứ có chứa hơn 10% sữa rắn tính theo khối lượng khô thuộc phân nhóm 1901.90, được sử dụng trong quá trình sản xuất các mặt hàng sau đây:

(i) Chế phẩm dùng cho trẻ em có chứa hơn 10% sữa rắn tính theo khối lượng khô thuộc phân nhóm 1901.10;

(i) Bột trộn và bột nhào có chứa hơn 25% bơ tính theo khối lượng khô, không dùng cho bán lẻ, thuộc phân nhóm 1901.20;

(i) Chế phẩm từ sữa có chứa hơn 10% sữa rắn tính theo khối lượng khô thuộc phân nhóm 1901.90 hoặc 2106.90;

(iv) hàng hóa thuộc nhóm 21.05;

(v) đồ uống có sữa thuộc phân nhóm 2202.90; hoặc

(vi) thức ăn chăn nuôi có chứa hơn 10% sữa rắn tính theo khối lượng khô thuộc phân nhóm 2309.90;

(c) nguyên liệu không có xuất xứ thuộc nhóm 08.05 hoặc các phân nhóm từ 2009.11 đến 2009.39, được sử dụng để sản xuất hàng hoá thuộc các phân nhóm 2009.11 đến 2009.39 hoặc một loại nước ép từ một loại quả hoặc rau, có bổ sung khoáng chất hoặc vitamin, cô đặc hoặc không cô đặc, thuộc phân nhóm 2106.90 hoặc 2202.90;

(d) các nguyên liệu không có xuất xứ của Chương 15 Hệ thống hài hòa, được sử dụng để sản xuất hàng hóa thuộc các nhóm 15.07, 15.08, 15.12, hoặc 15.14; hoặc

(e) đào, lê hoặc mơ không có xuất xứ thuộc Chương 8 hoặc 20 của Hệ thống hài hòa, được sử dụng để sản xuất hàng hóa thuộc nhóm 20.08.

____________________________________________________________________

Chương này không làm phương hại đến vị thế của các Bên liên quan đến các vấn đề về luật biển.

2 Chương không ngăn cản một Bên yêu cầu một nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất trong lãnh thổ của mình lập một giấy chứng nhận xuất xứ để chứng minh rằng mình có thể hỗ trợ việc chứng nhận.

3 Đối với Brunei Darussalam, Malaysia, Mexico, Peru và Việt Nam, khoản 1 sẽ được áp dụng đối với giấy chứng nhận xuất xứ do nhà nhập khẩu cấp không chậm hơn 05 năm sau ngày có hiệu lực của Hiệp định này đối với mỗi nước.

4 Một Bên phải xác định yêu cầu kê khải của mình trong các pháp luật, quy định hoặc những thủ tục được công bố theo các hình thức cho những người quan tâm để làm quen.

5 Trong phạm vi của Điều này, các thông tin thu thập được theo Điều này sẽ được sử dụng cho các mục đích đảm bảo thực hiện hiệu quả Chương này. Một Bên không được áp dụng các thủ tục này để thu thập thông tin cho các mục đích khác.

6 Nhằm giải thích rõ hơn, một Bên không bắt buộc phải yêu cầu cung cấp thông tin từ nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất để xem xét yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan hoặc hoàn thành việc xác minh thông qua nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất nếu yêu sách cầu hưởng ưu đãi thuế quan được dựa vào giấy chứng nhận xuất xứ của bên nhập khẩu.

7 Nhằm giải thích rõ hơn, sữa bột thuộc các phân nhóm từ 0402.10 đến 0402.29 và pho mát đã chế biến thuộc phân nhóm 0406.30, nếu được xác định là có xuất xứ đó theo kết quả áp dụng tỷ lệ cho phép 10% lệ tại Điều 3.11 (Yêu cầu tối thiểu), thì được xem là nguyên liệu có xuất xứ khi được sử dụng trong quá trình sản xuất một hàng hóa bất kỳ thuộc các nhóm từ 0401 đến 0406 như đã đề cập ở điểm (a) hoặc các hàng hóa được liệt kê trong điểm (b).

CHƯƠNG 4

HÀNG DỆT MAY

Điều 4.1: Giải thích từ ngữ

Trong phạm vi Chương này:

mặt hàngdệt may là một mặt hàng được liệt kê trong Phụ lục A (Sản phẩm dệt may - Quy tắc xuất xứ cụ thể).

vi phạm pháp luật về hải quan  một hành vi được thực hiện với mục đích né tránh pháp luật hoặc các quy định của một Bên liên quan đến các điều khoản của Hiệp định về việc xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng dệt may giữa các Bên, đặc biệt là những hành vi vi phạm pháp luật về hải quan hoặc quy định về hạn chế hoặc cấm nhập khẩu hoặc xuất khẩu, trốn thuế, gian lận chứng từ liên quan đến việc nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hóa, gian lận hoặc buôn lậu.

giai đoạn chuyển tiếp là giai đoạn bắt đầu khi Hiệp định có hiệu lực giữa các Bên liên quan cho đến 05 năm sau ngày Bên nhập khẩu xóa bỏ thuế quan trên hàng hóa cho Bên xuất khẩu theo Hiệp định này.

Điều 4.2: Quy tắc xuất xứ và vấn đề liên quan

Áp dụng Chương 4

1. Trừ trường Chương này có quy định khác, bao gồm các Phụ lục kèm theo, Chương 3 (Quy tắc xuất xứ và thủ tục xuất xứ) áp dụng đối với hàng dệt may.

Hàm lượng không đáng kể

2. Nếu một mặt hàng dệt may trong Phụ lục A (Sản phẩm dệt may – Quy tắc xuất xứ cụ thể) được phân loại bên ngoài các Chương từ 61 đến 63 không phải hàng hóa có xuất xứ vì các nguyên liệu được sử dụng để sản xuất hàng hóa này không có thay đổi về phân loại thuế quan nêu tại Phụ lục A (Sản phẩm dệt may – Quy tắc xuất xứ cụ thể) thì mặt hàng dệt may đó vẫn được coi là có xuất xứ nếu tổng khối lượng của tất cả các nguyên liệu đó không vượt quá 10% của tổng khối lượng hàng hóa.

3. Nếu một mặt hàng dệt may thuộc các Chương từ 61 đến 63 không phải hàng hóa có xuất xứ vì các loại sợi được sử dụng để sản xuất các thành phần của hàng hóa làm cơ sở cho việc phân loại thuế quan của hàng hóa không có thay đổi về phân loại thuế quan tại Phụ lục A (Sản phẩm dệt may – Quy tắc xuất xứ cụ thể) thì mặt hàng dệt may đó vẫn được xem là có xuất xứ nếu tổng khối lượng của tất cả các loại sợi nêu trên không vượt quá 10% của tổng khối lượng thành phần.

4. Bất kể quy định tại khoản 2 và 3, nếu một mặt hàng nêu tại khoản 2 có chứa sợi đàn hồi hoặc một mặt hàng nêu tại khoản 3 có chứa sợi đàn hồi trong thành phần làm cơ sở cho việc định phân loại thuế quan của mặt hàng đó thì mặt hàng đó được coi là có xuất xứ nếu loại sợi đó được sản xuất hoàn toàn trong lãnh thổ của một hoặc một số Bên.1 2

Quy định về bộ sản phẩm

5. Bất kể quy tắc xuất xứ của hàng dệt may tại Phụ lục A (Sản phẩm dệt may – Quy tắc xuất xứ cụ thể), hàng dệt may được phân loại là bộ sản phẩm dùng cho bán lẻ theo quy định tại Quy tắc 3 của Các quy tắc chung về giải thích Hệ thống hài hòa sẽ không được xem là có xuất xứ, trừ trường hợp mỗi mặt hàng trong bộ sản phẩm đều là hàng hóa có xuất xứ hoặc tổng giá trị của hàng hóa không có xuất xứ trong bộ sản phẩm không vượt quá 10% giá trị của bộ sản phẩm.

6. Trong phạm vi của khoản 5:

a) giá trị của hàng hóa không có xuất xứ trong một bộ sản phẩm được tính tương tự như giá trị của nguyên liệu không có xuất xứ trong Chương 3 (Quy tắc xuất xứ và thủ tục xuất xứ) và

b) giá trị của bộ sản phẩm được tính tương tự như giá trị hàng hóa trong chương 3 (Quy tắc xuất xứ và thủ tục xuất xứ).

Quy định về Danh sách nguồn cung thiếu hụt

7. Mỗi Bên quy định rằng, khi xác định một mặt hàng có xuất xứ hay không theo Chương 3, Điều 2(c), một loại nguyên liệu được liệt kê trong Danh sách nguồn cung thiếu hụt đính kèm Phụ lục A (Sản phẩm dệt may – Quy tắc xuất xứ cụ thể) được xem là có xuất xứ nếu nguyên liệu thỏa mãn các yêu cầu, kể cả các yêu cầu về người dùng cuối, quy định trong Danh sách nguồn cung thiếu hụt đính kèm Phụ lục A (Sản phẩm dệt may – Quy tắc xuất xứ cụ thể).

8. Khi một mặt hàng được tuyên bố là có xuất xứ dựa trên việc sử dụng một nguyên liệu quy định tại Danh sách nguồn cung thiếu hụt đính kèmPhụ lục A (Sản phẩm dệt may – Quy tắc xuất xứ cụ thể), Bên nhập khẩu có quyền yêu cầu cung cấp mã số hoặc mô tả về nguyên liệu trong hồ sơ nhập khẩu (như giấy chứng nhận xuất xứ) theo quy định tại Danh sách nguồn cung thiếu hụt đính kèm Phụ lục A (Sản phẩm dệt may – Quy tắc xuất xứ cụ thể).

9. Các nguyên liệu không có xuất xứ được đánh dấu là “tạm thời” trong Danh sách nguồn cung thiếu hụt đính kèm Phụ lục A (Sản phẩm dệt may – Quy tắc xuất xứ cụ thể) có thể được xem là có xuất xứ theo khoản 7 trong vòng 5 năm kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực.

Quy định về một số mặt hàng thủ công hoặc truyền thống

10. Một Bên nhập khẩu có quyền xác định hàng dệt may của một Bên xuất khẩu là đủ điều kiện miễn thuế hoặc hưởng ưu đãi thuế quan theo thỏa thuận song phương của hai Bên trong các trường hợp sau:

(a) các loại vải dệt tay thuộc một ngành tiểu thủ công nghiệp;

(b) Các loại vải in bằng tay có hoa văn được tạo ra bằng kỹ thuật wax-resistance;

(c) các loại hàng hóa tiểu thủ công nghiệp làm từ các loại vải dệt tay hoặc in bằng tay; hoặc

(d) các mặt hàng thủ công truyền thống với điều kiện mọi yêu cầu do Bên nhập khẩu và Bên xuất khẩu thỏa thuận về các mặt hàng này đều được thỏa mãn.

Điều 4.3: Hành động khẩn cấp

1. Theo quy định tại Điều này, nếu kết quả của việc giảm hoặc xóa bỏ thuế quan quy định trong Hiệp định này làm tăng số lượng nhập khẩu một mặt hàng dệt may hưởng lợi từ ưu đãi thuế quan theo Hiệp định này vào lãnh thổ của một Bên, với các thị trường trong nước của mặt hàng đó, gây thiệt hại nghiêm trọng hay có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng đối với một ngành công nghiệp trong nước đang sản xuất mặt hàng tương tự hoặc mặt hàng cạnh tranh trực tiếp, Bên nhập khẩu có quyền, trong phạm vi và thời gian cần thiết để ngăn chặn hoặc khắc phục thiệt hại và tạo điều kiện sửa đổi, thực hiện hành động khẩn cấp theo quy định tại khoản 6, bao gồm tăng thuế suất đối với mặt hàng của (các) Bên xuất khẩu đến một mức không vượt quá giá trị nào trong hai giá trị sau:

(a) thuế suất tối huệ quốc có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành động; và

(b) thuế suất tối huệ quốc có hiệu lực vào ngày liền trước ngày Hiệp định này có hiệu lực đối với Bên đó.

2. Điều này không giới hạn quyền và nghĩa vụ của một Bên theo Điều XIX của GATT 1994, Hiệp định WTO về biện pháp tự vệ, hoặc Chương 6 (Biện pháp khắc phục thương mại).

3. Khi xác định thiệt hại nghiêm trọng hoặc nguy cơ gây thiệt hại nghiệm trọng, Bên nhập khẩu:

(a) phải xem xét ảnh hưởng của việc tăng số lượng nhập khẩu từ (các) Bên xuất khẩu mặt hàng dệt may đang hưởng lợi từ ưu đãi thuế quan theo Hiệp định đối với một ngành cụ thể, được phản ánh qua các thay đổi trong các biến kinh tế liên quan như sản lượng, năng suất, tận dụng công suất, hàng tồn kho, thị phần, xuất khẩu, tiền lương, việc làm, giá cả trong nước, lợi nhuận và đầu tư, trong đó không có yếu tố nào, dù đứng một mình hay đi kèm với các yếu tố khác, nhất thiết phải có tính quyết định;

(b) không được xem các thay đổi về công nghệ hoặc xu hướng tiêu dùng trong Bên nhập khẩu như những yếu tố hỗ trợ cho việc xác định thiệt hại nghiêm trọng hoặc nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng.

4. Bên nhập khẩu chỉ được thực hiện hành động khẩn cấp theo Điều này sau khi công bố thủ tục trong đó nêu rõ các tiêu chí xác định thiệt hại nghiêm trọng và sau khi cơ quan có thẩm quyền của mình điều tra. Một cuộc điều tra phải sử dụng dữ liệu dựa trên các yếu tố miêu tả trong điểm 3(a) chứng minh thiệt hại nghiêm trọng hoặc nguy cơ gây thiệt hại do tăng số lượng nhập khẩu của sản phẩm liên quan từ việc thực hiện Hiệp định này.

5. Bên nhập khẩu phải nộp ngay cho (các) Bên xuất khẩu thông báo bằng văn bản về việc tiến hành điều tra quy định tại khoản 4, cũng như về ý định của mình về thực hiện hành động khẩn cấp và tham vấn với (các) Bên xuất khẩu về vấn đề này theo yêu cầu. Bên nhập khẩu phải cung cấp cho Bên xuất khẩu chi tiết hành động khẩn cấp dự định thực hiện. Các Bên liên quan sẽ bắt đầu tham vấn ngay và, trừ trường hợp có quyết định khác, phải hoàn thành các cuộc tham vấn trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu. Sau khi các cuộc tham vấn hoàn thành, Bên nhập khẩu phải thông báo cho Bên xuất khẩu các quyết định. Nếu quyết định áp dụng một biện pháp tự vệ, thông báo phải bao gồm các chi tiết về biện pháp đó và thời điểm biện pháp đó có hiệu lực.

6. Các điều kiện và giới hạn sau đây được áp dụng đối với các hành động khẩn cấp được thực hiện theo Điều này:

(a) hành động khẩn cấp không được kéo dài quá hai năm và có thể gia hạn thêm tối đa là hai năm;

(b) hành động khẩn cấp áp dụng đối với một mặt hàng không được thực hiện ngoài giai đoạn chuyển tiếp;

(c) Bên nhập khẩu không được thực hiện hành động khẩn cấp đối với một mặt hàng cụ thể của một hoặc nhiều Bên nhiều hơn một lần; và

(d) khi chấm dứt hành động khẩn cấp, Bên nhập khẩu phải cho mặt hàng bị áp dụng hành động khẩn cấp hưởng ưu đãi thuế quan mà mặt hàng đó lẽ ra được hưởng trong thời gian thực hiện hành động khẩn cấp.

7. Bên thực hiện một hành động khẩn cấp theo Điều này phải cung cấp cho (các) Bên xuất khẩu có hàng hoá bị áp dụng biện pháp khẩn cấp một hình thức bồi thường tự do hóa thương mại do hai Bên thoả thuận dưới dạng thuế suất ưu đãi có các tác động thương mại tương đương với giá trị của các loại thuế bổ sung được cho là kết quả của hành động khẩn cấp. Thuế suất ưu đãi phải được giới hạn trong phạm vi hàng dệt may, trừ trường hợp các Bên có thỏa thuận khác.  Nếu các Bên liên quan không đạt được thoả thuận về bồi thường trong vòng 60 ngày hoặc một thời hạn dài hơn do các Bên liên quan thỏa thuận, (các) Bên có hàng hóa bị áp dụng hành động khẩn cấp có quyền thực hiện một biện pháp thuế quan có các tác động thương mại tương đương với tác động thương mại của hành động khẩn cấp được thực hiện theo Điều này.   Biện pháp thuế quan đó có thể được thực hiện đối với hàng hoá bất kỳ của Bên thực hiện hành động khẩn cấp. Bên thực hiện biện pháp thuế quan chỉ được áp dụng biện pháp thuế quan trong một khoảng thời gian tối thiểu cần thiết để đạt được các tác động thương mại cơ bản tương đương. Nghĩa vụ của đền bù thương mại của Bên nhập khẩu và quyền thực hiện biện pháp thuế quan của Bên xuất khẩu chấm dứt khi hành động khẩn cấp chấm dứt.

8. Một Bên không được thực hiện hoặc duy trì một hành động khẩn cấp theo Điều này đối với một mặt hàng dệt may là đối tượng hoặc trở thành đối tượng của một biện pháp tự vệ chuyển tiếp theo Chương 6 (Biện pháp khắc phục thương mại), hoặc một biện pháp tự vệ do một Bên thực hiện theo Điều XIX của GATT 1994, hoặc Hiệp định WTO về các biện pháp tự vệ.

9. Các cuộc điều tra quy định tại Điều này được thực hiện theo thủ tục do mỗi Bên ban hành. Khi Hiệp định này có hiệu lực hoặc trước khi tiến hành một cuộc điều tra, mỗi Bên phải thông báo cho các Bên khác về các thủ tục này.

10. Mỗi Bên phải cung cấp báo cáo về các hành động đối với các Bên khác vào năm thực hiện hoặc duy trì hành động khẩn cấp.

Điều 4.4: Hợp tác

1. Mỗi Bên, theo luật pháp và quy định của mình, phải phối hợp với các Bên khác trong việc thực thi hoặc hỗ trợ trong việc thực thi các biện pháp tương ứng liên quan đến vi phạm pháp luật về hải quan đối với thương mại hàng dệt may của giữa các bên, bao gồm đảm bảo tính chính xác của các yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định này.

2. Mỗi Bên phải có biện pháp thích hợp, có thể bao gồm biện pháp lập pháp, hành chính, tư pháp, hoặc hành động khác phục vụ cho:

(a) việc thi hành pháp luật, quy định và thủ tục liên quan đến vi phạm pháp luật về hải quan, và

(b) hợp tác với Bên nhập khẩu trong việc thi hành quy định pháp luật và thủ tục của mình liên quan đến công tác phòng chống vi phạm pháp luật về hải quan.

3. Trong phạm vi khoản 2, "các biện pháp thích hợp" là các biện pháp do một Bên thực hiện theo pháp luật, quy định và thủ tục của mình, chẳng hạn như:

(a) cung cấp thẩm quyền pháp lý cho các công chức chính phủ để đáp ứng các nghĩa vụ theo Chương này;

(b) tạo điều kiện cho các công chức thực thi pháp luật của mình xác định và xử lý vi phạm pháp luật về hải quan;

(c) ban hành hoặc duy trì các biện pháp xử phạt hình sự, dân sự hoặc hành chính nhằm ngăn chặn các vi phạm pháp luật về hải quan;

(d) thực hiện các hành động thực thi thích hợp, theo yêu cầu của một Bên khác bao gồm các dữ kiện liên quan, khi nghi ngờ có vi phạm pháp luật về hải quan trong lãnh thổ của Bên được yêu cầu đối với hàng dệt may, kể cả trong các khu thương mại tự do của Bên được yêu cầu; và

(e) hợp tác với một Bên khác, theo yêu cầu, nhằm thiết lập các dữ kiện liên quan đến vi phạm pháp luật về hải quan trong lãnh thổ của Bên được yêu cầu của đối với hàng dệt may, kể cả trong các khu thương mại tự do của Bên được yêu cầu.

4. Một Bên có quyền yêu cầu thông tin từ một Bên nơi có dữ kiện liên quan cho thấy một hành vi vi phạm pháp luật về hải quan đã hoặc đang xảy ra, hoặc có thể xảy ra, ví dụ như bằng chứng trước đây.

5. Một yêu cầu bất kỳ theo khoản 4 phải được lập bằng văn bản, bằng các phương tiện điện tử hoặc phương pháp khác, và phải bao gồm một tuyên bố ngắn gọn về vấn đề cần giải quyết, yêu cầu hợp tác, các thông tin liên quan về vi phạm pháp luật về hải quan, và đầy đủ thông tin để Bên được yêu cầu phản hồi theo đúng luật pháp và quy định của mình.

6.  Nhằm tăng cường nỗ lực hợp tác theo Điều này giữa các Bên để ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về hải quan, Bên nhận được yêu cầu theo khoản 4, theo luật pháp, quy định và thủ tục của mình, kể cả những người liên quan đến bảo mật được nêu trong Điều 9.4, phải cung cấp cho Bên yêu cầu thông tin về sự tồn tại của một nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu, hoặc nhà sản xuất, hàng hóa của một nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu, hoặc nhà sản xuất, hoặc các vấn đề khác liên quan đến Chương này sau khi nhận được yêu cầu theo quy định tại khoản 5.    Thông tin có thể bao gồm thư từ có sẵn, báo cáo, vận đơn, hóa đơn, hợp đồng đặt hàng, hoặc các thông tin khác liên quan đến việc thi hành pháp luật hoặc quy định liên quan đến yêu cầu.

7. Một Bên có thể cung cấp thông tin được yêu cầu trong Điều này bằng văn bản hoặc dưới dạng điện tử.

8. Mỗi Bên phải thiết lập hoặc duy trì các đầu mối liên lạc phục vụ hợp tác theo Chương này. Mỗi Bên phải thông báo cho các Bên khác về các đầu mối liên lạc của mình khi Hiệp định này có hiệu lực và phải thông báo kịp thời cho Bên kia những thay đổi tiếp theo.

Điều 4.5: Giám sát

1.  Mỗi Bên phải thiết lập hoặc duy trì các chương trình hay các hoạt động để xác định và xử lý vi phạm pháp luật về hải quan liên quan đến hàng dệt may, có thể bao gồm các hoạt động để đảm bảo tính chính xác của các yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan đối với hàng dệt và may mặc theo Hiệp định này.

2. Thông qua các chương trình hoặc hoạt động này, các Bên có thể thu thập hoặc chia sẻ thông tin liên quan đến hàng dệt may phục vụ quản lý rủi ro.

  1.  

Điều 4.6: Xác minh

1. Bên nhập khẩu có thể tiến hành xác minh đối với một mặt hàng dệt may theo Điều 3.27.1(a), 3.27.1(b), hoặc 3.27.1(e) (Xác minh) và các thủ tục liên quan của mình để xác minh một mặt hàng có thỏa điều kiện hưởng ưu đãi thuế quan hay không, hoặc yêu cầu kiểm tra thực tế theo quy định tại Điều này3.

2. Bên nhập khẩu có quyền gửi yêu cầu kiểm tra thực tế cho một nhà xuất khẩu hay nhà sản xuất hàng dệt may theo Điều này nhằm xác minh:

(a) một mặt hàng dệt may có thỏa điều kiện hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định này hay không; hoặc

(b) có vi phạm pháp luật về hải quan đã hoặc đang xảy ra hay không.

3. Trong một cuộc kiểm tra thực tế theo Điều này, Bên nhập khẩu có quyền yêu cầu cung cấp:

(a) hồ sơ và cơ sở liên quan đến yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan; hoặc

(b) hồ sơ và cơ sở liên quan đến các vi phạm pháp luật về hải quan cần xác minh.

4. Khi cần kiểm tra thực tế theo khoản 2, Bên nhập khẩu phải thông báo các thông tin sau cho Bên chủ nhà không muộn hơn 20 ngày trước ngày kiểm tra:

(a) ngày kiểm tra dự kiến;

(b) số lượng các nhà xuất khẩu và nhà sản xuất bị kiểm tra thực tế một cách chi tiết nhằm tạo điều kiện cho việc hỗ trợ, nhưng không cần nêu rõ tên của các nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất bị kiểm tra thực tế;

(c) Bên chủ nhà có cần phải hỗ trợ hay không và hình thức hỗ trợ (nếu có);

(d) các hành vi vi phạm pháp luật về hải quan được xác minh theo khoản 2(b), nếu thích hợp, bao gồm thông tin thực tế liên quan có sẵn tại thời điểm thông báo về các vi phạm cụ thể, trong đó có thể bao gồm thông tin trước đây; và

(e) nhà nhập khẩu có yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan hay không.

5. Khi nhận được yêu cầu kiểm tra thực tế theo khoản 2, Bên chủ nhà có thể yêu cầu thông tin từ Bên nhập khẩu để lên kế hoạch cho cuộc kiểm tra như công tác hậu cần hoặc hỗ trợ.

6. Khi cần thực hiện kiểm tra thực tế theo khoản 2, Bên nhập khẩu phải cung cấp cho Bên chủ nhà một danh sách gồm tên và địa chỉ của các nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất dự kiến kiểm tra thực tế càng sớm càng tốt và trước ngày kiểm tra đầu tiên tại trụ sở của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất theo Điều này.

7. Khi Bên nhập khẩu cần thực hiện kiểm tra thực tế theo khoản 2:

(a) Công chức của Bên chủ nhà có thể đi cùng Bên nhập khẩu trong cuộc kiểm tra.

(b) Công chức của Bên chủ nhà có thể, theo luật pháp và quy định của mình, theo yêu cầu của Bên nhập khẩu hoặc chủ động hỗ trợ Bên nhập khẩu trong cuộc kiểm tra thực tế và cung cấp các thông tin liên quan để tiến hành cuộc kiểm tra thực tế trong phạm vi có thể.

(c) Bên nhập khẩu và Bên chủ nhà phải hạn chế liên lạc về cuộc kiểm tra thực tế trong phạm vi công chức nhà nước có liên quan, và không được báo cho nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất bên ngoài chính phủ của Bên chủ nhà trước cuộc kiểm tra hoặc cung cấp bất kỳ thông tin xác minh hoặc thực thi chưa được công bố khác vì nếu công bố sẽ làm giảm hiệu quả của cuộc kiểm tra.

(d) Bên nhập khẩu phải đề nghị nhà xuất khẩu, hoặc nhà sản xuất 4cho phép tiếp cận các hồ sơ hoặc cơ sở liên quan không muộn hơn thời gian của cuộc kiểm tra. Trừ trường hợp có thông báo trước sẽ làm giảm hiệu quả của việc kiểm tra, Bên nhập khẩu phải gửi thông báo trước để xin phép.

(2) Trường hợp nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất hàng dệt may không cho phép thì không tiến hành kiểm tra thực tế. Bên nhập khẩu phải xem xét một ngày khác và khả năng của nhân viên hoặc cơ sở của nhà sản xuất hoặc nhà xuất khẩu.

8. Khi hoàn thành kiểm tra thực tế theo khoản 2, Bên nhập khẩu phải:

(a) thông báo những kết luận ban đầu cho Bên chủ nhà theo yêu cầu.

(b) cung cấp cho Bên chủ nhà báo cáo bằng văn bản về kết quả kiểm tra thực tế trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu bằng văn bản của Bên chủ nhà, bao gồm những kết luận. Nếu báo cáo không phải là tiếng Anh, Bên nhập khẩu phải cung cấp một bản dịch tiếng Anh theo yêu cầu của Bên chủ nhà.

(c) cung cấp cho nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất một báo cáo bằng văn bản về kết quả của cuộc kiểm tra và các kết luận trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu bằng văn bản. Đây có thể là một báo cáo được chuẩn bị theo điểm (b) với những thay đổi thích hợp. Bên nhập khẩu có trách nhiệm thông báo cho nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất quyền yêu cầu báo cáo này. Nếu báo cáo không phải là tiếng Anh, Bên nhập khẩu phải cung cấp một bản dịch tiếng Anh theo yêu cầu của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất đó.

9. Trường hợp Bên nhập khẩu tiến hành kiểm tra thực tế theo khoản 2 và vì vậy có ý định từ chối ưu đãi thuế quan cho một mặt hàng thì trước khi từ chối ưu đãi thuế quan, Bên nhập khẩu phải cho nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất đã cung cấp thông tin trực tiếp cho Bên nhập khẩu một thời hạn 30 ngày để cung cấp thêm thông tin chứng minh yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan. Trong không thông báo trước theo khoản 7(d), nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu, hoặc sản xuất đó có quyền yêu cầu gia hạn thêm 30 ngày.

10. Bên nhập khẩu không được từ chối một yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan chỉ vì Bên chủ nhà không hỗ trợ hoặc cung cấp thông tin theo yêu cầu như quy định tại Điều này.

12. Trong khi việc xác minh đang được tiến hành theo Điều 6, Bên nhập khẩu có quyền thực hiện biện pháp thích hợp theo các thủ tục quy định trong luật pháp và quy định của mình, bao gồm đình chỉ hoặc từ chối áp dụng các ưu đãi thuế quan đối với hàng dệt may của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất đang bị xác minh.

13. Nếu việc xác minh các hàng hoá giống hệt do một Bên tiến hành cho thấy các tuyên bố của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất rằng hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ của Bên đó thỏa mãn các điều kiện ưu đãi thuế quan có xu hướng sai sự thật hoặc không có cơ sở, Bên đó có quyền không áp dụng ưu đãi thuế quan đối với hàng dệt may do đối tượng đó nhập khẩu, xuất khẩu, hoặc sản xuất cho đến khi đối tượng đó chứng minh được cho Bên nhập khẩu rằng hàng hóa giống hệt thỏa các điều kiện hưởng ưu đãi thuế quan. Trong phạm vi khoản này, hàng hoá giống hệt là những hàng hoá giống nhau về mọi mặt theo một quy tắc xuất xứ cụ thể nhằm xác định hàng hoá thỏa điều kiện có xuất xứ.

Điều 4.7: Ra quyết định

Bên nhập khẩu có quyền từ chối một yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan cho một mặt hàng dệt may:

(a) vì lý do nêu tại Điều 3.28.2 (Quyết định về yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan);

(b) nếu, theo kết quả xác minh quy định tại Chương này, Bên đó không nhận được đầy đủ thông tin để xác định hàng hóa có đủ điều kiện có xuất xứ hay không; hoặc

(c) nếu, theo kết quả xác minh quy định tại Chương này, việc truy cập hoặc cho phép truy cập bị từ chối, Bên nhập khẩu không thể hoàn thành cuộc kiểm tra thực tế vào ngày đề xuất và nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất không thống nhất được với Bên nhập khẩu về một ngày kiểm tra khác, hoặc nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất không cho phép truy cập hồ sơ hoặc cơ sở liên quan trong quá trình kiểm tra thực tế.

Điều 4.8: Ủy ban về Hàng dệt may

1. Các Bên nhất trí thành lập một Ủy ban về Hàng dệt may (sau đây gọi là Ủy ban) gồm đại diện của từng Bên.

2. Ủy ban về Hàng dệt may sẽ họp ít nhất một lần trong năm có hiệu lực của Hiệp định này và các lần họp sau do các Bên quyết định theo yêu cầu của Ủy ban TPP. Ủy ban sẽ họp tại các địa điểm và thời điểm do các Bên quyết định. Các cuộc họp có thể trực tiếp hoặc thông qua các phương tiện do các Bên quyết định.

3. Ủy ban có quyền xem xét mọi vấn đề phát sinh theo chương này, và các chức năng của Ủy ban sẽ bao gồm rà soát việc thực hiện Chương này, tham khảo ý kiến ​​về những khó khăn về kỹ thuật hoặc ý nghĩa thể phát sinh theo Chương này, và thảo luận biện pháp cải thiện hiệu quả hợp tác theo Chương này.

4. Ngoài các cuộc thảo luận của Ủy ban, một Bên có thể yêu cầu thảo luận với một hoặc nhiều Bên khác về các vấn đề thuộc Chương này liên quan đến các Bên nhằm giải quyết các vấn đề mà Bên đó tin rằng phát sinh từ việc thực hiện Chương này.

5. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, các Bên yêu cầu thảo luận phải tổ chức các cuộc tham vấn theo khoản 4 trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu bằng văn bản của một Bên và nỗ lực để kết thúc trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu bằng văn bản.

6. Các cuộc thảo luận theo Điều này phải được giữ bí mật và không làm phương hại đến các quyền của bất kỳ bên nào trong vụ kiện tụng trong tương lai.

Điều 4.9: Bảo mật

1. Mỗi Bên phải duy trì tính bảo mật của các thông tin thu thập được theo quy định tại Chương này và phải bảo vệ thông tin đó không bị tiết lộ vì việc tiết lộ thông tin có thể phương hại đến vị thế cạnh tranh của những người cung cấp thông tin.

2. Trường hợp một Bên cung cấp thông tin thuộc diện bảo mật cho một Bên khác theo quy định tại Chương, Bên nhận thông tin có trách nhiệm giữ bí mật thông tin.

3. Bên cung cấp các thông tin có quyền yêu cầu Bên nhận thông tin lập một đảm bảo bằng văn bản về việc giữ bí mật các thông tin này và chỉ được sử dụng cho các mục đích quy định trong yêu cầu của Bên nhận thông tin, và sẽ không được tiết lộ mà không có sự cho phép Bên cung cấp thông tin hoặc người đã cung cấp thông tin cho Bên đó.

4. Một Bên có quyền từ chối cung cấp thông tin theo yêu cầu của một Bên khác nếu Bên đó không tuân thủ các khoản từ 1 đến 3.

5. Mỗi Bên phải áp dụng hoặc duy trì các thủ tục để ngăn chặn việc tiết lộ trái phép thông tin bí mật được cung cấp theo pháp luật về hải quan và quy định pháp luật khác của mình, hoặc được thu thập theo quy định tại Chương này, bao gồm cả thông tin mà việc tiết lộ có thể gây phương hại vị thế cạnh tranh của người cung cấp thông tin.

___________________________________________

1 Để giải thích rõ hơn, khoản 4 không đòi hỏi một nguyên liệu thuộc Danh sách nguồn cung thiếu hụt phải được sản xuất từ sợi đàn hồi có xuất xứ thuần túy trong lãnh thổ của một hoặc nhiều Bên.

2 Trong phạm vi khoản 4, xuất xứ thuần túy nghĩa là tất cả các quá trình sản xuất và hoàn thiện, từ đùn sợi, dải, phim, hoặc tấm, và bao gồm bản vẽ để định hướng hoàn toàn sợi, hoặc rạch phim hoặc tấm thành dải, hoặc quá trình quay sợi, cho đến khi ra sợi hoàn thiện hoặc sợi đã bện.

3 Trong phạm vi Điều này, các thông tin thu thập được theo Điều này phải được sử dụng cho mục đích đảm bảo thực hiện hiệu quả Chương này. Một Bên không được áp dụng các thủ tục này để thu thập thông tin cho các mục đích khác.

4 Bên nhập khẩu cần có sự cho phép của người có thẩm quyền chấp thuận việc kiểm tra thực tế tại cơ sở.

 

CHƯƠNG 5

QUẢN LÝ HẢI QUAN VÀ TẠO THUẬN LỢI TRONG THƯƠNG MẠI

Điều 5.1: Thủ tục hải quan và tạo thuận lợi trong thương mại

Mỗi Bên phải bảo đảm thủ tục hải quan của mình được áp dụng một cách đồng nhất, minh bạch, và có thể dự đoán.

Điều 5.2: Phối hợp về hải quan

1. Nhằm tạo thuận lợi cho hiệu quả hoạt động của Hiệp định này, mỗi Bên phải:

(a) Khuyến khích hợp tác với các Bên khác liên quan đến các vấn đề hải quan quan trọng có ảnh hưởng đến hàng hóa được giao dịch giữa các bên; và

(b) nỗ lực gửi cho mỗi Bên thông báo trước về mọi thay đổi hành chính quan trọng, thay đổi về pháp luật hoặc quy định, hoặc biện pháp tương tự liên quan đến pháp luật hoặc các quy định điều chỉnh việc xuất khẩu hoặc nhập khẩu của mình có thể ảnh hưởng lớn đến hoạt động của Hiệp định này .

2. Mỗi Bên, theo pháp luật của mình, phải hợp tác với các Bên khác thông qua việc chia sẻ thông tin và các hoạt động khác phù hợp nhằm tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan đến:

(a) việc thực hiện và hoạt động của các quy định trong Hiệp định này về xuất khẩu hoặc nhập khẩu, bao gồm các yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan, thủ tục yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan, và thủ tục xác minh;

(b) việc thực hiện, áp dụng và hoạt động của Hiệp định Trị giá hải quan;

(c) các hạn chế hoặc lệnh cấm đối với nhập khẩu hoặc xuất khẩu;

(d) điều tra và phòng chống vi phạm pháp luật về hải quan, bao gồm trốn thuế và buôn lậu; và

(e) các vấn đề hải quan khác do các Bên quyết định.

3. Nếu một Bên có một nghi vấn hợp lý về hoạt động trái luật liên quan đến pháp luật hoặc các quy định về nhập khẩu của mình, Bên đó có thể yêu cầu một Bên khác cung cấp thông tin bí mật cụ thể thường được thu thập trong khi nhập khẩu hàng hóa.

4. Yêu cầu do một Bên đưa ra theo khoản 3 phải:

(a) bằng văn bản;

(b) nêu cụ thể mục đích của việc tìm kiếm thông tin; và

(c) xác định thông tin yêu cầu với đầy đủ đặc trưng để Bên được yêu cầu định vị và cung cấp thông tin.

5. Bên được yêu cầu cung cấp thông tin theo khoản 3, theo luật pháp của mình và điều ước quốc tế có liên quan mà Bên đó tham gia, phải cung cấp một văn bản trả lời có các thông tin được yêu cầu.

  1.  

(a) thông tin trong quá khứ về việc một nhà nhập khẩu hoặc nhà xuất khẩu không tuân thủ luật pháp hoặc quy định về nhập khẩu;

(b) thông tin trong quá khứ về việc một nhà sản xuất hoặc một người khác liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa từ lãnh thổ của một Bên đến lãnh thổ của một Bên khác không tuân thủ luật pháp hoặc quy định về nhập khẩu;

(c) thông tin trong quá khứ về việc một số hoặc toàn bộ những người liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa của một ngành hàng cụ thể từ lãnh thổ của một Bên đến lãnh thổ của một Bên khác không tuân thủ luật pháp hoặc quy định về nhập khẩu; hoặc

(d) thông tin khác mà Bên yêu cầu và Bên được yêu cầu cung cấp thông tin cùng xem là đầy đủ đối với yêu cầu đó.

7. Mỗi Bên phải nỗ lực để cung cấp cho một Bên khác bất kỳ thông tin nào khác mà sẽ hỗ trợ Bên đó xác định xem hàng hóa nhập khẩu từ Bên đó hoặc xuất khẩu sang Bên đó có phù hợp với pháp luật hoặc quy định về nhập khẩu của Bên nhận hay không, cụ thể là những thông tin liên quan đến các hoạt động trái pháp luật, bao gồm buôn lậu và các vi phạm tương tự.

8. Để tạo thuận lợi cho thương mại giữa các Bên, Bên nhận yêu cầu phải nỗ lực để tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật cho Bên yêu cầu nhằm:

(a) phát triển và thực hiện các thông lệ tốt nhất được cải tiến và các kỹ thuật quản lý rủi ro;

(b) tạo điều kiện cho việc thực hiện các tiêu chuẩn về chuỗi cung ứng quốc tế;

(c) đơn giản hóa và tăng cường thủ tục thông quan hàng hóa một cách kịp thời và hiệu quả;

(d) phát triển các kỹ năng nghề nghiệp của nhân viên hải quan; và

(e) tăng cường việc sử dụng các công nghệ mà có thể cải thiện sự tuân thủ pháp luật và quy định về nhập khẩu của Bên yêu cầu.

9.  Các Bên phải nỗ lực để thiết lập hoặc duy trì các kênh thông tin liên lạc phục vụ hợp tác hải quan, kể cả bằng cách thiết lập các đầu mối liên lạc để tạo thuận lợi cho trao đổi thông tin nhanh chóng và an toàn cũng như tăng cường phối hợp về các vấn đề nhập khẩu.

Điều 5.3: Phán quyết trước

1. Trước khi nhập khẩu của hàng hoá của một Bên vào lãnh thổ của mình, mỗi Bên sẽ lập một phán quyết trước bằng văn bản theo yêu cầu bằng văn bản của một nhà nhập khẩu trong lãnh thổ của mình, hoặc một nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất trong lãnh thổ của một Bên khác 1 về việc: 2

(a) phân loại thuế quan;

(b) việc áp dụng các tiêu chí xác định trị giá hải quan đối với một trường hợp cụ thể theo quy định của Hiệp định trị giá hải quan;

(c) một hàng hóa có xuất xứ hay không theo quy định tại Chương 3 (Quy tắc xuất xứ và thủ tục xuất xứ); và

(d) các vấn đề khác do các Bên quyết định.

2.  Mỗi Bên phải lập một phán quyết trước càng sớm càng tốt và trong mọi trường hợp không muộn hơn 150 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, với điều kiện người yêu cầu đã cung cấp tất cả các thông tin mà Bên nhận đòi hỏi để lập phán quyết trước. Các thông tin này bao gồm một mẫu hàng hóa mà người yêu cầu cần phán quyết trước nếu có yêu cầu của Bên nhận. Khi lập một phán quyết trước, Bên đó phải xem xét các dữ kiện và hoàn cảnh mà người yêu cầu đã cung cấp. Để giải thích rõ hơn, một Bên có thể từ chối lập phán quyết trước nếu dữ kiện và hoàn cảnh làm cơ sở cho phán quyết trước là đối tượng thẩm định hành chính hoặc tư pháp. Bên từ chối lập phán quyết trước phải kịp thời thông báo cho người yêu cầu bằng văn bản, nêu rõ các dữ kiện và các tình huống có liên quan và cơ sở cho quyết định từ chối lập phán quyết trước.

3.  Mỗi Bên quy định rằng các phán quyết trước của mình sẽ có hiệu lực vào ngày được lập hoặc vào một ngày khác quy định trong các văn bản đó, và sẽ duy trì hiệu lực ít nhất ba năm, với điều kiện luật pháp, các dữ kiện và hoàn cảnh làm cơ sở cho phán quyết trước vẫn không thay đổi. Nếu luật pháp của một Bên quy định rằng một phán quyết trước hết hiệu lực sau một khoảng thời gian nhất định, Bên đó phải nỗ lực để cung cấp các thủ tục cho phép người yêu cầu gia hạn phán quyết trước trước khi văn bản đó hết hiệu lực, miễn là luật pháp, các dữ kiện và hoàn cảnh làm cơ sở cho phán quyết trước vẫn không thay đổi.

4. Sau khi lập phán quyết trước, Bên đó có thể sửa đổi hoặc hủy bỏ văn bản đã lập nếu có sự thay đổi về luật pháp, dữ kiện hay hoàn cảnh làm cơ sở cho phán quyết trước, nếu phán quyết trước dựa trên những thông tin không chính xác hoặc sai lệch, hoặc nếu phán quyết có sai sót.

5. Một Bên có thể sửa đổi hoặc hủy bỏ phán quyết trước theo quy định tại khoản 4 sau khi Bên đó thông báo về việc sửa đổi hoặc huỷ bỏ và nêu rõ lý do.

6. Không Bên nào được áp dụng sửa đổi hoặc hủy bỏ hồi tố gây thiệt hại cho người yêu cầu trừ trường hợp phán quyết trước được dựa trên những thông tin không chính xác hoặc sai lệch do người yêu cầu cung cấp.

7. Mỗi Bên bảo đảm rằng người yêu cầu có quyền truy cập thông tin về kết quả thẩm định hành chính các phán quyết trước.

8. Theo yêu cầu về bảo mật trong pháp luật của mình, mỗi Bên phải nỗ lực để công khai các phán quyết trước của mình, bao gồm cả công khai trực tuyến.

Điều 5.4: Phản hồi yêu cầu tham vấn hoặc cung cấp thông tin

Theo yêu cầu từ một nhà nhập khẩu trong lãnh thổ của mình, hoặc một nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất trong lãnh thổ của một Bên khác, mỗi Bên phải nhanh chóng tham vấn hoặc cung cấp các thông tin có liên quan đến các dữ kiện có trong yêu cầu về:

(a) các yêu cầu về hạn ngạch, như hạn ngạch thuế quan;

(b) việc áp dụng hoàn thuế, gia hạn nộp thuế, hoặc hình thức giảm gánh nặng khác như giảm thuế, hoàn thuế hoặc miễn thuế;

(c) các yêu cầu đối với hàng hóa theo Điều 2.6 (Hàng tái nhập sau khi sửa chữa và thay đổi);

(d) nước xuất xứ, nếu đó là một điều kiện cho nhập khẩu; và

(e) các vấn đề khác do các Bên quyết định.

Điều 5.5: Thẩm định và khiếu nại

1. Mỗi Bên phải bảo đảm rằng người được cấp một quyết định 3về một vấn đề hải quan có quyền truy xuất thông tin về:

(a) kết quả thẩm định hành chính của quyết định đó, không phụ thuộc 4 vào nhân viên hoặc văn phòng đã cấp quyết định; và

(b) kết quả thẩm định tư pháp đối với quyết định.5

2. Mỗi Bên phải bảo đảm cơ quan tiến hành thẩm định theo khoản 1 thông báo cho các bên liên quan về quyết định của mình bằng văn bản và nêu rõ lý do cho quyết định này. Một Bên có quyền đòi hỏi một yêu cầu là một điều kiện để cung cấp những lý do cho một quyết định trong quá trình thẩm định.

Điều 5.6: Tự động hóa

1. Mỗi Bên phải:

(a) nỗ lực sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến các thủ tục giải phóng hàng hóa;

(b) tạo điều kiện cho người sử dụng hải quan truy cập các hệ thống điện tử;

(c) sử dụng hệ thống điện tử hoặc tự động để phân tích rủi ro và xác định mục tiêu;

(d) nỗ lực thực hiện các tiêu chuẩn chung và các yếu tố cho dữ liệu nhập khẩu và xuất khẩu theo Mô hình dữ liệu của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO);

(e) xem xét áp dụng các khuyến nghị, mô hình, phương pháp và tiêu chuẩn của WCO được phát triển thông qua WCO hoặc APEC; và

(f) hướng tới phát triển một tập hợp các yếu tố dữ liệu phổ biến được rút ra từ mô hình dữ liệu của WCO và các khuyến nghị có liên quan của WCO cũng như hướng dẫn về việc tạo điều kiện cho việc chia sẻ dữ liệu giữa các chính phủ cho mục đích phân tích dòng chảy thương mại.

2. Mỗi Bên phải nỗ lực để cung cấp một cơ sở cho phép nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu hoàn thành các yêu cầu nhập khẩu và xuất khẩu tiêu chuẩn trực tuyến tại một điểm duy nhất.

Điều 5.7: Vận chuyển tốc hành

1.  Mỗi Bên sẽ thông qua hoặc duy trì các thủ tục hải quan rút gọn phục vụ vận chuyển tốc hành trong khi vẫn duy trì lựa chọn và kiểm soát hải quan phù hợp. Các thủ tục này phải:

(a) quy định các thông tin cần thiết để giải phóng một lô hàng tốc hành được cung cấp và xử lý trước khi lô hàng đến;

(b) cho phép cung cấp thông tin một lần duy nhất bao gồm thông tin về tất cả hàng hóa trong một lô hàng tốc hành, như bản kê khai, thông qua phương tiện điện tử, nếu có thể; 6

(c) quy định về việc giảm thiểu hồ sơ cho việc giải phóng hàng hóa;

(d) quy định rằng các lô hàng tốc hành được giải phóng trong vòng sáu giờ sau khi nộp các hồ sơ hải quan cần thiết trong những hoàn cảnh bình thường, với điều kiện lô hàng đã đến;

(e) áp dụng không phân biệt khối lượng hoặc giá trị của các lô hàng, tuy nhiên một Bên vẫn có thể đòi hỏi thủ tục nhập cảnh chính thức như một điều kiện để giải phóng hàng hóa, bao gồm tờ khai, tài liệu chứng minh, và đóng thuế dựa trên khối lượng hoặc giá trị của hàng hóa; và

(f) quy định rằng trong những hoàn cảnh bình thường, các lô hàng được định giá bằng hoặc thấp hơn một số tiền cố định theo luật của Bên đó 7 sẽ không bị đánh thuế. Mỗi Bên phải rà soát số tiền này định kỳ, có tính đến các yếu tố đó có thể coi là có liên quan như như tỷ lệ lạm phát, tác động đến thuận lợi hóa thương mại, tác động đối với quản lý rủi ro, chi phí hành chính của việc thu thuế so với tiền thuế, chi phí giao dịch thương mại xuyên biên giới, tác động đến doanh nghiệp nhỏ và vừa, hoặc các yếu tố khác liên quan đến việc thu thuế.

2. Nếu một Bên không áp dụng ưu đãi trong các khoản từ 1(a) đến (f) cho tất cả các lô hàng, Bên đó phải cung cấp một thủ tục hải quan rút gọn riêngbiệt 8 có áp dụng các ưu đãi trên cho các lô hàng tốc hành.

Điều 5.8: Xử phạt

1. Mỗi Bên thông qua hoặc duy trì các biện pháp cho phép cơ quan hải quan của một Bên xử phạt đối với vi phạm pháp luật, quy định hoặc yêu cầu thủ tục về hải quan của Bên đó, bao gồm phân loại thuế quan, định giá hải quan, nước xuất xứ và yêu cầu hưởng ưu đãi theo Hiệp định này.

2. Mỗi Bên bảo đảm rằng một hình thức xử phạt do cơ quan hải quan của mình áp dụng đối với một hành vi vi phạm pháp luật, quy định hoặc yêu cầu thủ tục về hải quan chỉ áp dụng đối với người chịu trách nhiệm pháp lý cho vi phạm đó.

3. Mỗi Bên bảo đảm rằng các hình thức xử phạt do cơ quan hải quan của mình áp dụng phụ thuộc vào các dữ kiện và hoàn cảnh 9của vụ việc và tương xứng với mức độ nghiêm trọng của vi phạm.

4. Mỗi Bên bảo đảm rằng mình vẫn duy trì các biện pháp để tránh xung đột lợi ích trong việc tính và thu tiền phạt và thuế. Không được tính tiền phạt hoặc thuế trên một tỷ lệ phần trăm hoặc một phần cố định thù lao của một công chức chính phủ.

5. Mỗi Bên bảo đảm rằng nếu cơ quan hải quan của mình áp dụng một hình thức xử phạt đối với một hành vi vi phạm pháp luật, quy định hoặc yêu cầu thủ tục về hải quan thì phải cung cấp giải trình bằng văn bản cho người bị xử phạt, trong đó nêu rõ bản chất của vi phạm và các quy định pháp luật hoặc thủ tục được áp dụng để tính mức phạt.

6. Nếu một người tự nguyện cung cấp cho cơ quan hải quan của một Bên thông tin về hoàn cảnh của một hành vi vi phạm pháp luật, quy định hoặc yêu cầu thủ tục về hải quan trước khi hành vi đó bị cơ quan hải quan phát hiện, cơ quan hải quan của Bên đó, nếu thích hợp, có thể xem dữ kiện này như  ột yếu tố giảm nhẹ khi hình thức xử phạt được quyết định.

7. Mỗi Bên quy định trong luật, quy định và thủ tục của mình, hoặc áp dụng một khoảng thời gian cố định và hữu hạn mà trong đó cơ quan hải quan của mình có quyền tiến hành tố tụng 10 để áp dụng một hình phạt liên quan đến vi phạm pháp luật, quy định hoặc yêu cầu thủ tục về hải quan.

8. Bất kể quy định tại khoản 7, một cơ quan hải quan có thể áp dụng một hình thức xử phạt thay cho thủ tục tố tụng tư pháp hoặc hành chính ngoài khoảng thời gian cố định và hữu hạn nêu trên.

Điều 5.9: Quản lý rủi ro

1. Mỗi Bên thông qua hoặc duy trì một hệ thống quản lý rủi ro để thẩm định và xác định mục tiêu cho phép cơ quan hải quan của mình tập trung vào hoạt động kiểm tra đối với hàng hóa có nguy cơ cao và đơn giản hóa việc thông quan và luân chuyển hàng hóa nguy cơ thấp.

2. Để tạo thuận lợi thương mại, mỗi Bên phải định kỳ rà soát và cập nhật hệ thống quản lý rủi ro theo quy định tại khoản 1 khi thích hợp.

Điều 5.10: Giải phóng hàng hóa

1. Mỗi Bên thông qua hoặc duy trì các thủ tục hải quan được đơn giản hóa cho việc giải phóng hàng hoá hiệu quả nhằm tạo thuận lợi cho thương mại giữa hai bên. Khoản này không đòi hỏi Bên nào phải giải phóng hàng hóa nếu yêu cầu đối với giải phóng hàng hóa của mình chưa được đáp ứng

  1.  

(a) quy định việc giải phóng hàng hóa trong một khoảng thời gian không dài hơn cần thiết để đảm bảo sự tuân thủ pháp luật hải quan của mình và, trong chừng mực có thể, trong vòng 48 giờ từ khi hàng hoá đến;

(b) quy định việc cung cấp và xử lý thông tin hải quan điện tử trước khi hàng hóa đến để đẩy nhanh việc giải phóng hàng từ khu vực kiểm soát hải quan khi hàng hóa đến;

(c) cho phép hàng hóa được giải phóng tại điểm đến mà không cần tạm thời vận chuyển đến nhà kho hoặc các cơ sở khác; và

(d) cho phép một nhà nhập khẩu được giải phóng hàng hóa trước khi có quyết định cuối cùng về thuế và lệ phí do cơ quan hải quan của Bên nhập khẩu ban hành khi những loại thuế và lệ phí này không được xác định trước hoặc ngay khi hàng hóa đến, với điều kiện hàng hóa đủ điều kiện được giải phóng và bất kỳ bảo đảm theo yêu cầu của Bên nhập khẩu đã được cung cấp hoặc các khoản thanh toán đang tranh chấp, nếu một Bên yêu cầu, đã được thực hiện. Khoản thanh toán đang tranh chấp gồm các loại thuế và phí nếu đang có tranh chấp và có sẵn thủ tục để giải quyết tranh chấp này.

  1.  

(a) bảo đảm rằng số tiền bảo đảm không lớn hơn mức yêu cầu để đảm bảo rằng các nghĩa vụ phát sinh từ việc nhập khẩu hàng hóa được hoàn thành;

(b) bảo đảm rằng số tiền bảo đảm sẽ được trả lại càng sớm càng tốt sau khi cơ quan hải quan của mình xác nhận các nghĩa vụ phát sinh từ việc nhập khẩu hàng hoá đã được hoàn thành; và

(c) cho phép nhà nhập khẩu nộp tiền bảo đảm bằng các công cụ tài chính không dùng tiền mặt, bao gồm các trường hợp nhà nhập khẩu thường xuyên nhập hàng hóa, dụng cụ thuộc nhiều mục, nếu phù hợp.

Điều 5.11: Công khai thông tin

1.  Mỗi Bên phải công bố trực tuyến pháp luật hải quan, quy định và thủ tục hành chính nói chung và các hướng dẫn bằng tiếng Anh, trong phạm vicó thể.

2. Mỗi Bên phải chỉ định hoặc duy trì một hoặc nhiều điểm thông tin để giải quyết thắc mắc từ những người quan tâm về các vấn đề hải quan và chịu trách nhiệm công bố trực tuyến các thông tin liên quan đến thủ tục giải đáp thắc mắc.

3. Trong phạm vi có thể, mỗi Bên phải công bố trước các quy định áp dụng chung đối với các vấn đề hải quan mà Bên đó đề xuất thông qua và cho những người quan tâm cơ hội để góp ý trước khi Bên đó thông qua quy định.

Điều 5.12: Bảo mật

1. Nếu một Bên cung cấp thông tin mật cho một Bên khác theo quy định tại Chương này, Bên nhận thông tin có trách nhiệm giữ bí mật. Bên cung cấp thông tin có thể yêu cầu Bên nhận ban hành một văn bản bảo đảm rằng những thông tin này sẽ được giữ bí mật, chỉ được sử dụng cho các mục đích nêu trong yêu cầu của Bên yêu cầu thông tin, và không bị tiết lộ mà không có sự cho phép cụ thể của Bên cung cấp thông tin hoặc người cung cấp thông tin cho Bên đó.

2. Một Bên có quyền từ chối cung cấp thông tin theo yêu cầu của một Bên khác nếu Bên đó không tuân thủ khoản 1.

3. Mỗi Bên phải thông qua hoặc duy trì các thủ tục để bảo vệ thông tin bí mật được cung cấp theo quy định pháp luật về hải quan của mình không bị tiết lộ trái phép, bao gồm cả thông tin mà việc tiết lộ có thể gây phương hại đến vị thế cạnh tranh của người cung cấp thông tin.

1 Để giải thích rõ hơn, một nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất có thể gửi yêu cầu cho một phán quyết trước thông qua đại diện được ủy quyền hợp pháp.

2 Để giải thích rõ hơn, một Bên bắt buộc phải cung cấp một phán quyết trước nếu Bên đó không duy trì các biện pháp liên quan đến yêu cầu phán quyết.

3 Trong phạm vi của Điều này, một quyết định, nếu được thực hiện bởi Peru, là một hành vi hành chính.

4 Mức độ thẩm định hành chính có thể bao gồm một cơ quan bất kỳ giám sát việc quản lý hải quan.

5 Brunei Darussalam có thể tuân thủ khoản này bằng cách thiết lập hoặc duy trì một cơ quan độc lập để cung cấp các thẩm định khách quan đối với quyết định.

6 Để giải thích rõ hơn, các tài liệu bổ sung có thể được xem như một điều kiện để giải phóng hàng hóa.

7 Bất kể quy định tại Điều này, một Bên có thể tính thuế, hoặc có thể yêu cầu các tài liệu nhập cảnh chính thức đối với hàng hoá bị hạn chế hoặc bị kiểm soát như hàng hoá thuộc diện phải cấp phép nhập khẩu hoặc các yêu cầu tương tự.

8 Để giải thích rõ hơn, "riêng biệt" không có nghĩa là một cơ sở hoặc luồng cụ thể nào.

9 Dữ kiện và hoàn cảnh sẽ được lập một cách khách quan theo pháp luật của mỗi Bên.

10 Để giải thích rõ hơn, "tố tụng" là các biện pháp hành chính do cơ quan hải quan thực hiện và không bao gồm tố tụng tư pháp.

CHƯƠNG 6

BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI

Mục A: Biện pháp tự vệ

Điều 6.1: Giải thích từ ngữ

Trong phạm vi của Mục này:

ngành công nghiệp trong nước là, đối với một hàng hóa nhập khẩu, các nhà sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp hoạt động trong lãnh thổ của một Bên, hoặc các nhà sản xuất hợp tác sản xuất các loại hàng hóa tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp chiếm một phần lớn trong tổng sản lượng nội địa của hàng hóa đó;

thiệt hại nghiêm trọng là sự suy giảm toàn diện đáng kể về vị thế của một ngành công nghiệp trong nước;

nguy cơ thiệt hại nghiêm trọng là thiệt hại nghiêm trọng sắp xảy ra một cách rõ ràng dựa trên thực tế và không chỉ đơn thuần dựa trên một tuyên bố, phỏng đoán, hoặc khả năng;

giai đoạn chuyển tiếp đối với một mặt hàng cụ thể là giai đoạn ba năm bắt đầu từ ngày có hiệu lực của Hiệp định này, trừ trường hợp việc xóa bỏ thuế quan đối với mặt hàng đó trong một khoảng thời gian dài hơn, khi đó giai đoạn chuyển tiếp là giai đoạn xóa bỏ thuế quan đã được định trước cho mặt hàng đó; và

biện pháp tự vệ chuyển tiếp là biện pháp mô tả trong Điều 6.3.2 (Thực hiện biện pháp tự vệ chuyển tiếp)

Điều 6.2: Biện pháp tự vệ toàn cầu

1. Hiệp định này không ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của các Bên theo Điều XIX của GATT 1994 và Hiệp định Tự vệ.

2. Trừ trường hợp quy định tại khoản 3, Hiệp định này không trao quyền hay áp đặt nghĩa vụ cho các Bên liên quan đối với các biện pháp được thực hiện theo Điều XIX của GATT 1994 và Hiệp định Tự vệ.

3. Một Bên tiến hành một quy trình điều tra tự vệ phải cung cấp cho các Bên khác một bản điện tử của thông báo cho Ủy ban WTO về Biện pháp tự vệ theo Điều 12.1(a) của Hiệp định Tự vệ.

4. Không bên nào được áp dụng hoặc duy trì biện pháp tự vệ quy định tại Chương này đối với sản phẩm bất kỳ nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan được Bên đó ban hành theo Hiệp định này. Bên áp dụng biện pháp tự vệ theo Điều XIX của GATT 1994 và Hiệp định Tự vệ có thể loại trừ hàng hóa có xuất xứ nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan do mình ban hành theo Hiệp định này và Appendix A của Biểu thuế của mình tại Phụ lục 2-D (Xóa bỏ thuế quan) ra khỏi biện pháp tự vệ, nếu hàng hóa nhập khẩu đó không gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc không có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng.

5. Không Bên nào được áp dụng hoặc duy trì nhiều hơn một trong số các biện pháp sau đối với cùng một mặt hàng tại cùng một thời điểm:

(a) một biện pháp tự vệ chuyển tiếp theo Chương này;

(b) một biện pháp tự vệ theo Điều XIX của GATT 1994 và Hiệp định Tự vệ;

(c) một biện pháp tự vệ quy định tại Appendix B của Biểu thuế tại Phụ lục 2-D (Xóa bỏ thuế quan); hoặc

(d) một hành động khẩn cấp theo Chương 4 (Dệt may).

Điều 6.3: Áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp

1. Một Bên chỉ được áp dụng một biện pháp tự vệ chuyển tiếp mô tả trong khoản 2  trong giai đoạn chuyển tiếp, nếu việc giảm hoặc xóa bỏ thuế quan theo quy định của Hiệp định này dẫn đến:

(a) số lượng nhập khẩu một mặt hàng có xuất xứ của một Bên khác đang được nhập khẩu vào lãnh thổ Bên mình tăng lên và gây ra hoặc có nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp trong nước sản xuất hàng hóa tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp; hoặc

(b) số lượng nhập khẩu một mặt hàng có xuất xứ của hai hoặc nhiều Bên vào lãnh thổ của Bên mình tăng lên và gây ra hoặc có nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp trong nước sản xuất hàng hóa tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp tốt, với điều kiện Bên áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp có thể chứng minh được rằng, đối với hàng nhập khẩu từ mỗi Bên bị áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp, số lượng nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ đó từ mỗi Bên đã tăng lên từ ngày Hiệp định này có hiệu lực đối với các Bên đó.

2. Nếu các điều kiện tại khoản 1 được thỏa mãn, Bên đó có thể thực hiện các biện pháp sau trong chừng mực cần thiết để ngăn chặn hoặc khắc phục tổn hại nghiêm trọng và để tạo điều kiện cho việc điều chỉnh:

(a) tạm ngưng giảm thuế đối với mặt hàng đó theo Hiệp định này; hoặc

(b) tăng thuế suất đối với hàng hóa nhưng không được vượt quá mức nào trong các mức sau:

(i) thuế suất tối huệ quốc có hiệu lực tại thời điểm mà biện pháp được áp dụng; và

(ii) thuế suất tối huệ quốc có hiệu lực vào ngày liền trước ngày Hiệp định này có hiệu lực đối với bên đó.

Các bên hiểu rằng hạn ngạch thuế quan và hạn chế về số lượng không phải là một biện pháp tự vệ chuyển tiếp được cho phép.

Điều 6.4: Tiêu chuẩn cho biện pháp tự vệ chuyển tiếp

1. Một Bên chỉ được duy trì một biện pháp tự vệ chuyển tiếp trong một khoảng thời gian cần thiết để ngăn chặn hoặc khắc phục thiệt hại nghiêm trọng và tạo điều kiện cho việc điều chỉnh.

2. Khoảng thời gian này không được quá hai năm và chỉ được gia hạn thêm tối đa một năm nếu cơ quan có thẩm quyền của Bên áp dụng biện pháp xác định rằng biện pháp tự vệ chuyển tiếp này vẫn cần thiết để ngăn chặn hoặc khắc phục thiệt hại nghiêm trọng và tạo điều kiện cho việc điều chỉnh, phù hợp với các thủ tục nêu tại Điều 6.5 (Thủ tục điều tra và Yêu cầu về minh bạch).

3. Không Bên nào được duy trì một biện pháp tự vệ chuyển tiếp sau khi giai đoạn chuyển tiếp kết thúc.

4. Nhằm tạo điều kiện cho việc điều chỉnh trong trường hợp thời hạn dự kiến ​​của một biện pháp tự vệ chuyển tiếp kéo dài trên một năm, Bên áp dụng biện pháp phải dần dần nới lỏng biện pháp theo từng giai đoạn trong thời gian áp dụng.

5. Khi chấp dứt một biện pháp tự vệ chuyển tiếp, Bên áp dụng biện pháp phải áp dụng thuế suất xác định trong Biểu thuế của mình tại Phụ lục 2-D (Xóa bỏ thuế quan) như thể Bên đó chưa từng áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp .

6. Không Bên nào được áp dụng một biện pháp tự vệ chuyển tiếp nhiều lần đối với cùng một mặt hàng.

Điều 6.5: Thủ tục điều tra và yêu cầu minh bạch

1. Một Bên chỉ được áp dụng một biện pháp tự vệ chuyển tiếp sau một cuộc điều tra do cơ quan có thẩm quyền của Bên mình thực hiện theo Điều 3 và Điều 4.2 (c) của Hiệp định Tự vệ. Vì vậy, Điều 3 và Điều 4.2(c) của Hiệp định Tự vệ được tích hợp vào và trở thành một phần của Hiệp định này, với những sửa đổi.

2. Trong quá trình điều tra nêu trong đoạn 1, Bên đó phải thực hiện theo các yêu cầu của Điều 4.2(a) và Điều 4.2(b) của Hiệp định Tự vệ. Vì vậy, Điều 4.2(a) và Điều 4.2(b) của Hiệp định Tự vệ được tích hợp vào và trở thành một phần của Hiệp định này, với những sửa đổi.

Điều 6.6: Thông báo và tham vấn

1. Một Bên phải thông báo kịp thời cho các Bên khác bằng văn bản nếu Bên đó:

(a) tiến hành một cuộc điều tra về biện pháp tự vệ chuyển tiếp theo Chương này;

(b) ra kết luận về thiệt hại nghiêm trọng hoặc nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng do gia tăng nhập khẩu theo quy định tại Điều 6.3 (Áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp);

(c) quyết định áp dụng hoặc gia hạn một biện pháp tự vệ chuyển tiếp; và

(d) quyết định điều chỉnh một biện pháp tự vệ chuyển tiếp được thực hiện trước đó.

  1. Một Bên phải cung cấp cho các Bên khác một bản sao của phiên bản công khai của báo cáo do các cơ quan có thẩm quyền của mình lập theo yêu cầu tại Điều 6.5.1 (Thủ tục điều tra và yêu cầu minh bạch).

3. Khi một Bên lập một thông báo về việc Bên đó áp dụng hoặc gia hạn một biện pháp tự vệ chuyển tiếp theo khoản 1(c), trong thông báo phải có:

(a) bằng chứng của thiệt hại nghiêm trọng  hoặc nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng từ việc gia tăng nhập khẩu một loại hàng hóa có xuất xứ của một hoặc nhiều Bên do giảm hoặc xóa bỏ thuế quan theo quy định của Hiệp định;

(b) mô tả chính xác về hàng hóa có xuất xứ bị áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp, bao gồm mã số HS của nhóm và phân nhóm của hàng hóa đó mà Biểu thuế cam kết tại Phụ lục 2-D (Xóa bỏ thuế quan) sử dụng;

(c) mô tả chính xác về biện pháp tự vệ chuyển tiếp;

(d) ngày áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp, thời hạn dự kiến (nếu có) và lộ trình nới lỏng dần biện pháp này; và

(e) bằng chứng cho thấy ngành công nghiệp trong nước có liên quan đang điều chỉnh trong trường hợp gia hạn biện pháp tự vệ chuyển tiếp.

4. Theo yêu cầu của Bên có hàng hóa là đối tượng của một vụ kiện liên quan đến biện pháp tự vệ chuyển tiếp theo Chương này, Bên tiến hành tố tụng sẽ tiến hành tham vấn với Bên yêu cầu nhằm xem xét một thông báo theo khoản 1 hoặc thông báo công khai hoặc báo cáo do cơ quan có thẩm quyền điều tra ban hành theo thủ tục tố tụng.

Điều 6.7: Bồi thường

1. Sau khi tham vấn với từng Bên có hàng hóa bị áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp, Bên áp dụng biện pháp phải cung cấp bồi thường tự do hóa thương mại theo thỏa thuận song phương dưới hình thức thuế suất ưu đãi có các tác động thương mại tương đương với giá trị của các khoản thuế bổ sung được cho là kết quả của biện pháp tự vệ chuyển tiếp. Bên đó phải sẵn sàng tham vấn trong vòng 30 ngày kể từ ngày áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp.

2. Nếu các cuộc tham vấn theo khoản 1 không đem lại một thỏa thuận về bồi thường tự do hóa thương mại trong vòng 30 ngày, Bên có hàng hóa bị áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp có quyền đình chỉ áp dụng thuế suất ưu đãi tương đương đối với thương mại với Bên áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp.

3. Bên có hàng hóa bị áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp phải thông báo cho Bên áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp bằng văn bản ít nhất 30 ngày trước ngày đình chỉ áp dụng thuế suất ưu đãi theo khoản 2.

4. Nghĩa vụ bồi thường theo khoản 1 và quyền đình chỉ áp dụng thuế suất ưu đãi theo khoản 2 chấm dứt khi biện pháp tự vệ chuyển tiếp chấm dứt.

Mục B: Thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp

Điều 6.8: Thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp

1. Mỗi Bên duy trì quyền và nghĩa vụ của mình theo Điều VI của GATT 1994, Hiệp định AD và Hiệp định SCM.

2. Hiệp định này không trao quyền hay áp đặt nghĩa vụ đối với các Bên liên quan đến thủ tục tố tụng hoặc các biện pháp được thực hiện theo Điều VI của GATT 1994, Hiệp định AD hoặc Hiệp định SCM.

3. Không Bên nào được viện đến giải quyết tranh chấp theo Chương 28 (Giải quyết tranh chấp) cho các vấn đề phát sinh theo mục này hoặc Phụ lục 6-A (Hoạt động liên quan đến tố tụng về thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp).

Điều 6-A: Hoạt động liên quan đến thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp

Các Bên thừa nhận, tại Điều 6.8 (Thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp), các quyền của các Bên áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại phù hợp với Điều VI của GATT 1994, Hiệp định AD và Hiệp định SCM, các bên công nhận các hoạt động sau1có mục đích thúc đẩy các mục tiêu minh bạch và đúng thủ tục tố tụng thương mại:

(a) Khi cơ quan điều tra của một Bên nhận được đơn hợp lệ về thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp đối với hàng nhập khẩu từ một Bên khác, và không muộn hơn bảy ngày trước khi tiến hành điều tra, Bên đó phải thông báo cho Bên kia bằng văn bản về việc đã nhận được đơn.

(b) Trong một vụ việc tố tụng bất kỳ mà cơ quan điều tra quyết định tiến hành xác minh thông tin do một người cung cấp thông tin 2và thích hợp cho việc tính toán biên thuế chống bán phá giá hoặc mức trợ cấp, các cơ quan điều tra phải kịp thời thông báo cho mỗi người cung cấp thông tin về ý định của mình, và:

 (i) báo cho mỗi người cung cấp thông tin trước ít nhất 10 ngày làm việc về những ngày mà các cơ quan điều tra dự kiến tiến hành xác minh trực tiếp thông tin;

(ii) ít nhất năm ngày làm việc trước ngày xác minh trực tiếp, cung cấp cho người cung cấp thông tin một tài liệu trong có các chủ đề người cung cấp thông tin cần chuẩn bị để trả lời trong quá trình xác minh và mô tả các loại tài liệu hỗ trợ cần thẩm định; và

(iii) sau khi hoàn thành xác minh trực tiếp, theo quy định về bảo vệ thông tin mật3, lập một báo cáo bằng văn bản mô tả các phương pháp và thủ tục xác minh được áp dụng, mức độ xác thực của thông tin được cung cấp theo các tài liệu được thẩm định trong quá trình xác minh.    Báo cáo phải được công khai nhằm đảm bảo các bên quan tâm có đủ thời gian để bảo vệ lợi ích của mình.

(c) các cơ quan điều tra của một Bên phải lưu trữ một tập tin công khai cho mỗi cuộc điều tra và thẩm định, trong đó có:

(i) tất cả các tài liệu không bí mật là một phần của hồ sơ điều tra hoặc thẩm định; và

(ii)  bản tóm tắt công khai của các thông tin bí mật chứa trong các hồ sơ của mỗi cuộc điều tra hoặc thẩm định, miễn là có thể đảm bảo thông tin bí mật không bị tiết lộ. Cơ quan điều tra có thể tổng hợp các thông tin riêng lẻ không bắt buộc phải tóm tắt.

Các tập tin công khai và một danh sách của tất cả các tài liệu được chứa trong hồ sơ điều tra hoặc rà soát phải sẵn sàng được xuất trình để kiểm tra và sao chép trong giờ làm việc bình thường của cơ quan điều tra và có thể tải về bản điện tử4.

(d) Trong trường hợp một biện pháp về thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp có liên quan đến hàng hóa nhập khẩu từ một Bên, nếu cơ quan điều tra của Bên đó xác định rằng phản hồi yêu cầu cung cấp thông tin không thỏa đáng, cơ quan điều tra sẽ thông báo về việc thông tin chưa đầy đủ cho bên liên quan đã nộp phản hồi và tạo điều kiện cho bên liên quan đó điều chỉnh hoặc giải trình trong một khoảng thời gian cần thiết để hoàn thành biện pháp về thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp. Nếu bên liên quan cung cấp thêm thông tin và cơ quan điều tra thấy vẫn chưa thỏa đáng hoặc thông tin không được cung cấp trong thời hạn quy định, và nếu cơ quan điều tra bỏ qua tất cả hoặc một phần phản hồi ban đầu và các phản hồi tiếp theo, cơ quan điều tra phải giải thích lý do bỏ qua các thông tin đó trong quyết định hoặc tài liệu khác.

(e) Trước khi ra quyết định cuối cùng, cơ quan điều tra phải thông báo cho tất cả các bên quan tâm về các dữ kiện thiết yếu là cơ sở cho việc ra quyết định về việc có áp dụng các biện pháp dứt khoát hay không. Với điều kiện bảo vệ thông tin bí mật, cơ quan điều tra có thể sử dụng mọi phương tiện hợp lý để công bố các dữ kiện thiết yếu, trong đó bao gồm một báo cáo tóm tắt các dữ liệu trong các hồ sơ, dự thảo, quyết định sơ bộ hoặc một tài liệu kết hợp của các báo cáo hoặc quyết định, nhằm tạo điều kiện cho các bên quan tâm phản hồi về việc công bố dữ kiện thiết yếu.

1 Những hoạt động trong Phụ lục này không bao gồm toàn bộ các hoạt động liên quan đến thủ tục tố tụng về thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp. Không được suy diễn từ việc đưa vào hoặc loại trừ một khía cạnh cụ thể của các thủ tục tố tụng trong danh sách này.

2 Trong phạm vi khoản này, "người cung cấp thông tin" là một nhà sản xuất, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, một chính quyền hoặc cơ quan chính phủ (nếu có) được cơ quan điều tra của một Bên yêu cầu trả lời một bảng câu hỏi về thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp.

3 Trong phạm vi của Phụ lục này, "thông tin mật" bao gồm các thông tin được cung cấp một cách bí mật và bí mật về bản chất, ví dụ, việc tiết lộ thông tin sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh đáng kể cho một đối thủ hoặc sẽ có ảnh hưởng bất lợi đáng kể đối với người cung cấp thông tin trực tiếp hoặc gián tiếp.

4 Chi phí cho các bản sao, nếu có, sẽ được giới hạn trong phạm vi chi phí của các dịch vụ được cung ứng.

 

CHƯƠNG 7

BIỆN PHÁP VỆ SINH VÀ KIỂM DỊCH

Điều 7.1: Giải thích từ ngữ

1. Các định nghĩa trong Phụ lục A của Hiệp định SPS được đưa vào Chương này và sẽ là một phần của Chương này, với những sửa đổi.

2. Ngoài ra, trong phạm vi Chương này:

cơ quan có thẩm quyền là một cơ quan chính phủ của mỗi Bên chịu trách nhiệm về các biện pháp và các vấn đề được đề cập trong chương này;

biện pháp khẩn cấp là một biện pháp vệ sinh hoặc kiểm dịch được áp dụng bởi một Bên nhập khẩu đối với một Bên khác để giải quyết một vấn đề cấp bách về bảo vệ sinh mạng hoặc sức khỏe con người, động vật hoặc thực vật phát sinh hoặc có nguy cơ phát sinh tại Bên áp dụng biện pháp;

kiểm tra nhập khẩu là một cuộc thanh tra, kiểm nghiệm, lấy mẫu, xem xét các tài liệu, thử nghiệm hoặc thủ thuật, bao gồm phòng thí nghiệm, cảm quan hoặc nhận dạng, thực hiện tại biên giới của một Bên nhập khẩu hoặc người đại diện Bên nhập khẩu để xác định xem một lô hàng có tuân thủ 1 các yêu cầu về vệ sinh và kiểm dịch của Bên nhập khẩu hay không;

chương trình nhập khẩu là chính sách vệ sinh hoặc kiểm dịch bắt buộc, các thủ tục hoặc yêu cầu của một Bên nhập khẩu điều chỉnh việc nhập khẩu hàng hóa;

cơ quan đại diện chính là cơ quan quản lý của một Bên có trách nhiệm thực hiện Chương này và điều phối sự tham gia của Bên đó trong các hoạt động của Ủy ban theo Điều 7.5 (Ủy ban về Biện pháp vệ sinh và kiểm dịch);

phân tích rủi ro là quá trình gồm ba thành phần: đánh giá rủi ro; quản lý rủi ro; và thông tin rủi ro;

thông tin rủi ro là việc trao đổi thông tin và ý kiến ​​liên quan đến các rủi ro và yếu tố nguy cơ giữa người giám định rủi ro, người quản lý rủi ro, người tiêu dùng và các bên liên quan khác; và

quản lý rủi ro là việc xem xét các chính sách thay thế sau khi có kết quả của đánh giá rủi ro và, nếu cần thiết, lựa chọn và thực hiện các tùy chọn kiểm soát thích hợp, bao gồm cả các biện pháp quản lý.

Điều 7.2: Mục tiêu

Mục tiêu của Chương này bao gồm:

(a) bảo vệ sinh mạng và sức khỏe con người, động vật hoặc thực vật trong lãnh thổ của các Bên trong khi vẫn tạo điều kiện và mở rộng thương mại bằng cách sử dụng đa dạng các phương tiện để giải quyết và tìm cách các vấn đề vệ sinh và kiểm dịch;

(b) củng cố và xây dựng về Hiệp định SPS;

(c) tăng cường thông tin, tham vấn và hợp tác giữa các Bên, đặc biệt là giữa các cơ quan có thẩm quyền của các Bên và các cơ quan đại diện chính;

(d) đảm bảo rằng các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch được thực hiện bởi một Bên không gây ra những trở ngại không công bằng trong thương mại;

(e) tăng cường tính minh bạch và sự hiểu biết về việc áp dụng các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch của mỗi Bên; và

(f) Khuyến khích xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế, hướng dẫn và khuyến nghị, và thúc đẩy các Bên trong việc thực hiện chúng.

Điều 7.3: Phạm vi áp dụng

1. Chương này áp dụng cho tất cả các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch  của một Bên mà có thể trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến thương mại giữa các Bên.

2. Chương này không ngăn cản một Bên áp dụng hoặc duy trì các yêu cầu halal đối với thực phẩm và sản phẩm thực phẩm theo quy định của pháp luật Hồi giáo.

Điều 7.4: Quy định chung

1. Các bên khẳng định quyền và nghĩa vụ của mình theo Hiệp định SPS.

2. Hiệp định này không hạn chế quyền và nghĩa vụ của mỗi Bên theo Hiệp định SPS.

Điều 7.5: Ủy ban về Biện pháp vệ sinh và kiểm dịch

1. Nhằm mục đích thực hiện Chương này, các Bên nhất trí thành lập Ủy ban về Biện pháp vệ sinh và kiểm dịch (sau đây gọi là Ủy ban) bao gồm cơ quan đại diện chính phủ của mỗi Bên chịu trách nhiệm về các vấn đề vệ sinh và kiểm dịch.

2. Nhiệm vụ của Ủy ban bao gồm:

(a) tăng cường việc thực hiện Chương này của từng Bên;

(b) xem xét các vấn đề chung về vệ sinh và kiểm dịch; và

(c) tăng cường thông tin và hợp tác về các vấn đề vệ sinh và kiểm dịch.

3. Ủy ban:

(a) có trách nhiệm cung cấp một diễn đàn để nâng cao sự hiểu biết của các Bên về các vấn đề vệ sinh và kiểm dịch có liên quan đến việc thực hiện Hiệp định SPS và Chương này;

(b) có trách nhiệm cung cấp một diễn đàn để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch của mỗi Bên và quá trình quản lý liên quan đến các biện pháp đó;

(c) có trách nhiệm tăng cường trao đổi thông tin về việc thực hiện Chương;

(d) có trách nhiệm xác định các phương tiện thích hợp, trong đó có thể bao gồm các tổ công tác đột xuất, để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể liên quan đến các chức năng của Ủy ban;

(e) có quyền xác định và phát triển các dự áp hợp tác và hỗ trợ kỹ thuật giữa các Bên về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch;

(f) có quyền đóng vai trò là một diễn đàn cho một Bên chia sẻ thông tin về một vấn đề vệ sinh hoặc kiểm dịch đã phát sinh giữa Bên đó và một hoặc các Bên khác, với điều kiện các Bên liên quan đến vấn đề đã tìm cách để giải quyết thông qua thảo luận giữa các Bên đó; và

(g) có quyền tham khảo ý kiến ​​về các vấn đề và vị trí trong các cuộc họp của Ủy ban được thành lập theo Điều 12 của Hiệp định SPS (Ủy ban SPS của WTO), và các cuộc họp được tổ chức dưới sự bảo trợ của Ủy ban Codex, Tổ chức Thú y Thế giới và Công ước Bảo vệ thực vật quốc tế.

4. Ủy ban sẽ ban hành các điều khoản tham chiếu của tại cuộc họp đầu tiên và có thể sửa đổi những điều khoản đó khi cần thiết.

5. Ủy ban phải họp trong vòng một năm kể từ ngày có hiệu lực của Hiệp định này và sau đó mỗi năm một lần, trừ trường hợp các Bên có thoả thuận khác.

Điều 7.6: Các cơ quan có thẩm quyền và đầu mối liên lạc

Mỗi Bên phải cung cấp cho các Bên khác một mô tả bằng văn bản của trách nhiệm đối với vệ sinh và kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền của mình và các đầu mối liên lạc trong mỗi cơ quan, xác định cơ quan đại diện chính của mình trong vòng 60 ngày kể từ ngày có hiệu lực của Hiệp định này đối với bên đó . Mỗi Bên phải đảm bảo thông tin này được cập nhật.

Điều 7.7: Thích nghi theo điều kiện khu vực, bao gồm khu vực không có sâu bệnh và khu vực có tỷ lệ sâu bệnh thấp

1. Các Bên thừa nhận rằng sự thích nghi theo điều kiện khu vực, bao gồm khu vực hóa, khoanh vùng và cách ly là một phương tiện quan trọng để tạo thuận lợi cho thương mại.

2. Các phải xem xét hướng dẫn có liên quan của Ủy ban SPS của WTO và các tiêu chuẩn quốc tế, hướng dẫn và khuyến nghị.

3. Các bên có thể hợp tác trong việc công nhận các khu vực không có sâu bệnh, và các khu vực có tỷ lệ sâu - bệnh thấp với mục tiêu đạt được sự tin tưởng trong các thủ tục tiếp theo do mỗi Bên thực hiện nhằm công nhận các khu vực không có sâu bệnh và các khu vực có tỷ lệ sâu bệnh thấp.

4. Khi một Bên nhập khẩu nhận được một yêu cầu xác định điều kiện khu vực từ một Bên xuất khẩu và xác định rằng các thông tin được cung cấp bởi Bên xuất khẩu là đầy đủ, Bên nhập khẩu phải tiến hành thẩm định trong một thời hạn hợp lý.

5. Khi một Bên nhập khẩu bắt đầu thẩm định một yêu cầu xác định điều kiện khu vực theo khoản 4, Bên đó phải kịp thời giải thích quá trình xác định các điều kiện khu vực của mình theo yêu cầu của Bên xuất khẩu.

6. Theo yêu cầu của Bên xuất khẩu, Bên nhập khẩu có trách nhiệm thông báo cho Bên xuất khẩu về tình hình thẩm định yêu cầu của Bên xuất khẩu về việc xác định điều kiện khu vực.

7. Khi một Bên nhập khẩu thông qua một biện pháp trong đó công nhận điều kiện khu vực cụ thể của một Bên xuất khẩu, Bên nhập khẩu phải thông báo biện pháp đó cho Bên xuất khẩu bằng văn bản và thực hiện biện pháp đó trong một thời hạn hợp lý.

8. Các Bên nhập khẩu và Bên xuất khẩu liên quan trong việc xác định cụ thể cũng có thể quyết định trước các biện pháp quản lý rủi ro sẽ được áp dụng đối với thương mại giữa các Bên đó trong các trường hợp có thay đổi về tình hình.

9. Các bên liên quan đến việc quyết định công nhận điều kiện khu vực được khuyến khích báo cáo kết quả cho Ủy ban nếu đạt được một thỏa thuận chung.

10. Nếu việc đánh giá bằng chứng được cung cấp bởi Bên xuất khẩu không dẫn đến một quyết định công nhận khu vực không có sâu bệnh, hoặc khu vực có tỷ lệ sâu bệnh thấp, Bên nhập khẩu phải thông báo cho Bên xuất khẩu lý do cho quyết định của mình.

11. Nếu có một sự cố dẫn đến việc Bên nhập khẩu sửa đổi hoặc thu hồi quyết định công nhận điều kiện khu vực, theo yêu cầu của Bên xuất khẩu, các Bên liên quan phải hợp tác để đánh giá xem quyết định có thể được cấp lại hay không.

Điều 7.8: Tương đương

1. Các Bên thừa nhận rằng việc công nhận sự tương đương các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch  là một phương tiện quan trọng để tạo thuận lợi cho thương mại. Tiếp theo Điều 4 của Hiệp định SPS, các Bên phải áp dụng tương đương đối với một nhóm các biện pháp hoặc trên cơ sở toàn hệ thống ở mức độ có thể và phù hợp. Khi xác định sự tương đương của một biện pháp vệ sinh và kiểm dịch cụ thể, nhóm các biện pháp hoặc trên cơ sở toàn hệ thống, mỗi Bên phải xem xét các hướng dẫn có liên quan của Ủy ban SPS của WTO và các tiêu chuẩn quốc tế, hướng dẫn và khuyến nghị.

2. Theo yêu cầu của Bên xuất khẩu, Bên nhập khẩu có trách nhiệm giải thích mục tiêu và lý do của biện pháp vệ sinh kiểm dịch của mình và xác định rõ các rủi ro thuộc mục tiêu giải quyết của biện pháp vệ sinh hoặc kiểm dịch.

3. Khi một Bên nhập khẩu nhận được một yêu cầu đánh giá tương đương và xác định rằng các thông tin được cung cấp bởi Bên xuất khẩu là đầy đủ, Bên nhập khẩu phải tiến hành đánh giá tương đương trong một thời hạn hợp lý.

4. Khi bắt đầu tiến hành đánh giá tương đương, Bên nhập khẩu phải, theo yêu cầu của Bên xuất khẩu, kịp thời giải thích quá trình tương đương và kế hoạch thực hiện việc xác định tương đương và, nếu được công nhận tương đương, kế hoạch tạo điều kiện cho thương mại.

5.Khi xác định sự tương đương của một biện pháp vệ sinh và kiểm dịch, Bên nhập khẩu phải xem xét các kiến ​​thức, thông tin sẵn có và kinh nghiệm liên quan cũng thẩm quyền quản lý của Bên xuất khẩu.

6. Bên nhập khẩu phải công nhận sự tương đương của một biện pháp vệ sinh hoặc kiểm dịch nếu Bên xuất khẩu chứng minh một cách khách quan cho Bên nhập khẩu rằng biện pháp của Bên xuất khẩu:

(a) đạt được cùng mức độ bảo vệ như biện pháp của Bên nhập khẩu; hoặc

(b) có cùng tác dụng trong việc đạt được các mục tiêu như biện pháp của Bên nhập khẩu.2

7. Khi một Bên nhập khẩu thông qua một biện pháp trong đó công nhận sự tương đương của một biện pháp vệ sinh và kiểm dịch cụ thể của Bên xuất khẩu, hoặc nhóm biện pháp hoặc biện pháp trên cơ sở toàn hệ thống, Bên nhập khẩu phải thông báo biện pháp mà mình đã thông qua cho Bên xuất khẩu bằng văn bản và thực hiện biện pháp đó trong một thời hạn hợp lý.

8. Các bên liên quan đến việc xác định tương đương dẫn đến công nhận tương đương được khuyến khích báo cáo kết quả cho Ủy ban nếu đạt được một thỏa thuận chung.

9. Nếu Bên nhập khẩu không công nhận tương đương sau khi xác định, Bên nhập khẩu phải cung cấp cho Bên xuất khẩu lý do cho quyết định của mình

Điều 7.9: Phân tích rủi ro và khoa học

1. Các Bên thừa nhận tầm quan trọng của việc đảm bảo rằng các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch tương ứng của mình phải được dựa trên các nguyên tắc khoa học.

2. Mỗi Bên bảo đảm rằng các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch của mình hoặc tuân thủ với các tiêu chuẩn quốc tế, hướng dẫn hay khuyến nghị có liên quan hoặc, trong trường hợp không tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế, hướng dẫn hay khuyến nghị, được dựa trên bằng chứng khoa học khách quan và có tài liệu dẫn chứng có liên quan một cách hợp lý đến các biện pháp, đồng thời thừa nhận nghĩa vụ của các Bên đối với việc đánh giá rủi ro theo Điều 5 của Hiệp định SPS.3

3. Thừa nhận nhận quyền và nghĩa vụ của các Bên theo quy định có liên quan của Hiệp định SPS, Chương này không ngăn cản một Bên:

(a) thiết lập một mức độ bảo vệ mà Bên đó xác định là phù hợp;

(b) ban hành hoặc duy trì một thủ tục chấp thuận trong đó yêu cầu thực hiện một phân tích rủi ro trước khi Bên đó cho phép lưu hành một sản phẩm trong thị trường của mình; hoặc

(c) thông qua hoặc duy trì một biện pháp vệ sinh kiểm dịch tạm thời.

4. Mỗi Bên có trách nhiệm:

(a) đảm bảo rằng các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch của mình không có phân biệt đối xử giữa các Bên có điều kiện giống hệt hoặc tương tự nhau một cách tùy tiện hoặc vô căn cứ, bao gồm cả giữa lãnh thổ của mình và lãnh thổ của các Bên khác; và

(b) tiến hành phân tích rủi ro có ghi biên bản nhằm tạo điều kiện người quan tâm và các Bên khác đóng góp ý kiến theo cách do Bên đó xác định4.

5. Mỗi Bên phải bảo đảm rằng mọi đánh giá rủi ro Bên mình thực hiện đều phù hợp với hoàn cảnh của rủi ro cần giải quyết và đã có tính đến các dữ liệu khoa học có liên quan sẵn có, bao gồm các thông tin định tính và định lượng.

6. Khi tiến hành phân tích rủi ro, mỗi Bên phải:

(a) xem xét hướng dẫn có liên quan của Ủy ban SPS của WTO và các tiêu chuẩn quốc tế, hướng dẫn và khuyến nghị;

(b) xem xét các lựa chọn quản lý rủi ro không có hạn chế đối với thương mại quá mức cần thiết, bao gồm cả việc tạo thuận lợi thương mại bằng cách không thực hiện bất kỳ biện pháp nào, nhằm đạt được mức độ bảo vệ mà Bên đó xác định là phù hợp; và

(c) quyết định một tùy chọn quản lý rủi ro không có hạn chế đối với thương mại quá mức cần thiết để đạt được mục tiêu vệ sinh hoặc kiểm dịch, có tính đến tính khả thi về kỹ thuật và kinh tế.

7. Nếu Bên nhập khẩu yêu cầu thực hiện một phân tích rủi ro để đánh giá một yêu cầu từ một Bên xuất khẩu để cho phép nhập khẩu một mặt hàng của Bên xuất khẩu đó, Bên nhập khẩu phải giải thích về những thông tin cần thiết cho việc đánh giá rủi ro theo yêu cầu của Bên xuất khẩu. Khi nhận được thông tin cần thiết từ Bên xuất khẩu, Bên nhập khẩu phải tạo điều kiện cho việc đánh giá yêu cầu cấp phép bằng cách lên lịch làm việc theo yêu cầu này phù hợp với các thủ tục, chính sách, nguồn lực, và luật pháp và quy định của Bên nhập khẩu.

8. Theo yêu cầu của Bên xuất khẩu, Bên nhập khẩu có trách nhiệm thông báo cho Bên xuất khẩu tiến độ xử lý yêu cầu phân tích rủi ro và các trì hoãn có thể có.

9. Nếu một Bên nhập khẩu, sau khi có kết quả phân tích rủi ro, thông qua một biện pháp vệ sinh hoặc kiểm dịch trong đó cho phép bắt đầu hoặc tiếp tục hoạt động thương mại, Bên nhập khẩu phải thực hiện biện pháp đó trong một thời hạn hợp lý.

10. Bất kể quy định tại Điều 7.14 (Biện pháp khẩn cấp), không Bên nào phải ngừng việc nhập khẩu một mặt hàng từ một Bên khác chỉ vì lý do Bên nhập khẩu đang tiến hành thẩm định biện pháp vệ sinh kiểm dịch của mình, nếu Bên nhập khẩu đã cho phép nhập khẩu mặt hàng đó của Bên kia khi bắt đầu thẩm định.

Điều 7.10: Kiểm toán6

1. Để xác định khả năng của Bên xuất khẩu cung cấp đảm bảo được yêu cầu và đáp ứng các biện pháp vệ sinh kiểm dịch của Bên nhập khẩu, mỗi Bên nhập khẩu có quyền, theo Điều này, kiểm toán các cơ quan có thẩm quyền và hệ thống kiểm tra liên quan hoặc được chỉ định của Bên xuất khẩu. Việc kiểm toán có thể bao gồm đánh giá các chương trình kiểm soát các cơ quan có thẩm quyền, bao gồm: nếu thích hợp, thẩm định chương trình kiểm tra và kiểm toán, và kiểm tra thực tế tại cơ sở.

2. Việc kiểm toán phải dựa trên các hệ thống và được thiết kế để kiểm tra tính hiệu quả các cơ quan có thẩm quyền của Bên xuất khẩu.

3. Khi thực hiện kiểm toán, một Bên phải xem xét hướng dẫn có liên quan của Ủy ban SPS của WTO và các tiêu chuẩn quốc tế, hướng dẫn và khuyến nghị.

4. Trước khi bắt đầu kiểm toán, Bên nhập khẩu và Bên xuất khẩu có liên quan phải thảo luận về lý do và quyết định: mục tiêu và phạm vi kiểm toán; các tiêu chuẩn hoặc các yêu cầu để đánh giá Bên xuất khẩu; trình tự và thủ tục để tiến hành kiểm toán.

5. Bên kiểm toán tạo điều kiện cho Bên bị kiểm toán đưa ra ý kiến về những kết quả kiểm toán và xem xét các ý kiến này trước khi Bên kiểm toán đưa ra kết luận và thực hiện một hành động bất kỳ. Bên kiểm toán phải cung cấp bản báo cáo trong đó có nêu kết luận của mình bằng văn bản cho Bên bị kiểm toán trong một thời hạn hợp lý.

6. Một quyết định hoặc hành động của Bên kiểm toán là kết quả của cuộc kiểm toán phải có chứng cứ và dữ liệu khách quan có thể được xác minh, có tính đến kiến ​​thức, kinh nghiệm, và mức độ tin cậy của Bên kiểm toán đối với Bên bị kiểm toán . Chứng cứ và dữ liệu khách quan này phải được cung cấp cho Bên bị kiểm toán theo yêu cầu.

7. Các chi phí phát sinh do Bên kiểm toán sẽ do Bên kiểm toán chi trả, trừ trường hợp hai Bên có quyết định khác.

8. Bên kiểm toán và Bên bị kiểm toán phải bảo đảm rằng các thủ tục được thực hiện để ngăn chặn việc tiết lộ thông tin bí mật có được trong quá trình kiểm toán.

Điều 7.11: Kiểm tra nhập khẩu

1. Mỗi Bên phải bảo đảm rằng các chương trình nhập khẩu của mình được dựa trên các rủi ro liên quan đến nhập khẩu và kiểm tra nhập khẩu được thực hiện mà không có trì hoãn vô lý.7

2. Một Bên phải cung cấp cho Bên khác, theo yêu cầu, thông tin về thủ tục nhập khẩu của mình và cơ sở để xác định bản chất và tần suất kiểm tra nhập khẩu, bao gồm các yếu tố mà Bên đó xem xét để xác định các rủi ro liên quan đến nhập khẩu.

3. Một Bên có thể sửa đổi tần suất kiểm tra nhập khẩu của mình sau khi có kinh nghiệm từ việc kiểm tra nhập khẩu hoặc từ các hành động hoặc thảo luận quy định tại Chương này.

4. Bên nhập khẩu phải cung cấp cho một Bên khác, theo yêu cầu, thông tin liên quan đến các phương pháp phân tích, kiểm soát chất lượng, thủ tục lấy mẫu và cơ sở Bên nhập khẩu sử dụng để thử nghiệm một hàng hóa. Bên nhập khẩu phải đảm bảo rằng mọi thử nghiệm đều được tiến hành theo các phương pháp thích hợp và được xác nhận trong một cơ sở hoạt động theo một chương trình đảm bảo chất lượng phù hợp với các tiêu chuẩn phòng thí nghiệm quốc tế. Bên nhập khẩu phải lưu giữ hồ sơ giấy hoặc điện tử liên quan đến việc xác định, thu thập, lấy mẫu, vận chuyển và lưu trữ các mẫu thử nghiệm, và các phương pháp phân tích được sử dụng trên các mẫu thử nghiệm.

5. Bên nhập khẩu phải đảm bảo rằng quyết định cuối cùng của mình đối với một phát hiện về sự không tuân thủ biện pháp vệ sinh kiểm dịch của Bên nhập khẩu được hạn chế ở mức độ hợp lý và cần thiết, và liên quan một cách hợp lý đến khoa học hiện có.

6. Nếu một Bên nhập khẩu cấm hoặc hạn chế nhập khẩu một mặt hàng của một Bên trên cơ sở kiểm tra nhập khẩu có kết quả không đạt yêu cầu, Bên nhập khẩu phải thông báo về kết quả không đạt yêu cầu cho ít nhất một trong các đối tượng sau: nhà nhập khẩu hoặc đại lý của nhà nhập khẩu; nhà xuất khẩu; nhà sản xuất; hoặc Bên xuất khẩu.

7. Khi Bên nhập khẩu gửi một thông báo theo khoản 6, thông báo phải:  

(a) bao gồm:

(i) lý do cho việc cấm hoặc hạn chế;

(ii) cơ sở pháp lý cho các hành động hoặc cho phép thực hiện hành động; và

(iii) thông tin về tình trạng của hàng hóa bị ảnh hưởng và, nếu thích hợp, cách xử lý;

(b) thông báo phải được gửi theo luật pháp, quy định và yêu cầu của Bên đó càng sớm càng tốt và không quá bảy ngày 8sau ngày ra quyết định cấm hoặc hạn chế, trừ trường hợp hàng hóa bị một cơ quan hải quan tịch thu; và

(c) nếu thông báo chưa được cung cấp thông qua một kênh khác thì phải được gửi bằng phương tiện điện tử, nếu khả thi.

8. Trường hợp Bên nhập khẩu cấm hoặc hạn chế nhập khẩu một mặt hàng của một Bên trên cơ sở kết quả kiểm tra nhập khẩu không đạt yêu cầu, Bên nhập khẩu phải tạo điều kiện để thẩm định lại quyết định và xem xét các thông tin liên quan được cung cấp để hỗ trợ trong quá trình thẩm định. Yêu cầu thẩm định và thông tin cần được nộp cho Bên nhập khẩu trong một thời hạn hợp lý.9

9. Nếu một Bên nhập khẩu xác định rằng một biện pháp vệ sinh kiểm dịch không được tuân thủ một cách đáng kể, kéo dài, hoặc lặp đi lặp lại, Bên nhập khẩu phải thông báo cho Bên xuất khẩu.

10. Theo yêu cầu, Bên nhập khẩu phải cung cấp cho Bên xuất khẩu thông tin về hàng hoá từ các Bên xuất khẩu được xác định là không tuân thủ một biện pháp vệ sinh kiểm dịch của Bên nhập khẩu.

Điều 7.12: Chứng nhận

1. Các Bên thừa nhận rằng đảm bảo đối với các yêu cầu vệ sinh hoặc kiểm dịch có thể được cung cấp dưới hình thức khác ngoài giấy chứng nhận, và các hệ thống khác nhau có thể có khả năng đáp ứng cùng một mục tiêu vệ sinh hoặc kiểm dịch thực vật.

2. Nếu một Bên nhập khẩu yêu cầu chứng nhận cho hoạt động thương mại của một mặt hàng, Bên đó phải đảm bảo rằng yêu cầu chứng nhận chỉ được áp dụng trong phạm vi cần thiết để bảo vệ sinh mạng hoặc sức khỏe con người, động vật hoặc thực vật trong việc đáp ứng các mục tiêu vệ sinh hoặc kiểm dịch của mình.

3. Khi áp dụng các yêu cầu chứng nhận, Bên nhập khẩu phải xem xét hướng dẫn có liên quan của Ủy ban SPS của WTO và các tiêu chuẩn quốc tế, hướng dẫn và khuyến nghị.

4. Bên nhập khẩu phải hạn chế lời khai và các thông tin mình đòi hỏi trên giấy chứng nhận trong phạm vi các thông tin cần thiết có liên quan đến các mục tiêu vệ sinh hoặc kiểm dịch của Bên nhập khẩu.

5. Bên nhập khẩu cần cung cấp cho Bên khác, theo yêu cầu, lý do cho các lời khai hoặc thông tin mà Bên nhập khẩu yêu cầu phải có trên một giấy chứng nhận.

6. Các Bên có thể thỏa thuận làm việc cùng nhau để xây dựng các mẫu giấy chứng nhận đi kèm hàng hóa cụ thể được giao dịch giữa các Bên, xem xét hướng dẫn có liên quan của Ủy ban SPS của WTO và các tiêu chuẩn quốc tế, hướng dẫn và khuyến nghị.

7. Các Bên cần thúc đẩy việc áp dụng cấp giấy chứng nhận điện tử và công nghệ khác để tạo thuận lợi cho thương mại.

Điều 7.13: Tính minh bạch 10

1. Các Bên thừa nhận giá trị của việc chia sẻ thông tin liên tục về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch của mình, và việc tạo điều kiện cho những người quan tâm và các Bên khác đóng góp ý kiến về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch do mình đề xuất.

2. Khi thực hiện Điều này, mỗi Bên phải xem xét hướng dẫn có liên quan của Ủy ban SPS của WTO và các tiêu chuẩn quốc tế, hướng dẫn và khuyến nghị.

3. Một Bên phải sử dụng hệ thống nộp thông báo SPS của WTO để thông báo cho các Bên khác về biện pháp vệ sinh kiểm dịch được đề xuất có thể tác động đến thương mại của một Bên khác, bao gồm các biện pháp phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, hướng dẫn hoặc khuyến nghị.

4. Trừ trường hợp xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra các vấn đề cấp bách liên quan đến sinh mạng hoặc sức khỏe của con người, động vật hoặc thực vật, hoặc biện pháp có tính chất tạo thuận lợi thương mại, một Bên cần cho phép ít nhất 60 ngày để những người quan tâm và các Bên khác đóng góp ý kiến bằng văn bản về biện pháp đề xuất sau khi Bên đó thông báo theo Khoản 3. Nếu khả thi và phù hợp, thời hạn nên dài hơn 60 ngày. Bên đó phải xem xét các yêu cầu hợp lý về việc kéo dài thời hạn đóng góp ý kiến từ người quan tâm hoặc Bên khác. Bên đề xuất biện pháp phải phản hồi các ý kiến đóng góp ​​bằng văn bản của Bên khác một cách thích hợp theo yêu cầu.

5. Các Bên phải công bố, bằng phương tiện điện tử trong một tạp chí chính thức hoặc trên một trang web, biện pháp vệ sinh kiểm dịch được đề xuất và thông báo theo khoản 3, các cơ sở pháp lý cho biện pháp, và các ý kiến ​​bằng văn bản hoặc một tóm tắt ý kiến bằng văn bản về biện pháp mà Bên mình nhận được từ công chúng.

6. Nếu một Bên đề xuất một biện pháp vệ sinh và kiểm dịch không phù hợp với một tiêu chuẩn quốc tế, hướng dẫn hay khuyến nghị, Bên đó phải cung cấp cho một Bên khác, theo yêu cầu, và trong phạm vi cho phép theo yêu cầu về bảo mật và quyền riêng tư trong pháp luật của mình, các tài liệu liên quan mà Bên đó xem xét trong quá trình xây dựng biện pháp được đề xuất, bao gồm tài liệu và bằng chứng khoa học khách quan và có tài liệu dẫn chứng liên quan một cách hợp lý đến biện pháp, như đánh giá rủi ro, các nghiên cứu liên quan và ý kiến ​​chuyên gia.

7. Bên đề xuất thông qua một biện pháp vệ sinh kiểm dịch phải thảo luận với một Bên khác, theo yêu cầu và nếu thích hợp và khả thi, các quan ngại về mặt khoa học hoặc thương mại mà Bên kia có thể đưa ra đối với biện pháp được đề xuất và phương pháp thay thế sẵn có, ít hạn chế thương mại hơn để đạt được mục tiêu của biện pháp.

8. Mỗi Bên phải công bố, tốt nhất bằng phương tiện điện tử, các thông báo về các biện pháp vệ sinh kiểm dịch chính thức trên một tạp chí chính thức hoặc trang web.

9. Mỗi Bên phải thông báo cho các Bên khác về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch chính thức thông qua hệ thống nộp thông báo SPS của WTO. Mỗi Bên bảo đảm rằng các văn bản hoặc thông báo về một biện pháp vệ sinh và kiểm dịch chính thức có nêu rõ ngày có hiệu lực và các cơ sở pháp lý của biện pháp. Một Bên cũng có trách nhiệm thông báo cho một Bên khác, theo yêu cầu, và trong phạm vi cho phép theo yêu cầu về bảo mật và quyền riêng tư trong pháp luật của mình, các ý kiến quan trọng bằng văn bản và tài liệu liên quan được xem xét để hỗ trợ các biện pháp đó đã nhận được trong thời gian góp ý.

10. Nếu một biện pháp vệ sinh kiểm dịch chính thức có nhiều thay đổi đáng kể so với biện pháp được đề xuất, một Bên cũng phải giải thích rõ trong thông báo về biện pháp vệ sinh kiểm dịch chính thức mà mình công bố các vấn đề sau:

(a) các mục tiêu, lý do của biện pháp, và biện pháp phù hợp cho các mục tiêu và lý do đó như thế nào; và

(b) những thay đổi đáng kể so với biện pháp được đề xuất.

11. Bên xuất khẩu phải thông báo cho Bên nhập khẩu thông qua các đầu mối liên lạc nêu tại Điều 7.6 (Cơ quan có thẩm quyền và đầu mối liên lạc) một cách kịp thời và thích hợp về:

(a) một rủi ro đáng kể về vệ sinh hoặc kiểm dịch (nếu có) liên quan đến việc xuất khẩu một mặt hàng từ lãnh thổ của mình;

(b) các tình huống khẩn cấp khi một sự thay đổi về tình trạng sức khỏe động vật hoặc thực vật trong lãnh thổ của Bên xuất khẩu có thể ảnh hưởng đến hoạt động thương mại hiện tại;

(c) các thay đổi đáng kể trong các trạng thái của một loại sâu hại hoặc bệnh được địa phương hóa;

(d) những phát hiện khoa học mới quan trọng có ảnh hưởng đến việc ban hành hoặc thay đổi quy định về an toàn thực phẩm, sâu bệnh; và

(e) những thay đổi đáng kể về an toàn thực phẩm, chính sách hoặc phương pháp quản lý, kiểm soát hoặc loại trừ sâu bệnh có thể ảnh hưởng đến hoạt động thương mại hiện tại.

12. Nếu khả thi và phù hợp, một Bên nên cho một thời hạn dài hơn sáu tháng từ ngày công bố một biện pháp vệ sinh hoặc kiểm dịch chính thức đến ngày biện pháp có hiệu lực, trừ trường hợp biện pháp này nhằm giải quyết một vấn đề cấp bách về bảo vệ sinh mạng hoặc sức khỏe của con người, động vật hoặc thực vật, hoặc biện pháp có tính chất tạo thuận lợi cho thương mại.

13. Một Bên phải cung cấp cho Bên khác, theo yêu cầu, tất cả các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch liên quan đến việc nhập khẩu một mặt hàng vào lãnh thổ Bên đó.

Điều 7.14: Biện pháp khẩn cấp

1. Nếu một Bên thông qua một biện pháp khẩn cấp cần thiết cho việc bảo vệ sinh mạng hoặc sức khỏe con người, động vật hoặc thực vật, Bên đó phải thông báo ngay cho các Bên khác về biện pháp đó thông qua cơ quan đại diện chính và các Đầu mối liên lạc có liên quan nêu tại Điều 7.6 (Cơ quan có thẩm quyền và đầu mối liên lạc). Bên thông qua biện pháp khẩn cấp phải xem xét mọi thông tin được các Bên khác cung cấp sau khi nhận được thông báo.

2. Nếu một Bên thông qua một biện pháp khẩn cấp, Bên đó phải thẩm định các cơ sở khoa học của biện pháp đó trong vòng sáu tháng và công bố kết quả thẩm định cho những Bên có yêu cầu. Nếu biện pháp khẩn cấp được duy trì sau khi thẩm định vì lý do thông qua biện pháp đó vẫn còn, Bên thông qua biện pháp cần thẩm định biện pháp theo định kỳ.

Điều 7.15: Hợp tác

1. CácBên cần tìm kiếm cơ hội hợp tác và trao đổi thông tin về các vấn đề vệ sinh và kiểm dịch được quan tâm chung theo quy định tại Chương này. Những cơ hội có thể bao gồm các sáng kiến ​​tạo thuận lợi cho thương mại và hỗ trợ kỹ thuật. Các bên cần hợp tác để tạo thuận lợi cho việc thực hiện Chương này.

2. Các Bên cần hợp tác và có thể cùng nhau xác định công việc liên quan đến các vấn đề vệ sinh và kiểm dịch với mục tiêu loại trừ những trở ngại không cần thiết đối với thương mại giữa các Bên.

Điều 7.16: Trao đổi thông tin

Một Bên có thể yêu cầu thông tin từ một Bên khác về một vấn đề phát sinh theo Chương này. Bên nhận được yêu cầu cung cấp thông tin phải nỗ lực để cung cấp các thông tin có sẵn cho Bên yêu cầu trong một thời hạn hợp lý, và nếu có thể, bằng phương tiện điện tử.

Điều 7.17: Hợp tác tham vấn kỹ thuật

1. Nếu một Bên quan tâm đến một vấn đề bất kỳ phát sinh theo Chương này với một Bên khác, Bên đó phải nỗ lực giải quyết vấn đề này bằng cách áp dụng các thủ tục hành chính sẵn có của cơ quan có thẩm quyền của Bên kia. Nếu các Bên liên quan có sẵn các cơ chế song phương hoặc cơ chế khác để giải quyết vấn đề này, Bên đưa ra vấn đề phải nỗ lực giải quyết vấn đề thông qua những cơ chế đó nếu thấy thích hợp. Một Bên có thể thực hiện hợp tác tham vấn kỹ thuật quy định tại khoản 2 bất cứ lúc nào xét thấy các thủ tục hành chính, cơ chế song phương hoặc cơ chế khác sẽ không giải quyết được vấn đề.

2. Một hoặc nhiều bên (bên yêu cầu) có thể tiến hành hợp tác tham vấn kỹ thuậtvới một Bên khác (Bên trả lời) để thảo luận về các vấn đề phát sinh theo Chương này mà Bên yêu cầu cho rằng có thể ảnh hưởng xấu đến thương mại của mình bằng cách gửi yêu cầu cho cơ quan đại diện chính của Bên trả lời. Yêu cầu phải được lập bằng văn bản và nêu rõ lý do yêu cầu, bao gồm mô tả mối quan tâm của Bên đó về vấn đề này, và những quy định của Chương này có liên quan đến vấn đề.

3.Trừ trường hợp Bên yêu cầu và Bên trả lời (sau đây gọi là các Bên tham vấn) có thỏa thuận khác, Bên trả lời phải xác nhận yêu cầu bằng văn bản trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày nhận yêu cầu.

4.Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, các Bên tham vấn phải họp trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận Bên trả lời xác nhận yêu cầu thảo luận, với mục đích giải quyết vấn đề trong vòng 180 ngày kể từ ngày yêu cầu nếu có thể. Cuộc họp có thể diễn ra trực tiếp hoặc thông qua các phương tiện điện tử.

5. Các Bên tham vấn phải đảm bảo có sự tham gia phù hợp của các cơ quan quản lý và thương mại có liên quan trong các cuộc họp được tổ chức theo Điều này.

6. Tất cả các thông tin trao đổi giữa các Bên tham vấn trong quá trình hợp tác tham vấn kỹ thuật cũng như tất cả các tài liệu phục vụ tham vấn phải được giữ bí mật trừ trường hợp các Bên tham vấn có thỏa thuận khác và không ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của bất kỳ Bên nào theo Hiệp định này, Hiệp định WTO hoặc thoả thuận quốc tế khác mà Bên đó tham gia.

7. Bên yêu cầu có quyền dừng hợp tác tham vấn kỹ thuật theo Điều này và giải quyết tranh chấp theo Chương 28 (Giải quyết tranh chấp) nếu:

(a) cuộc họp nêu tại khoản 4 không diễn ra trong vòng 37 ngày kể từ ngày yêu cầu, hoặc trong một khung thời gian khác do các bên tham vấn thoả thuận theo các khoản 3 và 4; hoặc

(b) cuộc họp nêu tại khoản 4 đã được tổ chức.

8. Không Bên nào được viện đến giải quyết tranh chấp theo Chương 28 (Giải quyết tranh chấp) đối với một vấn đề phát sinh theo Chương này nếu chưa tìm cách giải quyết vấn đề này thông qua hợp tác tham vấn kỹ thuật theo Điều này.

Điều 7.18: Giải quyết tranh chấp

1. Trừ trường hợp Chương này có quy định khác, Chương 28 (Giải quyết tranh chấp) áp dụng đối với Chương này trong các trường hợp sau:

(a) Đối với Điều 7.8 (Tương đương), Điều 7.10 (Kiểm toán) và Điều 7.11 (Kiểm tra nhập khẩu), Chương 28 (Giải quyết tranh chấp) sẽ được áp dụng đối với Bên trả lời sau một năm kể từ ngày có hiệu lực của Hiệp định này đối với Bên đó; và

(b) Đối với Điều 7.9 (Phân tích rủi ro và khoa học), Chương 28 (Giải quyết tranh chấp) sẽ được áp dụng đối với Bên trả lời sau hai năm kể từ ngày có hiệu lực của Hiệp định này đối với Bên đó.

2. Trong một vụ tranh chấp theo Chương này có liên quan đến các vấn đề khoa học kỹ thuật, một ban hội thẩm nên tìm lời khuyên từ các chuyên gia được lựa chọn bởi ban hội thẩm đó sau khi tham vấn với các Bên có liên quan đến tranh chấp. Với mục đích này, ban hội thẩm đó có thể, nếu xét thấy phù hợp, lập một nhóm chuyên gia tư vấn kỹ thuật, hoặc tham khảo ý kiến các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế có liên quan một cách chủ động hoặc theo yêu cầu của một trong các Bên tranh chấp.

1 Để giải thích rõ hơn, các Bên thừa nhận việc kiểm tra nhập khẩu là một trong nhiều công cụ sẵn có để đánh giá sự tuân thủ các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch của một Bên nhập khẩu.

2 Không Bên nào được viện đến giải quyết tranh chấp theo Chương 28 (Giải quyết tranh chấp) cho khoản này.

3 Không Bên nào được viện đến giải quyết tranh chấp theo Chương 28 (Giải quyết tranh chấp) cho khoản này.

4 Để giải thích rõ hơn, khoản 4(b) chỉ áp dụng cho một phân tích rủi ro đối với một biện pháp vệ vệ sinh và kiểm dịch thuộc quy định về vệ sinh kiểm dịch vật trong phạm vi Phụ lục B của Hiệp định SPS.

5 Trong phạm vi khoản 6(b) và 6(c), một lựa chọn quản lý rủi ro không có hạn chế về thương mại nhiều hơn mức cần thiết, trừ trường hợp có sẵn một lựa chọn hợp lý khác ít hạn chế về thương mại hơn một cách đáng kể mà vẫn đảm bảo một mức độ phù hợp về an toàn vệ sinh hoặc kiểm dịch, có tính đến tính khả thi về kinh tế và kỹ thuật.

6 Để giải thích rõ hơn, Điều này không ngăn cản một Bên nhập khẩu kiểm tra một cơ sở nhằm xác định cơ sở đó có tuân thủ các yêu cầu vệ sinh hoặc kiểm dịch của Bên nhập khẩu hay không hoặc có tuân thủ yêu cầu vệ sinh hoặc kiểm dịch mà Bên nhập khẩu đã được xác định là tương đương với các yêu cầu vệ sinh hoặc kiểm dịch của mình hay không.

7 Để giải thích rõ hơn, Điều này không cấm một Bên thực hiện kiểm tra nhập khẩu để có được thông tin phục vụ việc đánh giá nguy cơ hoặc để xác định nhu cầu, định kỳ xây dựng hoặc thẩm định chương trình nhập khẩu dựa trên rủi ro.

8 Trong phạm vi khoản này, "ngày" không bao gồm các ngày nghỉ lễ của Bên nhập khẩu.

9 Để giải thích rõ hơn, Điều này không ngăn cản một Bên nhập khẩu loại bỏ hàng hoá trong đó tìm thấy một tác nhân gây bệnh truyền nhiễm hoặc dịch hại có thể lây lan và gây thiệt hại cho sinh mạng hoặc sức khỏe con người, động vật hoặc thực vật sống trong lãnh thổ của Bên đó nếu hành động khẩn cấp không được thực hiện.

10 Để giải thích rõ hơn, Điều này chỉ áp dụng cho một biện pháp vệ sinh hoặc kiểm dịch thuộc quy định về vệ sinh kiểm dịch trong phạm vi Phụ lục B của Hiệp định SPS.

CHƯƠNG 8

RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI

Điều 8.1: Giải thích từ ngữ

1. Trong phạm vi của Chương này:

Định nghĩa của các thuật ngữ sử dụng trong Chương này nêu trong Phụ lục 1 của Hiệp định TBT, bao gồm các chapeau và thuyết minh của Phụ lục 1, được đưa vào Chương này và là một phần của Chương này với những sửa đổi.

giao dịch lãnh sự là các yêu cầu trong đó sản phẩm của một Bên dành cho xuất khẩu vào lãnh thổ của một Bên khác đầu tiên phải chịu sự giám sát của lãnh sự Bên nhập khẩu trong lãnh thổ của Bên xuất khẩu nhằm có được hoá đơn lãnh sự hoặc thị thực lãnh sự cho các tài liệu hướng dẫn đánh giá hợp quy;

cho phép lưu hành là một hoặc nhiều quá trình mà một Bên phê duyệt hoặc đăng ký một sản phẩm để cho phép việc tiếp thị, phân phối hoặc bán hàng của sản phẩm đó trong lãnh thổ của Bên đó.   Quá trình hoặc các quá trình có thể được mô tả trong pháp luật hoặc quy định trong nước theo nhiều cách khác nhau, bao gồm “marketing authorisation” (“cho phép lưu hành”), “authorisation” (“cho phép”), “approval” (“chấp thuận”), “registration” (“đăng ký”), “sanitary authorisation”, “sanitary registration” và “sanitary approval” (đăng ký, cấp phép, chấp thuận về vệ sinh đối với một sản phẩm). Cho phép lưu hành không bao gồm thủ tục thông báo;

hiệp định công nhận lẫn nhau là một thỏa thuận có tính ràng buộc giữa các chính phủ nhằm công nhận kết quả đánh giá hợp quy được tiến hành không tuân theo các quy định hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp trong một hoặc nhiều lĩnh vực, bao gồm thỏa thuận giữa các chính phủ trong việc thực hiện Thỏa thuận APEC về công nhận lẫn nhau trong việc đánh giá hợp quy của thiết bị viễn thông và Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về thiết bị điện và điện tử và các thoả thuận khác có thể được gọi là "thỏa thuận công nhận lẫn nhau", nhưng có quy định công nhận việc đánh giá hợp quy không tuân theo quy định hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp trong một hoặc nhiều lĩnh vực;

thỏa thuận công nhận lẫn nhau là một thỏa thuận quốc tế hoặc khu vực (bao gồm thỏa thuận công nhận đa phương) giữa các cơ quan chứng nhậncông nhận sự tương đương của các hệ thống chứng nhận (dựa trên đánh giá ngang hàng) hoặc giữa các cơ quan đánh giá hợp quy công nhận kết quả đánh giá hợp quy;

giám sát sau thị trường là thủ tục một Bên thực hiện sau khi sản phẩm đã được đưa vào thị trường của mình để Bên đó giám sát hoặc đánh giá sự tuân thủ các yêu cầu của Bên mình đối với sản phẩm;

Hiệp định TBT là Hiệp định WTO về rào cản kỹ thuật đối với thương mại; và

xác minh là hành động để khẳng định tính xác thực của từng kết quả đánh giá hợp quy, như yêu cầu cung cấp thông tin từ tổ chức đánh giá hợp quy, tổ chức đã chứng nhận nhận, phê duyệt, cấp phép tổ chức đánh giá hợp quy, hoặc công nhận dưới hình thức khác, nhưng không bao gồm các yêu cầu theo đó một sản phẩm phải được đánh giá hợp quy trong lãnh thổ của Bên nhập khẩu nếu sản phẩm đó đã được đánh giá hợp quy trong lãnh thổ của Bên xuất khẩu hoặc một bên thứ ba, ngoại trừ các trường hợp ngẫu nhiên hoặc không thường xuyên với mục đích giám sát hoặc phản hồi thông tin về việc không tuân thủ.

Điều 8.2: Mục tiêu

Mục tiêu của Chương này, bao gồm các Phụ lục, là tạo thuận lợi cho thương mại, bao gồm loại bỏ các rào cản kỹ thuật không cần thiết đối với thương mại, tăng cường tính minh bạch, và đẩy mạnh hợp tác và quản lý hành chính tốt.

Điều 8.3: Phạm vi áp dụng

1. Chương này áp dụng cho việc chuẩn bị, thông qua và áp dụng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật, và quy trình đánh giá hợp quy của các cơ quan trung ương của chính phủ (và quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật, và quy trình đánh giá hợp quy của chính quyền cấp dưới trực tiếp của các cơ quan trung ương, nếu có) có thể ảnh hưởng đến thương mại hàng hóa giữa các Bên, trừ trường hợp quy định tại các khoản 3 và 4.

1bis. Mỗi Bên phải thực hiện các biện pháp hợp lý trong thẩm quyền của mình để khuyến khích sự tuân thủ của chính quyền địa phương cấp dưới trực tiếp của các cơ quan trung ương trong phạm vi lãnh thổ của mình trong việc chuẩn bị, thông qua và áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, và thủ tục đánh giá hợp quy với các Điều 8.5 (Tiêu chuẩn quốc tế, Hướng dẫn và khuyến nghị), 8.6 (Thủ tục đánh giá hợp quy), 8.7 (Giai đoạn tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật và thủ tục đánh giá hợp quy), và các Phụ lục của Chương này.

2. Tất cả quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, và quy trình đánh giá hợp quy được nêu trong Chương này bao gồm cả các bản sửa đổi và bổ sung về quy định hoặc phạm vi áp dụng, trừ những sửa đổi và bổ sung không đáng kể.

3. Chương này không áp dụng đối với thông số kỹ thuật do các tổ chức/cá nhân thuộc chính phủ cung cấp phục vụ các yêu cầu sản xuất, tiêu thụ của các tổ chức/cá nhân này. Các thông số kỹ thuật này được quy định trong chương 15 (Mua sắm Chính phủ).

4. Chương này không áp dụng đối với các biện pháp vệ sinh dịch tễ. Các biện pháp này được quy định trong Chương 7 (Biện pháp vệ sinh dịch tễ).

5. Để giải thích rõ hơn, Chương này không ngăn cản một Bên áp dụng hoặc duy trì quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với quyền và nghĩa vụ của mình theo Hiệp định này, Hiệp định TBT và các nghĩa vụ quốc tế khác có liên quan.

Điều 8.4: Áp dụng một số quy định của Hiệp định TBT

1. Các quy định sau của Hiệp định TBT được đưa vào và trở thành một phần của Hiệp định này, với những sửa đổi:

(a Điều 2.1, 2.2, 2.4, 2.5, 2.9, 2.10, 2.11, 2.12;

(b)  Điều 5.1, 5.2, 5.3, 5.4, 5.6, 5.7, 5.8, 5.9; và

(c) Khoản D, E and F của Phụ lục 3.

2. Không Bên nào được viện đến giải quyết tranh chấp theo Chương 28 (Giải quyết tranh chấp) đối với tố cáo vi phạm các quy định của Hiệp định TBT được đưa vào khoản 1 của Điều này.

Điều 8.5: Tiêu chuẩn quốc tế, hướng dẫn và khuyến nghị

1. Các Bên thừa nhận vai trò quan trọng của các tiêu chuẩn quốc tế, hướng dẫn và khuyến nghị trong việc hỗ trợ sự liên kết pháp lý cao hơn, quản lý hành chính tốt và giảm các rào cản không cần thiết đối với thương mại.

2. Đối với vấn đề này, theo Điều 2.4 và 5.4 và Phụ lục 3 của Hiệp định TBT, trong việc xác định một tiêu chuẩn quốc tế, hướng dẫn hay khuyến nghị theo định nghĩa của Điều 2, Điều 5 và Phụ lục 3 của Hiệp định TBT, mỗi Bên phải áp dụng Quyết định của Ủy ban TBT về nguyên tắc xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế, hướng dẫn và khuyến nghị trong mối liên hệ với Điều 2, Điều 5 và Phụ lục 3 của Hiệp định TBT (G/TBT/1/Rev.10), do Ủy ban WTO về Rào cản kỹ thuật trong thương mại ban hành.

3. Các bên phải hợp tác với nhau, nếu khả thi và phù hợp, để đảm bảo rằng các tiêu chuẩn quốc tế, hướng dẫn và khuyến nghị có khả năng trở thành một cơ sở cho các quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá hợp quy không tạo ra những trở ngại không cần thiết đối với thương mại quốc tế.

Điều 8.6: Đánh giá hợp quy

1. Theo Điều 6.4 của Hiệp định TBT, mỗi Bên phải áp dụng đối với những tổ chức đánh giá hợp quy trong lãnh thổ của một Bên khác các chính sách không kém thuận lợi hơn các chính sách áp dụng đối với tổ chức đánh giá hợp quy trong lãnh thổ của mình hoặc trong lãnh thổ của bất kỳ Bên nào khác. Để đảm bảo rằng các chính sách trên được áp dụng, mỗi Bên phải áp dụng đối với tổ chức đánh giá hợp quy trong lãnh thổ của một Bên khác các thủ tục, tiêu chuẩn, điều kiện giống hệt hoặc tương tự được áp dụng khi chứng nhận, phê duyệt, cấp phép hoặc công nhận các tổ chức đánh giá hợp quy trong lãnh thổ của mình dưới các hình thức khác nhau.

2. Khoản 1 và 4 sẽ không ngăn cản một Bên thực hiện đánh giá hợp quy đối với sản phẩm cụ thể chỉ trong phạm vi các cơ quan chính phủ được chỉ định trong lãnh thổ của mình hoặc lãnh thổ của một Bên khác đúng với nghĩa vụ của mình theo Hiệp định TBT.

3. Trường hợp một Bên thực hiện đánh giá hợp quy theo quy định tại khoản 2, và tiếp theo Điều 5.2 và Điều 5.4 của Hiệp định TBT liên quan đến giới hạn về yêu cầu thông tin, bảo vệ quyền lợi thương mại chính đáng và sự đầy đủ các thủ tục thẩm định, các Bên phải giải thích các vấn đề sau theo yêu cầu của một Bên khác:

(a) thông tin được yêu cầu cần thiết như thế nào đối với việc đánh giá hợp quy và xác định lệ phí;

(b) các Bên làm thế nào để đảm bảo tính bảo mật của các thông tin mà vẫn đảm bảo các lợi ích thương mại hợp pháp được bảo vệ; và

(c) các thủ tục để xem xét các khiếu nại liên quan đến hoạt động của quy trình đánh giá hợp quy và hành động khắc phục nếu khiếu nại đó hợp lý.

4. Tiếp theo Điều 6.4 của Hiệp định TBT, khi một Bên duy trì các thủ tục, tiêu chuẩn, điều kiện khác theo quy định tại khoản 1 và đòi hỏi phải có kết quả kiểm tra, chứng nhận, và/hoặc kiểm tra để đảm bảo rằng một sản phẩm phù hợp với một tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật, Bên đó:

(a) không được yêu cầu tổ chức đánh giá hợp quy có nhiệm vụ thử nghiệm hoặc xác nhận sản phẩm, hoặc tổ chức đánh giá hợp quy có nhiệm vụkiểm tra phải nằm trong lãnh thổ của mình;

(b) không được yêu cầu các tổ chức đánh giá hợp quy nằm ngoài lãnh thổ của mình phải mở văn phòng trong lãnh thổ của mình; và

(c) phải cho phép các tổ chức đánh giá hợp quy trong lãnh thổ của các Bên khác đăng ký một giấy chứng nhận tuân thủ các quy trình, tiêu chuẩn, điều kiện khác mà Bên mình đòi hỏi để một tổ chức đánh giá hợp quy được xem là đủ điều kiện hoặc để chấp thuận cho tổ chức đánh giá hợp quy thử nghiệm hoặc chứng nhận sản phẩm hoặc tiến hành kiểm tra.

5. Khoản 1 và 4(c) không ngăn cản một Bên áp dụng các hiệp định công nhận lẫn nhau để chứng nhận, phê duyệt, cấp phép hoặc công nhận dưới hình thức khác các tổ chức đánh giá hợp quy nằm ngoài lãnh thổ của mình tuân thủ các nghĩa vụ theo Hiệp định TBT.

6. Khoản 1, 4 và 5 không ngăn cản một Bên xác minh các kết quả của thủ tục đánh giá hợp quy do các tổ chức đánh giá hợp quy nằm ngoài lãnh thổ của mình thực hiện.

7. Tiếp theo khoản 6, nhằm tăng cường độ tin cậy của các kết quả đánh giá hợp quy được cung cấp từ lãnh thổ của nhau, các Bên có thể yêu cầu thông tin về các vấn đề liên quan đến tổ chức đánh giá hợp quy bên ngoài lãnh thổ của mình.

8. Tiếp theo Điều 9.1 của Hiệp định TBT, một Bên phải xem xét áp dụng các quy định để phê duyệt các tổ chức đánh giá hợp quy được chứng nhận các quy chuẩn hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật của Bên nhập khẩu bởi một cơ quan chứng nhận là một bên tham gia một thỏa thuận công nhận lẫn nhau quốc tế hoặc khu vực. 1 Các Bên thừa nhận rằng các thỏa thuận này có thể giải quyết những cân nhắc quan trọng trong việc phê duyệt tổ chức đánh giá hợp quy, bao gồm năng lực kỹ thuật, tính độc lập, và tránh các xung đột lợi ích.

9. Tiếp theo Điều 9.2 của Hiệp định TBT, một Bên không được từ chối chấp nhận, hoặc có những hành động có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp, yêu cầu hoặc khuyến khích các Bên khác hoặc người khác từ chối chấp nhận kết quả đánh giá hợp quy từ một tổ chức đánh giá hợp quy vì lý do cơ quan chứng nhận đã chứng nhận tổ chức đánh giá hợp quy đó:

(a) hoạt động trong lãnh thổ của một Bên trong đó có nhiều hơn một cơ quan chứng nhận;

(b) là một tổ chức phi chính phủ;

(c) đặt tại lãnh thổ của một Bên không duy trì thủ tục công nhận cơ quan chứng nhận 2;

(d) không mở một văn phòng trong lãnh thổ của Bên đó; hoặc

(e) hoạt động vì lợi nhuận.

10. Để giải thích rõ hơn, khoản 9 không cấm một Bên từ chối kết quả đánh giá hợp quy do một tổ chức đánh giá hợp quy cung cấp nếu có thể chứng minh cho việc từ chối đó, với điều kiện việc từ chối phù hợp với Hiệp định TBT và Chương này.

11. Một Bên phải công bố, tốt nhất bằng phương tiện điện tử, mọi thủ tục, tiêu chuẩn, điều kiện khác mà Bên đó có thể sử dụng làm cơ sở cho việc xác định tổ chức đánh giá hợp quy đủ năng lực để được chứng nhận, phê duyệt, cấp phép, hoặc công nhận dưới hình thức khác, bao gồm trường hợp được công nhận theo các hiệp định về công nhận lẫn nhau.

12. Trường hợp một bên chứng nhận, phê duyệt, cấp phép hoặc thừa nhận dưới hình thức khác các tổ chức đánh giá hợp quy dựa trên một quy chuẩn hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể trong lãnh thổ của mình, và từ chối chứng nhận, phê duyệt, cấp phép, hoặc thừa nhận dưới hình thức khác một tổ chức đánh giá hợp quy dựa trên cùng một quy chuẩn hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể trong lãnh thổ một Bên khác, hoặc từ chối áp dụng một thỏa thuận công nhận lẫn nhau, Bên đó phải giải thích lý do từ chối theo yêu cầu của Bên kia.

13. Trường hợp một Bên không chấp nhận kết quả của một quy trình đánh giá hợp quy được thực hiện trong lãnh thổ của một Bên khác, Bên đó phải giải thích lý do cho quyết định của mình theo yêu cầu của Bên kia.

14. Tiếp theo Điều 6.3 của Hiệp định TBT, trường hợp một Bên từ chối một yêu cầu của một Bên khác về việc tham gia đàm phán để ký kết một thỏa thuận công nhận lẫn nhau về kết quả của đánh giá hợp quy của nhau, Bên đó phải giải thích lý do cho quyết định của mình theo yêu cầu của Bên kia.

15. Tiếp theo Điều 5.2.5 của Hiệp định TBT, mọi khoản phí đánh giá hợp quy do một Bên áp đặt phải giới hạn trong khoảng chi phí ước tính của các dịch vụ được cung ứng.

16. Không Bên nào được yêu cầu đánh giá hợp quy phải kèm theo giao dịch lãnh sự, bao gồm cả chi phí liên quan 3.

Điều 8.7: Sự minh bạch

1. Mỗi Bên phải cho phép người của các Bên khác tham gia vào quá trình xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, và quy trình đánh giá hợp quy do các cơ quan trung ương của mình thực hiện4. Mỗi Bên phải cho phép người của các Bên khác tham gia vào quá trình xây dựng các biện pháp không kém thuận lợi hơn các biện pháp áp dụng với người của Bên mình.

2. Mỗi Bên được khuyến khích xem xét các phương pháp tăng cường minh bạch trong quá trình xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá hợp quy, kể cả thông qua việc sử dụng các công cụ điện tử và hướng tới việc tham gia hoặc tham vấn của cộng đồng.

3. Nếu phù hợp, mỗi Bên phải khuyến khích các tổ chức phi chính phủ trong lãnh thổ của mình tuân thủ yêu cầu tại khoản 1 và khoản 2.

4. Mỗi Bên phải công bố tất cả các đề xuất về quy trình đánh giá hợp quy và quy chuẩn kỹ thuật mới, đề xuất sửa đổi các quy trình đánh giá hợp quy và quy chuẩn kỹ thuật hiện có, các quy trình đánh giá hợp quy và quy chuẩn kỹ thuật chính thức và sửa đổi chính thức của các quy trình đánh giá hợp quy và quy chuẩn kỹ thuật hiện có của các cơ quan trung ương.

4bis. Để giải thích rõ hơn, đề xuất về các quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá hợp quy có thể bao gồm nhưng không giới hạn trong các hình thức sau theo quyết định của Bên đó: các đề xuất về chính sách; tài liệu thảo luận; tóm tắt các quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá hợp quy; hoặc các văn bản dự thảo quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá hợp quy được đề xuất. Mỗi Bên bảo đảm các đề xuất đó có đầy đủ chi tiết về các nội dung có thể có của các quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá hợp quy được đề xuất để thông báo đầy đủ cho những người quan tâm và các Bên khác về việc lợi ích thương mại của họ có bị ảnh hưởng hay không và bị ảnh hưởng như thế nào.

4ter. Mỗi Bên phải công bố, tốt nhất bằng phương tiện điện tử, trên một tạp chí chính thức hoặc trên website tất cả các đề xuất về quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá hợp quy mới, các đề xuất sửa đổi các quy định kỹ thuật và quy trình đánh giá hợp quy hiện có, bản chính thức của các quy định kỹ thuật và quy trình đánh giá hợp quy mới và sửa đổi của các cơ quan trung ương mà Bên đó phải thông báo hoặc công bố theo Hiệp định TBT hoặc Chương này và có thể có tác động đáng kể đối với thương mại.5

5. Mỗi Bên phải thực hiện các biện pháp hợp lý trong khả năng nhằm đảm bảo rằng tất cả các đề xuất về quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá hợp quy mới, đề xuất về sửa đổi các quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá hợp quy hiện có, và các quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá hợp quy chính thức và sửa đổi chính thức của các quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá hợp quy hiện có của của chính quyền địa phương cấp dưới trực tiếp của các cơ quan trung ương được công bố.

5bis. Mỗi Bên bảo đảm rằng các quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá hợp quy chính thức và sửa đổi chính thức của các quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá hợp quy hiện có của chính quyền địa phương cấp dưới trực tiếp của các cơ quan trung ương có thể được truy cập thông qua trang các trang web hoặc tạp chí chính thức, tốt nhất là một trang web tổng hợp duy nhất, trong phạm vi có thể áp dụng cho các đề xuất về quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá hợp quy mới và sửa đổi.

6. Mỗi Bên phải thông báo cho các thành viên WTO theo các thủ tục quy định tại Điều 2.9 và Điều 5.6 của Hiệp định TBT về các đề xuất về quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá hợp quy mới tuân thủ các nội dung kỹ thuật của tiêu chuẩn quốc tế, hướng dẫn hoặc khuyến nghị có liên quan, nếu có, và có thể có tác động đáng kể đối với thương mại.

6bis. Bất kể quy định tại khoản 6, trong trường hợp phát sinh hoặc có nguy cơ phát sinh vấn đề khẩn cấp về an toàn, sức khỏe, bảo vệ môi trường, an ninh quốc gia đối với một Bên, Bên đó có thể thông báo cho các thành viên WTO về quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy trình đánh giá hợp quy mới tuân thủ các nội dung kỹ thuật của tiêu chuẩn quốc tế, hướng dẫn hay khuyến nghị liên quan, nếu có, khi thông qua quy chuẩn hay thủ tục này theo các thủ tục quy định tại Điều 2.10 hoặc Điều 5.7 của Hiệp định TBT.

7. Mỗi Bên phải nỗ lực thông báo cho các thành viên WTO về các đề xuất về quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá hợp quy mới của chính quyền địa phương cấp dưới trực tiếp của các cơ quan trung ương tuân thủ các nội dung kỹ thuật của tiêu chuẩn quốc tế, hướng dẫn hoặc khuyến nghị có liên quan, nếu có, và có thể có tác động đáng kể đối với thương mại.

  1. tài liệu khác.

9. Bên công bố và nộp một thông báo theo Điều 2.9, Điều 3.2, Điều 5.6 hoặc Điều 7.2 của Hiệp định TBT hoặc Chương này có trách nhiệm:

(a) giải thích về các mục tiêu của đề xuất và làm thế nào đề xuất có thể đạt được những mục tiêu đó trong thông báo; và

(b) gửi các thông báo và đề nghị bằng định dạng điện tử cho các Bên khác thông qua đầu mối hỏi đáp của các Bên được thành lập theo Điều 10 của Hiệp định TBT đồng thời với thông báo gửi cho các thành viên WTO.

10. Mỗi Bên phải cho một khoảng thời gian 60 ngày sau khi gửi đề xuất theo khoản 9 cho một Bên khác hoặc một người có liên quan của một Bên khác để đóng góp ý kiến ​​bằng văn bản về đề xuất này. Một Bên phải xem xét yêu cầu hợp lý của một Bên khác hoặc một người có liên quan của một Bên khác về việc kéo dài thời hạn góp ý. Một Bên được khuyến khích cho một thời hạn dài hơn 60 ngày, chẳng hạn 90 ngày, nếu có thể.

11. Mỗi Bên được khuyến khích cung cấp đủ thời gian từ khi kết thúc thời hạn góp ý đến thời điểm thông qua quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy trình đánh giá hợp quy được thông báo để xem xét và chuẩn bị phản hồi các ý kiến ​​nhận được.

12. Mỗi Bên phải nỗ lực để thông báo cho các thành viên WTO văn bản chính thức của quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy trình đánh giá hợp quy tại thời điểm văn bản được thông qua hoặc được công bố như một phụ lục cho thông báo ban đầu biện pháp được đề xuất theo Điều 2.9, Điều 3.2, Điều 5.6 hoặc Điều 7.2 của Hiệp định TBT hoặc Chương này.

13. Một Bên nộp thông báo theo Điều 2.10 hoặc Điều 5.7 của Hiệp định TBT và Chương này phải đồng thời gửi thông báo và văn bản điện tử của quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy trình đánh giá hợp quy đến các Bên khác thông qua các đầu mối hỏi đáp nêu tại khoản 9(b).

14. Chậm nhất là ngày công bố của quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy trình đánh giá hợp quy chính thức, vốn có thể có tác động đáng kể đến thương mại, mỗi Bên, tốt nhất là bằng phương tiện điện tử, phải: 6

(a) công bố giải thích về các mục tiêu và làm thế nào quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá hợp quy chính thức đạt được các mục tiêu này;

(b) cung cấp càng sớm càng tốt, nhưng không muộn hơn 60 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu từ một Bên, mô tả các phương pháp thay thế mà Bên đó xem xét trong quá trình xây dựng quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy trình đánh giá hợp quy chính thức, nếu có, và những ưu điểm của phương pháp được lựa chọn;

(c) công bố phản hồi của Bên mình đối với các vấn đề lớn hoặc quan trọng trong các ý kiến ​​nhận được về quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy trình đánh giá hợp quy được đề xuất; và

(d) cung cấp càng sớm càng tốt, nhưng không muộn hơn 60 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu từ một Bên, mô tả các sửa đổi đáng kể, nếu có, của đề xuất về quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy trình đánh giá hợp quy mà Bên đó thực hiện, bao gồm cả những thay đổi được thực hiện theo các ý kiến đóng góp.

15. Tiếp theo Phụ lục 3 (J) của Hiệp định TBT, mỗi Bên bảo đảm rằng chương trình công tác của cơ quan trung ương về tiêu chuẩn hóa, trong đó có các tiêu chuẩn đang được biên soạn và các tiêu chuẩn đã được thông qua được công bố trên trang web của cơ quan trung ương về tiêu chuẩn hóa đó hoặc trang web nêu tại khoản 4ter Điều này.

Điều 8.8: Thời gian tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật và thủ tục đánh giá hợp quy

1. Trong phạm vi áp dụng Điều 2.12 và Điều 5.9 của Hiệp định TBT, thuật ngữ “khoảng thời gian nghỉ hợp lý” thường là một khoảng thời gian không ít hơn sáu tháng, trừ trường hợp khoảng thời gian đó không có hiệu quả trong việc thực hiện các mục tiêu hợp pháp.

2. Nếu khả thi và phù hợp, mỗi Bên phải nỗ lực để cho phép một khoảng thời gian nghỉ dài hơn sáu tháng giữa thời điểm công bố các quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá hợp quy chính thức và thời điểm các quy chuẩn, quy trình này có hiệu lực.

3. Để giải thích rõ hơn các khoản 1 và 2, khi thiết lập một "khoảng thời gian nghỉ hợp lý" cho một quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy trình đánh giá hợp quy cụ thể, mỗi Bên phải cho nhà cung cấp một khoảng thời gian hợp lý tùy theo từng trường hợp để chứng minh sự phù hợp của hàng hoá mình với các yêu cầu liên quan của quy chuẩn hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật trước ngày có hiệu lực của quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy trình đánh giá hợp quy. Khi đó, mỗi Bên phải xem xét các nguồn lực sẵn có cho nhà cung cấp.

Điều 8.9: Tạo thuận lợi cho thương mại và hợp tác

1. Tiếp theo Điều 5, Điều 6 và Điều 9 của Hiệp định TBT, các Bên thừa nhận rằng có một loạt các cơ chế tồn tại để tạo thuận lợi cho việc chấp nhận kết quả đánh giá hợp quy. Về vấn đề này, một Bên có thể:

(a) thực hiện công nhận lẫn nhau về kết quả của các quy trình đánh giá hợp quy được thực hiện bởi các cơ quan nằm trong lãnh thổ của nhau đối với các quy chuẩn kỹ thuật cụ thể;

(b) công nhận các thỏa thuận công nhận lẫn nhau trong khu vực và quốc tế giữa các cơ quan chứng nhận hoặc tổ chức đánh giá hợp quy hiện có;

(c) áp dụng chứng nhận để chọn lọc các tổ chức đánh giá hợp quy, đặc biệt là các hệ thống chứng nhận quốc tế;

(d) chỉ định tổ chức đánh giá hợp quy hoặc công nhận các tổ chức đánh giá hợp quy do Bên khác chỉ định;

(e) đơn phương công nhận kết quả của quy trình đánh giá hợp quy được thực hiện trong lãnh thổ của Bên kia; và

(f) chấp nhận tuyên bố hợp quy của một nhà cung cấp.

2. Các Bên thừa nhận có một loạt các cơ chế tồn tại để hỗ trợ liên kết pháp lý tốt hơn và loại bỏ các rào cản kỹ thuật không cần thiết đối với thương mại trong khu vực, bao gồm:

(a) đối thoại và hợp tác nhằm:

(i) trao đổi thông tin về các phương pháp và thực tiễn quản lý;

(ii) thúc đẩy việc sử dụng các thông lệ quản lý tốt để nâng cao hiệu quả của các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, và quy trình đánh giá hợp quy;

(iii) tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật, theo các điều khoản đã thỏa thuận, để cải thiện thực tiễn liên quan đến việc xây dựng, thực hiện và thẩm định các quy định tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình đánh giá hợp quy và đo lường; hoặc

(iv) hỗ trợ và hợp tác kỹ thuật, theo các điều khoản đã thoả thuận, để xây dựng năng lực và hỗ trợ việc thực hiện Chương này;

(b) sự liên kết lớn hơn của tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế có liên quan, trừ trường hợp không phù hợp hoặc không hiệu quả;

(c) tạo thuận lợi cho việc áp dụng nhiều hơn các tiêu chuẩn quốc tế, hướng dẫn và khuyến nghị có liên quan làm cơ sở cho các quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá hợp quy; và

(d) thúc đẩy việc chấp nhận các quy chuẩn kỹ thuật tương đương của một Bên khác.

3. Đối với các cơ chế được liệt kê tại các khoản 1 và 2, các Bên thừa nhận rằng sự lựa chọn của cơ chế phù hợp trong một bối cảnh pháp lý nhất định sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như sản phẩm và lĩnh vực có liên quan, khối lượng và định hướng của thương mại, các mối quan hệ giữa các nhà làm luật của các Bên, các mục tiêu hợp pháp và nguy cơ không thực hiện được những mục tiêu đó.

4. Các Bên phải tăng cường trao đổi và hợp tác trên các cơ chế để tạo điều kiện cho việc chấp nhận kết quả đánh giá hợp quy, hỗ trợ liên kết pháp lý tốt hơn, và loại bỏ các rào cản kỹ thuật không cần thiết đối với thương mại trong khu vực.

5. Một Bên sẽ xem xét cẩn trọng mọi đề xuất hợp tác trong lĩnh vực cụ thể theo Chương này theo yêu cầu của một Bên khác.

6. Tiếp theo Điều 2.7 của Hiệp định TBT, một Bên phải giải thích lý do tại sao Bên đó không chấp nhận một quy chuẩn kỹ thuật của một Bên khác là tương đương theo yêu cầu của Bên đó.

7. Các Bên phải khuyến khích hợp tác giữa các tổ chức chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn hóa, đánh giá hợp quy, chứng nhận và đo lường của mình, bất kể các tổ chức này là công hay tư, nhằm giải quyết các vấn đề nêu trong Chương này.

Điều 8.10: Trao đổi thông tin và thảo luận kỹ thuật

1. Một Bên có quyền yêu cầu một Bên khác cung cấp thông tin về các vấn đề phát sinh theo Chương này. Bên được yêu cầu phải cung cấp thông tin đó trong một thời hạn hợp lý, và nếu có thể, bằng phương tiện điện tử.

2. Một Bên có quyền yêu cầu thảo luận kỹ thuật với một Bên khác nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh theo Chương này.

2bis. Một Bên có thể yêu cầu thảo luận kỹ thuật với một Bên khác về các quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy trình đánh giá hợp quy của chính quyền địa phương cấp dưới trực tiếp của các cơ quan trung ương nếu thấy các quy chuẩn, tiêu chuẩn đó có thể có tác động đáng kể đối với thương mại,.

3. Các bên liên quan sẽ thảo luận các vấn đề được nêu trong vòng 60 ngày kể từ ngày yêu cầu. Nếu Bên yêu cầu tin rằng đó là vấn đề khẩn cấp thì có thể yêu cầu thảo luận trong một thời gian hạn ngắn hơn. Trong trường hợp đó, Bên được yêu cầu phải tích cực xem xét yêu cầu đó.

4. Các Bên phải nỗ lực giải quyết vấn đề càng nhanh càng tốt dù hiểu rằng thời gian cần thiết để giải quyết một vấn đề sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, và không phải mọi vấn đề đều có thể giải quyết thông qua các cuộc thảo luận kỹ thuật.

5. Trừ trường hợp các bên tham gia thảo luận kỹ thuật có thỏa thuận khác, các cuộc thảo luận và các thông tin được trao đổi trong quá trình thảo luận phải được bảo mật và không phương hại đến quyền và nghĩa vụ của các Bên tham gia theo Hiệp định này, Hiệp định WTO, hoặc bất kỳ hiệp định nào khác mà hai Bên tham gia.

6. Yêu cầu cung cấp thông tin hoặc thảo luận kỹ thuật và liên lạc sẽ được chuyển tải thông qua các Điều phối viên phụ trách Chương tương ứng.

Điều 8.11: Ủy ban về Rào cản kỹ thuật đối với thương mại

1. Các bên đồng thành lập Ủy ban về Rào cản kỹ thuật đối với thương mại (sau đây gọi là “Ủy ban”), trong đó bao gồm các đại diện của mỗi Bên.

2. Thông qua các Ủy ban, các bên sẽ tăng cường công tác phối hợp trong các lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật, quy trình đánh giá hợp quy và tiêu chuẩn nhằm tạo thuận lợi cho thương mại giữa các Bên.

3. Các chức năng của Ủy ban có thể bao gồm:

(a) giám sát việc thực hiện và hoạt động của Chương này, bao gồm các Phụ lục kèm theo và bất kỳ cam kết nào khác được thoả thuận theo Chương này, và xác định các sửa đổi có thể có hoặc giải thích các cam kết đó theo quy định của Chương 27 (Điều khoản về hành chính và thể chế);

(b) giám sát các cuộc thảo luận kỹ thuật về các vấn đề phát sinh theo Chương này được yêu cầu theo khoản 2 hoặc 2bis của Điều 8.10 (Trao đổi thông tin và thảo luận kỹ thuật);

(c) đồng ý với các lĩnh vực ưu tiên được quan tâm lẫn nhau cho công việc trong tương lai theo Chương này và xem xét đề xuất về các sáng kiến thuộc lĩnh vực cụ thể hoặc sáng kiến khác;

(d) khuyến khích hợp tác giữa các Bên trong các vấn đề liên quan đến Chương này, bao gồm cả việc xây dựng, thẩm định, hoặc sửa đổi các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá hợp quy;

(e) khuyến khích hợp tác giữa các tổ chức phi chính phủ trong lãnh thổ các Bên cũng như hợp tác giữa các cơ quan chính phủ và tổ chức phi chính phủ trong lãnh thổ các Bên trong các vấn đề liên quan đến Chương này;

(f) tạo thuận lợi cho việc xác định các nhu cầu năng lực kỹ thuật;

(g) khuyến khích việc trao đổi thông tin giữa các Bên và các tổ chức phi chính phủ có liên quan, nếu phù hợp, về việc phát triển của phương pháp chung về các vấn đề được thảo luận trong các cơ quan phi chính phủ, khu vực, đa phương hoặc các hệ thống xây dựng tiêu chuẩn, hướng dẫn, khuyến nghị, chính sách và các quy trình khác liên quan đến Chương này;

(h) theo yêu cầu một Bên, khuyến khích trao đổi thông tin giữa các Bên liên quan đến các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá hợp quy cụ thể của các nước ngoài khối TPP cũng như các vấn đề mang tính hệ thống nhằm xây dựng các phương pháp chung;

(i) thực hiện các bước khác mà các Bên cho rằng có thể hỗ trợ mình trong việc thực hiện Chương này và Hiệp định TBT;

(j) rà soát lại Chương này sau khi xem xét tiến triển theo Hiệp định TBT, đề xuất sửa đổi của Chương sau khi xem xét các tiến triển đó; và

(k) báo cáo với Ủy ban TPP về việc thực hiện và hoạt động của Chương này.

4. Ủy ban có thể thành lập các tổ công tác để thực hiện các chức năng này.

5. Mỗi Bên chỉ định một Điều phối viên phụ trách Chương, và cung cấp cho các Bên khác tên của Điều phối viên phụ trách Chương của mình, thông tin liên lạc của các công chức liên quan trong tổ chức đó, bao gồm số điện thoại, fax, email và các thông tin liên quan.

6. Một Bên phải kịp thời thông báo cho Bên kia mọi thay đổi của Điều phối viên phụ trách Chương của mình hoặc thay đổi về thông tin của các công chức liên quan.

7. Trách nhiệm của mỗi Điều phối viên phụ trách Chương bao gồm:

(a) liên lạc với Điều phối viên phụ trách Chương của các Bên khác, bao gồm hỗ trợ các cuộc thảo luận, yêu cầu và trao đổi thông tin kịp thời về các vấn đề phát sinh theo Chương này;

(b) liên lạc và điều phối các cơ quan nhà nước có liên quan, bao gồm cơ quan quản lý, trong lãnh thổ của mình về những vấn đề liên quan liên quan đến Chương này;

(c) tham vấn và, nếu phù hợp, phối hợp với những người quan tâm trong lãnh thổ của mình về những vấn đề liên quan liên quan đến Chương này; và

(d) các trách nhiệm khác do Ủy ban giao.

8. Ủy ban phải họp trong vòng một năm kể từ ngày có hiệu lực của Hiệp định này và sau đó theo thỏa thuận của các bên. Ủy ban sẽ thực hiện công việc của mình thông qua các phương tiện thông tin do các Bên thỏa thuận, trong đó có thể bao gồm e-mail, họp qua điện thoại, họp bằng video, các cuộc họp bên lề các diễn đàn khu vực và quốc tế khác, hoặc các phương tiện khác.

9. Ủy ban sẽ ra quyết định theo sự đồng thuận.

10. Khi xác định những hoạt động Ủy ban cần thực hiện, các Bên sẽ xem xét công việc đang được thực hiện ở các diễn đàn khác nhằm đảm bảo không trùng lặp với hoạt động của Ủy ban.

Điều 8.12: Phụ lục

1. Trừ các Phụ lục về Công thức độc quyền cho thực phẩm đóng gói sẵn và phụ gia thực phẩm, sản phẩm mỹ phẩm, thiết bị y tế và dược phẩm có phạm vi áp dụng được quy định trong từng Phụ lục tương ứng, các Phụ lục sẽ có phạm vi áp dụng như quy định tại Điều 8.2: Phạm vi áp dụng đối với sản phẩm được quy định trong từng Phụ lục có liên quan.

2. Các quyền và nghĩa vụ quy định tại từng Phụ lục của chương này chỉ áp dụng cho các lĩnh vực quy định trong Phụ lục được áp dụng và sẽ không ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của bất kỳ Bên nào theo một Phụ lục khác.

3. Trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, trong vòng 05 năm kể từ ngày có hiệu lực của Hiệp định này, và ít nhất một lần mỗi 05 năm sau đó, Ủy ban có trách nhiệm:

(a) rà soát việc thực hiện các Phụ lục nhằm củng cố, hoàn thiện, và nếu phù hợp, kiến ​​nghị để tăng cường sự liên kết của các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá hợp quy tương ứng của các Bên trong các lĩnh vực thuộc phạm vi của các Phụ lục; và

(b) xem xét việc xây dựng các phụ lục liên quan đến các lĩnh vực khác có tiếp tục theo đuổi các mục tiêu của Chương này hoặc Hiệp định này hay không, và quyết định xem có nên đề xuất với Ủy ban TPP khởi động đàm phán để ký kết các phụ lục điều chỉnh các lĩnh vực đó hay không.

1 Ủy ban về Rào cản kỹ thuật đối với thương mại có trách nhiệm xây dựng và duy trì một danh sách các thỏa thuận đó.

2 với điều kiện là các cơ quan chứng nhận được quốc tế thừa nhận phù hợp với quy định tại khoản 8.

3 Để giải thích rõ hơn, khoản này sẽ không áp dụng đối với Bên xác minh tài liệu đánh giá hợp quy trong quá trình cấp phép hoặc tái cấp phép lưu hành.

4 Một Bên hoàn thành nghĩa vụ này bằng cách, ví dụ, cho những người quan tâm một cơ hội hợp lý để đóng góp ý kiến đối với biện pháp được đề xuất và xem xét những ý kiến này khi xây dựng biện pháp.

5 Để giải thích rõ hơn, một Bên có thể hoàn thành nghĩa vụ này bằng cách đảm bảo rằng tất cả các đề xuất về quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá hợp quy mới, đề xuất sửa đổi các quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá hợp quy hiện có, và bản chính thức tất cả các quy chuẩn kỹ thuật mới và sửa đổi mà một Bên phải thông báo hoặc công bố theo Hiệp định TBT hoặc chương này, và có thể có tác động đáng kể đối với thương mại, được công bố hoặc có thể truy cập trên trang web chính thức của WTO.

6 Để giải thích rõ hơn, không Bên nào được yêu cầu cung cấp một mô tả các phương pháp thay thế hoặc sửa đổi đáng kể trong các điểm (b) hoặc (d) trước ngày công bố của quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy trình đánh giá hợp quy chính thức.

CHƯƠNG 9

ĐẦU TƯ

Mục A

Điều 9.1: Giải thích từ ngữ

Trong Chương này, các từ ngữ được hiểu như sau:

Trung tâm là Trung tâm Giải quyết Tranh chấp Đầu tư Quốc tế được thành lập theo Công ước của Trung tâm Giải quyết Tranh chấp Đầu tư Quốc tế (Công ước ICSID);

Nguyên đơn là một nhà đầu tư của một Bên tham gia Hiệp định TPP có tranh chấp trong hoạt động đầu tư với một Bên tham gia khác. Nếu nhà đầu tư là một cá nhân cư trú tại một Bên tham gia Hiệp định TPP nhưng mang quốc tịch của một Bên khác, cá nhân đó không được phép nộp hồ sơ khởi kiện theo thủ tục trọng tài đối với Bên mình đang mang quốc tịch; 

Đầu tư được bảo đảm, theo quy định của mỗi Bên, là một dự án đầu tư trong phạm vi lãnh thổ của nhà đầu tư thuộc Bên khác đã thực hiện đến ngày Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực đối với các Bên tham gia, hoặc dự án đầu tư theo hình thức này đã được hình thành, mua lại hoặc mở rộng kể từ sau ngày nói trên; 

Các bên tranh chấp gồm bên nguyên đơn và bên bị đơn;

Bên tranh chấp có thể là bên nguyên đơn hoặc bên bị đơn;

Doanh nghiệp là doanh nghiệp theo quy định tại Điều 1.3 (Định nghĩa chung) và chi nhánh của một doanh nghiệp;

Doanh nghiệp của Bên tham gia Hiệp định là doanh nghiệp được thành lập hoặc được tổ chức theo quy định của Bên đó, hoặc chi nhánh doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ của Bên đó; 1 

Đồng tiền lưu thông tự do là “đơn vị tiền tệ lưu thông tự do” được xác định theo quy định của Quỹ tiền tệ quốc tế và theo Hiệp định này;

Các quy tắc trọng tài của Phòng thương mại Quốc tế (ICC) là các quy tắc trọng tài do Phòng thương mại quốc tế ban hành;

Các Quy tắc về Năng lực Bổ sung theo ICSID là các quy tắc quy định năng lực bổ sung đối với việc quản lý các vụ kiện của Ban Thư ký thuộc Trung tâm Giải quyết Tranh chấp Đầu tư Quốc tế;

Công ước ICSID là Công ước về việc giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế giữa các quốc gia thành viên và các công dân của các quốc gia thành viên được ký kết tại Washington vào ngày 18 tháng 3 năm 1965;

Công ước Liên châu Mỹ là Công ước về Trọng tài Thương mại Quốc tế liên châu Mỹ được ký kết tại Panama vào ngày 30 tháng 1 năm 1975;

Hoạt động/dự án đầu tư là toàn bộ tài sản do một nhà đầu tư trực tiếp hay gián tiếp sở hữu và quản lý mang đặc điểm của một khoản đầu tư, bao gồm những đặc điểm theo đúng cam kết về vốn hoặc nguồn vốn khác, đặc điểm về mức doanh thu hay lợi nhuận kỳ vọng hoặc khả năng chấp nhận rủi ro.  Các hình thức đầu tư bao gồm:

(a) doanh nghiệp;

(b) cổ phần, cổ phiếu và các dạng góp vốn tham gia vào doanh nghiệp;

(c) trái phiếu, tín phiếu, các công cụ nợ khác và các khoản vay; 2, 3

(d) các hợp đồng tương lai, quyền chọn và các hợp đồng phái sinh khác;

(e) đầu tư theo hình thức chìa khóa trao tay, xây dựng, quản lý, sản xuất, nhượng quyền, chia sẻ doanh thu và các hợp đồng khác;

(f) quyền sở hữu trí tuệ;

(g) giấy chứng nhận, ủy quyền, giấy phép và các quyền tương tự theo quy định của luật pháp của Bên tham gia Hiệp định; 4 và

(h) tài sản hữu hình hoặc vô hình, tài sản di động hoặc bất động và quyền tài sản liên quan bao gồm cho thuê, thế chấp, cầm cố và bảo lãnh.

Tuy nhiên, khoản đầu tư không bao gồm các quyết định hay phán quyết tư pháp hay hành chính.

Hợp đồng đầu tư là văn bản thỏa thuận5 được ký kết và có hiệu lực sau ngày ban hành Hiệp định này6 giữa một cơ quan quản lý nhà nước cấp trung ương7 của một Bên tham gia Hiệp định và một dự án đầu tư được bảo đảm hoặc một nhà đầu tư của Bên kia; là văn bản thỏa thuận tạo ra sự trao đổi về quyền và nghĩa vụ của cả hai bên theo quy định hiện hành và quy định trong Điều 9.24 (2) (Luật pháp áp dụng) mà dự án đầu tư được bảo đảm hoặc nhà đầu tư căn cứ vào đó để lập hoặc mua lại một dự án đầu tư bảo đảm khác không thuộc văn bản thỏa thuận này; là văn bản thỏa thuận trao quyền cho một  dự án đầu tư được bảo đảm hoặc nhà đầu tư:  

(a) liên quan đến tài nguyên thiên nhiên của một cơ quan quản lý nhà nước của một quốc gia như dầu khí, các loại khoáng sản quý hiếm trong đất, gỗ, vàng, quặng sắt và các nguồn tài nguyên tương tự, 8 trong đó bao gồm các hoạt động thăm dò, khai thác, sàng lọc, vận chuyển, phân phối hoặc bán khoáng sản;

(b) nhằm mục đích thay mặt cho một Bên tham gia Hiệp định cung ứng các dịch vụ công ích như sản xuất hoặc phân phối điện và xử lý và phân phối nước cho nhu cầu của toàn dân,viễn thông, hoặc các dịch vụ tương tự do tổ chức đầu tư được bảo đảm hay nhà đầu tư cá nhân đại diện cho một Bên cung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu dịch vụ công ích của người dân; 9 hoặc

(c) nhằm phụ trách thực hiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng như dự án xây dựng cầu đường, kênh mương, ống dẫn nước hoặc các dự án tương tự khác trong trường hợp các cơ sở hạ tầng này không phục vụ cho mục đích sử dụng và lợi ích riêng của chính phủ; 

Cấp phép đầu tư 10là việc cơ quan có thẩm quyền quản lý đầu tư nước ngoài của một Bên11 cấp phép cho dự án đầu tư bảo đảm hoặc nhà đầu tư cá nhân của một Bên khác;

Nhà đầu tư của Bên không tham gia Hiệp định đối với một Bên tham gia Hiệp định là nhà đầu tư đang cố gắng thực hiện 12, đang thực hiện hoặc đã thực hiện đầu tư trong lãnh thổ của Bên đó và không phải là nhà đầu tư thuộc Bên tham gia Hiệp định;

Nhà đầu tư của Bên tham gia Hiệp định là một Bên, công dân hoặc doanh nghiệp của một Bên đang cố gắng thực hiện, đang thực hiện hoặc đã thực hiện đầu tư trong lãnh thổ của Bên khác;

Các quy tắc trọng tài của Tòa án Trọng tài Quốc tế Luân Đôn (LCIA) là các quy tắc trọng tài do Tòa án Trọng tài Quốc tế Luân Đôn ban hành;

Tái cơ cấu theo thỏa thuận là quá trình tái cơ cấu hoặc gia hạn một loại công cụ nợ bị tác động bởi (a) quá trình sửa đổi, bổ sung công cụ nợ theo quy định trong các điều khoản thỏa thuận, hoặc (b) quá trình giao dịch hoán đổi toàn diện các khoản nợ hoặc quá trình tương tự, trong đó người đang nắm giữ ít hơn 75% tổng số nợ gốc chưa thanh toán ghi trên công cụ nợ đó đã đồng ý thực hiện giao dịch hoán đổi nợ hoặc thực hiện các quy trình khác;

Công ước New York là Công ước về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài được ký kết tại New York vào ngày 10 tháng 6 năm 1958;

Bên không tranh chấp là một Bên không phải bên liên quan đến tranh chấp trong đầu tư;

Thông tin được bảo vệ là các thông tin kinh doanh bí mật hoặc các thông tin thuộc diện ưu tiên hoặc được bảo vệ tránh tiết lộ ra ngoài theo quy định của pháp luật của một Bên, bao gồm các thông tin của chính phủ đã được phân loại;

Bị đơn là Bên liên quan đến tranh chấp trong đầu tư;

Tổng thư ký là Tổng thư ký của ICSID; và

Các quy tắc trọng tài của Ủy ban luật thương mại quốc tế của Liên hợp quốc (UNCITRAL) là các quy tắc trọng tài do Ủy ban luật thương mại quốc tế của Liên hợp quốc ban hành.

Điều 9.2: Phạm vi áp dụng

1. Chương này áp dụng đối với các biện pháp do một Bên tham gia Hiệp định ban hành hoặc duy trì liên quan đến:

(a) nhà đầu tư của Bên khác;

(b) các dự án đầu tư được bảo đảm; và

(c) các dự án đầu tư trong lãnh thổ của Bên đó theo quy định trong Điều 9.9 (Yêu cầu thực hiện) và Điều 9.15 (Các mục tiêu quản lý đầu tư, môi trường, y tế và các mục tiêu khác).

2.  Nghĩa vụ của mỗi Bên theo quy định trong chương này áp dụng đối với các biện pháp được ban hành hoặc duy trì bởi:

(a) chính quyền cấp trung ương, khu vực hoặc địa phương hoặc các cơ quan có thẩm quyền của Bên đó; và

(b) bất kỳ cá nhân nào, kể cả doanh nghiệp nhà nước hoặc bất kỳ tổ chức nào khác được phép thực hiện thẩm quyền quản lý nhà nước theo phân cấp bởi chính quyền cấp trung ương, khu vực hoặc địa phương hoặc các cơ quan có thẩm quyền của Bên đó. 13

3. Nhằm giải thích rõ hơn, Chương này không áp dụng đối với một Bên có liên quan đến những hoạt động hoặc sự việc đã diễn ra hoặc một tình huống đã không còn tồn tại trước ngày Hiệp định này có hiệu lực thi hành đối với Bên đó.   

Điều 9.3: Mối liên hệ với các Chương khác

1. Trong trường hợp phát sinh sự không thống nhất giữa Chương này với bất kỳ một Chương nào khác trong Hiệp định này, tùy theo mức độ không thống nhất, các quy định trong Chương khác này sẽ được áp dụng.

2. Yêu cầu của Bên nhận trái phiếu bảo lãnh hoặc hình thức bảo lãnh tài chính khác từ nhà cung ứng dịch vụ của Bên kia làm cơ sở để thực hiện cung cấp dịch vụ qua biên giới sẽ không bảo đảm Chương này được áp dụng đối với các biện pháp đã được ban hành hoặc duy trì của Bên có liên quan đến hoạt động cung ứng dịch vụ qua biên giới đó. Chương này áp dụng đối với các biện pháp được ban hành hoặc duy trì bởi một Bên liên quan đến trái phiếu hoặc hình thức bảo lãnh tài chính khác đã gửi trong trường hợp trái phiếu hay hình thức bảo lãnh tài chính này là một khoản đầu tư bảo đảm.

3. Chương này sẽ không áp dụng đối với các biện pháp được ban hành hoặc duy trì bởi một Bên trong trường hợp các biện pháp này được quy định trong Chương 11 (Dịch vụ tài chính).

Điều 9.4: Nguyên tắc đối xử quốc gia 14

1. Mỗi Bên phải dành cho nhà đầu tư của Bên kia sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho nhà đầu tư của nước mình trong những hoàn cảnh tương tự đối với việc thành lập, mua lại, mở rộng, điều hành, triển khai, vận hành, kinh doanh hoặc các hình thức chuyển nhượng dự án đầu tư khác trong lãnh thổ của Bên đó. 

2. Mỗi Bên phải dành cho các dự án đầu tư được bảo đảm sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho các dự án đầu tư trên lãnh thổ của chính nhà đầu tư đó trong những hoàn cảnh tương tự đối với việc thành lập, mua lại, mở rộng, điều hành, triển khai, vận hành, kinh doanh hoặc các hình thức chuyển nhượng dự án đầu tư khác.

3. Nhằm giải thích rõ hơn, các phương thức đối xử của Bên này đồng ý áp dụng cho Bên kia theo khoản 1 và 2, xét ở cấp quản lý nhà nước khu vực, có nghĩa là các phương thức đối xử không kém hơn phương thức đối xử tối huệ được áp dụng trong các hoàn cảnh tương tự bởi cấp quản lý nhà nước khu vực đó đối với nhà đầu tư và các dự án của nhà đầu tư của một Bên.

Điều 9.5: Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc

1. Mỗi Bên phải dành cho nhà đầu tư của Bên kia sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho nhà đầu tư của nước mình, hoặc nhà đầu tư của Bên không phải thành viên Hiệp định này trong những hoàn cảnh tương tự đối với việc thành lập, mua lại, mở rộng, điều hành, triển khai, vận hành, kinh doanh hoặc các hình thức chuyển nhượng dự án đầu tư khác trong lãnh thổ của mình.

2. Mỗi Bên phải dành cho các dự án đầu tư được bảo đảm sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho các dự án đầu tư trên lãnh thổ của chính nhà đầu tư đó hoặc nhà đầu tư của Bên không phải thành viên Hiệp định này trong những hoàn cảnh tương tự đối với việc thành lập, mua lại, mở rộng, điều hành, triển khai, vận hành, kinh doanh hoặc các hình thức chuyển nhượng dự án đầu tư khác.

3. Nhằm giải thích rõ hơn, phương thức đối xử quy định trong Điều này không bao gồm các quy trình hoặc cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế như các quy trình hay cơ chế nêu trong Mục B.

Điều 9.6: Chuẩn mực đối xử tối thiểu15

1. Mỗi Bên phải dành cho các dự án đầu tư được bảo đảm các phương thức đối xử theo các nguyên tắc của công pháp quốc tế truyền thống hiện hành, bao gồm các nguyên tắc đối xử bình đẳng, công bằng và các biện pháp bảo vệ, đảm bảo an ninh toàn diện.

2. Nhằm giải thích rõ hơn, khoản 1 quy định chi tiết chuẩn mực đối xử tối thiểu theo công pháp quốc tế truyền thống dành cho người ngoại quốc tương tự như chuẩn mực đối xử dành cho các dự án đầu tư được bảo đảm. Các nguyên tắc “đối xử công bằng, bình đẳng” và “bảo vệ, bảo đảm an ninh toàn diện” không có yêu cầu bất kỳ phương thức đối xử nào bổ sung thêm hay vượt quá chuẩn mực nói trên cũng như không thiết lập các quyền cơ bản bổ sung.  Nghĩa vụ quy định trong khoản 1 với mục đích áp dụng các phương thức:

(a) “đối xử công bằng, bình đẳng” phải bao gồm nghĩa vụ không được phủ nhận tính công bằng trong xét xử các vụ án hình sự, dân sự hoặc hành chính tư pháp theo đúng với nguyên tắc quy trình tố tụng chuẩn tắc nêu trong các hệ thống pháp lý trọng yếu trên thế giới; và

(b) “bảo vệ, bảo đảm an ninh toàn diện” có yêu cầu mỗi Bên phải thực hiện các biện pháp bảo vệ của cảnh sát theo quy định trong công pháp truyền thống quốc tế.

3. Việc xác định nếu có hành vi vi phạm một điều khoản nào khác của Hiệp định này hoặc của một hiệp định quốc tế cụ thể nào đó sẽ không chứng minh là có hành vi vi phạm đối với Điều này.    

4. Nhằm giải thích rõ hơn, trường hợp duy nhất khi một Bên thực hiện hoặc không thực hiện hành động mà có thể không phù hợp với kỳ vọng của nhà đầu tư sẽ không bị xem là cấu thành hành vi vi phạm quy định của Điều này, kể cả khi chính việc đó gây thiệt hại, tổn thất cho một dự án đầu tư được bảo đảm nhất định.

5. Nhằm giải thích rõ hơn, trường hợp duy nhất khi một khoản trợ cấp, tài trợ đã được cấp, gia hạn hoặc duy trì, hoặc đã được sửa đổi hoặc giảm bớt bởi một Bên sẽ không bị xem là cấu thành hành vi vi phạm quy định của Điều này, kể cả khi chính việc đó gây thiệt hại, tổn thất cho một dự án đầu tư được bảo đảm nhất định.

Điều 9.6bis: Nguyên tắc đối xử trong trường hợp phát sinh các vụ xung đột vũ trang hoặc xung đột dân sự

1. Bên cạnh việc tuân thủ theo các quy định trong Điều 9.11.6(b) (các biện pháp không tương thích), mỗi Bên phải dành cho các nhà đầu tư của Bên kia và các dự án đầu tư được bảo đảm những chính sách đối xử không phân biệt liên quan đến các biện pháp mà Bên đó áp dụng hoặc duy trì đối với những tổn thất của các dự án đầu tư tại lãnh thổ của Bên đó phát sinh do tình hình xung đột vũ trang hoặc dân sự.

2. Bên cạnh việc tuân thủ các quy định trong khoản 1, nếu một nhà đầu tư của Bên này trong trường hợp quy định tại khoản 1 bị tổn thất phát sinh trong lãnh thổ của Bên kia do:

(a) trưng dụng dự án đầu tư được bảo đảm hoặc một phần dự án đó bằng sức mạnh hoặc quyền hạn của Bên kia; hoặc

(b) phá dỡ dự án đầu tư được bảo đảm hoặc một phần dự án đó bằng sức mạnh hoặc quyền hạn của Bên kia mà không xuất phát từ tính cấp thiết của tình hình.

Bên kia phải thực hiện hoàn trả và/hoặc bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư ở mức độ phù hợp.

3. Các quy định của khoản 1 không áp dụng đối với các biện pháp hiện hành liên quan đến các khoản trợ cấp, tài trợ không phù hợp theo quy định của Điều 9.4 (Nguyên tắc đối xử quốc gia) nhưng các quy định của Điều 9.11.6 (b) (Các biện pháp không tương thích) sẽ được áp dụng cho các biện pháp này. 

Điều 9.7: Thu hồi và bồi thường 16

1. Không Bên nào được phép thu hồi hoặc quốc hữu hóa một dự án đầu tư được bảo đảm cụ thể, bất kỳ dưới hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các biện pháp tương đương với biện pháp thu hồi hoặc quốc hữu hóa, ngoại trừ:

(a) phục vụ cho mục đích công ích17, 18;

(b) thực hiện theo cách không phân biệt đối xử;

(c) để chi trả khoản bồi thường đúng lúc, đúng số lượng và đúng thời hạn theo quy định của các khoản 2, 3 và 4; và

(d) theo đúng quy trình tố tụng chuẩn tắc quy định trong luật.

2. Khoản bồi thường phải:

(a) được trả ngay, không trì hoãn;

(b) tương ứng với giá trị thực tế trên thị trường của dự án đầu tư bị thu hồi được xác định vào thời điểm trước khi tiến hành thu hồi (ngày tiến hành thu hồi);

(c) không được phản ảnh bất kỳ sự biến động về giá trị đang diễn ra bởi vì việc thu hồi đã được lên kế hoạch từ trước đó; và

(d) có thể chuyển đổi hoàn toàn thành tiền và tự do sang nhượng.

3. Nếu giá trị thực tế trên thị trường được tính bằng một đơn vị tiền tệ lưu thông tự do, khoản bồi thường phải thanh toán sẽ không thấp hơn giá trị thực tế trên thị trường được xác định vào ngày tiến hành thu hồi, cộng với lãi tính theo tỷ giá thương mại hợp lý của đơn vị tiền tệ đó được lũy kế từ ngày tiến hành thu hồi cho đến ngày thực hiện chi trả.

4. Nếu giá trị thực tế trên thị trường được tính bằng một đơn vị tiền tệ không được tự do lưu thông, khoản bồi thường phải thanh toán được chuyển đổi thành một đơn vị tiền tệ được sử dụng để thanh toán theo tỷ giá của thị trường hối đoái được xác định vào ngày tiến hành thanh toán không được phép nhỏ hơn:

(a) giá trị thực tế trên thị trường được xác định vào ngày tiến hành thu hồi được chuyển đổi từ đồng tiền lưu thông tự do theo tỷ giá hối đoái xác định vào ngày đó; cộng với

(b) tiền lãi tính theo tỷ giá thương mại hợp lý của đồng tiền lưu thông tự do được lũy kế từ ngày tiến hành thu hồi đến ngày thực hiện chi trả. 

5. Điều này không áp dụng đối với việc cấp các giấy phép bắt buộc liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ theo đúng với Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS), hoặc không áp dụng đối với trường hợp thu hồi, hạn chế hoặc thiết lập các quyền sở hữu trí tuệ trong trường hợp việc cấp phép, thu hồi, giới hạn hoặc thiết lập các quyền này phù hợp với các quy định trong Chương 18 (Sở hữu trí tuệ) và Hiệp định TRIPS. 19

6. Nhằm giải thích rõ hơn, quyết định không cấp mới, gia hạn hoặc duy trì mức trợ cấp hoặc hỗ trợ, hoặc quyết định sửa đổi hoặc giảm bớt mức trợ cấp hoặc hỗ trợ của một Bên tham gia Hiệp định  

(a) trong trường hợp không có bất kỳ cam kết cụ thể theo quy định pháp luật hoặc không có hợp đồng cấp mới, gia hạn hoặc duy trì mức trợ cấp hay hỗ trợ đó; hoặc

(b) theo đúng với các điều khoản thỏa thuận về cấp mới, gia hạn, sửa đổi, giảm bớt hay duy trì mức trợ cấp hoặc hỗ trợ,

khi đứng riêng lẻ một mình sẽ không có hiệu lực thực hiện thu hồi.

Điều 9.8: Hoạt động chuyển nhượng20

1. Mỗi Bên phải cho phép chuyển nhượng dự án đầu tư được bảo đảm được thực hiện bên trong và bên ngoài lãnh thổ của mỗi Bên một cách tự do và ngay lập tức.   Các hoạt động chuyển giao bao gồm:

(a) vốn góp đầu tư

(b) lợi nhuận, cổ tức, lãi, lợi nhuận thu được từ việc bán khoản đầu tư, tiền bản quyền tác giả, phí quản lý, phí hỗ trợ kỹ thuật và các loại phí khác;

(c) doanh thu từ việc bán toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư được bảo đảm hoặc doanh thu từ việc thanh lý một phần hay toàn bộ dự án đầu tư được bảo đảm;

(d) các khoản thanh toán theo hợp đồng, kể cả hợp đồng vay vốn; 

(e) các khoản thanh toán theo quy định của Điều 9.6bis (Nguyên tắc đối xử trong trường hợp phát sinh các vụ xung đột vũ trang hoặc xung đột dân sự) và Điều 9.7 (Thu hồi và bồi thường); và    

(f) các khoản thanh toán phát sinh ngoài tranh chấp.

2. Mỗi Bên phải cho phép thực hiện chuyển nhượng dự án đầu tư được bảo đảm được tính bằng đơn vị tiền tệ được lưu thông tự do theo tỷ giá hối đoái trên thị trường xác định vào thời điểm thực hiện chuyển giao.

3. Mỗi Bên phải cho phép thu nhập bằng hiện vật liên quan đến dự án đầu tư được bảo đảm được thực hiện như được cho phép hoặc quy định trong một văn bản thỏa thuận giữa Bên này và dự án đầu tư được bảo đảm hoặc nhà đầu tư của Bên kia.

4. Bên cạnh việc tuân thủ quy định tại các khoản 1, 2 và 3, một Bên bất kỳ có thể ngăn chặn hoặc làm trì hoãn hoạt động chuyển nhượng đầu tư thông qua việc áp dụng các quy định pháp luật22một cách bình đẳng, không phân biệt đối xử và chân thành của mình đối với các trường hợp:

(a) bị phá sản, vỡ nợ hoặc để bảo vệ quyền của bên cho vay;

(b) phát hành hoặc giao dịch chứng khoán, hợp đồng tương lai, quyền chọn hoặc phái sinh; 

(c) hành vi vi phạm pháp luật hình sự hoặc các hành vi vi phạm bị xử phạt theo quy định của pháp luật;

(d) báo cáo tài chính hoặc báo cáo hạch toán các hoạt động chuyển nhượng đầu tư khi cần thiết nhằm hỗ trợ cho hoạt động của các cơ quan thực thi pháp luật hoặc cơ quan quản lý tài chính; hoặc

(e) cần bảo đảm tuân thủ theo các bản án, quyết định của toà án theo quy trình tố tụng tư pháp hoặc hành chính.

5. Bên cạnh việc tuân thủ quy định của khoản 3, một Bên bất kỳ có thể hạn chế các hoạt động chuyển nhượng các khoản thu nhập bằng hiện vật đối với các trường hợp bị hạn chế chuyển nhượng theo qui định của Hiệp định này, kể cả các hoạt động chuyển nhượng được quy định tại khoản 4.

Điều 9.9: Yêu cầu thực hiện

1. Trong trường hợp thành lập, mua lại, mở rộng, điều hành, triển khai, vận hành, kinh doanh hoặc các hình thức chuyển nhượng dự án đầu tư mà nhà đầu tư của Bên tham gia Hiệp định hoặc của Bên không tham gia Hiệp định thực hiện trong lãnh thổ của mình, không Bên nào có quyền đặt ra hoặc đưa vào áp dụng các yêu cầu, hoặc có quyền ban hành cam kết:

(a) phải xuất khẩu một mức hoặc tỷ lệ hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định;

(b) phải đạt được một mức hoặc tỷ lệ hàm lượng nội địa nhất định;

(c) phải mua, sử dụng hoặc ưu tiên hàng hóa sản xuất trong lãnh thổ của mình, hoặc phải mua hàng hóa từ các cá nhân thuộc lãnh thổ của mình;

(d) bằng cách nào đó phải cân đối giữa khối lượng hoặc giá trị nhập khẩu với khối lượng hoặc giá trị xuất khẩu hoặc với lượng dòng tiền ngoại tệ nhập vào liên quan đến hoạt động đầu tư; 

(e) phải hạn chế doanh số bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ của dự án đầu tư trong lãnh thổ của mình bằng bất kỳ hình thức nào để cân đối doanh số này với khối lượng hoặc giá trị xuất khẩu hoặc với thu nhập bằng ngoại tệ;

(f) phải chuyển giao công nghệ, quy trình sản xuất hoặc thông tin độc quyền cho một cá nhân hoạt động trong lãnh thổ của mình;

(g) chỉ cung ứng hàng hóa, dịch vụ của dự án đầu tư từ lãnh thổ của Bên tham gia Hiệp định cho thị trường khu vực cụ thể hoặc cho thị trường toàn cầu;   

(h) (i) phải mua, sử dụng hoặc ưu tiên cho các sản phẩm công nghệ của một Bên trong lãnh thổ của mình hoặc của cá nhân thuộc một Bên tham gia Hiệp định 24; hoặc

(ii) phải ngăn chặn hoạt động thu mua hoặc sử dụng, hoặc áp dụng chế độ ưu tiên đối với một loại sản phẩm công nghệ cụ thể nào đó trong lãnh thổ của mình; hoặc

(i) phải quy định:

(i) tỷ lệ hoặc số tiền tác quyền nhất định ghi trong hợp đồng bản quyền; hoặc

(ii) thời gian hiệu lực cụ thể của hợp đồng bản quyền,

liên quan đến hợp đồng tác quyền hiện hình thành vào thời điểm nếu các yêu cầu này đặt ra hoặc đưa vào áp dụng, hoặc các cam kết này bắt đầu đi vào thực hiện, hoặc hợp đồng tác quyền hình thành trong tương lai 25được ký kết giữa nhà đầu tư và cá nhân trong lãnh thổ của mình, sao cho các yêu cầu đó được đặt ra hoặc các cam kết được đưa vào thực hiện theo cách chi phối trực tiếp đến hợp đồng tác quyền này thông qua việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước ngoài tư pháp của Bên tham gia Hiệp định. Nhằm giải thích rõ hơn, khoản 1 (i) không có hiệu lực áp dụng đối với trường hợp hợp đồng tác quyền được ký kết giữa nhà đầu tư và Bên tham gia Hiệp định.   

2. Không Bên nào được phép áp đặt điều kiện đối với việc nhận hoặc tiếp tục nhận ưu đãi liên quan đến việc thành lập, mua lại, mở rộng, điều hành, triển khai, vận hành, kinh doanh hoặc các hình thức chuyển nhượng dự án đầu tư của nhà đầu tư thuộc Bên tham gia Hiệp định hoặc nhà đầu tư thuộc Bên không tham gia Hiệp định trong lãnh thổ của mình theo đúng với các tiêu chí sau:

(a) phải đạt được một mức hoặc tỷ lệ hàm lượng nội địa nhất định;

(b) phải mua, sử dụng hoặc áp dụng chế độ ưu đãi cho hàng hóa sản xuất trong lãnh thổ của mình, hoặc phải mua hàng hóa của các cá nhân trong lãnh thổ của mình;

(c) bằng cách nào đó phải cân đối khối lượng hoặc giá trị nhập khẩu với khối lượng hoặc giá trị xuất khẩu hoặc với lượng dòng tiền ngoại tệ nhập vào liên quan đến hoạt động đầu tư; hoặc

(d) phải hạn chế doanh số bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ của dự án đầu tư trong lãnh thổ của mình bằng bất kỳ hình thức nào để cân đối doanh số này với khối lượng hoặc giá trị xuất khẩu hoặc với thu nhập bằng ngoại tệ.

3. (a) Các quy định trong khoản 2 không thể ngăn chặn Bên tham gia Hiệp định đặt ra điều kiện cho việc nhận hoặc tiếp tục nhận chế độ ưu đãi liên quan đến một dự án đầu tư của nhà đầu tư thuộc Bên tham gia Hiệp định, hoặc thuộc Bên không tham gia Hiệp định trong lãnh thổ của mình, tuân thủ theo yêu cầu phải đặt hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ, đào tạo hoặc tuyển dụng công nhân, xây dựng hoặc mở rộng cơ sở vật chất, hoặc thực hiện công tác nghiên cứu và phát triển trong lãnh thổ của mình. 

(b) Khoản 1(f), 1(h) và 1(i) sẽ không có hiệu lực áp dụng:

(i) nếu Bên nào cho phép sử dụng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định trong Điều 3126của Hiệp định TRIPS, hoặc sử dụng các biện pháp yêu cầu công bố thông tin độc quyền trong phạm vi và thống nhất với các quy định trong Điều 39 của Hiệp định này; hoặc

(ii) nếu các yêu cầu này được áp đặt hoặc các cam kết này được đưa vào thực hiện bởi tòa án, hội đồng trọng tài hành chính hoặc cơ quan quản lý cạnh tranh nhằm khắc phục một hành vi được xác định sau quá trình tố tụng tư pháp hoặc hành chính là hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định trong pháp luật cạnh tranh của Bên tham gia Hiệp định.27, 28 

(c) Khoản 1(i) không áp dụng đối với trường hợp hội đồng trọng tài đưa ra yêu cầu và buộc thực hiện cam kết thanh toán khoản thù lao hợp lý theo quy định pháp luật về bản quyền của Bên tham gia Hiệp định.  

(d) miễn sao những biện pháp này không được áp dụng một cách chủ quan hoặc vô căn cứ, hoặc được xem như là hành vi hạn chế thương mại và đầu tư quốc tế trá hình, các khoản 1(b), 1(c), 1(f), 2(a)  2(b) sẽ không có hiệu lực cản trở Bên tham gia Hiệp định không ban hành hoặc duy trì các biện pháp này, kể cả các biện pháp về môi trường:

(i) cần thiết để đảm bảo việc tuân thủ theo pháp luật và quy định không trái với điều khoản của Hiệp định này;

(ii) cần thiết để bảo vệ đời sống hay sức khỏe con người, động thực vật; hoặc

(iii) liên quan đến việc bảo tồn tài nguyên sinh vật hoặc phi sinh vật có thể bị khai thác cạn kiệt.

(e) Các khoản 1(a),  1(b),  1(c),  2(a)    2(b) không áp dụng đối với các tiêu chí lựa chọn hàng hóa và dịch vụ thuộc chương trình xúc tiến đầu tư và viện trợ nước ngoài. 

(f) Khoản 1(b),  1(c),  1(f),  1(g) 1(h),  1(i) 2(a   2(b sẽ không có hiệu lực áp dụng đối với hoạt động mua sắm chính phủ.

(g) Các khoản 2(a) và 2(b) không áp dụng đối với các điều kiện do Bên nhập khẩu đặt ra liên quan đến tính chất của hàng hóa cần thiết phải có để có thể được hưởng các ưu đãi thuế quan hoặc ưu đãi hạn ngạch nhập khẩu.

(h) các khoản (1)(h)    (1)(i)  sẽ không có hiệu lực cản trở Bên tham gia Hiệp định ban hành hoặc duy trì các biện pháp nhằm đảm bảo các mục tiêu về phúc lợi công cộng hợp lệ của mình miễn sao những biện pháp này không được áp dụng một cách chủ quan hoặc vô căn cứ, hoặc được xem như là hành vi hạn chế thương mại hoặc đầu tư quốc tế trá hình.

4. Nhằm giải thích rõ hơn, trong trường hợp thành lập, mua lại, mở rộng, quản lý, triển khai, vận hành, kinh doanh hoặc các hình thức chuyển nhượng khác đối với một dự án đầu tư của nhà đầu tư thuộc Bên tham gia Hiệp định hoặc thuộc Bên không tham gia Hiệp định trong lãnh thổ của mình, không quy định nào của khoản 1 được xem như có hiệu lực ngăn cản Bên tham gia Hiệp định không được đặt ra, áp dụng các yêu cầu, hoặc đưa vào thực hiện các cam kết nhằm mục đích tuyển dụng hoặc đào tạo công nhân làm việc trong lãnh thổ của mình miễn sao việc tuyển dụng hoặc đào tạo này không đòi hỏi phải gắn với việc chuyển giao công nghệ, quy trình sản xuất hoặc các thông tin độc quyền khác cho một cá nhân nào đó trong lãnh thổ của mình.    

5. Nhằm giải thích rõ hơn, các khoản 1 và 2 không quy định bất kỳ cam kết hoặc yêu cầu nào khác với những cam kết, yêu cầu nêu trong những khoản này.

6. Điều này không ngăn cấm các bên thỏa thuận riêng với nhau về việc thực hiện các cam kết hoặc yêu cầu này dù cho Bên tham gia Hiệp định không đặt ra hoặc buộc phải thực hiện các cam kết hoặc yêu cầu này.

Điều 9.10: Ban Quản lý cao cấp và các Ban Giám đốc

1. Không Bên nào được phép yêu cầu doanh nghiệp thuộc diện dự án đầu tư được bảo đảm của Bên đó chỉ định một cá nhân mang quốc tịch của một nước nào đó đảm nhận vị trí trong ban quản lý cao cấp.  

2. Bên tham gia Hiệp định có thể yêu cầu thành viên chiếm đa số trong ban giám đốc hoặc ban điều hành khác của doanh nghiệp thuộc diện dự án đầu tư được bảo đảm của Bên kia là những người mang quốc tịch cụ thể hoặc cư trú trong lãnh thổ của mình miễn sao yêu cầu đó không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng của nhà đầu tư trong việc thực thi quyền kiểm soát dự án đầu tư của mình. 

Điều 9.11: Các biện pháp không tương thích

1. Điều 9.4 (Nguyên tắc đối xử quốc gia), Điều 9.5 (Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc), Điều 9.9 (Yêu cầu thực hiện) và Điều 9.10 (Ban quản lý cao cấp và Ban Giám đốc) không áp dụng đối với các trường hợp sau:

(a) bất kỳ biện pháp không tương thích hiện hành nào được Bên tham gia Hiệp định duy trì:

(i) ở cấp quản lý trung ương theo quy định của Bên đó tại Biểu cam kết trong Phụ lục I;

(ii) ở cấp quản lý khu vực theo quy định của Bên đó tại Biểu cam kết trong Phụ lục I; hoặc

(iii) ở cấp quản lý địa phương;

(b) tiếp tục hoặc gia hạn kịp thời bất kỳ biện pháp không tương thích nào nêu trong điểm (a); hoặc

(c) có bất kỳ sửa đổi, bổ sung đối với bất kỳ biện pháp không tương thích nào quy định trong điểm (a) nếu việc sửa đổi, bổ sung đó không làm giảm đi mức độ tuân thủ của các biện pháp này so với thời điểm ngay trước khi thực hiện việc sửa đổi, bổ sung đó với Điều 9.4 (Nguyên tắc đối xử quốc gia), Điều 9.5 (Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc), Điều 9.9 (Yêu cầu thực hiện) và Điều 9.10 (Ban quản lý cao cấp và Ban Giám đốc). 29   

2. Điều 9.4 (Nguyên tắc đối xử quốc gia), Điều 9.5 (Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc), Điều 9.9 (Yêu cầu thực hiện) và Điều 9.10 (Ban quản lý cao cấp và Ban Giám đốc) không áp dụng cho bất kỳ biện pháp nào mà Bên tham gia Hiệp định ban hành áp dụng hoặc duy trì đối với các lĩnh vực, hạng mục hoặc hoạt động đầu tư theo quy định của Bên đó trong Biểu cam kết tại Phụ lục II.

3. Trường hợp Bên này cho rằng một biện pháp không tương thích nào đó được áp dụng ở cấp quản lý khu vực thuộc Bên khác như quy định trong khoản 1(a)(ii) gây ra trở ngại nghiêm trọng đối với hoạt động đầu tư liên quan đến Bên này, Bên này có thể yêu cầu Bên kia bàn bạc, thảo luận các vấn đề liên quan đến biện pháp đó. Các Bên phải tiến hành bàn bạc, thảo luận với nhau theo hướng trao đổi thông tin về cách thức triển khai thực hiện biện pháp đó và xem xét các bước cần thiết và phù hợp tiếp theo.

4. Trên cơ sở các biện pháp được ban hành sau ngày Hiệp định này có hiệu lực thực hiện tại Bên của mình và được quy định trong Biểu cam kết tại Phụ Lục II, không Bên nào được phép viện lý do quốc tịch để yêu cầu nhà đầu tư của Bên khác bán hoặc thanh lý dự án đầu tư đang thực hiện vào thời điểm các biện pháp đó bắt đầu có hiệu lực thực hiện.

5. (a) Điều 9.4 (Nguyên tắc đối xử quốc gia) sẽ không có hiệu lực áp dụng đối với các biện pháp thuộc diện miễn trừ thực hiện các nghĩa vụ quy định tại:

(i) Điều 18.A.9 (Các Điều khoản chung về nguyên tắc đối xử quốc gia); hoặc

(ii) Điều 3 của Hiệp định TRIPS đối với trường hợp miễn trừ liên quan đến các vấn đề không được đề cập đến trong Chương 18 (Sở hữu trí tuệ).

(b) Điều 9.5 (Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc) sẽ không có hiệu lực áp dụng đối với các biện pháp thuộc phạm vi quy định của Điều 5 trong Hiệp định TRIPS hoặc thuộc diện miễn trừ thực hiện các nghĩa vụ quy định tại:

(i) Điều 18.A.9 (Các Điều khoản chung về nguyên tắc đối xử quốc gia); hoặc

(ii) Điều 4 của Hiệp định TRIPS.

6. Điều 9.4 (Nguyên tắc đối xử quốc gia), Điều 9.5 (Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc) và Điều 9.10 (Ban quản lý cao cấp và Ban Giám đốc) không áp dụng đối với:

(a) mua sắm chính phủ; hoặc

(b) các chế độ trợ cấp hoặc hỗ trợ của Bên tham gia Hiệp định, bao gồm các khoản vay do chính phủ bảo đảm, các khoản bảo đảm và bảo hiểm.

7. Nhằm giải thích rõ hơn, việc sửa đổi, bổ sung các Biểu cam kết trong Phụ lục I và II của Bên tham gia Hiệp định căn cứ theo Điều này phải được thực hiện theo quy định của Điều 30.2 (Sửa đổi, bổ sung).

Điều 9.12: Nguyên tắc thế quyền

Nếu Bên tham gia Hiệp định, cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc tập đoàn hợp pháp do Bên tham gia Hiệp định chỉ định thanh toán cho nhà đầu tư của Bên đó theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm, hợp đồng bảo hiểm hoặc các hình thức cam kết bồi thường khác mà Bên đó tham gia ký kết đối với dự án đầu tư được bảo đảm, Bên kia nơi có dự án đầu tư được bảo đảm phải công nhận hoạt động thế quyền hoặc chuyển quyền mà nhà đầu tư đó từng nắm giữ nhưng nay đã được mang ra để thực hiện hoạt động thế quyền theo quy định của Chương này đối với dự án đầu tư được bảo đảm, đồng thời nhà đầu tư cũng sẽ bị ngăn chặn không được phép theo đuổi quyền tùy theo phạm vi thế quyền.  

Điều 9.13: Các thủ tục riêng và yêu cầu về thông tin

1. Không quy định nào trong Điều 9.4 (Nguyên tắc đối xử quốc gia) có hiệu lực ngăn cản Bên tham gia Hiệp định không được phép ban hành hoặc duy trì một biện pháp có quy định các thủ tục riêng liên quan đến hoạt động đầu tư được bảo lãnh, cụ thể như các yêu cầu về cư trú trong quá trình đăng ký đầu tư hoặc có yêu cầu buộc hoạt động đầu tư được bảo đảm phải được quy định trong luật pháp của Bên đó miễn sao những thủ tục này không ảnh hưởng nghiêm trọng đến các chính sách bảo hộ do Bên đó áp dụng đối với các nhà đầu tư của Bên kia và các hoạt động đầu tư được bảo đảm theo quy định trong Chương này.

2. Bên cạnh việc tuân thủ với các quy định của Điều 9.4 (Nguyên tắc đối xử quốc gia) và Điều 9.5 (Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc), Bên tham gia Hiệp định có thể yêu cầu nhà đầu tư của Bên kia hoặc dự án đầu tư được bảo đảm phải cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động đầu tư đó chỉ nhằm phục vụ cho mục đích thông tin và thống kê. Bên tham gia Hiệp định phải có biện pháp bảo mật thông tin đối với các loại thông tin mang tính chất bí mật khi mà việc công bố rộng rãi những thông tin này sẽ làm phương hại đến vị thế cạnh tranh của nhà đầu tư hoặc đến dự án đầu tư được bảo đảm. Không quy định nào trong Khoản này có hiệu lực ngăn chặn Bên tham gia Hiệp định không được phép thu thập hoặc công bố thông tin nếu như những việc này được thực hiện trên cơ sở áp dụng quy định pháp luật của Bên đó một cách công bằng và chân thành.

Điều 9.14: Khước từ lợi ích

1. Bên tham gia Hiệp định có thể từ chối các lợi ích nêu trong Chương này đối với nhà đầu tư là doanh nghiệp của Bên kia và các dự án đầu tư của nhà đầu tư đó thực hiện nếu doanh nghiệp này:

(a) được sở hữu hoặc kiểm soát bởi cá nhân thuộc Bên không tham gia Hiệp định hoặc của Bên khước từ lợi ích này; và

(b) không có các hoạt động kinh doanh quan trọng trong lãnh thổ của Bên khác với Bên khước từ lợi ích đó.

2. Bên tham gia Hiệp định có thể từ chối các lợi ích nêu trong Chương này đối với nhà đầu tư là doanh nghiệp của Bên kia và các dự án đầu tư của nhà đầu tư đó thực hiện nếu các cá nhân của Bên không tham gia Hiệp định sở hữu hoặc kiểm soát doanh nghiệp này và Bên khước từ lợi ích ban hành hoặc duy trì các biện pháp mà đối với Bên không tham gia Hiệp định hoặc cá nhân của Bên không tham gia Hiệp định có thể cản trở các hoạt động giao dịch với doanh nghiệp này, hoặc có thể phát sinh vi phạm hoặc lách luật nếu các lợi ích trong Chương này được trao cho doanh nghiệp này hoặc các hoạt động đầu tư của chính doanh nghiệp này.  

Điều 9.15: Các mục tiêu quản lý đầu tư, môi trường, y tế và các mục tiêu khác

Chương này không quy định Bên tham gia Hiệp định sẽ bị nghiêm cấm không được ban hành, duy trì hoặc thực thi các biện pháp phù hợp với quy định trong Chương này nếu các biện pháp đó đảm bảo cho hoạt động đầu tư trên lãnh thổ của mình được thực hiện trên cơ sở phù hợp với các mục tiêu quản lý môi trường, y tế hoặc các mục tiêu quản lý khác.

Điều 9.16: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Các Bên tham gia Hiệp định phải nhận thức được tầm quan trọng của mỗi Bên trong việc khuyến khích các doanh nghiệp trong lãnh thổ của mình hoặc trong phạm vi thẩm quyền của mình để chủ động lồng ghép trong các chính sách riêng của quốc gia mình các chuẩn mực, hướng dẫn và nguyên tắc về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được quốc tế thừa nhận và đã được Bên đó thông qua.    

Mục B: Giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và quốc gia thành viên Hiệp định

Điều 9.17: Bàn bạc và thương lượng

1. Trong trường hợp phát sinh tranh chấp trong quá trình đầu tư, bên nguyên đơn và bị đơn trước hết phải tìm cách giải quyết thông qua bàn bạc và thương lượng với nhau, trong đó bao gồm việc áp dụng các thủ tục không ràng buộc thực hiện với các bên và có sự tham gia của bên thứ ba thông qua các trung gian hòa giải.

2. Bên nguyên đơn phải gửi văn bản yêu cầu bàn bạc, tham vấn đến bên bị đơn, trong đó mô tả tóm tắt tình hình liên quan đến biện pháp đang phát sinh tranh chấp.   

3. Nhằm giải thích rõ hơn, việc tiến hành bàn bạc và thương lượng không có nghĩa là các bên đã thừa nhận thẩm quyền phân xửcủa hội đồng trọng tài. 

Điều 9.18: Trình tự khởi kiện theo thủ tục trọng tài

1. Nếu một vụ tranh chấp đầu tư đã không được giải quyết trong vòng sáu tháng kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu bàn bạc và thương lượng từ bên bị đơn theo quy định của Điều 9.17.2 (Bàn bạc và thương lượng):

(a) bên nguyên đơn, đại diện cho chính mình, nộp hồ sơ khởi kiện lên cơ quan tài phán theo quy định trong Mục này đối với trường hợp:

(i) bên bị đơn đã vi phạm:

(A) nghĩa vụ theo quy định trong Mục A;

(B) cấp phép đầu tư; 31hoặc

(C) hợp đồng đầu tư; và

(ii) bên nguyên đơn đã gánh chịu thiệt hại hoặc tổn thất do vi phạm đó gây ra; và

(b) bên nguyên đơn, thay mặt cho doanh nghiệp của bên bị đơn là một pháp nhân thuộc quyền sở hữu, kiểm soát trực tiếp hay gián tiếp của bên bị đơn, phải nộp hồ sơ khởi kiện theo thủ tục tố tụng trọng tài theo quy định trong Mục này đối với trường hợp:

(i) bên bị đơn đã vi phạm:

(A) nghĩa vụ theo quy định trong Mục A;

(B) cấp phép đầu tư; hoặc

(C) hợp đồng đầu tư; và

(ii) doanh nghiệp đó đã gánh chịu thiệt hại hoặc tổn thất do vi phạm đó gây ra,

miễn sao  bên nguyên đơn, theo quy định tại điểm (a)(i)(C) hoặc (b)(i)(C),  có thể nộp hồ sơ khởi kiện đối với vụ kiện vi phạm hợp đồng đầu tư chỉ khi nào đối tượng của vụ kiện và các khoản bồi thường thiệt hại liên quan trực tiếp đến dự án đầu tư được bảo đảm đã được thành lập, mua lại hoặc đã cố gắng để được phép thành lập hoặc mua lại căn cứ trên hợp đồng đầu tư liên quan.       

2. Khi bên nguyên đơn nộp hồ sơ khởi kiện theo quy định tại khoản 1(a)(i)(B),  1(a)(i)(C), 1(b)(i)(B) hoặc 1(b)(i)(C), bên bị đơn có thể nộp hồ sơ phản tố liên quan đến cơ sở pháp lý và căn cứ thực tế của hồ sơ khởi kiện hoặc trên cơ sở hồ sơ khiếu nại khoản khấu trừ mà bên nguyên đơn còn nợ bên bị đơn.

3. Ít nhất 90 ngày trước khi nộp hồ sơ khởi kiện theo thủ tục trọng tài như quy định trong Mục này, bên nguyên đơn thông báo bằng văn bản cho bên bị đơn về dự định nộp hồ sơ khởi kiện theo thủ tục trọng tài của mình (thông báo dự định).  Thông báo phải nêu cụ thể các nội dung sau:

(a) tên và địa chỉ bên nguyên đơn và, đối với trường hợp thay mặt doanh nghiệp nộp hồ sơ khởi kiện, phải nêu rõ tên, địa chỉ và trụ sở đăng ký thành lập của doanh nghiệp;  

(b) đối với mỗi vụ kiện, phải dẫn chiếu điều khoản trong Hiệp định này, thỏa thuận cấp phép đầu tư hoặc đầu tư mà cáo buộc đang phát sinh vi phạm cùng với các điều khoản liên quan;

(c) cơ sở pháp lý và căn cứ thực tế của mỗi vụ kiện; và

(d) yêu cầu biện pháp khắc phục và khoản bồi thường thiệt hại hợp lý.

4. Bên nguyên đơn nộp hồ sơ khởi kiện đối với vụ kiện nêu tại khoản 1 theo một trong các phương án sau:

(a) căn cứ theo Công ước ICSID và các Nguyên tắc Tố tụng Trọng tài của ICSID với điều kiện bên bị đơn lẫn Bên tham gia Hiệp định của bên nguyên đơn là các thành viên của Công ước ICSID;

(b) căn cứ theo các Nguyên tắc về Năng lực Bổ sung của ICSID với điều kiện là bên bị đơn hoặc Bên tham gia Hiệp định của bên nguyên đơn là thành viên của Công ước ICSID;

(c) căn cứ theo các nguyên tắc của UNCITRAL; hoặc

(d) nếu bên nguyên đơn và bên bị đơn đã thống nhất với nhau về cơ quan tài phán khác và các nguyên tắc trọng tài khác.

5. Hồ sơ khởi kiện sẽ được xem như là đã nộp lên trọng tài theo quy định trong Mục này khi thông báo hoặc văn bản yêu cầu trọng tài của bên nguyên đơn (thông báo trọng tài):

(a) theo Công ước ICSID đã gửi đến Tổng thư ký;

(b) theo Nguyên tắc Năng lực Bổ sung của ICSID đã được gửi đến Tổng thư ký;

(c) theo Nguyên tắc Trọng tài của UNCITRAL, kèm theo Tuyên bố khởi kiện nêu tại đây, đã được gửi đến bên bị đơn; hoặc

(d) theo quy định của cơ quan tài phán hoặc các nguyên tắc trọng tài quy định trong khoản 4(d) đã được gửi đến bên bị đơn.

Hồ sơ khởi kiện được bên nguyên đơn xác nhận lần đầu sau thời điểm nộp thông báo trọng tài nêu trên sẽ được xem như là đã nộp lên trọng tài theo quy định trong Mục này vào thời điểm nộp theo các nguyên tắc trọng tài hiện hành.

6. Các nguyên tắc trọng tài hiện hành theo quy định tại khoản 4 có hiệu lực vào thời điểm hồ sơ khởi kiện đã được nộp lên trọng tài theo quy định tại Mục này sẽ được áp dụng cho vụ kiện nếu như Hiệp định này không sửa đổi, bổ sung gì khác.

7. Bên nguyên đơn phải cung cấp kèm theo thông báo trọng tài:

(a) tên của trọng tài viên mà bên nguyên đơn chỉ định; hoặc

(b) văn bản đồng ý với trọng tài viên do Tổng thư ký chỉ định của bên nguyên đơn.

Điều 9.19: Chấp thuận trọng tài của mỗi Bên

1. Mỗi Bên chấp thuận giải quyết vụ kiện qua thủ tục trọng tài theo quy định của Mục này tuân thủ theo Hiệp định này.

2. Việc chấp thuận theo quy định trong khoản 1 và việc nộp hồ sơ khởi kiện lên trọng tài theo quy định trong Mục này sẽ được xem như đã thỏa mãn các điều kiện quy định tại:

(a) Chương II của Công ước ICSID (Thẩm quyền của Trung tâm) và các Nguyên tắc Năng lực Bổ sung ICSID đối với văn bản chấp thuận của các bên tranh chấp;

(b) Điều II của Công ước New York đối với một “văn bản thỏa thuận”; và

(c) Điều I của Công ước Liên châu Mỹ đối với một “thỏa thuận”.

Điều 9.20: Các điều kiện và hạn chế đối với việc chấp thuận của mỗi Bên

1. Theo quy định trong Mục này, các Bên không được phép nộp hồ sơ khởi kiện lên trọng tài nếu đã quá thời hạn ba năm và sáu tháng kể từ thời điểm bên nguyên đơn là người đầu tiên hoặc đáng lý phải là người đầu tiên nhận thức được hành vi vi phạm nêu tại Điều 9.18.1 (Trình tự khởi kiện theo thủ tục trọng tài) và nhận thức rằng bên nguyên đơn (đối với các vụ kiện theo Điều 9.18.1 (a)) hoặc doanh nghiệp (đối với các vụ kiện theo 9.18.1 (b)) đã gánh chịu tổn thất hoặc thiệt hại.

2. Các bên không được phép nộp hồ sơ khởi kiện lên trọng tài theo quy định tại Mục này trừ khi: 

(a) bên nguyên đơn có văn bản chấp thuận giải quyết tranh chấp bằng thủ tục trọng tài tuân theo các trình tự quy định trong Hiệp định này; và

(b) thông báo trọng tài kèm theo:

(i) đối với các vụ kiện lên trọng tài quy định tại Điều 9.18.1 (a) (Trình tự khởi kiện theo thủ tục trọng tài), văn bản từ bỏ của bên nguyên đơn; và

(ii) đối với các vụ kiện lên trọng tài quy định tại Điều 9.18.1 (b) (Trình tự khởi kiện theo thủ tục trọng tài), văn bản từ bỏ của bên nguyên đơn và doanh nghiệp,

đối với quyền khởi kiện hoặc tiếp tục theo đuổi vụ kiện liên quan đến bất kỳ biện pháp nào bị cáo buộc có hành vi vi phạm theo Điều 9.18 (Trình tự khởi kiện theo thủ tục trọng tài) lên tòa án hoặc hội đồng trọng tài hành chính theo quy định pháp luật của Bên tham gia Hiệp định, hoặc tuân thủ theo thủ tục giải quyết tranh chấp.

3. Đồng thời với việc tuân thủ các quy định của khoản 2(b), bên nguyên đơn (đối với các vụ kiện theo quy định của Điều 9.18.1 (a) (Trình tự khởi kiện theo thủ tục trọng tài) và bên nguyên đơn hoặc doanh nghiệp (đối với các vụ kiện theo Điều 9.18.1 (b)) có thể tiến hành hoặc tiếp tục thực hiện hành động nhằm tìm kiếm biện pháp khắc phục tạm thời theo quyết định của cơ quan tài phán và không bao gồm việc thanh toán tiền bồi thường thiệt hại trước khi hội đồng trọng tài tư pháp hoặc hành chính của bên bị đơn, miễn sao thỏa điều kiện là hành động này chỉ nhằm phục vụ cho mục đích duy nhất là bảo lưu quyền lợi của doanh nghiệp trong khoảng thời gian thủ tục tố tụng trọng tài bị trì hoãn.

Điều 9.21: Chọn lựa trọng tài viên

1. Ngoại trừ trường hợp các bên tranh chấp có thỏa thuận nào khác, thành phần của hội đồng trọng tài phải bao gồm ba trọng tài viên, trong đó một trọng tài viên do mỗi bên chỉ định và trọng tài viên thứ ba đóng vai trò chủ trì quá trình phân xửđược chỉ định theo thỏa thuận của các bên tranh chấp.

2. Tổng thư ký sẽ có quyền chỉ định trọng tài viên theo quy định tại Mục này.

3. Nếu hội đồng trọng tài không được thành lập trong thời hạn 75 ngày sau thời điểm nộp hồ sơ khởi kiện lên trọng tài theo Mục này, Tổng thư ký có quyền tùy ý chỉ định trọng tài viên còn trống theo yêu cầu của bên tranh chấp.   Tổng thư ký không được phép chỉ định công dân của bên bị đơn lẫn Bên tham gia Hiệp định của bên nguyên đơn đảm nhận vị trí trọng tài viên chủ trì vụ kiện, ngoại trừ trường hợp các bên tranh chấp có thỏa thuận khác.

4. Căn cứ quy định trong Điều 39 của Công ước ISCID và Điều 7 của Biểu cam kết C đối với các Nguyên tắc về Năng lực Bổ sung của ICSID và nếu như đảm bảo không gây phương hại đến quyền phản đối việc chỉ định một trọng tài viên vì lý do nào khác ngoài lý do quốc tịch:

(a) bên bị đơn đồng ý với việc chỉ định mỗi thành viên của hội đồng trọng tài được thành lập theo Công ước ICSID hoặc các Nguyên tắc về Năng lực Bổ sung của ICSID;

(b) bên nguyên đơn quy định trong Điều 9.18.1 (a) (Trình tự khởi kiện theo thủ tục trọng tài) có thể nộp hồ sơ khởi kiện lên trọng tài theo Mục này, hoặc tiếp tục theo đuổi vụ kiện, tuân thủ theo Công ước ICSID hoặc các Nguyên tắc về Năng lực Bổ sung của ICSID chỉ khi nào bên nguyên đơn đồng ý bằng văn bản với việc chỉ định đối với mỗi thành viên thuộc hội đồng trọng tài; và

(c) bên nguyên đơn quy định trong Điều 9.18.1 (b) (Trình tự khởi kiện theo thủ tục trọng tài) có thể nộp hồ sơ khởi kiện lên trọng tài theo Mục này, hoặc tiếp tục theo đuổi vụ kiện, tuân thủ theo Công ước ICSID hoặc các Nguyên tắc về Năng lực Bổ sung của ICSID chỉ khi nào bên nguyên đơn đồng ý bằng văn bản với việc chỉ định đối với mỗi thành viên thuộc hội đồng trọng tài.

5. Đối với việc chỉ định các trọng tài viên tham gia vào hội đồng trọng tài để phân xửcác vụ kiện theo quy định tại Điều 9.18.1 (a)(i)(B) (Trình tự khởi kiện theo thủ tục trọng tài), Điều 9.18.1(b)(i)(B), Điều 9.18.1(a)(i)(C) hoặc Điều 9.18.1(b)(i)(C), mỗi bên tranh chấp phải xem xét khả năng chuyên môn và kinh nghiệm của các ứng viên theo quy định pháp luật được áp dụng và quy định của Điều 9.24.2 (Luật áp dụng). Nếu các bên không thống nhất việc chỉ định trọng tài viên chủ trì, Tổng thư ký cũng phải xem xét lại năng lực chuyên môn và kinh nghiệm của các ứng viên theo quy định pháp luật được áp dụng và quy định của Điều 9.24.2 (Luật áp dụng).  

6. Các Bên tham gia Hiệp định phải hướng dẫn việc áp dụng Bộ Quy tắc ứng xử về Thủ tục tố tụng giải quyết tranh chấp nêu trong Chương 28 (Giải quyết tranh chấp) đối với các trọng tài viên được tuyển chọn để tham gia vào hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư – nước thành viên Hiệp định trước khi Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực thi hành phù hợp với quy định trong Điều này, bao gồm hướng dẫn sửa đổi, bổ sung cần thiết đối với Bộ Quy tắc ứng xử để Bộ quy tắc này phù hợp với tình hình giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư – nước thành viên Hiệp định. Đồng thời, các Bên phải hướng dẫn việc áp dụng các nguyên tắc khác hoặc chỉ dẫn khác có liên quan đến những mối xung đột lợi ích trong thủ tục tố tụng trọng tài quốc tế. Các trọng tài viên phải tuân thủ theo các hướng dẫn này cũng như các nguyên tắc tố tụng trọng tài hiện hành liên quan đến quyền tự chủ và không thiên vị của các trọng tài viên.

Điều 9.22: Tổ chức thực hiện thủ tục tố tụng trọng tài

1. Các bên tranh chấp có thể thỏa thuận về địa điểm trọng tài hợp pháp theo các nguyên tắc trọng tài hiện hành như quy định tại Điều 9.18.4 (Trình tự khởi kiện theo thủ tục trọng tài). Nếu các bên tranh chấp không thể thỏa thuận được với nhau, hội đồng trọng tài sẽ quyết định địa điểm tuân thủ theo các nguyên tắc trọng tài hiện hành miễn sao địa điểm đó nằm trong lãnh thổ của quốc gia là thành viên của Công ước New York.

2. Bên không tham gia Hiệp định có thể nộp hồ sơ, tài liệu bằng lời nói hoặc văn bản đến hội đồng trọng tài liên quan đến từng trường hợp cụ thể quy định trong Hiệp định này.

3. Sau khi bàn bạc, thảo luận với các bên tranh chấp, hội đồng trọng tài có thể chấp nhận và xem xét các tài liệu, hồ sơ hỗ trợ phân xửliên quan đến một vấn đề thực tế hoặc quy định pháp luật trong phạm vi tranh chấp mà có thể giúp hội đồng trọng tài đánh giá hồ sơ, tài liệu và lập luận của các bên tranh chấp được nhận từ cá nhân hoặc đối tượng không phải bên tranh chấp nhưng lại có liên đới lợi ích quan trọng trong vụ kiện. Mỗi bộ hồ sơ, tài liệu nộp lên trọng tài phải cung cấp thông tin về người soạn, đơn vị liên kết trực tiếp hoặc gián tiếp đối với bên tranh chấp; xác định cá nhân, cơ quan hoặc các đối tượng khác đã cung cấp, hoặc sẽ cung cấp hỗ trợ tài chính hoặc các hỗ trợ khác cho việc chuẩn bị bộ hồ sơ, tài liệu đó. Mỗi bộ hồ sơ, tài liệu phải được soạn bằng ngôn ngữ đúng với yêu cầu về thủ tục tố tụng trọng tài và tuân thủ theo quy định giới hạn số trang cũng như thời hạn nộp theo quy định của hội đồng trọng tài. Hội đồng trọng tài phải tạo cơ hội cho các bên tranh chấp phản hồi về hồ sơ, tài liệu mà mình đã nộp. Hội đồng trọng tài phải bảo đảm các hồ sơ, tài liệu này không gây trở ngại hoặc tạo ra gánh nặng cho thủ tục tố tụng trọng tài một cách không hợp lý, hoặc gây tác động không công bằng đến các bên tranh chấp.

4. Nếu như không phương hại đến thẩm quyền của hội đồng trọng tài đối với việc xem xét những trường hợp kháng cáo như là nghi vấn ban đầu, bao gồm việc kháng cáo cho rằng vụ tranh chấp không thuộc phạm vi phân xửcủa hội đồng trọng tài, kể cả ý kiến phải đối đối với quyền hạn phân xửcủa hội đồng trọng tài, hội đồng trọng tài phải xem xét bất kỳ việc kháng cáo nào từ phía bị đơn như là nghi vấn ban đầu khi cho rằng, căn cứ theo quy định pháp luật, vụ kiện đang được đưa ra phân xửkhông phải là vụ kiện mà bên nguyên đơn có thể nhận được quyết định có lợi cho mình từ hội đồng trọng tài theo Điều 9.28 (Phán quyết trọng tài), hoặc cho rằng vụ kiện hoàn toàn không có giá trị pháp lý.      

(a) hồ sơ kháng cáo theo quy định trong khoản này được phép nộp lên cho hội đồng trọng tài càng sớm càng tốt, nếu có thể thì nên nộp ngay sau khi hội đồng trọng tài được thành lập và không được phép nộp sau thời hạn hội đồng trọng tài ấn định để bên bị đơn nộp bản phản biện, hoặc trong trường hợp có phát sinh bổ sung, sửa đổi đối với thông báo trọng tài thì không được phép nộp sau thời hạn hội đồng trọng tài ấn định để bên bị đơn phản hồi đối với nội dung bổ sung, sửa đổi đó.       

(b) Khi nhận được hồ sơ kháng cáo theo quy định tại khoản này, hội đồng trọng tài phải đình chỉ thủ tục phân xử sau khi xét thấy các bằng chứng, đối chiếu các quy định pháp luật là có căn cứ, sau đó xếp lịch trình xem xét hồ sơ kháng cáo sao cho phù hợp với lịch trình xem xét các nghi vấn ban đầu khác và đưa ra quyết định hoặc phán quyết đối với hồ sơ kháng cáo đó, trong đó phải giải thích rõ lý do đưa ra quyết định hoặc phán quyết đó.

(c) Để đưa ra quyết định đối với hồ sơ kháng cáo theo quy định của khoản này đối với trường hợp hồ sơ kháng cáo đó cho rằng vụ kiện đang được đưa ra phân xửkhông phải là vụ kiện mà bên nguyên đơn có thể nhận được quyết định có lợi cho mình từ hội đồng trọng tài theo Điều 9.28 (Phán quyết trọng tài), hội đồng trọng tài phải giả định rằng các cáo buộc hỗ trợ cho vụ kiện có trình bày chứng cứ thực tế trong thông báo trọng tài (hoặc nội dung bổ sung, sửa đổi đối với thông báo đó) và, đối với các vụ tranh chấp được phân xử theo các Nguyên tắc Trọng tài của UNCITRAL, tuyên bố khởi kiện nêu tại Điều khoản liên quan của Nguyên tắc Trọng tài của UNCITRAL, là đúng. Hội đồng trọng tài cũng có thể xem xét các chứng cứ phù hợp ngoài tranh chấp.

(d) Bên bị đơn không được phép rút lại hồ sơ kháng cáo liên quan đến thẩm quyền, bao gồm việc kháng cáo đối với quyền hạn phân xử, hoặc đối với bất kỳ luận cứ nào được đưa ra sau khi đã xem xét các chứng cứ và đối chiếu quy định pháp luật chỉ vì lý do là bên bị đơn đã không kháng cáo theo đúng quy định tại khoản này hoặc không thực hiện thủ tục đẩy nhanh quá trình phân xử theo quy định tại khoản 5. 

5. Trong trường hợp bên bị đơn đưa ra yêu cầu của mình trong thời hạn 45 ngày sau ngày thành lập hội đồng trọng tài, hội đồng trọng tài phải đẩy nhanh quá trình đưa ra quyết định đối với hồ sơ kháng cáo cho rằng vụ tranh chấp không thuộc chức năng phân xử của hội đồng trọng tài, kể cả hồ sơ kháng cáo cho rằng vụ tranh chấp không thuộc phạm vi quyền hạn phân xử của hội đồng trọng tài.Hội đồng trọng tài phải đình chỉ các thủ tục phân xử sau khi xem xét các chứng cứ và đối chiếu quy định pháp luật và ban hành quyết định hoặc phán quyết đối với hồ sơ kháng cáo đó, trong đó phải nêu rõ lý do cụ thể trong thời hạn tối đa là 150 ngày kể từ sau ngày đưa ra yêu cầu. Tuy nhiên, nếu bên tranh chấp có yêu cầu mở phiên điều trần thì hội đồng trọng tài có thể phải mất thêm 30 ngày để ban hành quyết định hoặc phán quyết của mình. Dù có hay không có yêu cầu mở phiên điều trần và nếu trình bày bổ sung nguyên nhân nào khác, hội đồng trọng tài có thể trì hoãn việc đưa ra quyết định hoặc phán quyết thêm một khoảng thời hạn ngắn tối đa là 30 ngày.

6. Khi hội đồng trọng tài đưa ra quyết định của mình đối với kháng cáo của bên bị đơn theo quy định tại khoản 4 hoặc 5, nếu nhận thấy thỏa đáng, hội đồng có thể quyết định cho bên tranh chấp thắng kiện được phép nhận khoản thanh toán đối với chi phí hợp lý và các phí thuê luật sư phát sinh trong quá trình thực hiện thủ tục nộp hoặc phản bác hồ sơ kháng cáo. Để xác định xem phán quyết trọng tài có thỏa đáng hay không, hội đồng trọng tài phải xét xem liệu hồ sơ khởi kiện của bên nguyên đơn hoặc hồ sơ kháng cáo của bên bị đơn có hợp lệ hay không và sẽ tạo cơ hội thích hợp để các bên tranh chấp trình bày ý kiến của mình.

7. Nhằm giải thích rõ hơn, nếu nhà đầu tư của một Bên tham gia Hiệp định nộp hồ sơ khởi kiện theo quy định tại Mục này, trong đó có cáo buộc một Bên tham gia Hiệp định vi phạm quy định tại Điều 9.6 (Chuẩn mực đối xử tối thiểu), nhà đầu tư này có trách nhiệm chứng minh tất cả các nội dung trong hồ sơ khởi kiện mà mình đã nộp đúng với các nguyên tắc chung của công pháp quốc tế áp dụng đối với thủ tục trọng tài quốc tế.

8. Nhằm mục đích biện hộ, kháng án hoặc thực thi quyền bảo vệ quan điểm của mình, bên bị đơn có thể không thừa nhận rằng bên nguyên đơn đã nhận hoặc sẽ nhận khoản bồi thường cho toàn bộ hoặc một phần thiệt hại theo cáo buộc như thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm hoặc bảo hiểm.

9. Hội đồng trọng tài có thể quyết định biện pháp bảo vệ tạm thời nhằm bảo lưu quyền lợi cho bên tranh chấp, hoặc để bảo đảm rằng quyền hạn xét xử của hội đồng trọng tài là hoàn toàn hợp lệ, trong đó bao gồm quyết định để bảo quản chứng cứ thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của bên tranh chấp hoặc để bảo vệ thẩm quyền xét xử của hội đồng trọng tài. Hội đồng trọng tài được quyền không phát lệnh tịch biên tài sản hoặc yêu cầu áp dụng một biện pháp nào đó có thể phát sinh vi phạm theo quy định tại Điều 9.18 (Trình tự khởi kiện theo thủ tục trọng tài). “lệnh” được hiểu theo quy định của khoản này là bao gồm ý kiến đề xuất.

10. Trong bất kỳ thủ tục trọng tài nào được thực hiện theo quy định của Mục này và trên cơ sở yêu cầu từ bên tranh chấp, hội đồng trọng tài phải thông báo nội dung quyết định hoặc phán quyết dự kiến của mình đến các bên tranh chấp trước khi chính thức ban hành quyết định hoặc phán quyết đó. Trong thời hạn 60 ngày sau thời điểm hội đồng trọng tài gửi văn bản nội dung quyết định hoặc phán quyết dự kiến, các bên tranh chấp có thể trình bày ý kiến của mình đối với nội dung quyết định hoặc phán quyết đó bằng văn bản đến hội đồng trọng tài. Hội đồng trọng tài phải xem xét các ý kiến này và thực hiện ban hành quyết định hoặc phán quyết của mình trong thời hạn tối đa là 45 ngày sau thời điểm kết thúc thời hạn 60 ngày nộp ý kiến trình bày của bên tranh chấp.

11. Trong trường hợp có một cơ chế kháng cáo được hình thành trong tương lai theo đúng các điều khoản thỏa thuận được quy định trong pháp luật, trong đó yêu cầu xem xét lại các phán quyết do các hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và quốc gia thành viên Hiệp định ban hành, các Bên tham gia Hiệp định phải xét xem liệu các phán quyết được ban hành theo quy định tại Điều 9.28 (Phán quyết trọng tài) có thuộc diện giải phải quyết theo cơ chế kháng cáo hay không. Các Bên tham gia Hiệp định phải phải cố gắng đảm bảo rằng cơ chế kháng cáo mà các Bên này đang xem xét áp dụng phải minh bạch về thủ tục trọng tài như quy định trong các điều khoản về tính minh bạch tại Điều 9.23 (Tính minh bạch trong thủ tục trọng tài)

Điều 9.23: Tính minh bạch trong thủ tục trọng tài

1. Căn cứ theo khoản 2 và 4, bên bị đơn phải kịp thời chuyển và công bố rộng rãi các văn bản sau đến các Bên không liên quan đến tranh chấp sau khi nhận được chúng:

(a) thông báo dự định;

(b) thông báo trọng tài;

(c) hồ sơ biện hộ, phản biện và bào chữa do bên tranh chấp nộp cho hội đồng trọng tài và các loại hồ sơ, tài liệu nộp theo thủ tục trọng tài đúng với quy định tại Điều 9.22.2 (Tổ chức thực hiện thủ tục tố tụng trọng tài) và Điều 9.27 (Điều khoản hợp nhất);

(d) các biên bản hoặc bản tường thuật lại phiên điều trần của hội đồng trọng tài (nếu có); và

(e) lệnh, phán quyết và quyết định của hội đồng trọng tài.

2. Hội đồng trọng tài phải mở phiên điều trần để các bên trình bày ý kiến một cách công khai và bàn bạc với các bên tranh chấp để thống nhất các công tác chuẩn bị phù hợp cho phiên điều trần này. Nếu bên tranh chấp muốn sử dụng những thông tin được bảo mật trong phiên điều trần hoặc muốn thực hiện các quy định trong khoản 3, bên đó phải thông báo cho hội đồng trọng tài biết.Hội đồng trọng tài phải tổ chức công tác bảo vệ để thông tin đó không bị tiết lộ ra ngoài, trong đó bao gồm việc thực hiện đóng cửa phiên điều trần trong thời gian thảo luận thông tin.

3. Không có quy định nào trong Mục này, kể cả khoản 4(d), yêu cầu bên bị đơn phải công bố hoặc tiết lộ thông tin về phiên điều trần, thông tin được bảo mật trong hoặc sau quá trình tố tụng trọng tài, hoặc phải cung cấp hoặc cho phép việc tiếp cận thông tin mà bên bị đơn có quyền từ chối cung cấp tuân thủ theo quy định tại Điều 29.2 (Trường hợp ngoại lệ về bảo mật) hoặc Điều 29.6 (Công bố thông tin).33

4. Bất kỳ loại thông tin thuộc diện bảo mật nào sau khi được trình bày lên hội đồng trọng tài đều được bảo vệ để không bị tiết lộ ra bên ngoài theo đúng với các quy trình, thủ tục dưới đây:

(a) căn cứ theo quy định tại điểm (d), không bên tranh chấp lẫn hội đồng trọng tài nào được phép tiết lộ các thông tin thuộc diện bảo mật cho Bên không tham gia Hiệp định hoặc công bố rộng rãi ra công chúng nếu bên tranh chấp, là đối tượng đã cung cấp thông tin đó, chưa cho phép theo quy định tại điểm (b);

(b) bất kỳ bên tranh chấp nào cho rằng thông tin nào đó được xem như là thông tin cần được bảo mật phải xác định rõ đó là những thông tin nào theo đúng thời hạn do hội đồng trọng tài đặt ra;

(c) bên tranh chấp phải nộp văn bản đã qua chỉnh sửa và không chứa thông tin bảo mật theo đúng thời hạn do hội đồng trọng tài đặt ra. Chỉ những văn bản đã qua chỉnh sửa, biên tập sẽ được công bố ra ngoài tuân thủ theo quy định tại khoản 1; và

(d) hội đồng trọng tài, căn cứ theo quy định khoản 3, phải quyết định bất kỳ biện pháp bảo vệ liên quan đến việc xác định thông tin thuộc diện thông tin được bảo mật.   Nếu hội đồng trọng tài cho rằng việc xác định các thông tin bảo mật đó là không phù hợp, bên tranh chấp là đối tượng đã nộp thông tin đó có thể phải:

(i) nhận lại toàn bộ hoặc một phần hồ sơ, tài liệu đã nộp mà có chứa các thông tin đó; hoặc

(ii) đồng ý nộp lại các bản hoàn chỉnh và đã được chỉnh sửa, biên tập với các thông tin đã được xác định chính xác theo đúng với kết luận của hội đồng trọng tài và quy định tại điểm (c).

Trong cả hai trường hợp này, nếu thấy cần thiết, bên tranh chấp còn lại phải nộp lại bản hồ sơ, tài liệu hoàn chỉnh và đã được chỉnh sửa, biên tập, trong đó phải loại bỏ thông tin đã được rút lại theo quy định tại điểm (d)(i) bởi bên tranh chấp là đối tượng đầu tiên nộp thông tin này lên hội đồng trọng tài, hoặc phải xác định lại thông tin thống nhất với việc xác định thông tin tại điểm (d)(ii) của bên tranh chấp là đối tượng đầu tiên nộp thông tin này lên hội đồng trọng tài. 

5. Không quy định nào trong Mục này buộc bên bị đơn phải từ chối cung cấp thông tin cần phải được công bố rộng rãi theo quy định pháp luật của mình.  Bên bị đơn phải tìm mọi biện pháp để áp dụng các quy định đó một cách tinh tế để bảo vệ thông tin được xác định là thông tin thuộc diện bảo mật không nên bị tiết lộ ra bên ngoài.

Điều 9.24: Luật áp dụng

1. Căn cứ theo khoản 3, khi tiến hành thủ tục khởi kiện theo quy định của Điều 9.18.1 (a)(i)(A) (Trình tự khởi kiện theo thủ tục tố tụng trọng tài) hoặc Điều 9.18.1 (b)(i)(A), hội đồng trọng tài phải đưa ra quyết định đối với các vấn đề đang tranh chấp theo đúng với điều khoản của Hiệp định này và các nguyên tắc hiện hành của công pháp quốc tế.34 

2. Căn cứ theo khoản 3 và các điều khoản của Mục này, khi tiến hành thủ tục khởi kiện theo quy định của Điều 9.18.1 (a)(i)(B) (Trình tự khởi kiện theo thủ tục tố tụng trọng tài), Điều 9.18.1 (a)(i)(C), Điều 9.18.1 (b)(i)(B) hoặc Điều 9.18.1 (b)(i)(C), hội đồng trọng tài phải áp dụng:

(a) các nguyên tắc pháp lý hiện đang áp dụng việc cấp phép đầu tư hợp lý hoặc các nguyên tắc pháp lý được nêu cụ thể trong việc cấp phép đầu tư hợp lý hoặc trong hợp đồng đầu tư, hoặc trong trường hợp các bên tranh chấp có thỏa thuận khác; hoặc

(b) trong trường hợp hợp đồng đầu tư hợp lý không quy định cụ thể hoặc thỏa thuận áp dụng các nguyên tắc pháp lý nào khác: 

(i) pháp luật của bên bị đơn, bao gồm các nguyên tắc đối với trường hợp mâu thuẫn pháp lý;35 

(ii) các nguyên tắc của công pháp quốc tế có thể áp dụng.

3. Quyết định của Ủy ban đối với việc áp dụng một điều khoản nào đó trong Hiệp định này theo Điều 27.2.2(f) (Chức năng của Ủy ban) có hiệu lực áp dụng đối với hội đồng trọng tài và bất kỳ quyết định hoặc phán quyết nào của hội đồng trọng tài phải đồng bộ với quyết định đó.

Điều 9.25: Thuyết minh các phụ lục

1. Nếu trong phần biện hộ của mình bên bị đơn khẳng định rằng biện pháp mà bên nguyên đơn cáo buộc vi phạm đó thuộc phạm vi cho phép của biện pháp không tương thích nêu trong Phụ lục I hoặc II, hội đồng xét xử sẽ căn cứ theo yêu cầu từ bên bị đơn để đề xuất Ủy ban giải trình cụ thể về sự vụ.  Ủy ban phải gửi quyết định giải trình bằng văn bản theo quy định của Điều 27.2.2(f) (Chức năng của Ủy ban) đến hội đồng xét xử trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày gửi yêu cầu.

2. Quyết định của Ủy ban theo quy định tại khoản 1 có hiệu lực áp dụng đối với hội đồng trọng tài và bất kỳ quyết định hay phán quyết nào của hội đồng trọng tài phải phù hợp với quyết định đó.  Nếu Ủy ban không ban hành quyết định đó trong thời hạn 90 ngày, hội đồng trọng tài có trách nhiệm ban hành quyết định này.

Điều 9.26: Báo cáo chuyên gia

Nếu như không phương hại đến việc chỉ định các chuyên gia khác theo quy định trong các nguyên tắc trọng tài hiện hành và trong trường hợp các bên tranh chấp không chấp thuận, hội đồng trọng tài sẽ căn cứ theo yêu cầu của bên tranh chấp hoặc tùy theo chọn lựa của bên tranh chấp để chỉ định một hoặc một vài chuyên gia báo cáo bằng văn bản về tình hình thực tế liên quan đến các vấn đề khoa học mà bên tranh chấp đưa ra trong quá trình phân xử phù hợp với các điều khoản thỏa thuận giữa các bên tranh chấp. 

Điều 9.27: Điều khoản hợp nhất

1. Trong trường hợp hai hoặc một vài hồ sơ khởi kiện độc lập được nộp lên trọng tài phân xử theo quy định tại Điều 9.18.1 (Trình tự khởi kiện theo thủ tục tố tụng trọng tài) và các hồ sơ khởi kiện này có cùng vấn đề pháp lý hoặc căn cứ thực tế và phát sinh từ các sự vụ hoặc hoàn cảnh giống nhau, bên tranh chấp có thể xin lệnh hợp nhất theo thỏa thuận giữa các bên tranh chấp có thể bị điều chỉnh bởi lệnh này hoặc các điều khoản quy định từ khoản 2 đến khoản 10.

2. Bên tranh chấp đang xin lệnh hợp nhất theo quy định tại Điều này phải gửi văn bản yêu cầu đến Tổng thư ký và tất cả các bên tranh chấp có thể bị điều chỉnh bởi lệnh này và có nghĩa vụ phải cung cấp các nội dung chi tiết trong văn bản đề nghị gồm: 

(a) tên và địa chỉ của tất cả các bên tranh chấp xét thấy có thể được bảo vệ bởi lệnh này; 

(b) bản chất của lệnh mà các bên tranh chấp đang yêu cầu; và

(c) căn cứ mà các bên tranh chấp dựa vào đó để xin được cấp lệnh này.

3. Trong trường hợp Tổng thư ký xét thấy rằng văn bản yêu cầu này là hoàn toàn vô căn cứ trong thời hạn 30 ngày kể từ sau ngày nhận văn bản yêu cầu đó theo quy định tại khoản 2, hội đồng trọng tài cần phải được thành lập theo quy định tại Điều này.

4. Nếu tất cả các bên tranh chấp thuộc phạm vi điều chỉnh của lệnh này không có thỏa thuận gì khác, hội đồng trọng tài được thành lập theo quy định tại Điều này phải bao gồm ba trọng tài viên:  

(a) một trọng tài viên được chỉ định với sự đồng ý từ phía nguyên đơn;

(b) một trọng tài viên do bên bị đơn chỉ định; và

(c) trọng tài viên chủ trì do Tổng thư ký chỉ định nếu thỏa điều kiện là vị trọng tài viên đó không phải là công dân của bên bị đơn hoặc của Bên tham gia Hiệp định thuộc bên nguyên đơn.

5. Trong thời hạn 60 ngày sau ngày Tổng thư ký nhận được yêu cầu nêu tại khoản 2, nếu bên bị đơn hoặc các bên bị đơn không chỉ định được trọng tài viên theo quy định tại khoản 4 thì Tổng thư ký sẽ được quyền tùy ý chỉ định trọng tài viên đảm nhận vị trí còn trống trong hội đồng trọng tài theo yêu cầu của bất kỳ bên tranh chấp nào có thể bị điều chỉnh bởi lệnh này.

6. Nếu hội đồng trọng tài được thành lập theo quy định tại Điều này thừa nhận rằng hai hoặc một vài hồ sơ khởi kiện mà đã được nộp lên trọng tài theo quy định tại Điều 9.18.1 (Trình tự khởi kiện theo thủ tục tố tụng trọng tài) có cùng vấn đề pháp lý hoặc căn cứ thực tế và phát sinh từ các sự vụ hoặc hoàn cảnh giống nhau, xét vì lợi ích của việc giải quyết các vụ kiện một cách công bằng và hiệu quả và sau khi nghe phần điều trần từ các bên tranh chấp, các thành viên hội đồng trọng tài có thể:

(a) thực thi thẩm quyền và cùng nhau lắng nghe ý kiến giải trình và ban hành quyết định đối với tất cả hoặc một phần các vụ kiện;  

(b) thực thi thẩm quyền và lắng nghe ý kiến giải trình và ban hành quyết định đối với một hoặc một vài vụ kiện, đồng thời có thẩm quyền đối với việc ban hành quyết định mà hội đồng trọng tài tin rằng quyết định đó sẽ hỗ trợ cho quá trình giải quyết các vụ kiện khác; hoặc   

(c) thuê hội đồng trọng tài đã được thành lập trước đó để làm đại diện theo quy định của Điều 9.21 (Lựa chọn trọng tài viên) để thực hiện quyền hạn và cùng nhau lắng nghe ý kiến giải trình và ban hành quyết định đối với tất cả hoặc một phần các vụ kiện miễn thỏa điều kiện sau đây:

(i) trên cơ sở yêu cầu của bên nguyên đơn mà trước đó không phải là bên tranh chấp trước khi hội đồng trọng tài đó được thành lập, hội đồng trọng tài đó phải được tái thành lập với sự tham gia của các thành viên ban đầu, ngoại trừ trường hợp trọng tài viên đại diện cho các bên nguyên đơn sẽ được chỉ định theo quy định tại các khoản 4(a) và 5; và

(ii) hội đồng trọng tài đó phải quyết định liệu phiên điều trần trước đó có cần phải được tiến hành lại hay không.

7. Nếu hội đồng trọng tài đã được thành lập theo quy định tại Điều này, bên nguyên đơn mà đã nộp hồ sơ khởi kiện lên trọng tài theo quy định tại Điều9.18.1 (Trình tự khởi kiện theo thủ tục tố tụng trọng tài) và chưa được nêu tên trong văn bản yêu cầu theo quy định tại khoản 2 có thể nộp văn bản yêu cầu lên hội đồng trọng tài trong đó hồ sơ khởi kiện được đề cập đến trong bất kỳ lệnh nào được ban hành theo quy định tại khoản 6. Văn bản yêu cầu phải bao gồm các thông tin cụ thể sau:

(a) tên và địa chỉ của bên nguyên đơn;

(b) bản chất của lệnh mà các bên tranh chấp yêu cầu; và

(c) căn cứ mà các bên tranh chấp dựa vào đó để xin được cấp lệnh này.

Bên nguyên đơn phải gửi bản sao văn bản yêu cầu cho Tổng thư ký.

8. Hội đồng trọng tài được thành lập theo quy định của Điều này phải thực hiện các thủ tục phân xử theo các Nguyên tắc Trọng tài của UNCITRAL, ngoại trừ trường hợp được sửa đổi, bổ sung theo các quy định trong Mục này.

9. Hội đồng trọng tài được thành lập theo quy định tại Điều 9.21 (Lựa chọn trọng tài viên) phải có đủ thẩm quyền để quyết định đối với một vụ kiện hoặc một phần vụ kiện trong phạm vi thẩm quyền của hội đồng trọng tài được thành lập hoặc được thuê làm đại diện theo quy định tại Điều này.

10. Theo yêu cầu của bên tranh chấp, hội đồng trọng tài được thành lập theo quy định của Điều này cùng lúc với việc treo quyết định của mình theo khoản 6 có thể cũng được quyền ra lệnh bảo lưu thủ tục phân xử của hội đồng trọng tài được thành lập theo quy định tại Điều 9.21 (Lựa chọn trọng tài viên) nếu như hội đồng trọng tài được thành lập theo cách đó đã đình chỉ thủ tục phân xử của mình.

Điều 9.28: Phán quyết trọng tài

1. Trong quá trình đưa ra phán quyết cuối cùng của mình, hội đồng trọng tài có thể ban hành phán quyết đối với từng khía cạnh riêng lẻ của vụ kiện hoặc toàn bộ vụ kiện như: 

(a) tiền bồi thường thiệt hại và lãi phát sinh; và

(b) hoàn trả lại tài sản. Trong trường hợp này, phán quyết trọng tài quy định bên bị đơn có thể thanh toán tiền bồi thường thiệt hại và lãi phát sinh thay cho việc hoàn trả tài sản.

2. Nhằm giải thích rõ hơn, nếu nhà đầu tư của Bên tham gia Hiệp định nộp hồ sơ khởi kiện lên trọng tài theo quy định của Điều 9.18(a) (Trình tự khởi kiện theo thủ tục trọng tài), phán quyết của trọng tài chỉ có thể đền bù cho những thiệt hại hay tổn thất mà nhà đầu tư đó có khả năng phải gánh chịu.

3. Hội đồng trọng tài cũng ra phán quyết đối với các chi phí và phí luật sư mà các bênh tranh chấp phải chịu trong quá trình thực hiện thủ tục tố tụng trọng tài, cũng như phải quyết định cách thức và ai sẽ là bên phải thanh toán các chi phí và phí luật sư đó tuân thủ theo quy định trong Mục này và các nguyên tắc trọng tài hiện hành.

4. Nhằm giải thích rõ hơn, đối với các vụ kiện trong đó có cáo buộc hành vi vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Mục A liên quan đến một nỗ lực thực hiện hoạt động đầu tư, khi một phán quyết được đưa ra có lợi cho bên bị đơn, các khoản bồi thường thiệt hại duy nhất mà bên đó được hưởng là các khoản mà bên nguyên đơn đã chứng minh được rằng chúng tương xứng với nỗ lực thực hiện đầu tư đó miễn sao bên nguyên đơn cũng chứng minh được rằng hành vi vi phạm đó là nguyên nhân trực tiếp nhất gây ra thiệt hại phải bồi thường. Nếu hội đồng trọng tài kết luận rằng những cáo buộc đó là vô căn cứ, hội đồng trọng tài phải quyết định cho bên bị đơn được hoàn trả các chi phí hợp lý liên quan và phí thuê luật sư.  

5. Căn cứ theo khoản 1, nếu hồ sơ khởi kiện được nộp lên trọng tài theo quy định tại Điều 9.18.1(b) (Trình tự khởi kiện theo thủ tục trọng tài) và phán quyết của trọng tài được đưa ra có lợi cho doanh nghiệp:

(a) phán quyết trọng tài buộc bên thua kiện phải bồi hoàn tài sản phải bảo đảm việc bồi hoàn này phải được thực hiện đối với doanh nghiệp;

(b) phán quyết trọng tài buộc bên thua kiện thanh toán khoản tiền bồi thường thiệt hại và lãi phát sinh phải đảm bảo khoản tiền này được thanh toán cho doanh nghiệp; và

(c) phán quyết trọng tại phải bảo đảm rằng phán quyết được trọng tài đưa ra không gây phương hại đến quyền mà doanh nghiệp có thể được hưởng theo quy định trong luật pháp của mỗi nước liên quan đến các biện pháp khắc phục quy định trong phán quyết này.

6. Hội đồng trọng tài không được phép đưa ra các phán quyết buộc bồi thường thiệt hại nhằm mục đích trừng phạt hoặc cảnh cáo.

7. Phán quyết do hội đồng trọng tài đưa ra sẽ trở nên vô hiệu nếu như các bên tranh chấp không tuân thủ và nếu phán quyết đó không liên quan đến vụ việc cụ thể.

8. Căn cứ theo khoản 8 và thủ tục đánh giá hiện hành đối với một phán quyết trọng tài tạm thời, bên tranh chấp phải ngay lập tức tuân thủ và chấp hành phán quyết trọng tài.

9. Bên tranh chấp không được phép cưỡng chế thực hiện phán quyết cuối cùng của trọng tài cho đến khi:

(a) đối với phán quyết cuối cùng được trọng tài đưa ra theo quy định của Công ước ICSID:

(i) trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày phán quyết được đưa ra và không bên tranh chấp nào yêu cầu xem xét lại hoặc hủy bỏ phán quyết đó; hoặc 

(ii) các thủ tục phân xử để xem xét lại hoặc hủy bỏ phán quyết đó đã hoàn tất; và

(b) đối với phán quyết cuối cùng được trọng tài ban hành theo quy định của Các nguyên tắc Năng lực bổ sung của ICSID hoặc các nguyên tắc lựa chọn theo quy định tại Điều 9.18.4(d) (Trình tự khởi kiện theo thủ tục trọng tài):

(i) trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày phán quyết được đưa ra và không bên tranh chấp nào tiến hành thủ tục khởi kiện lên trọng tài để yêu cầu xem xét lại, đình chỉ hoặc hủy bỏ phán quyết đó; hoặc

(ii) tòa án trọng tài đã từ chối hoặc chấp nhận yêu cầu xem xét, đình chỉ hoặc hủy bỏ quyết định đó và không có bất kỳ thủ tục khiếu kiện gì khác phát sinh.

10. Mỗi Bên tham gia Hiệp định phải quy định việc cưỡng chế thực hiện phán quyết trọng tài trong phạm vi lãnh thổ của nước mình.

11. Trường hợp bên bị đơn không tuân thủ hoặc chấp hành phán quyết cuối cùng của trọng tài, khi nhận được yêu cầu từ Bên tham gia Hiệp định của bên nguyên đơn, một ban hội thẩm sẽ được thành lập theo quy định tại Điều 28.7 (Thành lập ban hội thẩm). Bằng cách thực hiện thủ tục trọng tài này, Bên tham gia Hiệp định có thể yêu cầu nhận được:

(a) quyết định cuối cùng của trọng tài mà khẳng định rằng hành vi không tuân thủ hay chấp hành phán quyết cuối cùng đó là không thực hiện đúng nghĩa vụ quy định trong Hiệp định này; và

(b) căn cứ theo quy định tại Điều 28.17 (Báo cáo ban đầu), một bản khuyến nghị yêu cầu bên bị đơn phải tuân thủ hoặc chấp hành phán quyết cuối cùng đó.

12. Bên tranh chấp có thể yêu cầu trọng tài ra quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định trọng tài theo quy định của Công ước ICSID, Công ước New York hoặc Công ước Liên châu Mỹ, bất kể các thủ tục tố tụng nào theo khoản 11 được áp dụng.

13. Hồ sơ khởi kiện theo thủ tục tố tụng trọng tài trong Mục này phải được xem như là được phát sinh từ mối quan hệ hoặc giao dịch thương mại được đề cập trong Điều I của Công ước New York và Điều I của Công ước Liên châu Mỹ.

Điều 9.29: Bàn giao hồ sơ, tài liệu

Bản thông báo và các hồ sơ, tài liệu khác khi gửi cho Bên tham gia Hiệp định phải ghi địa chỉ cụ thể của Bên đó theo quy định trong Phụ lục 9-D (Bàn giao hồ sơ, tài liệu liên quan đến Bên tham gia Hiệp định theo quy định của Mục B). Bên tham gia Hiệp định phải kịp thời công bố rộng rãi và thông báo cho Bên khác nếu thay đổi nơi nhận hồ sơ, tài liệu đó như quy định trong phần Phụ lục liên quan.

1 Nhằm giải thích rõ hơn, việc bao hàm phần định nghĩa về “chi nhánh” trong phần định nghĩa về “doanh nghiệp” và “doanh nghiệp của Bên tham gia Hiệp định” sẽ không gây ảnh hưởng đến khả năng của một Bên tham gia Hiệp định đối với việc xem một chi nhánh của doanh nghiệp nào đó trong luật pháp của mình là một đối tượng không có tư cách pháp nhân độc lập cũng như không độc lập về mặt tổ chức.

2 Một số loại nợ, bao gồm trái phiếu, tín phiếu và kỳ phiếu dài hạn, mang nhiều đặc điểm của một khoản đầu tư và những loại nợ khác như giấy báo thanh toán khi đến hạn và giấy báo thanh toán tiền mua hàng hóa, cung ứng dịch vụ mang ít đặc điểm tương tự như trên.

3 Khoản vay của Bên này cho Bên kia không phải là khoản đầu tư.

4 Bất kể là giấy chứng nhận, giấy ủy quyền, giấy phép hoặc các loại giấy tờ tương tự (bao gồm việc nhượng quyền ở mức độ nào đó có tính chất của tương tự các loại giấy tờ này) có đặc điểm như là một khoản đầu tư, tùy theo các yếu tố như tính chất và phạm vi của các quyền mà người đang nắm giữ có được theo quy định của pháp luật của Bên tham gia Hiệp định.Trong số các loại giấy tờ không có đặc điểm như là một khoản đầu tư là các loại giấy tờ không thiết lập bất cứ quyền nào được bảo hộ theo quy định pháp luật của Bên tham gia Hiệp định. Để chính xác hơn, những điều nói ở trên không ảnh hưởng đến việc xác định liệu một loại tài sản liên quan đến các loại giấy tờ nêu trên có đặc điểm như là một khoản đầu tư hay không.

5 “Văn bản thỏa thuận” có nghĩa là một thỏa thuận được lập thành văn bản, được đàm phán và thực hiện bởi cả hai bên, biểu hiện dưới hình thức là một văn bản cụ thể hoặc kết hợp nhiều văn bản với nhau.     Nhằm giải thích rõ hơn, thuật ngữ này còn được hiểu như sau:

(a) một hành động đơn phương của cơ quan hành chính hoặc tư pháp, bao gồm việc cấp giấy phép, giấy chứng nhận, giấy ủy quyền, chứng chỉ, giấy xác nhận phê duyệt hoặc văn bản tương tự của một Bên thuộc thẩm quyền của mình, hoặc việc cấp một khoản trợ cấp, hỗ trợ, lệnh, phán quyến hay quyết định xét xử của riêng mỗi Bên; và

(b) lệnh hay phán quyết chấp thuận mang tính chất hành chính hoặc tư pháp sẽ không được xem như là một văn bản thỏa thuận.

6 Nhằm giải thích rõ hơn, văn bản thỏa thuận được ký kết và áp dụng sau ngày có hiệu lực của Hiệp định này không bao gồm thỏa thuận gia hạn thời gian hiệu lực của hợp đồng theo các điều khoản thỏa thuận ban đầu và giữ nguyên các điều khoản thỏa thuận ban đầu đã được ký kết và có hiệu lực áp dụng trước khi ban hành Hiệp định này.

7 Trong phần giải thích từ ngữ này, “cơ quan quản lý nhà nước cấp trung ương” là một cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ của một quốc gia theo chế độ tập trung quyền lực.  Quản lý nhà nước cấp bộ bao gồm các cơ quan chính phủ, bộ quản lý ngành hoặc các cơ quan quản lý nhà nước khác ở trung ương nhưng không bao gồm: (a) đơn vị chính phủ được thành lập theo hiến pháp, pháp luật của một Bên tham gia Hiệp định, có tư cách pháp nhân độc lập với các cơ quan chính phủ, bộ quản lý ngành hoặc các cơ quan quản lý tương tự theo quy định pháp luật của một Bên tham gia Hiệp định, trừ trường hợp hoạt động hàng ngày của đơn vị này do các cơ quan chính phủ, bộ quản lý ngành hoặc các cơ quan quản lý tương tự điều hành và giám sát; hoặc (b) đơn vị chính phủ chỉ hoạt động riêng biệt tại một khu vực hoặc tỉnh thành.

8  Nhằm giải thích rõ hơn, điểm này không đề cập đến hợp đồng đầu tư liên quan đến tài nguyên đất đai, nước hoặc phổ tần số vô tuyến.

9 Nhằm giải thích rõ hơn, điểm này được hiểu là không đề cập đến các dịch vụ phục hồi, chăm sóc sức khỏe, dịch vụ giáo dục, chăm sóc trẻ em, dịch vụ phúc lợi xã hội và các dịch vụ công ích tương tự.

10 Để đảm bảo tính chính xác hơn, các trường hợp sau đây không được đề cập đến trong phần giải thích từ ngữ này: (i) các hành động của một Bên thực hiện để thực thi pháp luật mang tính chất áp dụng chung về cạnh tranh, môi trường, y tế hoặc các quy định pháp luật khác; (ii) các quy chế về cấp phép không phân biệt đối xử; và (iii) quyết định của một Bên ban hành chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư áp dụng đối với một dự án đầu tư được bảo đảm hoặc nhà đầu tư của Bên khác trong trường hợp quyết định này không do cơ quan có thẩm quyền quản lý đầu tư nước ngoài về cấp phép đầu tư ban hành. 

11 Trong phần định nghĩa này, “cơ quan có thẩm quyền quản lý đầu tư nước ngoài” kể từ ngày Hiệp định này được ban hành bao gồm: (a) ở Úc, cơ quan này là Bộ Ngân khố Úc theo cơ chế chính sách về đầu tư nước ngoài của Úc, bao gồm Đạo luật Mua lại và tiếp quản công ty nước ngoài 1975 của Úc; (b) ở Canada, cơ quan này là Bộ Công nghiệp nhưng chỉ áp dụng đối với trường hợp cơ quan này ban hành thông báo theo quy định trong Mục 21 hoặc 22 của Đạo luật Đầu tư của Canada, (c) ở Mexico, cơ quan này là Ủy ban Đầu tư nước ngoài Quốc gia (Comisión Nacional deInversiones Extranjeras); và (d) ở New Zealand, cơ quan này là Bộ trưởng phụ trách tài chính, Bộ trưởng phụ trách ngư nghiệp hoặc Bộ trưởng phụ trách thông tin đất đai có thẩm quyền quyết định chấp thuận đầu tư theo Đạo luật Đầu tư Nước ngoài 2005.

12 Nhằm đảm bảo tính chính xác hơn, các Bên hiểu rằng, trong trường hợp các định nghĩa về “nhà đầu tư của Bên không tham gia Hiệp định” và “nhà đầu tư của Bên tham gia Hiệp định”, một nhà đầu tư “đang cố gắng thực hiện” một dự án đầu tư khi nhà đầu tư đó thực hiện bất kỳ hành động hoặc hành động cụ thể nào đó để thực hiện đầu tư như chuyển vốn và các nguồn lực khác để thành lập doanh nghiệp hoặc nộp hồ sơ xin giấy phép hoặc giấy chứng nhận. 

13 Nhằm đảm bảo tính chính xác hơn, thẩm quyền quản lý nhà nước được phân cấp theo quy định pháp luật của một Bên thông qua công văn bàn giao quyền soạn và ban hành các văn bản pháp luật, pháp lệnh, chỉ thị của chính phủ hoặc các biện pháp chuyển giao quyền thực thi thẩm quyền quản lý nhà nước.

14 Nhằm giải thích rõ hơn, bất kỳ phương thức đối xử áp dụng trong “các hoàn cảnh tương tự” theo quy định của Điều 9.4 (Nguyên tắc đối xử quốc gia) hay Điều 9.5 (Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc) cũng phải tùy thuộc vào tổng quan các hoàn cảnh, kể cả trường hợp phương thức đối xử phù hợp được áp dụng khác nhau đối với các nhà đầu tư hoặc các dự án đầu tư trên cơ sở các mục tiêu an sinh xã hội hiện hành.

15 Điều9.6 (Chuẩn mực đối xử tối thiểu) được hiểu theo quy định của Phụ lục 9-A (Công pháp truyền thống quốc tế).

16 Các quy định trong Điều9.7 (Thu hồi và bồi thường) được hiểu theo đúng với Phụ lục 9-B (Thu hồi)  Phụ lục 9-C (Thu hồi liên quan đến đất đai).

17 Nhằm giải thích rõ hơn, cụm từ “mục đích công ích” sử dụng trong Điều này giống với cách dùng cụm từ này trong công pháp truyền thống quốc tế.  Pháp luật của từng quốc gia có thể quy định cụ thể cho cụm này hoặc mang nét nghĩa tương tự thông qua việc sử dụng các cụm từ khác như “sự cần thiết cho công chúng”, “lợi ích của công chúng” hoặc “sử dụng của công chúng”. 

18 Các điểm sau đây được giải thích rõ hơn để tránh gây ra sự hoài nghi: (i) nếu quốc gia Brunei Darussalam là bên thu hồi, bất kỳ biện pháp thu hồi trực tiếp liên quan đến đất đai phải phục vụ cho mục đích được quy định trong Bộ luật Đất đai (Chương 40) và Đạo luật Thu hồi đất (Chương 41) tính từ ngày Hiệp định này có hiệu lực thi hành; và (ii) nếu quốc gia Malaysia là Bên thu hồi, bất kỳ biện pháp thu hồi trực tiếp nào liên quan đến đất đai phải phục vụ cho mục đích quy định trong Đạo luật thu hồi đất năm 1960, Sắc lệnh thu hồi đất năm 1950 của Bang Sabah và Bộ luật đất đai năm 1958 của Bang Sarawak được áp dụng tính từ ngày Hiệp định này có hiệu lực thi hành.

19 Nhằm giải thích rõ hơn, các Bên xác nhận rằng thuật ngữ “thu hồi” quyền sở hữu trí tuệ sử dụng trong Điều này bao gồm cả trường hợp đình chỉ hoặc hủy bỏ các quyền này và thuật ngữ “giới hạn” các quyền sở hữu trí tuệ bao gồm cả các trường hợp ngoại lệ của các quyền này.     

20 Nhằm giải thích rõ hơn, các quy định trong Điều này phải phù hợp với Phụ lục 9-E (Các hoạt động chuyển giao).

21 Nhằm giải thích rõ hơn, vốn góp đầu tư sẽ bao gồm cả vốn góp ban đầu.

22 Nhằm giải thích rõ hơn, Điều này không gây cản trở cho việc áp dụng một cách bình đẳng, không phân biệt đối xử và chân thành các quy định pháp luật của một Bên nào đó liên quan đến vấn đề an sinh xã hội, chế độ hưu trí hoặc tiền gửi tiết kiệm bắt buộc.

23 Nhằm giải thích rõ hơn, điều kiện nhận hoặc tiếp tục nhận một chế độ ưu đãi như quy định trong khoản 2 thì không được xem như là một “yêu cầu” hoặc “cam kết” theo như cách sử dụng trong khoản 1.

24  Trong Điều này, cụm từ “công nghệ của Bên tham gia Hiệp định hoặc của cá nhân thuộc Bên tham gia Hiệp định” bao gồm công nghệ do Bên tham gia Hiệp định hoặc cá nhân thuộc Bên tham gia Hiệp định sở hữu và công nghệ có giấy phép độc quyền do Bên tham gia Hiệp định hoặc cá nhân thuộc Bên tham gia Hiệp định đang nắm giữ.

25  "Hợp đồng tác quyền” trong điểm này có nghĩa là bất kỳ hợp đồng nào liên quan đến việc cấp phép sở hữu công nghệ, quy trình sản xuất hoặc thông tin độc quyền.

26 Điều 31 được dẫn chiếu trong quy định này bao gồm quy định về việc chấm dứt thực hiện hoặc sửa đổi Hiệp định TRIPS quy định về việc thực hiện khoản 6 của Tuyên bố Doha về Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ và Y tế công cộng (WT/MIN(01)/DEC/2).

27 Các Bên tham gia Hiệp định nhận thức rằng bằng phát minh sáng chế không phải lúc nào cũng có thể tạo ra sức mạnh thị trường.

28 Đối với trường hợp của nước Brunei Darussalam, trong thời hạn 10 năm kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực thi hành hoặc đến khi nào quốc gia thành viên này lập cơ quan quản lý cạnh tranh, tùy theo việc nào đến trước thì việc dẫn chiếu các luật cạnh tranh có nghĩa là có xét đến các quy định cạnh tranh.

29 Đối với Việt Nam, Phụ lục 9-I (Cơ chế bánh cóc trong thực hiện biện pháp không tương thích) sẽ được áp dụng.

30 Nhằm giải thích rõ hơn, Bên này có thể yêu cầu Bên kia tiến hành bạn bạc, thảo luận liên quan đến một biện pháp không tương thích nào đó được áp dụng ở cấp quản lý trung ương như quy định trong khoản 1(a)(i).

31 Nếu như không phương hại đến quyền khởi kiện theo thủ tục trọng tài của bên bị đơn đối với các vụ kiện khác theo quy định trong Điều này, bên nguyên đơn không được phép nộp hồ sơ khởi kiện theo thủ tục trọng tài đối với các vụ kiện theo quy định tại điểm (a)(i)(B) hoặc điểm (b)(i)(B) trong trường hợp Bên tham gia Hiệp định quy định trong Phụ lục 9-H đã vi phạm quy định cấp phép đầu tư bằng cách đưa ra các điều kiện hoặc yêu cầu đối với việc cấp phép đó. 

32 Đối với trường hợp cấp phép đầu tư, khoản này sẽ chỉ áp dụng nếu việc cấp phép đầu tư, bao gồm các văn bản có hiệu lực sau ngày cấp phép đầu tư, sẽ thiết lập quyền và nghĩa vụ cho các bên tranh chấp.

33 Nhằm giải thích rõ hơn, nếu bên bị đơn quyết định công khai thông tin xét xử mà bên này có quyền từ chối cung cấp theo quy định tại Điều 29.2 (Trường hợp ngoại lệ về bảo mật) hoặc Điều 29.6 (Công bố thông tin), bên bị đơn đó vẫn có quyền từ chối công bố thông tin đó cho công chúng.

34 Nhằm giải thích rõ hơn, điều khoản này không phương hại đến hoạt động xem xét quy định pháp luật trong nước của bên bị đơn nếu việc này được xác định là phù hợp.

35  “Quy định pháp luật của bên bị đơn” có nghĩa là pháp luật mà tòa án hoặc hội đồng trọng tài trong nước có quyền hạn xét xử phù hợp sẽ áp dụng cho những vụ kiện giống nhau.  Nhằm giải thích rõ hơn, quy định pháp luật của bên bị đơn bao gồm luật pháp liên quan điều chỉnh hợp đồng đầu tư hoặc cấp phép đầu tư, kể cả luật pháp quy định về bồi thường thiệt hại, giảm thiểu thiệt hại, lợi ích và cấm phủ nhận.

CHƯƠNG 10

THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ XUYÊN BIÊN GIỚI

Điều 10.1: Giải thích thuật ngữ

Trong Chương này:

Dịch vụ khai thác cảng hàng không là việc cung cấp các dịch vụ khai thác nhà ga, sân bay và các cơ sở hạ tầng khác có thu phí hoặc ký kết hợp đồng. Các dịch vụ khai thác cảng hàng không không bao gồm các dịch vụ điều khiển bay;   

Dịch vụ hệ thống đặt giữ chỗ trên máy tính là các dịch vụ được cung cấp qua hệ thống máy tính chứa các thông tin về lịch bay, vé trống, giá vé và các quy định về vé giúp đặt vé và giữ chỗ trên chuyến bay;

Thương mại dịch vụ xuyên biên giới hoặc cung cấp dịch vụ xuyên biên giới là việc cung ứng dịch vụ: (a) từ lãnh thổ của Bên này sang lãnh thổ Bên khác; (b) trong lãnh thổ của một Bên cho cá nhân thuộc Bên khác; hoặc (c) do công dân của Bên này đang hoạt động trên lãnh thổ của Bên khác, ngoại trừ trường hợp cung cấp dịch vụ trong lãnh thổ của một Bên thông qua dự án đầu tư được bảo đảm;

Doanh nghiệp là doanh nghiệp quy định tại Điều 1.3 (Định nghĩa chung) và chi nhánh của một doanh nghiệp;

Doanh nghiệp của một Bên là doanh nghiệp được thành lập hoặc tổ chức theo đúng quy định pháp luật của một Bên, hoặc chi nhánh đặt tại lãnh thổ của một Bên và thực hiện các hoạt động kinh doanh tại đó;

Dịch vụ khai thác mặt đất là việc cung ứng tại cảng hàng không có tính phí hoặc theo hợp đồng ký kết các dịch vụ sau: đại diện, quản lý và giám sát các hãng hàng không; vận chuyển hành khách; vận chuyển hành lý; các dịch vụ xe thang lên tàu bay; dịch vụ phục vụ thực phẩm, ngoại trừ hoạt động chuẩn bị thức ăn; bốc dỡ hàng hóa và bưu phẩm; nạp nhiên liệu cho tàu bay; bảo dưỡng và vệ sinh tàu bay; vận tải mặt đất; dịch vụ khai thác bay, quản lý đội bay và lập kế hoạch bay. Các dịch vụ khai thác mặt đất không bao gồm dịch vụ tự khai thác; an ninh; bảo trì sửa chữa tàu bay; bảo dưỡng ngoại trường, sửa chữa và bảo trì tàu bay; quản lý hoặc khai thác các cơ sở hạ tầng cảng hàng không thiết yếu được quản lý tập trung như các thiết bị phá băng, hệ thống phân phối nhiên liệu, hệ thống vận chuyển hành lý và hệ thống vận tải cố định trong sân bay;     

Các biện pháp do một Bên ban hành hoặc duy trì là các biện pháp được ban hành hoặc duy trì bởi:  (a) chính quyền hoặc cơ quan quản lý cấp trung ương, khu vực hoặc địa phương; hoặc (b) các đơn vị ngoài công lập trong quá trình thực hiện quyền hạn được phân cấp bởi chính quyền hoặc cơ quan quản lý cấp trung ương, khu vực hoặc địa phương;

Chào bán và tiếp thị các dịch vụ vận tải hàng không là các cơ hội cho các đơn vị vận tải hàng không liên quan bán và tiếp thị một cách tự do các dịch vụ vận tải hàng không, kể cả các hoạt động tiếp thị như nghiên cứu thị trường, quảng cáo và phân phối.  Các hoạt động này không bao gồm việc xác định mức giá của các dịch vụ vận tải hàng không hoặc các điều kiện áp dụng;

Dịch vụ được cung cấp thông qua việc thực hiện thẩm quyền quản lý nhà nước của mỗi Bên là bất kỳ dịch vụ nào được cung cấp không phải vì mục đích thương mại lẫn cạnh tranh với một hoặc các nhà cung cấp dịch vụ khác;

Nhà cung cấp dịch vụ của một Bên là cá nhân của Bên tìm cách để cung cấp hoặc đang cung cấp một loại dịch vụ nào đó; và

Dịch vụ hàng không đặc biệt là các hoạt động thương mại chuyên biệt mà sử dụng tàu bay phục vụ chủ yếu cho mục đích không phải là chuyên chở hàng hóa hoặc hành khách, bao gồm cứu hỏa bằng trực thăng, huấn luyện bay, tham quan ngắm cảnh, phun xịt hóa chất, khảo sát, vẽ bản đồ, nhiếp ảnh, nhảy dù, kéo tàu lượn và dịch vụ trực thăng cẩu dùng trong việc đốn cây và xây dựng cùng với các dịch vụ hàng không phục vụ cho ngành nông nghiệp, công nghiệp và kiểm định.

Điều 10.2: Phạm vi áp dụng

1. Chương này áp dụng đối với các biện pháp được một Bên ban hành hoặc duy trì nhằm có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động thương mại xuyên biên giới được cung cấp bởi những nhà cung cấp dịch vụ của Bên khác. Các biện pháp này bao gồm những biện pháp có thể tác động đến:

(a) hoạt động sản xuất, phân phối, tiếp thị, kinh doanh hoặc cung ứng dịch vụ;

(b) hoạt động thu mua hoặc sử dụng dịch vụ hoặc thanh toán phí dịch vụ;

(c) cơ hội tiếp cận và sử dụng các mạng lưới và dịch vụ phân phối, vận chuyển hoặc viễn thông có liên quan đến việc cung ứng dịch vụ;

(d) khả năng hiện diện của nhà cung cấp dịch vụ của Bên kia trên lãnh thổ của Bên này; và

(e) hoạt động cấp bảo lãnh hoặc các hình thức bảo lãnh tài chính khác để thỏa mãn điều kiện đối với việc cung ứng dịch vụ.

2. Ngoài các quy định trong khoản 1:

(a) các quy định của Điều 10.5 (Xâm nhập thị trường), Điều 10.8 (Quy định trong nước) và Điều 10.1 (Tính minh bạch) cũng sẽ được áp dụng đối với các biện pháp do một Bên ban hành hoặc duy trì có tác động đến việc cung cấp dịch vụ trong lãnh thổ của Bên này bằng hình thức đầu tư được bảo đảm 1; và

(b) các quy định trong Phụ lục 10-B (Dịch vụ phát chuyển nhanh) cũng sẽ được áp dụng đối với các biện pháp do một Bên ban hành hoặc duy trì có tác động đến việc cung cấp các dịch vụ phát chuyển nhanh, kể cả khi được thực hiện bằng hình thức đầu tư được bảo đảm

3. Chương này không áp dụng đối với:

(a) các dịch vụ tài chính quy định trong Điều 11.1 (Giải thích từ ngữ). Riêng các quy định tại khoản 2(a) sẽ được áp dụng nếu dịch vụ tài chính được cung cấp thông qua hoạt động đầu tư được bảo đảm nhưng không phải dưới hình thức đầu tư được bảo đảm vào một tổ chức tài chính như quy định tại Điều 11.1 (Giải thích từ ngữ) diễn ra trên lãnh thổ của Bên tham gia Hiệp định; 

(b) mua sắm chính phủ;

(c) các dịch vụ được cung cấp qua hoạt động thực hiện thẩm quyền quản lý nhà nước; hoặc

(d) các chế độ trợ cấp hoặc hỗ trợ của Bên tham gia Hiệp định, bao gồm các khoản vay, các khoản bảo đảm và bảo hiểm được chính phủ hỗ trợ.  

4. Chương này không ràng buộc Bên tham gia Hiệp định với bất kỳ nghĩa vụ nào liên quan đến việc người mang quốc tịch của Bên kia đang tìm tiếp cận thị trường việc làm hoặc đang được thuê làm việc dài hạn trên lãnh thổ của mình cũng như không trao quyền cho cá nhân đó đối với việc tiếp cận hoặc tìm được việc làm nói trên.

5. Chương này không áp dụng đối với các dịch vụ hàng không, cụ thể như các dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa và quốc tế, bất kể là có theo hay không theo lộ trình, hoặc các dịch vụ có liên quan phục vụ cho các dịch vụ hàng không, khác với các dịch vụ sau đây: 

(a) dịch vụ sửa chữa và bảo trì tàu bay mà trong thời gian đó tàu bay không được phép hoạt động, ngoại trừ dịch vụ bảo dưỡng ngoại trường;

(b) hoạt động bán và tiếp thị các dịch vụ vận tải hàng không; (c) dịch vụ hệ thống đặt giữ chỗ trên máy tính;

(d) dịch vụ hàng không đặc biệt;

(e) dịch vụ khai thác cảng hàng không; và

(f) các dịch vụ khai thác mặt đất.

6. Trong trường hợp phát sinh sự không thống nhất giữa Chương này với một hiệp định về dịch vụ hàng không song phương hoặc đa phương mà có từ hai Bên tham gia Hiệp định này là thành viên ký kết thì điều khoản thỏa thuận trong hiệp định đó sẽ được áp dụng trong việc xác định quyền lợi và nghĩa vụ của các Bên tham gia Hiệp định này là thành viên của hiệp định đó.  

7. Nếu có từ hai Bên tham gia Hiệp định này trở lên có nghĩa vụ tương tự như quy định trong Hiệp định này và hiệp định về dịch vụ hàng không song phương hoặc đa phương, các Bên đó chỉ có thể tiến hành các thủ tục giải quyết tranh chấp quy định trong Hiệp định này sau khi tất cả các thủ tục giải quyết tranh chấp theo quy định của hiệp định khác đó đã được thực hiện.

8. Trong trường hợp phần Phụ lục về các Dịch vụ Vận tải Hàng không của Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) được bổ sung, sửa đổi, các Bên phải cùng nhau rà soát lại các định nghĩa mới bổ sung, sửa đổi nhằm mục đích thống nhất phần định nghĩa trong Hiệp định này với các định nghĩa đó nếu thấy cần thiết.

Điều 10.3: Nguyên tắc đối xử quốc gia2

1. Mỗi Bên sẽ dành cho dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ của Bên kia cách đối xử không kém hơn cách đối xử mà Bên đó dành cho các dịch vụ và nhà đầu tư của mình trong những hoàn cảnh tương tự.

2. Nhằm giải thích rõ hơn, cách thức đối xử của Bên này áp dụng đối với Bên kia theo quy định tại khoản 1 trên phương diện cấp chính quyền khu vực có nghĩa là cách thức đối xử không kém hơn cách thức đối xử tối huệ quốc mà cấp chính quyền khu vực áp dụng cho nhà cung cấp dịch vụ của Bên nơi cấp chính quyền này đang hoạt động.

Điều 10.4: Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc

Mỗi Bên sẽ dành cho các dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của Bên kia cách thức đối xử không kém hơn cách thức đối xử mà Bên đó dành cho các dịch vụ và nhà đầu tư của bất kỳ Bên nào khác hoặc của Bên không tham gia Hiệp định trong những hoàn cảnh tương tự.

Điều 10.5: Xâm nhập thị trường

Ở cấp độ của một đơn vị quản lý hành chính vùng hoặc toàn lãnh thổ, không Bên tham gia Hiệp định nào được phép áp dụng hoặc duy trì các biện pháp như sau:

(a) các biện pháp áp đặt hạn mức đối với:

(i) số lượng nhà cung cấp dịch vụ, bất kể là dưới hình thức hạn ngạch bằng số, hàng hóa, dịch vụ độc quyền, nhà cung cấp dịch vụ độc quyền hoặc yêu cầu kiểm tra nhu cầu kinh tế;

(ii) tổng giá trị các giao dịch dịch vụ hoặc tổng giá trị tài sản dưới hình thức hạn ngạch bằng số hoặc yêu cầu kiểm tra nhu cầu kinh tế;

(iii) tổng số lượng các hoạt động dịch vụ hoặc tổng sản lượng dịch vụ được tính bằng đơn vị đo lường quy định dưới dạng hạn ngạch hoặc yêu cầu kiểm tra nhu cầu kinh tế;3hoặc 

(iv) tổng số cá nhân có thể được thuê làm việc trong lĩnh vực dịch vụ cụ thể hoặc tổng số người mà nhà cung cấp dịch vụ có thể thuê và tổng số người cần thiết và có liên quan trực tiếp đến việc cung cấp một loại hình dịch vụ cụ thể dưới dạng hạn ngạch bằng số hoặc yêu cầu kiểm tra nhu cầu kinh tế; hoặc 

(b) các biện pháp hạn chế hoặc yêu cầu đối với các hình thức pháp nhân cụ thể hoặc liên doanh mà nhờ các hình thức đó mà nhà cung cấp dịch vụ có thể cung cấp một loại hình dịch vụ.

Điều 10.6: Sự hiện diện tại địa phương

Không Bên tham gia Hiệp định nào được phép buộc nhà cung cấp dịch vụ của Bên kia phải thành lập hoặc duy trì văn phòng đại diện hoặc bất kỳ hình thức doanh nghiệp nào khác, hoặc buộc nhà cung cấp đó phải là cá nhân cư trú trong lãnh thổ của mình để xem đó như là điều kiện để cho phép cung cấp dịch vụ xuyên biên giới.

Điều 10.7: Biện pháp không tương thích

1. Điều 10.3 (Nguyên tắc đối xử quốc gia), Điều 10.4 (Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc), Điều 10.5 (Xâm nhập thị trường) và Điều 10.6 (Sự hiện diện tại địa phương) không áp dụng đối với:

(a) bất kỳ biện pháp không tương thích nào được duy trì bởi một Bên tham gia Hiệp định ở:

(i) cấp chính quyền trung ương theo quy định của Bên tham gia Hiệp định trong Biểu cam kết thuộc Phụ lục I;

(ii) cấp chính quyền khu vực theo quy định của Bên tham gia Hiệp định trong Biểu cam kết thuộc Phụ lục I; hoặc

(iii) cấp chính quyền địa phương;

(b) việc tiếp tục thực hiện hoặc gia hạn kịp thời bất kỳ biện pháp không tương thích nào quy định tại điểm (a); hoặc

(c) việc chỉnh sửa, bổ sung bất kỳ biện pháp không tương thích nào quy định tại điểm (a) nếu việc chỉnh sửa, bổ sung đó không làm giảm đi tính thích hợp của biện pháp đó với Điều 10.3 (Nguyên tắc đối xử quốc gia), Điều 10.4 (Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc), Điều 10.5 (Xâm nhập thị trường) hoặc Điều 10.6 (Sự hiện diện tại địa phương)4 so với thời điểm trước khi thực hiện việc chỉnh sửa, bổ sung đó.

2. Điều 10.3 (Nguyên tắc đối xử quốc gia), Điều 10.4 (Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc), Điều 10.5 (Xâm nhập thị trường) hoặc Điều 10.6 (Sự hiện diện tại địa phương) không áp dụng đối với các biện pháp mà một Bên tham gia Hiệp định ban hành hoặc duy trì liên quan đến các lĩnh vực, khía cạnh hoặc hoạt động theo quy định của Bên đó trong Biểu cam kết thuộc phần Phụ lục II.3. Nếu một Bên tham gia Hiệp định cho rằng một biện pháp nào đó không tương thích áp dụng bởi chính quyền cấp khu vực của Bên khác theo quy định tại điểm 1(a)(ii) sẽ gây cản trở nghiêm trọng đến việc cung cấp dịch vụ xuyên biên giới liên quan đến mình, Bên này có thể yêu cầu tiến hành bàn bạc, thảo luận các vấn đề liên quan đến biện pháp đó.  Các Bên tham gia Hiệp định phải tham gia bàn bạc, thảo luận với nhau nhằm trao đổi thông tin về việc thực hiện biện pháp đó và nhằm xem xét các bước tiến hành cần thiết và thích hợp sau đó.5

Điều 10.8: Quy định trong nước

1. Mỗi Bên tham gia Hiệp định phải đảm bảo rằng tất cả các biện pháp áp dụng chung mà gây ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ phải được quản lý một cách hợp lý, khách quan và không thiên vị.

2. Nhằm đảm bảo rằng các biện pháp liên quan đến các yêu cầu và thủ tục chuyên môn, các tiêu chuẩn kỹ thuật và tiêu chí cấp giấy phép sẽ không tạo ra những rào cản không cần thiết đối với hoạt động thương mại dịch vụ, nếu đã nhận thức được quyền của mình trong việc kiểm soát và ban hành các quy định mới đối với việc cung cấp các dịch vụ nhằm đáp ứng các chỉ tiêu chính sách, mỗi Bên tham gia Hiệp định phải cố gắng để đảm bảo rằng các biện pháp đó:

(a) được áp dụng dựa trên cơ sở các tiêu chí khách quan và minh bạch như năng lực và khả năng cung cấp dịch vụ đó; và

(b) được áp dụng trong trường hợp thực hiện các thủ tục cấp phép chứ không nhằm hạn chế việc cung cấp dịch vụ đó.

3. Để xác định việc tuân thủ của Bên tham gia Hiệp định với các nghĩa vụ quy định tại khoản 2, Bên đó phải chú trọng áp dụng các chuẩn mực quốc tế của các tổ chức quốc tế liên quan.6

4. Nếu một Bên tham gia Hiệp định có nhu cầu được cấp phép tham gia cung cấp dịch vụ, Bên đó phải bảo đảm rằng các cơ quan chức năng của mình:

(a) trong thời hạn thích hợp kể từ sau khi nộp hồ sơ xin cấp phép được xem là hồ sơ hoàn chỉnh theo quy định pháp luật của Bên đó, thông báo cho Bên xin phép đó về quyết định liên quan đến hồ sơ xin cấp phép của mình;

(b) nếu thấy thích hợp, lên kế hoạch rõ ràng về thời gian thụ lý hồ sơ;    

(c) nếu hồ sơ đó bị từ chối, nếu thấy thích hợp, thông báo cho Bên xin cấp phép lý do từ chối một cách gián tiếp hoặc khi có yêu cầu;

(d) trên cơ sở yêu cầu từ Bên xin cấp phép, cung cấp thông tin kịp thời liên quan đến tình trạng của hồ sơ xin cấp phép;

(e) nếu thấy thích hợp, tạo cơ hội cho Bên xin cấp phép được chỉnh sửa lỗi, khắc phục các thiếu sót phát sinh trong hồ sơ và tích cực hướng dẫn thông tin bổ sung cần thiết; và

(f) nếu thấy hợp lý, chấp nhận các bản sao hồ sơ đã được chứng thực theo quy định pháp luật của Bên đó thay cho hồ sơ gốc.    

5. Mỗi Bên phải bảo đảm rằng khoản phí xin cấp phép do các cơ quan chức năng của mình áp dụng phải hợp lý, minh bạch và không hạn chế hoạt động cung cấp dịch vụ liên quan.7

6. Trường hợp các yêu cầu cấp phép và năng lực chuyên môn có điều kiện là Bên xin cấp phép phải vượt qua kỳ thi kiểm tra, mỗi Bên tham gia Hiệp định phải cam kết:

(a) hai kỳ kiểm tra phải được tổ chức cách nhau một khoảng thời gian hợp lý; và 

(b) thời gian tổ chức phải phù hợp để khuyến khích cá nhân quan tâm nộp đơn dự thi.

7. Mỗi Bên tham gia Hiệp định phải chuẩn bị các thủ tục của mình để đánh giá năng lực của các nhà chuyên môn thuộc Bên kia.

8. Các khoản từ 1 đến 7 không áp dụng đối với các nội dung không tương thích của các biện pháp không tuân theo các quy định về nghĩa vụ theo quy định tại Điều 10.3 (Nguyên tắc đối xử quốc gia) hoặc Điều 10.5 (Xâm nhập thị trường) vì lý do bị điều chỉnh bởi một mục nào đó trong Biểu cam kết của một Bên tham gia Hiệp định thuộc phần Phụ lục I, hoặc không áp dụng đối với các biện pháp không tuân theo các quy định về nghĩa vụ theo quy định tại Điều 10.3 (Nguyên tắc đối xử quốc gia) hoặc Điều 10.5 (Xâm nhập thị trường) vì lý do bị điều chỉnh bởi một mục nào đó trong Biểu cam kết của một Bên tham gia Hiệp định thuộc phần Phụ lục II. 

9. Nếu các kết quả đạt được sau các buổi đàm phán liên quan đến khoản 4 của Điều VI trong Hiệp định GATS, hoặc các kết quả tương tự đạt được sau các buổi đàm phán tương tự được thực hiện trong các vòng đàm phán đa phương mà các Bên tham gia, bắt đầu có hiệu lực thực hiện, các Bên phải phối hợp đánh giá các kết quả này nhằm mục đích đưa chúng vào áp dụng nếu thấy phù hợp theo quy định tại Hiệp định này.

Điều 10.9: Điều khoản thừa nhận

1. Nhằm mục đích thỏa mãn (toàn bộ hay một phần) tiêu chuẩn hoặc tiêu chí của một Bên tham gia Hiệp định đối với việc cấp phép hoặc cấp giấy chứng nhận cho nhà cung cấp dịch vụ và căn cứ theo quy định tại khoản 4, Bên này có thể thừa nhận trình độ giáo dục, kinh nghiệm chuyên môn, các tiêu chí hợp chuẩn, các bằng cấp hoặc chứng chỉ do Bên khác cấp hoặc chứng nhận trong lãnh thổ của Bên đó hoặc của Bên không tham gia Hiệp định. Việc thừa nhận mà có thể đạt được thông qua sự hòa hợp trong cách thức thực hiện giữa các bên hoặc qua bất kỳ hình thức nào khác có thể căn cứ theo các thoả thuận hoặc giao ước với Bên hoặc Bên không tham gia Hiệp định liên quan, hoặc có thể được thực hiện theo hình thức tự thừa nhận.

2. Trong trường hợp một Bên tham gia Hiệp định thừa nhận (thông qua hình thức tự thừa nhận hoặc thừa nhận bằng thỏa thuận hoặc giao ước) trình độ giáo dục, kinh nghiệm chuyên môn, các tiêu chí hợp chuẩn, các bằng cấp hoặc chứng chỉ do Bên khác cấp hoặc chứng nhận trong lãnh thổ của Bên khác hoặc của Bên không tham gia Hiệp định, các quy định tại Điều 10.4 (Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc) sẽ không có quy định yêu cầu Bên tham gia Hiệp định phải thừa nhận trình độ giáo dục, kinh nghiệm chuyên môn, các tiêu chí hợp chuẩn, các bằng cấp hoặc chứng chỉ do bất kỳ Bên nào khác cấp hoặc chứng nhận trong lãnh thổ của Bên đó.  

3. Bên tham gia Hiệp định đồng thời là thành viên của các thỏa thuận hoặc giao kèo hiện tại hoặc trong tương lai theo quy định tại khoản 1 phải tạo cơ hội đủ để cho Bên kia đàm phán tham gia các thỏa thuận hoặc giao kèo đó khi có yêu cầu, hoặc đàm phán một thỏa thuận hoặc giao kèo khác tương đương. Trường hợp Bên tham gia Hiệp định tự chủ trong việc thực hiện thừa nhận, Bên đó phải tạo cơ hội đủ để cho Bên kia chứng minh rằng trình độ giáo dục, kinh nghiệm chuyên môn, các tiêu chí hợp chuẩn, các bằng cấp hoặc chứng chỉ do Bên khác cấp hoặc chứng nhận trong lãnh thổ của Bên mình là đủ cơ sở để được thừa nhận.

4. Bên tham gia Hiệp định sẽ không cấp thừa nhận cho Bên khác nếu như việc cấp thừa nhận đó có thể gây ra sự phân biệt đối xử giữa các Bên hoặc giữa Bên tham gia Hiệp định và Bên không tham gia Hiệp định đối với việc áp dụng các tiêu chuẩn hoặc tiêu chí của mình đối với việc cho phép, cấp phép hoặc cấp chứng nhận cho nhà cung cấp dịch vụ, hoặc đối với việc áp dụng các biện pháp hạn chế thương mại dịch vụ trá hình khác.

5. Căn cứ theo quy định tại phần Phụ lục 10-A (Dịch vụ chuyên môn), các Bên tham gia Hiệp định phải cố gắng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại dịch vụ chuyên môn thông qua các phương thức như thành lập Nhóm công tác về Dịch vụ chuyên môn.

Điều 10.10: Khước từ lợi ích

1. Bên tham gia Hiệp định được quyền khước từ lợi ích nêu trong Chương này dành cho nhà cung cấp dịch vụ của Bên kia nếu nhà cung cấp dịch vụ đó là một doanh nghiệp do cá nhân thuộc Bên không tham gia Hiệp định sở hữu hoặc kiểm soát, đồng thời Bên từ chối có quyền ban hành hoặc duy trì các biện pháp đối với Bên không tham gia Hiệp định mà nghiêm cấm các giao dịch với doanh nghiệp đó hoặc có thể bị vi phạm hoặc cản trở thực hiện nếu các lợi ích nêu trong Chương này được trao cho doanh nghiệp đó.

2. Bên tham gia Hiệp định được quyền khước từ lợi ích nêu trong Chương này dành cho nhà cung cấp dịch vụ của Bên kia nếu nhà cung cấp dịch vụ đó là một doanh nghiệp thuộc sở hữu hoặc quyền kiểm soát của cá nhân của một Bên không tham gia Hiệp định hoặc cá nhân của Bên từ chối lợi ích mà không có bất kỳ hoạt động kinh doanh quan trọng trong lãnh thổ của Bên không phải Bên từ chối lợi ích đó.

Điều 10.11: Tính minh bạch

1. Mỗi Bên tham gia Hiệp định phải duy trì hoặc thiết lập các cơ chế phù hợp để đáp ứng các đòi hỏi từ các cá nhân có lợi ích liên quan về các quy định đối với đối tượng áp dụng trong Chương này.8 

2. Trường hợp Bên tham gia Hiệp định không thông báo trước và tạo cơ hội cho việc đóng góp ý kiến theo quy định tại Điều 26.2.2 (Công khai) về các quy định liên quan đến đối tượng áp dụng trong Chương này, trong phạm vi có thể của mình, Bên này phải cho biết hoặc thông báo lý do bằng văn bản để giải thích tại sao không thực hiện việc nêu trên.     

3. Trong phạm vi có thể của mình, mỗi Bên tham gia Hiệp định phải quy định thời gian hợp lý giữa hoạt động công khai các quy định cuối cùng và thời điểm các quy định này có hiệu lực thực hiện.

Điều 10.12: Hoạt động thanh toán và chuyển giao9

1. Mỗi Bên tham gia Hiệp định cho phép các hoạt động chuyển giao và thanh toán liên quan đến việc cung cấp các dịch vụ xuyên biên giới được thực hiện một cách tự do và kịp thời trong và ngoài lãnh thổ của mình.

2. Mỗi Bên tham gia Hiệp định cho phép các hoạt động chuyển giao và thanh toán liên quan đến việc cung cấp các dịch vụ xuyên biên giới được thực hiện một cách tự do bằng đơn vị tiền tệ được phép lưu thông tự do theo tỷ giá hối đoái xác định tại thời điểm chuyển giao.

3. Đồng thời với việc tuân thủ theo các quy định tại khoản 1 và 2, Bên tham gia Hiệp định có quyền ngăn chặn hoặc đình chỉ hoạt động chuyển giao hoặc thanh toán thông qua việc áp dụng các quy định pháp luật 10một cách công bằng, không phân biệt đối xử và chân thành liên quan đến:

(a) phá sản, vỡ nợ hoặc các biện pháp bảo vệ các quyền lợi của bên cấp tín dụng;

(b) hoạt động phát hành hoặc kinh doanh các loại chứng khoán, hợp đồng tương lai, quyền chọn hoặc phái sinh;

(c) báo cáo tài chính hoặc hạch toán các hoạt động chuyển giao khi cần thiết để hỗ trợ cho việc thực thi pháp luật hoặc trợ giúp các cơ quan quản lý tài chính; 

(d) các hành vi vi phạm hình sự; hoặc

(e) bảo đảm tuân thủ theo các quyết định hoặc phán quyết qua việc thực hiện các thủ tục tố tụng tư pháp hoặc hành chính.

Điều 10.13: Các vấn đề khác

Các Bên tham gia Hiệp định thừa nhận vai trò quan trọng của các dịch vụ hàng không trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động mở rộng giao thương và kích thích tăng trưởng kinh tế. Mỗi Bên tham gia Hiệp định có thể xem xét hợp tác với các Bên khác thông qua các buổi đàm phán thích hợp đối với vấn đề tự do hóa các dịch vụ hàng không, chẳng hạn như thông qua các thỏa thuận cho phép các đơn vị vận tải hàng không được quyền tự do quyết định lộ trình và tần suất hoạt động.

 

1 Nhằm giải thích rõ hơn, các quy định trong Chương này, kể cả các phần Phụ lục 10-A (Dịch vụ chuyên nghiệp), 10-B (Dịch vụ phát chuyển nhanh) và 10-C (Biện pháp không tương thích theo cơ chế bánh cóc) không phụ thuộc vào quy định về giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và quốc gia thành viên Hiệp định theo quy định tại Mục B của Chương 9 (Đầu tư). 

2   Nhằm giải thích rõ hơn, bất kể là cách thức đối xử được áp dụng trong “hoàn cảnh tương tự” theo quy định của Điều 10.3 (Nguyên tắc đối xử quốc gia) hay theo quy định của Điều 10.4 (Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc) thì cũng phụ thuộc vào sự tổng hòa của các hoàn cảnh, trong đó bất chấp cách thức đối xử hợp lý được áp dụng khác nhau giữa các dịch vụ hoặc nhà cung cấp dịch vụ trên cơ sở các mục tiêu phúc lợi công cộng hợp pháp.

3   Điểm (a)(iii) không quy định các biện pháp của Bên tham gia Hiệp định mà có thể giới hạn nguồn đầu tư vào việc cung cấp các loại dịch vụ này.

4   Đối với trường hợp của Việt Nam, phần Phụ lục 10-C sẽ được áp dụng.

5      Nhằm giải thích rõ hơn, Bên tham gia Hiệp định có thể yêu cầu tiến hành bàn bạc, thảo luận với Bên khác liên quan đến các biện pháp không tương thích được cấp chính quyền trung ương áp dụng theo đúng quy định tại điểm 1(a)(i).

6   “Các tổ chức quốc tế liên quan” là các cơ quan quốc tế mà các cơ quan liên quan của tất cả các Bên tham gia Hiệp định đều được phép đăng ký tham gia làm thành viên.

7  Tại khoản này, các khoản phí xin cấp phép không bao gồm các khoản phí đối với hoạt động sử dụng tài nguyên thiên nhiên, các khoản chi trả khi tham gia đấu giá, dự thầu hoặc các hình thức cấp ưu đãi không phân biệt đối xử hoặc các khoản đóng góp được cho phép đối với hoạt động cung cấp dịch vụ trên toàn cầu.

8  Việc thực hiện nghĩa vụ duy trì hoặc thiết lập các cơ chế phù hợp cần phải chú ý đến các hạn chế về nguồn lực và ngân sách của các cơ quan quản lý hành chính có quy mô nhỏ.

9   Nhằm giải thích rõ hơn, các qui định tại Điều này không bị chi phối bởi các quy định trong phần Phụ lục 9-E (Chuyển giao).

10  Nhằm giải thích rõ hơn, các quy định trong Điều này không ngăn cản việc áp dụng các quy định pháp luật của một Bên tham gia Hiệp định đối với các chính sách an sinh xã hội, hưu trí hoặc tiết kiệm bắt buộc một cách công bằng, không phân biệt đối xử và chân thực.

CHƯƠNG 11

DỊCH VỤ TÀI CHÍNH

Điều 11.1: Giải thích từ ngữ

Trong Chương này, các thuật ngữ được hiểu như sau:

nhà cung cấp dịch vụ tài chính xuyên biên giới của Bên tham gia Hiệp định là người thuộc Bên tham gia Hiệp định tham gia hoạt động cung cấp một loại hình dịch vụ tài chính của Bên đó và cố gắng hoặc đang cung cấp một loại hình dịch vụ tài chính nào đó thông qua hoạt động cung cấp loại hình dịch vụ đó xuyên biên giới;

thương mại dịch vụ tài chính xuyên biên giới hoặc cung cấp dịch vụ tài chính xuyên biên giới là hoạt động cung cấp một loại hình dịch vụ tài chính nào đó:

(a) từ lãnh thổ của Bên tham gia Hiệp định sang lãnh thổ của Bên khác;

(b) trong lãnh thổ của Bên tham gia Hiệp định cho người thuộc Bên khác; hoặc

(c) được thực hiện bởi công dân của một Bên tham gia Hiệp định đang hoạt động trên lãnh thổ của Bên khác,

nhưng không bao gồm hoạt động cung cấp một loại hình dịch vụ tài chính trên lãnh thổ của Bên tham gia Hiệp định dưới hình thức thực hiện các dự án đầu tư trên lãnh thổ đó;

cơ quan tài chính là bất kỳ định chế tài chính trung gian hoặc một doanh nghiệp nào đó được phép thực hiện hoạt động kinh doanh và bị kiểm soát và giám sát theo quy định pháp luật của Bên mà tổ chức hoặc doanh nghiệp này có trụ sở đặt trên lãnh thổ của Bên đó;

cơ quan tài chính của Bên kia là một định chế tài chính, kể cả chi nhánh, hiện diện trên lãnh thổ của Bên tham gia Hiệp định và được kiểm soát bởi các người thuộc Bên kia; 

dịch vụ tài chính là bất kỳ loại hình dịch vụ nào mang tính chất tài chính.  Các dịch vụ tài chính bao gồm toàn bộ các dịch vụ bảo hiểm và các dịch vụ liên quan đến bảo hiểm cũng như toàn bộ các dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác (ngoài bảo hiểm) phục vụ cho một loại hình dịch vụ mang tính chất tài chính.   Dịch vụ tài chính bao gồm các hoạt động như sau:

Các dịch vụ bảo hiểm và các dịch vụ liên quan đến bảo hiểm

(a) bảo hiểm trực tiếp (bao gồm hoạt động đồng bảo hiểm):

(i) nhân thọ;

(ii) phi nhân thọ;

(b) tái bảo hiểm và nhượng tái bảo hiểm;

(c) nghiệp vụ trung gian bảo hiểm như môi giới và đại lý; và

(d) các dịch vụ phục vụ cho hoạt động bảo hiểm như tư vấn, xác định phí bảo hiểm, đánh giá rủi ro và các dịch vụ giải quyết quyền lợi bảo hiểm;các dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác (ngoài bảo hiểm)

(e) nghiệp vụ thu các khoản chi phí bảo hiểm trả trước và các khoản phải hoàn trả lại từ người dân;

(f) nghiệp vụ cho vay tiêu dùng tín chấp, cho vay thế chấp, bao thanh toán và tài trợ giao dịch thương mại;    

(g) nghiệp vụ cho thuê tài chính;

(h) tất cả các dịch vụ thanh toán và chuyển tiền thông qua thẻ tín dụng, thẻ thanh toán và thẻ ghi nợ, séc du lịch và hối phiếu ngân hàng;

(i) các nghiệp vụ bảo lãnh và nghiệp vụ cam kết;

(j) nghiệp vụ tự doanh hoặc nghiệp vụ đại diện cho khách hàng kinh doanh trên sàn giao dịch, thị trường giao dịch qua quầy (OTC) hoặc hình thức khác đối với:

(i) các công cụ thị trường tiền tệ (bao gồm séc, hối phiếu, chứng chỉ tiền gửi);

(ii) ngoại hối;

(iii) các sản phẩm phái sinh bao gồm các hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn;

(iv) các công cụ tỷ giá hối đoái và lãi suất, bao gồm các sản phẩm như hợp đồng hoán đổi, hợp đồng tỷ giá kỳ hạn;

(v) chứng khoán có thể chuyển đổi; và

(vi) các công cụ chuyển nhượng và các loại tài sản tài chính có thể chuyển nhượng, kể cả các loại kim khí quý;

(k) nghiệp vụ tham gia phát hành các loại chứng khoán như nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán và nghiệp vụ đại lý phát hành (kể cả phát hành ra công chúng hoặc phát hành riêng lẻ) cùng với nghiệp vụ cung cấp các dịch vụ liên quan đến phát hành chứng khoán;  

(l) nghiệp vụ môi giới vay tiền;

(m) nghiệp vụ quản lý tài sản như quản lý tiền mặt hoặc quản lý danh mục đầu tư, các hình thức quản lý quỹ đầu tư tập thể, quản lý quỹ trợ cấp hưu trí, các dịch vụ giữ hộ, lưu ký và ủy thác;

(n) các dịch vụ bù trừ và thanh toán các tài sản tài chính bao gồm các loại chứng khoán, các sản phẩm phái sinh và các công cụ chuyển nhượng khác;

(o) nghiệp vụ cung cấp, bàn giao thông tin tài chính và xử lý dữ liệu tài chính và các phần mềm liên quan từ nhà cung cấp các dịch vụ tài chính; và 

(p) các dịch vụ tư vấn tài chính, trung gian tài chính và dịch vụ khác phục vụ cho các hoạt động liệt kê trong điểm (e) đến điểm (o), bao gồm nghiệp vụ tham khảo và phân tích tín dụng, nghiên cứu và tư vấn đầu tư và danh mục đầu tư, tư vấn các hoạt động mua lại doanh nghiệp, tái cơ cấu doanh nghiệp và tư vấn chiến lược cho doanh nghiệp;  

nhà cung cấp dịch vụ tài chính của Bên tham gia Hiệp định là người thuộc Bên tham gia Hiệp định tham gia vào hoạt động cung cấp dịch vụ tài chính trong phạm vi lãnh thổ của Bên đó;

khoản đầu tư tương tự như định nghĩa về “hoạt động/dự án đầu tư” trong Điều 9.1 (Giải thích từ ngữ), đối với “vốn vay” và “công cụ nợ” được định nghĩa trong Điều này, thuật ngữ này sẽ có các trường hợp ngoại lệ như sau:

(a) khoản vốn vay hoặc công cụ nợ được cấp bởi một cơ quan tài chính nào đó sẽ chỉ được xem như là khoản đầu tư nếu các khoản này được hạch toán vào vốn pháp định của Bên nơi đặt trụ sở của cơ quan tài chính đó; và 

(b) khoản vốn vay được cấp hoặc công cụ nợ được sở hữu bởi một cơ quan tài chính và không phải là một khoản vay cấp cho hoặc công cụ nợ phát hành bởi một cơ quan tài chính theo điểm (a) sẽ không được xem như một khoản đầu tư;  

nhằm giải thích rõ hơn, khoản vốn vay được cấp hoặc công cụ nợ được sở hữu bởi một nhà cung cấp dịch vụ tài chính xuyên biên giới và không phải là khoản vốn vay cho hoặc công cụ nợ được phát hành bởi một cơ quan tài chính sẽ không được xem là một khoản đầu tư theo quy định tại Chương 9 (Đầu tư), đối với trường hợp nếu khoản vay hoặc công cụ nợ đó thỏa mãn các tiêu chí của hoạt động/dự án đầu tư theo định nghĩa trong Điều 9.1 (Giải thích từ ngữ); 

Nhà đầu tư của Bên tham gia Hiệp định là Bên tham gia Hiệp định hoặc người thuộc Bên tham gia Hiệp định đang cố gắng để được đầu tư 1, hoặc đang hoặc đã thực hiện đầu tư trong lãnh thổ của Bên kia;

dịch vụ tài chính mới là một loại hình dịch vụ tài chính không được cung cấp trên lãnh thổ của Bên tham gia Hiệp định nhưng lại được cung cấp trong phạm vi lãnh thổ của Bên khác, đồng thời bao gồm bất kỳ hình thức thực hiện dịch vụ tài chính hoặc kinh doanh sản phẩm tài chính mà không được kinh doanh trên lãnh thổ của Bên đó;

người của Bên tham gia Hiệp định có cùng định nghĩa như cụm từ “người của Bên tham gia Hiệp định” xác định tại Điều 1.3 (Định nghĩa chung). Nhằm giải thích rõ hơn, định nghĩa này không bao gồm chi nhánh của doanh nghiệp thuộc Bên không tham gia Hiệp định;

thực thể công cộng là ngân hàng trung ương hoặc cơ quan quản lý tiền tệ của Bên tham gia Hiệp định hoặc tổ chức tài chính do Bên tham gia Hiệp định sở hữu hoặc kiểm soát; và

tổ chức tự điều hành là các tổ chức không thuộc chính phủ, bao gồm sàn giao dịch hoặc thị trường giao dịch chứng khoán hoặc các giao dịch tương lai, cơ quan thanh toán bù trừ, tổ chức hoặc hiệp hội khác thực hiện quyền điều hành và giám sát đối với các nhà cung cấp dịch vụ tài chính hoặc các tổ chức tài chính thông qua quy chế hoặc phân cấp từ chính quyền cấp trung ương hoặc khu vực.    

Điều 11.2: Phạm vi áp dụng

1. Chương này áp dụng đối với các biện pháp do một Bên tham gia Hiệp định ban hành hoặc duy trì liên quan đến:

(a) các tổ chức tài chính của Bên khác;

(b) nhà đầu tư của Bên khác và các dự án đầu tư của nhà đầu tư thuộc các tổ chức tài chính hoạt động trên lãnh thổ của Bên đó; và

(c) thương mại dịch vụ tài chính xuyên biên giới.

2. Các quy định của Chương 9 (Đầu tư) và Chương 10 (Thương mại dịch vụ xuyên biên giới) chỉ được áp dụng đối với các biện pháp nêu tại khoản 1 nếu các Chương này hoặc các Điều của những Chương này được đề cập đến trong Chương này.

(a) các quy định tại Điều 9.6 (Chuẩn mực đối xử tối thiểu), Điều 9.7 (Nguyên tắc đối xử trong trường hợp phát sinh các vụ xung đột vũ trang hoặc xung đột dân sự), Điều 9.8 (Thu hồi và bồi thường), Điều 9.9 (Chuyển nhượng), Điều 9.13 (Các thủ tục riêng và yêu cầu về thông tin), Điều 9.14 (Khước từ lợi ích), Điều 9.15 (Các mục tiêu quản lý đầu tư, môi trường, y tế và các mục tiêu khác) và Điều 10.10 (Khước từ lợi ích) được lồng ghép vào và tạo thành một bộ phận của Chương này.

(b) Các quy định tại Mục B của Chương 9 (Đầu tư) được lồng ghép vào và tạo thành một bộ phận của Chương này2chỉ áp dụng trong trường hợp các vụ kiện cáo buộc Bên tham gia Hiệp định đã vi phạm Điều 9.6 (Chuẩn mực đối xử tối thiểu)3, Điều 9.7 (Nguyên tắc đối xử trong trường hợp phát sinh các vụ xung đột vũ trang hoặc xung đột dân sự), Điều 9.8 (Thu hồi và bồi thường), Điều 9.9 (Chuyển nhượng), Điều 9.13 (Các thủ tục riêng và yêu cầu về thông tin) và Điều 9.14 (Khước từ lợi ích) được lồng ghép vào Chương này theo quy định tại điểm (a)4

(c) Điều 10.12 (Hoạt động thanh toán và chuyển giao) được lồng ghép vào và tạo thành một bộ phận của Chương này nếu hoạt động thương mại dịch vụ tài chính tuân thủ theo các nghĩa vụ quy định tại Điều 11.6 (Thương mại xuyên biên giới).

3. Chương này không áp dụng đối với các biện pháp do một Bên tham gia Hiệp định ban hành hoặc duy trì liên quan đến:

(a) các hoạt động hoặc dịch vụ tạo thành một bộ phận của kế hoạch trợ cấp hưu trí công cộng hoặc chế độ an sinh xã hội bắt buộc theo quy định pháp luật; hoặc  

(b) các hoạt động hoặc dịch vụ được triển khai, quản lý thay mặt cho hoặc được bảo lãnh bởi hoặc sử dụng các nguồn lực tài chính bao gồm các thực thể công cộng của Bên đó, nhưng Chương này sẽ được áp dụng nếu Bên tham gia Hiệp định cho phép bất kỳ hoạt động hoặc dịch vụ nào quy định tại điểm (a) hoặc (b) được thực hiện và điều hành bởi các tổ chức tài chính đang cạnh tranh với một thực thể công cộng hoặc một tổ chức tài chính nào đó.    

4. Chương này không áp dụng đối với hoạt động mua sắm các dịch vụ tài chính của chính phủ.

5. Chương này không áp dụng đối với các chính sách trợ cấp hoặc hỗ trợ liên quan đến hoạt động cung ứng dịch vụ tài chính xuyên biên giới, bao gồm các khoản vay, bảo đảm và bảo hiểm do chính phủ hỗ trợ.

Điều 11.3: Nguyên tắc đối xử quốc gia5

1. Mỗi Bên phải dành cho nhà đầu tư của Bên kia cách thức đối xử không kém thuận lợi hơn cách thức đối xử dành cho nhà đầu tư của nước mình trong những hoàn cảnh tương tự đối với việc thành lập, mua lại, mở rộng, điều hành, triển khai, vận hành, kinh doanh hoặc các hình thức chuyển nhượng dự án đầu tư khác trong lãnh thổ của Bên đó.

2. Mỗi Bên phải dành cho các tổ chức tài chính của Bên kia, các khoản đầu tư của nhà đầu tư của Bên kia vào các tổ chức tài chính cách thức đối xử không kém hơn cách thức đối xử mà Bên này dành cho các tổ chức tài chính của mình, các khoản đầu tư của chính nhà đầu tư đó vào các tổ chức tài chính trong những hoàn cảnh tương tự liên quan đến việc thành lập, mua lại, mở rộng, điều hành, triển khai, vận hành, kinh doanh hoặc các hoạt động chuyển nhượng khác đối với các tổ chức tài chính và các khoản đầu tư.    

3. Nhằm giải thích rõ hơn, các cách thức đối xử của Bên này đồng ý áp dụng cho Bên kia theo khoản 1 và 2, xét ở cấp quản lý nhà nước khu vực, có nghĩa là các cách thức đối xử không kém hơn cách thức đối xử tối huệ được áp dụng trong các hoàn cảnh tương tự bởi cấp quản lý nhà nước khu vực đó đối với nhà đầu tư, tổ chức tài chính và các khoản đầu tư của nhà đầu tư vào các tổ chức tài chính của Bên mà cấp quản lý đó trực thuộc.

4. Theo quy định về nghĩa vụ đối xử quốc gia nêu tại Điều 11.6.1 (Thương mại xuyên biên giới), Bên tham gia Hiệp định phải dành cho nhà cung cấp dịch vụ tài chính xuyên biên giới của Bên kia cách thức đối xử không kém hơn cách thức đối xử mà Bên này dành cho nhà cung cấp dịch vụ tài chính của mình trong hoàn cảnh tương tự đối với hoạt động cung cấp dịch vụ liên quan.

Điều 11.4: Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc

1. Mỗi Bên phải dành cho:

(a) nhà đầu tư của Bên kia cách thức đối xử không kém hơn cách thức đối xử mà mình dành cho các nhà đầu tư của Bên kia hoặc nhà đầu tư của Bên không tham gia Hiệp định trong các hoàn cảnh tương tự;

(b) các cơ quan tài chính của Bên kia cách thức đối xử không kém hơn cách thức đối xử mà mình dành cho các tổ chức tài chính của Bên kia hoặc của Bên không tham gia Hiệp định trong các hoàn cảnh tương tự;

(c) các khoản đầu tư của nhà đầu tư thuộc Bên kia vào các cơ quan tài chính cách thức đối xử không kém hơn cách thức đối xử mà mình dành cho các khoản đầu tư của nhà đầu tư thuộc Bên kia hoặc thuộc Bên không tham gia Hiệp định vào các tổ chức tài chính trong các hoàn cảnh tương tự; và

(d) các nhà cung cấp dịch vụ tài chính xuyên biên giới của Bên kia cách thức đối xử không kém hơn cách thức đối xử mà mình dành cho các nhà cung cấp dịch vụ tài chính xuyên biên giới của Bên kia hoặc của Bên không tham gia Hiệp định trong các hoàn cảnh tương tự.

2. Nhằm giải thích rõ hơn, phương thức đối xử quy định tại khoản 1 không bao gồm các quy trình hoặc cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế, cụ thể như các quy trình hay cơ chế nêu tại Điều 11.2.2(b) (Phạm vi áp dụng).

Điều 11.5: Xâm nhập thị trường của các tổ chức tài chính

Đối với các cơ quan tài chính của Bên kia hoặc các nhà đầu tư của Bên kia là Bên đang cố gắng thành lập các tổ chức tài chính này trên cơ sở của đơn vị hành chính cấp khu vực hoặc của toàn bộ lãnh thổ của mình, không Bên nào được phép ban hành hoặc duy trì các biện pháp mà:

(a) áp đặt hạn mức đối với:

(i) số lượng các tổ chức tài chính bất kể là dưới hình thức hạn ngạch bằng số, hàng hóa, dịch vụ độc quyền, nhà cung cấp dịch vụ độc quyền hoặc yêu cầu kiểm tra nhu cầu kinh tế;

(ii) tổng giá trị các giao dịch dịch vụ tài chính hoặc tổng giá trị tài sản dưới hình thức hạn ngạch bằng số hoặc yêu cầu kiểm tra nhu cầu kinh tế;

(iii) tổng số lượng các hoạt động dịch vụ tài chính hoặc tổng sản lượng dịch vụ được tính bằng đơn vị đo lường quy định dưới dạng hạn ngạch hoặc yêu cầu kiểm tra nhu cầu kinh tế;6hoặc

(iv) tổng số người có thể được thuê làm việc trong lĩnh vực dịch vụ tài chính cụ thể hoặc tổng số người mà tổ chức tài chính có thể thuê và tổng số người cần thiết và có liên quan trực tiếp đến việc cung cấp một loại hình dịch vụ tài chính cụ thể nào đó dưới dạng hạn ngạch bằng số hoặc yêu cầu kiểm tra nhu cầu kinh tế; hoặc

(b) các biện pháp hạn chế hoặc yêu cầu đối với các hình thức pháp nhân cụ thể hoặc liên doanh mà nhờ các hình thức đó mà một tổ chức hành chính có thể cung cấp một loại hình dịch vụ nào đó.

Điều 11.6: Thương mại xuyên biên giới

1. Theo các điều khoản quy định cách thức đối xử quốc gia, mỗi Bên tham gia Hiệp định phải cho phép các nhà cung cấp dịch vụ của Bên kia được phép cung cấp các dịch vụ tài chính nêu tại Phụ lục 11-A (Thương mại xuyên biên giới).  

2. Mỗi Bên phải cho phép các người hoạt động trên lãnh thổ và các công dân của mình bất kể là đang hoạt động tại nơi nào được quyền thu mua các dịch vụ từ những nhà cung cấp dịch vụ tài chính xuyên biên giới của Bên kia đang hoạt động trên lãnh thổ của một Bên tham gia Hiệp định mà không phải là Bên cấp phép. Nghĩa vụ này không đề ra yêu cầu buộc Bên tham gia Hiệp định phải cho phép những nhà cung cấp đó được hoạt động kinh doanh hoặc chào bán dịch vụ trên lãnh thổ của mình. Bên tham gia Hiệp định có thể xác định “hoạt động kinh doanh" và “mời chào dịch vụ” căn cứ theo quy định về nghĩa vụ nêu trên là bao gồm những công việc gì miễn sao các định nghĩa này không trái với quy định trong khoản 1.

3. Để không gây phương hại đến các phương thức điều hành hoạt động thương mại dịch vụ tài chính một cách an toàn, Bên tham gia Hiệp định có thể yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ tài chính xuyên biên giới thuộc Bên kia và các công cụ tài chính phải thực hiện thủ tục đăng ký hoặc xin phép hoạt động.  

Điều 11.7: Dịch vụ tài chính mới7

Mỗi Bên tham gia Hiệp định phải cho phép tổ chức tài chính của Bên kia được quyền cung cấp một loại hình dịch vụ tài chính mới mà Bên đó cho phép các tổ chức tài chính của mình được phép cung cấp trong hoàn cảnh tương tự mà không phải ban hành thêm quy định pháp luật mới hoặc sửa đổi quy định pháp luật hiện hành.8  

Đồng thời với việc tuân thủ theo các quy định tại Điều 11.5(b) (Xâm nhập thị trường đối với các tổ chức tài chính), Bên tham gia Hiệp định có quyền xác định hình thức tổ chức và hình thức pháp lý của hoạt động cung cấp dịch vụ tài chính mới cũng như yêu cầu được cấp phép cung cấp loại hình dịch vụ này. Nếu Bên tham gia Hiệp định yêu cầu tổ chức tài chính phải thực hiện thủ tục xin cấp phép cho hoạt động cung cấp một loại hình dịch vụ mới, Bên đó phải quyết định xem liệu có nên chấp thuận hoặc từ chối cấp giấy phép hoạt động dịch vụ trong thời hạn hợp lý chỉ căn cứ vào lý do đảm bảo tính an toàn của mình hay không. 

Điều 11.8: Xử lý thông tin

Chương này không có quy định yêu cầu Bên tham gia Hiệp định phải cung cấp hoặc cho phép truy cập:

(a) thông tin liên quan đến các hoạt động tài chính và các tài khoản tài chính của các khách hàng người của các tổ chức tài chính hoặc nhà cung cấp dịch vụ tài chính xuyên biên giới; hoặc

(b) bất kỳ thông tin bí mật nào mà việc tiết lộ những thông tin dạng này sẽ cản trở hoạt động thực thi pháp luật hoặc đi ngược lại với lợi ích của công chúng hoặc gây phương hại lợi ích thương mại của các doanh nghiệp cụ thể.

Điều 11.9: Ban Quản lý đầu tư cao cấp và các Ban Giám đốc

1. Không Bên nào được phép yêu cầu buộc các tổ chức tài chính của Bên kia phải tuyển dụng các người mang quốc tịch của nước nào đó để đảm nhận các vị trí quản lý cao cấp hoặc các vị trí cần thiết trong đội ngũ nhân sự.  

2. Không Bên nào được phép yêu cầu công dân của Bên đó, người cư ngụ trong phạm vi lãnh thổ của Bên đó hoặc kết hợp cả hai đối tượng này chiếm nhiều hơn thành phần thành viên thiểu số trong Ban giám đốc của tổ chức tài chính thuộc Bên kia.  

Điều 11.10: Các biện pháp không tương thích

1. Các quy định của Điều 11.3 (Nguyên tắc đối xử quốc gia), Điều 11.6 (Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc) và Điều 11.9 (Ban quản lý cao cấp và Ban Giám đốc) sẽ không áp dụng đối với:

(a) bất kỳ biện pháp không tương thích hiện hành nào được Bên tham gia Hiệp định duy trì ở:

(i) cấp chính quyền trung ương do Bên đó quy định trong Mục A của Biểu cam kết thuộc Phụ lục III;

(ii) cấp chính quyền khu vực theo quy định của Bên đó tại Mục A trong Biểu cam kết thuộc Phụ lục III; hoặc

(iii) cấp chính quyền địa phương;

(b) việc tiếp tục hoặc gia hạn kịp thời bất kỳ biện pháp không tương thích nào nêu trong điểm (a); hoặc

(c) việc bổ sung, sửa đổi các biện pháp không tương thích nêu tại điểm (a) nếu việc bổ sung, sửa đổi này không làm giảm tính tương thích của biện pháp đó so với lúc biện pháp này được quy định:9

(i) tại Điều 11.3 (Nguyên tắc đối xử quốc gia), Điều 11.4 (Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc), Điều 11.5 (Xâm nhập thị trường đối với các tổ chức tài chính) hoặc Điều 11.9 (Ban Quản lý đầu tư cao cấp và các Ban Giám đốc) ngay trước khi thực hiện việc bổ sung, sửa đổi này; hoặc

(ii) tại Điều 11.6 (Thương mại xuyên biên giới) vào ngày Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực đối với Bên áp dụng biện pháp không tương thích này.

2. Điều 11.3 (Nguyên tắc đối xử quốc gia), Điều 11.4 (Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc), Điều 11.5 (Xâm nhập thị trường đối với các tổ chức tài chính), Điều 11.6 (Thương mại xuyên biên giới) và Điều 11.9 (Ban quản lý cao cấp và Ban Giám đốc) không áp dụng đối với bất kỳ biện pháp nào mà Bên tham gia Hiệp định ban hành áp dụng hoặc duy trì đối với các lĩnh vực, hạng mục hoặc hoạt động theo quy định của Bên đó trong Mục B của Biểu cam kết tại Phụ lục III.

3. Biện pháp không tương thích được xác định tại Biểu cam kết của Bên tham gia Hiệp định tại Phụ lục I hoặc II là biện pháp không bị điều chỉnh tại Điều 9.4 (Nguyên tắc đối xử quốc gia), Điều 9.5 (Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc), Điều 9.11 (Ban quản lý cao cấp và Ban Giám đốc), Điều 10.3 (Nguyên tắc đối xử quốc gia) hoặc Điều 10.4 (Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc) sẽ được xem như là biện pháp không tương thích không bị điều chỉnh tại Điều 11.3 (Nguyên tắc đối xử quốc gia), Điều 11.4 (Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc) hoặc Điều 11.9 (Ban quản lý cao cấp và Ban Giám đốc), tùy theo từng trường hợp, nếu các biện pháp này, lĩnh vực, hạng mục hoặc nội dung hoạt động nêu trong từng mục được quy định trong Chương này.

4. (a) Điều 11.3 (Nguyên tắc đối xử quốc gia) sẽ không có hiệu lực áp dụng đối với các biện pháp thuộc diện miễn trừ thực hiện các nghĩa vụ quy định tại:

(i) Điều 18.8 (Nguyên tắc đối xử quốc gia); hoặc

(ii) Điều 3 của Hiệp định TRIPS đối với trường hợp miễn trừ liên quan đến các vấn đề không được đề cập đến trong Chương 18 (Sở hữu trí tuệ).

(b) Điều 11.4 (Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc) sẽ không có hiệu lực áp dụng đối với các biện pháp thuộc phạm vi quy định của Điều 5 trong Hiệp định TRIPS hoặc thuộc diện miễn trừ thực hiện các nghĩa vụ quy định tại:

(i) Điều 18.8 (Nguyên tắc đối xử quốc gia); hoặc

(ii) Điều 4 của Hiệp định TRIPS.

Điều 11.11: Trường hợp ngoại lệ

1. Nếu như không được quy định tại các điều khoản khác của Chương này và Hiệp định này trừ Chương 2 (Nguyên tắc đối xử quốc gia và xâm nhập thị trường đối với hàng hóa), Chương 3 (Nguyên tắc xuất xứ và thủ tục về xuất xứ), Chương 4 (Hàng dệt may), Chương 5 (Quản lý hải quan và tạo thuận lợi trong thương mại), Chương 6 (Biện pháp phòng vệ thương mại), Chương 7 (Biện pháp kiểm dịch) và Chương 8 (Rào cản kỹ thuật thương mại), Bên tham gia Hiệp định sẽ không bị ngăn cản việc ban hành hoặc duy trì các biện pháp vì lý do đảm bảo an toàn,10, 11kể cả vì mục đích bảo vệ nhà đầu tư, người gửi tiền, người nắm giữ hợp đồng bảo hiểm hoặc người mà tổ chức tài chính hoặc nhà cung cấp dịch vụ tài chính xuyên biên giới đang làm đại diện ủy quyền, hoặc không bị cản trở việc ban hành hoặc duy trì các biện pháp để bảo đảm sự toàn vẹn và ổn định của hệ thống tài chính. Nếu những biện pháp này không phù hợp với các điều khoản của Hiệp định này áp dụng cho trường hợp ngoại lệ này, chúng sẽ không được sử dụng như là phương thức để lảng tránh không thực hiện các cam kết hoặc nghĩa vụ theo quy định tại những điều khoản này.   

2. Quy định trong Chương này, Chương 9 (Đầu tư), Chương 10 (Thương mại dịch vụ xuyên biên giới), Chương 13 (Viễn thông), đặc biệt là Điều 13.24 (Mối liên hệ với các Chương khác) hoặc Chương 14 (Thương mại điện tử) sẽ không được áp dụng đối với các biện pháp áp dụng chung không phân biệt đối xử do các thực thể công cộng thực hiện nhằm thiết lập các chính sách tín dụng tiền tệ và liên quan hoặccác chính sách tỷ giá hối đoái. Khoản này không ảnh hưởng đến các nghĩa vụ của Bên tham gia Hiệp định theo Điều 9.10 (Yêu cầu thực hiện) liên quan đến các biện pháp quy định tại Chương 9 (Đầu tư), Điều 9.9 (Hoạt động chuyển nhượng) hoặc Điều 10.12 (Hoạt động thanh toán và chuyển giao).

3. Nếu không được quy định tại Điều 9.9 (Hoạt động chuyển nhượng) và Điều 10.12 (Hoạt động thanh toán và chuyển giao) được lồng ghép vào Chương này, Bên tham gia Hiệp định có thể ngăn chặn hoặc kiềm chế hoạt động chuyển giao từ tổ chức tài chính hoặc nhà cung cấp dịch vụ tài chính xuyên biên giới sang đơn vị thuộc hoặc người liên quan đến tổ chức hoặc nhà cung cấp này hoặc ngăn chặn hoặc kiềm chế hoạt động chuyển giao vì lợi ích của đơn vị, người này thông qua việc áp dụng một cách công bằng, không phân biệt và chân thành các biện pháp liên quan đến hoạt động duy trì sự an toàn, hợp lý, toàn vẹn hoặc trách nhiệm tài chính của các tổ chức tài chính hoặc nhà cung cấp dịch vụ tài chính xuyên biên giới. Khoản này sẽ không phương hại đến bất kỳ điều khoản cho phép Bên tham gia Hiệp định gây cản trở việc chuyển giao trong Hiệp định này.

4. Nhằm giải thích rõ hơn, Chương này không ngăn cản Bên tham gia Hiệp định ban hành hoặc thực thi các biện pháp cần thiết để bảo đảm việc tuân thủ theo các quy định pháp luật trái với Chương này, bao gồm những biện pháp liên quan đến việc ngăn chặn các hành vi lừa dối, giả mạo hoặc để giải quyết hậu quả của hành vi vi phạm các hợp đồng dịch vụ tài chính, trên cơ sở yêu cầu buộc các biện pháp này không được áp dụng theo cách mà có thể tạo thành cách thức phân biệt đối xử độc đoán và khó chấp nhận giữa các Bên hoặc giữa Bên tham gia và Bên không tham gia Hiệp định là Bên mà các điều kiện tương tự được áp dụng, hoặc cách thức hạn chế đầu tư vào các tổ chức tài chính hoặc hoạt động thương mại dịch vụ tài chính xuyên biên giới trá hình như được quy định tại Chương này.   

Điều 11.12: Điều khoản công nhận

1. Bên tham gia Hiệp định có thể công nhận các biện pháp của Bên kia hoặc Bên không tham gia Hiệp định trong việc áp dụng các biện pháp quy định tại Chương này.12Việc công nhận đó có thể được thực hiện:

(a) một cách độc lập;

(b) thông qua sự hài hòa giữa hai bên hoặc các phương thức khác; hoặc

(c) dựa trên thỏa thuận hoặc giao ước với Bên khác hoặc Bên không tham gia Hiệp định.

2. Bên tham gia Hiệp định mà thực hiện công nhận các biện pháp đảm bảo an toàn theo quy định tại khoản 1 phải tạo cơ hội đủ để Bên khác có thể giải thích các yếu tố hoàn cảnh thực hiện hoặc sẽ thực hiện hoạt động kiểm soát, giám sát, thực hiện quy định và các thủ tục liên quan đến việc chia sẻ thông tin giữa các Bên liên quan (nếu có).

3. Nếu Bên tham gia Hiệp định thực hiện công nhận các biện pháp thận trọng theo quy định tại khoản 1(c) và các yếu tố hoàn cảnh đề cập trong khoản 2, Bên đó phải tạo cơ hội để Bên khác tiến hành đàm phán tham gia vào thỏa thuận hoặc giao ước đó, hoặc đàm phán một thỏa thuận hoặc giao ước khác tương đương.

Điều 11.13: Tính minh bạch và quản lý một số biện pháp

1. Các Bên thừa nhận rằng các quy chế và chính sách minh bạch điều chỉnh các hoạt động của tổ chức tài chính và nhà cung cấp dịch vụ tài chính xuyên quốc gia đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy khả năng tiếp cận và hoạt động trong các thị trường của nhau. Mỗi Bên cam kết tăng cường tính minh bạch trong dịch vụ tài chính theo quy định.     

2. Mỗi Bên phải bảo đảm rằng tất cả các biện pháp áp dụng chung áp dụng tại Chương này được quản lý một cách hợp lý, khách quan và không thiên vị.

3. Các khoản 2, 3 và 4 của Điều 26.2 (Công khai) không áp dụng đối với các quy định về áp dụng chung liên quan đến nội dung của Chương này. Tùy theo mức độ khả thi, mỗi Bên phải:  

(a) ban hành trước các quy định mà Bên đó dự kiến đưa vào áp dụng cũng như mục đích của quy định này; và

(b) tạo cơ hội cho các người quan tâm và các Bên khác góp ý cho các quy định dự kiến này.

4. Tại thời điểm Bên đó đưa vào áp dụng các quy định sau cùng, tùy vào mức độ khả thi, Bên tham gia Hiệp định nên xem xét, đánh giá các ý kiến góp ý quan trọng từ các người quan tâm đối với quy định dự kiến này.13 

5. Tùy vào mức độ khả thi, mỗi Bên nên quy định thời hạn hợp lý giữa việc công bố quy định áp dụng chung sau cùng và ngày quy định đó bắt đầu có hiệu lực.

6. Mỗi Bên phải bảo đảm rằng các nguyên tắc áp dụng chung được ban hành hoặc duy trì bởi tổ chức tự điều hành của Bên đó được công khai kịp thời hoặc được công bố rộng rãi theo cách giúp các người quan tâm làm quen với các nguyên tắc đó.  

7. Mỗi Bên phải duy trì hoặc thiết lập các cơ chế thích hợp để trả lời các câu hỏi từ các người quan tâm liên quan đến các biện pháp đối với việc áp dụng chung quy định trong Chương này.

8. Các cơ quan quản lý của mỗi Bên phải công bố rộng rãi các yêu cầu, bao gồm các yêu cầu về hồ sơ, tài liệu, nhằm mục đích hoàn thiện hồ sơ xin phép hoạt động cung cấp các dịch vụ tài chính.

9. Căn cứ theo yêu cầu từ phía người nộp hồ sơ, cơ quan quản lý của Bên tham gia Hiệp định phải thông báo cho người nộp hồ sơ về tình trạng của hồ sơ xin cấp phép của mình. Nếu cơ quan quản lý đó yêu cầu người nộp hồ sơ bổ sung thêm thông tin, cơ quan này phải thông báo cho người nộp hồ sơ ngay nếu như không có lý do trì hoãn nào hợp lý.  

10. Cơ quan quản lý của Bên tham gia Hiệp định phải ban hành quyết định hành chính đối với hồ sơ hoàn chỉnh của nhà đầu tư vào tổ chức tài chính, tổ chức tài chính hoặc nhà cung cấp dịch vụ tài chính xuyên biên giới của Bên khác liên quan đến hoạt động cung cấp dịch vụ tài chính trong thời hạn 120 ngày và phải thông báo cho người nộp hồ sơ về quyết định này. Hồ sơ xin cấp phép không được xem là hoàn chỉnh cho đến khi toàn bộ thủ tục điều trần tố tụng đã được thực hiện và tất cả các thông tin cần thiết đã được cung cấp. Trong trường hợp không thể ban hành quyết định trong thời hạn 120 ngày, cơ quan quản lý đó phải thông báo kịp thời cho người nộp hồ sơ nếu không có lý do trì hoãn nào hợp lý và sau đó phải cố gắng đưa ra quyết định trong thời hạn hợp lý.

11. Căn cứ theo yêu cầu của người nộp hồ sơ không được duyệt, cơ quan quản lý phải thông báo cho người đó biết lý do hồ sơ bị từ chối trong phạm vi chức năng của mình. 

Điều 11.14: Các tổ chức tự điều hành

Nếu Bên tham gia Hiệp định yêu cầu tổ chức tài chính hoặc nhà cung cấp dịch vụ tài chính xuyên biên giới của Bên kia phải trở thành thành viên hoặc gia nhập một tổ chức tự điều hành nào đó để có thể cung cấp dịch vụ tài chính thuộc phạm vi lãnh thổ của mình, Bên đó phải bảo đảm rằng tổ chức tự điều hành này tôn trọng các nghĩa vụ nêu tại Điều 11.3 (Nguyên tắc đối xử quốc gia) và Điều 11.4 (Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc).

Điều 11.15: Hệ thống thanh toán và bù trừ

Căn cứ theo các điều khoản quy định về nguyên tắc đối xử quốc gia, mỗi Bên tham gia Hiệp định phải cho phép các tổ chức tài chính của Bên khác được thành lập trong lãnh thổ của mình được tiếp cận các hệ thống thanh toán và bù trừ hoạt động bởi các thực thể công cộng, đồng thời tiếp cận các nguồn cấp vốn và tái tài trợ chính thức trong các hoạt động kinh doanh thông thường. Điều này không nhằm mục đích là tạo điều kiện cho Bên tham gia Hiệp định tiếp cận người cho vay cuối cùng.

Điều 11.16: Mức độ sẵn sàng phục vụ của dịch vụ bảo hiểm

Các Bên tham gia Hiệp định công nhận tầm quan trọng của việc duy trì và phát triển các thủ tục bắt buộc để đẩy nhanh việc cung cấp các dịch vụ bảo hiểm từ nhà cung cấp có giấy phép hoạt động dịch vụ. Các thủ tục này bao gồm: việc cho phép giới thiệu các sản phẩm nếu những sản phẩm không bị từ chối trong thời hạn hợp lý; việc không đặt ra yêu cầu được cấp phép đối với các sản phẩm bảo hiểm không phải sản phẩm bảo hiểm dành cho người hoặc bảo hiểm bắt buộc; việc không áp đặt hạn mức đối với số lượng hoặc tần suất thực hiện các buổi giới thiệu sản phẩm. Nếu Bên tham gia Hiệp định duy trì áp dụng thủ tục cấp phép lưu hành sản phẩm bắt buộc, Bên đó phải cố gắng duy trì hoặc hoàn thiện thủ tục này.

Điều 11.17: Thực hiện chức năng hỗ trợ

1. Các Bên tham gia Hiệp định công nhận rằng việc thực hiện chức năng hỗ trợ của tổ chức tài chính trong phạm vi hoạt động của mình thông qua trụ sở chính hoặc đơn vị thuộc tổ chức tài chính đó, hoặc nhà cung cấp dịch vụ không liên quan, bất kể là bên trong hoặc bên ngoài phạm vi hoạt động của mình có vai trò quan trọng đối với việc quản lý và vận hành hiệu quả của tổ chức tài chính đó.   Khi Bên tham gia Hiệp định yêu cầu các tổ chức tài chính phải bảo đảm tuân thủ theo các yêu cầu của quốc gia mình áp dụng đối với các chức năng này, họ thừa nhận vai trò quan trọng của việc tránh áp đặt các yêu cầu bất hợp lý đối với việc thực hiện các chức năng này.

2. Nhằm giải thích rõ hơn, quy định tại khoản 1 không ngăn cản Bên tham gia Hiệp định yêu cầu tổ chức tài chính đang hoạt động trong lãnh thổ của mình bảo lưu các chức năng này.

Điều 11.18: Các cam kết cụ thể

Phụ lục 11-B (Các cam kết cụ thể) đặt ra một vài cam kết cụ thể của mỗi Bên tham gia Hiệp định.

Điều 11.19: Ủy ban về dịch vụ tài chính

1. Các Bên phải thành lập Ủy ban về dịch vụ tài chính (Ủy ban). Đại diện chính của mỗi Bên phải là một cán bộ thuộc cơ quan quản lý của Bên đó, người chịu trách nhiệm đối với các dịch vụ tài chính được đề cập trong Phụ lục 11-D (Cơ quan quản lý chịu trách nhiệm về dịch vụ tài chính).

2. Ủy ban có nhiệm vụ:

(a) giám sát việc thực hiện Chương này và các nội dung chi tiết của Chương;

(b) xem xét các vấn đề liên quan đến dịch vụ tài chính theo phân công của Bên tham gia Hiệp định; và

(c) tham gia vào thủ tục giải quyết tranh chấp tuân thủ theo Điều 11.22 (Tranh chấp liên quan đến việc đầu tư vào các dịch vụ tài chính).  

3. Ủy ban họp mặt định kỳ hàng năm hoặc có thể quyết định thời điểm khác để họp nhằm đánh giá hiệu quả thực hiện Hiệp định này khi áp dụng đối với lĩnh vực dịch vụ tài chính. Ủy ban phải thông báo Hội đồng về kết quả của các cuộc họp.

Điều 11.20: Các cuộc tham vấn

1. Bên tham gia Hiệp định gửi yêu cầu bằng văn bản về việc tiến hành các buổi bàn bạc, thảo luận với Bên kia liên quan đến vấn đề phát sinh theo quy định trong Hiệp định này mà vấn đề đó đang ảnh hưởng đến hoạt động của các dịch vụ tài chính. Bên khác phải xem xét yêu cầu tiến hành các buổi tham vấn đó một cách có thiện chí. Các Bên tham vấn phải báo cáo kết quả các buổi tham vấn đó lên Ủy ban.

2. Đối với các vấn đề liên quan đến các biện pháp không tương thích hiện hành do một Bên tham gia Hiệp định ban hành áp dụng ở cấp chính quyền khu vực như quy định tại Điều 11.10.1(a)(ii) (Các biện pháp không tương thích): 

(a) Bên tham gia Hiệp định có quyền yêu cầu được biết thông tin về bất kỳ biện pháp không tương thích nào ở cấp chính quyền khu vực của Bên kia. Mỗi Bên phải lập ra đầu mối liên lạc để hồi đáp các yêu cầu này và tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi thông tin liên quan đến hoạt động thực hiện các biện pháp đề cập đến trong các yêu cầu này.

(b) Trường hợp Bên này cho rằng một biện pháp không tương thích nào đó được áp dụng ở cấp chính quyền khu vực thuộc Bên khác đang gây ra trở ngại nghiêm trọng đối với hoạt động thương mại hoặc đầu tư của tổ chức tài chính, nhà đầu tư và các dự án đầu tư đang đầu tư vào một tổ chức tài chính hoặc nhà cung cấp dịch vụ tài chính xuyên biên giới, Bên này có thể yêu cầu tiến hành các cuộc bàn bạc, thảo luận các vấn đề liên quan đến biện pháp đó. Các Bên phải tiến hành bàn bạc, thảo luận với nhau theo hướng trao đổi thông tin về cách thức triển khai thực hiện biện pháp đó và xem xét các bước thực hiện cần thiết và phù hợp tiếp theo.

3. Các cuộc tham vấn theo quy định tại Điều này phải có sự tham gia của các cán bộ của cơ quan quản lý nhà nước nêu tại Phụ lục 11-D (Cơ quan quản lý chịu trách nhiệm về các dịch vụ tài chính).

4. Nhằm giải thích rõ hơn, quy định tại Điều này không yêu cầu Bên tham gia Hiệp định lảng tránh các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động chia sẻ thông tin giữa các nhà điều hành tài chính hoặc các yêu cầu đặt ra trong một thỏa thuận hoặc giao ước giữa các cơ quan quản lý tài chính của các Bên tham gia Hiệp định, hoặc không yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước phải thực hiện biện pháp nhằm ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến công tác điều hành, giám sát, hành chính hoặc áp dụng thực hiện.  

Điều 11.21: Giải quyết tranh chấp

1. Chương 28 (Giải quyết tranh chấp) sau khi đã được bổ sung, sửa đổi tại Điều này không áp dụng đối với việc giải quyết tranh chấp phát sinh trong Chương này. 

2. Nếu Bên tham gia Hiệp định cho rằng vụ tranh chấp nào đó phát sinh theo quy định của Chương này, các quy định tại Điều 28.9 (Thành phần ban hội thẩm) sẽ được áp dụng, trừ trường hợp:

(a) nếu các Bên tranh chấp thỏa thuận được với nhau, mỗi hội thẩm viên phải đáp ứng các yêu cầu về năng lực chuyên môn quy định tại khoản 3; và  

(b) trong các trường hợp khác gồm:

(i)  mỗi Bên tranh chấp phải lựa chọn thành viên ban hội thẩm mà đáp ứng các tiêu chí về năng lực chuyên môn quy định tại khoản 3 hoặc Điều 28.10.1 (Tiêu chí của hội thẩm viên); và         

(ii)  nếu Bên bị đơn kích hoạt Điều 11.11 (Các trường hợp ngoại lệ), chủ tịch của ban hội thẩm phải đáp ứng các tiêu chí chuyên môn quy định tại khoản 3 nếu như các Bên tranh chấp không có thỏa thuận nào khác.

3. Ngoài các yêu cầu quy định từ Điều 28.10.1(b) đến (d) (Tiêu chí của hội thẩm viên), các hội thẩm viên tham gia giải quyết các tranh chấp phát sinh quy định tại Chương này phải có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn về luật pháp hoặc thông lệ liên quan đến các dịch vụ tài chính, kể cả nội quy của các tổ chức tài chính.  

4. Bên tham gia Hiệp định có quyền yêu cầu thành lập ban hội thẩm căn cứ theo Điều 11.22.2(c) (Tranh chấp liên quan đến đầu tư vào các dịch vụ tài chính) để xét xem liệu có hay không hoặc ở chừng mực nào thì Điều 11.11 (Các trường hợp ngoại lệ) được sử dụng như là cách biện hộ hợp lệ đối với vụ kiện mà không cần phải yêu cầu tiến hành các cuộc tham vấn theo quy định tại Điều 28.5 (Các cuộc tham vấn). Ban hội thẩm phải cố gắng trình bày báo cáo ban đầu của mình căn cứ theo Điều 28.17 (Báo cáo ban đầu) trong thời hạn 150 ngày sau ngày hội thẩm viên cuối cùng được chỉ định tham gia ban hội thẩm. 

5. Nếu Bên tham gia Hiệp định tìm cách đình chỉ các lợi ích trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, ban hội thẩm triệu tập lại cuộc họp giữa các thành viên trong ban để quyết định về việc đình chỉ các lợi ích dự kiến theo quy định tại Điều 28.20.6 (Điều khoản không thực hiện bồi thường và đình chỉ các lợi ích) để tham khảo ý kiến đóng góp từ các chuyên gia dịch vụ tài chính nếu cần thiết.

Điều 11.22: Tranh chấp liên quan đến đầu tư vào dịch vụ tài chính

1. Trường hợp Bên tham gia Hiệp định nộp hồ sơ khởi kiện theo thủ tục trọng tài quy định tại Mục B của Chương 9 (Đầu tư) để từ chối chấp nhận biện pháp liên quan đến việc kiểm soát hoặc giám sát các tổ chức tài chính, thị trường hoặc công cụ tài chính thì năng lực chuyên môn hoặc kinh nghiệm của ứng viên đối với luật pháp hoặc thông lệ về dịch vụ tài chính phải được lưu ý khi chỉ định trọng tài viên vào hội đồng trọng tài.

2. Trường hợp nhà đầu tư của Bên tham gia Hiệp định nộp hồ sơ khởi kiện theo thủ tục trọng tài quy định tại Mục B của Chương 9 (Đầu tư) và bên bị đơn kích hoạt Điều 11.11 (Các trường hợp ngoại lệ) để sử dụng cho phần biện hộ của mình, các điều khoản thuộc Điều này như nêu dưới đây sẽ có hiệu lực áp dụng.

(a) Trong thời gian không muộn hơn ngày hội đồng trọng tài quy định để bên bị đơn nộp hồ sơ phản biện, hoặc trong trường hợp phát sinh bổ sung, sửa đổi đối với thông báo trọng tài thì không muộn hơn ngày hội đồng trọng tài quy định để bên bị đơn phản hồi về nội dung bổ sung, sửa đổi đó, bên bị đơn phải gửi văn bản đến các cơ quan quản lý chịu trách nhiệm về dịch vụ tài chính của Bên của bên nguyên đơn như quy định tại Phụ lục 11-D (Cơ quan quản lý chịu trách nhiệm về dịch vụ tài chính) để yêu cầu các cơ quan quản lý của bên bị đơn và Bên của bên nguyên đơn phối hợp bàn bạc thực hiện quy trình ra quyết định về việc liệu có hay không hoặc ở mức độ nào thì Điều 11.11 (Các trường hợp ngoại lệ) sẽ được sử dụng để biện hộ một cách hợp lệ đối với hồ sơ khởi kiện đó. Bên bị đơn phải kịp thời gửi bản sao văn bản yêu cầu đến hội đồng trọng tài nếu hội đồng đó đã được thành lập và các Bên tranh chấp. Thủ tục trọng tài có thể sẽ vẫn được tiến hành đối với vụ kiện này chỉ đối với trường hợp được quy định tại khoản 4.14

(b) Cơ quan quản lý của bên bị đơn và Bên của bên nguyên đơn phải nỗ lực thực hiện đúng quy trình ra quyết định theo điểm (a) một cách trung thực. Bất kỳ quyết định nào phải được truyền đạt kịp thời đến các bên tranh chấp, Ủy ban và hội đồng trọng tài nếu đã được thành lập. Quy trình ra quyết định phải ràng buộc thực hiện đối với hội đồng trọng tài và các quyết định hoặc phán quyết của hội đồng trọng tài phải phù hợp với quy trình ra quyết định.

(c) Trường hợp các cơ quan quản lý nêu tại điểm (a) và (b) không thực hiện quy trình ra quyết định trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày nhận văn bản yêu cầu của bên bị đơn đối với việc thực hiện quy trình ra quyết định theo quy định tại điểm (a), bên bị đơn hoặc Bên của bên nguyên đơn có thể yêu cầu việc thành lập ban hội thẩm theo quy định Chương 28 (Giải quyết tranh chấp) để xem xét liệu có hay không và ở mức độ nào thì Điều 11.11 (Các trường hợp ngoại lệ) sẽ được sử dụng như cách biện hộ hợp lệ đối với vụ kiện. Ban hội thẩm được thành lập theo quy định của Điều 28.7 (Thành lập ban hội thẩm) phải được thành lập theo quy định của Điều 11.21 (Giải quyết tranh chấp). Để triển khai theo các quy định tại Điều 28.18 (Báo cáo sau cùng), ban hội thẩm phải chuyển báo cáo sau cùng cho các Bên tranh chấp và cho hội đồng trọng tài.

3. Báo cáo sau cùng của ban hội thẩm quy định tại khoản 2(c) phải là nghĩa vụ ràng buộc thực hiện đối với hội đồng trọng tài và bất kỳ quyết định hoặc phán quyết của trọng tài phải phù hợp với báo cáo sau cùng.

4. Nếu không có bất kỳ yêu cầu nào đối với việc thành lập ban hội thẩm căn cứ theo khoản 2(c) trong vòng 10 ngày kể từ ngày hết hạn 120 ngày theo quy định tại khoản 2(c), hội đồng trọng tài được thành lập theo Điều 9.19 (Trình tự khởi kiện theo thủ tục trọng tài) có thể tiếp tục thực hiện thủ tục phân xử đối với vụ kiện.

(a) Hội đồng trọng tài không được phép suy đoán liên quan đến việc áp dụng các quy định của Điều 11.11 (Trường hợp ngọai lệ) từ việc các cơ quan quản lý đã không thực hiện quy trình ra quyết định nêu tại các khoản 2(a), (b) và (c).

(b) Bên của bên nguyên đơn có quyền gửi ý kiến trình bày lên hội đồng trọng tài liên quan đến việc liệu có hay không và ở mức độ nào thì Điều11.11 (Trường hợp ngoại lệ) được sử dụng để biện hộ một cách hợp lệ đối với vụ kiện. Nếu không thực hiện việc trình bày ý kiến này thì theo thủ tục trọng tài Bên của bên nguyên đơn sẽ được xem như là có cùng ý kiến với Bên của của bên bị đơn. 

5. Trong Điều này, phần định nghĩa các thuật ngữ như “bên nguyên đơn”, "bên tranh chấp”, “bên không tranh chấp” và “bên bị đơn" tại Điều 9.1 (Giải thích từ ngữ) sẽ được đưa vào sử dụng và được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp.

1  Nhằm giải thích rõ ràng hơn, các Bên hiểu rằng một nhà đầu tư “đang cố gắng thực hiện” một dự án đầu tư là khi nhà đầu tư đó thực hiện bất kỳ hành động hoặc hành động cụ thể nào đó để thực hiện đầu tư như chuyển vốn và các nguồn lực khác để thành lập doanh nghiệp hoặc xin giấy phép hoặc giấy chứng nhận.

2 Nhằm giải thích rõ hơn, Mục B của Chương 9 (Đầu tư) không áp dụng đối với hoạt động thương mại dịch vụ tài chính.

3 Đối với các quốc gia thành viên như Brunei Darussalam, Chile và Mexico, Phụ lục 11-E sẽ được áp dụng.

4 Nhằm giải thích rõ hơn, nếu nhà đầu tư của Bên tham gia Hiệp định tiến hành khởi kiện theo thủ tục trọng tài quy định tại Mục B của Chương 9 (Đầu tư): (1) theo dẫn chiếu tại Điều 9.23.7 (Tổ chức thực hiện thủ tục tố tụng trọng tài), nhà đầu tư có nghĩa vụ chứng minh các nội dung khiếu kiện phù hợp với các nguyên tắc chung của công pháp quốc tế áp dụng đối với thủ tục trọng tài quốc tế về đầu tư; (2) căn cứ theo quy định tại Điều 9.23.4, hội đồng trọng tài phải xem xét và phân xử bất kỳ kháng cáo nào của bên bị đơn như là nghi vấn ban đầu mà cho rằng, căn cứ theo luật pháp, vụ kiện đó sẽ không phải là vụ kiện mà phán quyết có lợi cho bên nguyên đơn được đưa ra theo quy định tại Điều 9.29 (Phán quyết trọng tài); và (3) căn cứ theo quy định tại Điều 9.23.6, nếu nhận thấy thỏa đáng, hội đồng trọng tài có thể quyết định cho bên tranh chấp thắng kiện được phép nhận khoản thanh toán cho chi phí hợp lý và các phí thuê luật sư phát sinh trong quá trình thực hiện thủ tục nộp hoặc phản bác hồ sơ kháng cáo. Đồng thời, để xác định xem phán quyết trọng tài có thỏa đáng hay không, hội đồng trọng tài phải xét xem liệu hồ sơ khởi kiện của bên nguyên đơn hoặc hồ sơ kháng cáo của bên bị đơn có hợp lệ hay không và sẽ tạo cơ hội thích hợp để các bên tranh chấp trình bày ý kiến của mình.

5  Nhằm giải thích rõ hơn, bất kỳ phương thức đối xử nào áp dụng trong “các hoàn cảnh tương tự” theo quy định của Điều 11.3 (Nguyên tắc đối xử quốc gia) hoặc Điều 11.4 (Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc) cũng phải tùy thuộc vào tổng hòa các hoàn cảnh, kể cả trường hợp phương thức đối xử phù hợp được áp dụng khác nhau giữa các nhà đầu tư, các dự án đầu tư, các tổ chức tài chính hoặc nhà cung cấp dịch vụ tài chính trên cơ sở các mục tiêu an sinh xã hội hợp lý.

6 Điểm (a)(iii) không quy định các biện pháp của Bên tham gia Hiệp định mà có thể giới hạn nguồn đầu tư vào hoạt động cung cấp các loại dịch vụ tài chính.

7 Các Bên biết rằng Điều này không có quy định ngăn cản một tổ chức tài chính của Bên tham gia Hiệp định không được phép nộp hồ sơ yêu cầu Bên kia cho phép thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ tài chính mà không được cung cấp trong phạm vi lãnh thổ của bất kỳ Bên nào.Việc xin cấp phép đó phải được thực hiện đúng theo quy định pháp luật của Bên nhận hồ sơ. Nhằm giải thích rõ hơn, việc xin cấp phép này không được quy định trong Điều này. 

8 Nhằm giải thích rõ hơn, Bên tham gia Hiệp định có thể ban hành quy định mới hoặc biện pháp phụ trợ khác trong việc cho phép hoạt động cung cấp loại hình dịch vụ tài chính mới này.

9 Đối với trường hợp của Việt Nam, Phụ lục 11-C sẽ được áp dụng.  

10 Các Bên hiểu rằng thuật ngữ “lý do đảm bảo an toàn” bao gồm việc duy trì sự an toàn, hợp lý, toàn vẹn hoặc trách nhiệm tài chính của các tổ chức tài chính hoặc nhà cung cấp dịch vụ tài chính xuyên biên giới cũng như sự an toàn và toàn vẹn tài chính và hoạt động của hệ thống thanh toán và bù trừ.

11 Nhằm giải thích rõ hơn, nếu một biện pháp bị từ chối đưa vào quy định tại Mục B của Chương 9 (Đầu tư) được xác định đã được ban hành hoặc duy trì áp dụng bởi Bên tham gia Hiệp định vì lý do đảm bảo an toàn theo các thủ tục của Điều 11.22 (Tranh chấp đầu tư đối với các dịch vụ tài chính), hội đồng trọng tài phải chứng minh được rằng biện pháp này phù hợp với các nghĩa vụ của Bên tham gia Hiệp định nêu tại Hiệp định này và căn cứ vào đó không ban hành phán quyết bồi thường thiệt hại liên quan đến biện pháp đó. 

12 Nhằm giải thích rõ hơn, Điều 11.4 (Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc) không quy định buộc Bên tham gia Hiệp định thực hiện công nhận đối với các biện pháp đảm bảo an toàn của Bên khác.

13 Nhằm giải thích rõ hơn, Bên tham gia Hiệp định có thể tổng hợp các ý kiến đóng góp này trên trang thông tin điện tử chính thức của chính phủ.

14 Trong Điều này, cụm từ “phối hợp bàn bạc thực hiện quy trình ra quyết định” có nghĩa là việc ra quyết định thực hiện bởi các cơ quan quản lý chịu trách nhiệm về dịch vụ tài chính của bên bị đơn và Bên của bên nguyên đơn như quy định tại Phụ lục 11-D (Cơ quan quản lý chịu trách nhiệm về dịch vụ tài chính). Trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày nhận yêu cầu thực hiện phối hợp bàn bạc thực hiện quy trình ra quyết định, nếu Bên kia phải gửi thông báo bằng văn bản đến bên bị đơn và Bên của bên nguyên đơn thể hiện mình rất quan tâm đến vụ việc theo yêu cầu, cơ quan quản lý của Bên kia chịu trách nhiệm về dịch vụ tài chính có thể tham gia vào các cuộc thảo luận, bàn bạc liên quan đến vụ việc. Hoạt động phối hợp thực hiện quy trình ra quyết định phải được thực hiện bởi các cơ quan quản lý chịu trách nhiệm về tài chính của bên bị đơn và Bên của bên nguyên đơn.

CHƯƠNG 12

NHẬP CẢNH TẠM THỜI ĐỐI VỚI DOANH NHÂN

Điều 12.1: Giải thích từ ngữ

Trong Chương này:

Doanh nhân là:

(a) cá nhân mang quốc tịch của một Bên tham gia Hiệp định theo Phụ lục 1-A (Định nghĩa của mỗi Bên), hoặc

(b) cá nhân cư trú thuộc Bên tham gia Hiệp định mà trước thời điểm Hiệp định này có hiệu lực đã thông báo theo quy định tại Điều XXVIII(k)(ii)(2) của Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) rằng Bên đó sẽ dành cho các cá nhân cư trú trên lãnh thổ của mình cách thức đối xử gần như tương tự với cách thức đối xử dành cho công dân của nước mình, 1    

và là cá nhân tham gia vào hoạt động thương mại hàng hóa, cung cấp dịch vụ hoặc tổ chức thực hiện, quản lý các hoạt động đầu tư;

Thủ tục nhập cảnh bao gồm thị thực, giấy phép, giấy tờ xuất nhập cảnh hay các loại giấy tờ khác hoặc cơ quan quản lý điện tử cấp phép nhập cảnh tạm thời;

Biện pháp quản lý nhập cảnh là bất kỳ biện pháp nào tác động đến việc nhập cảnh và lưu trú của công dân nước ngoài; và

Nhập cảnh tạm thời là việc nhập cảnh vào lãnh thổ của một Bên tham gia Hiệp định của doanh nhân thuộc Bên khác mà không có dự định lưu trú lâu dài.

Điều 12.2: Phạm vi áp dụng

1. Chương này không áp dụng đối với các biện pháp tác động đến việc nhập cảnh tạm thời của những doanh nhân thuộc Bên này vào lãnh thổ của Bên kia.

2. Chương này không áp dụng đối với các biện pháp tác động đến các cá nhân đang tìm cách tiếp cận thị trường việc làm của Bên kia cũng như không áp dụng đối với các biện pháp liên quan đến công dân, quốc tịch, cư trú hoặc việc làm lâu dài.

3. Không quy định nào trong Hiệp định này ngăn cản Bên này không được áp dụng các biện pháp nhằm kiểm soát việc nhập cảnh của các cá nhân thuộc Bên khác khi nhập cảnh vào hoặc kiểm soát việc lưu trú tạm thời trong lãnh thổ của mình, bao gồm các biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ sự toàn vẹn biên giới và nhằm đảm bảo hoạt động xuất nhập cảnh một cách có trật tự của các cá nhân qua biên giới, với điều kiện là những biện pháp này không được áp dụng theo một cách có thể hủy hoại các lợi ích tích lũy của bất kỳ Bên tham gia Hiệp định nào theo quy định tại Chương này. 

4. Việc Bên tham gia Hiệp định chỉ yêu cầu doanh nhân của Bên khác phải thực hiện thủ tục xuất nhập cảnh sẽ không được xem như là cách có thể hủy hoại các lợi ích tích lũy của bất kỳ Bên nào theo quy định của Chương này.

Điều 12.3: Thủ tục xin phép nhập cảnh

1. Nếu có thể thì ngay sau khi nhận được toàn bộ hồ sơ xin nhập cảnh hoàn chỉnh, mỗi Bên tham gia Hiệp định phải đưa ra quyết định về hồ sơ xin phép đó và thông báo cho người nộp hồ sơ về quyết định này. Trong trường hợp được chấp thuận, quyết định đó phải nêu rõ thời hạn lưu trú và các điều kiện khác. 

2. Căn cứ theo yêu cầu của người nộp hồ sơ, Bên tham gia Hiệp định sau khi đã nhận hồ sơ xin phép nhập cảnh hoàn chỉnh phải cố gắng để kịp thời cung cấp thông tin liên quan đến tình trạng của hồ sơ xin phép đó.

3. Mỗi Bên tham gia Hiệp định phải bảo đảm rằng các khoản phí giải quyết thủ tục nhập cảnh của cơ quan chức năng của mình phải được tính toán hợp lý cũng như không tác động tiêu cực hoặc gây trì hoãn một cách vô lý đối với các hoạt động thương mại hàng hóa hoặc dịch vụ hoặc công tác tổ chức thực hiện và quản lý các hoạt động đầu tư theo quy định trong Hiệp định này.

Điều 12.4: Cấp phép nhập cảnh tạm thời

1. Mỗi Bên tham gia Hiệp định phải đưa ra các cam kết trong Phụ lục 12-A liên quan đến việc nhập cảnh tạm thời của doanh nhân, trong đó nêu cụ thể các điều kiện và hạn chế đối với việc nhập cảnh và lưu trú tạm thời, kể cả thời gian lưu trú, của từng đối tượng doanh nhân theo quy định của Bên đó.

2. Bên tham gia Hiệp định phải cấp phép nhập cảnh tạm thời hoặc gia hạn thời gian lưu trú tạm thời đối với những doanh nhân của Bên khác trong phạm vi quy định của các cam kết trong khoản 1, với điều kiện là những doanh nhân này phải:

(a) thực hiện theo các thủ tục xin phép nhập cảnh theo quy định của Bên cấp phép; và

(b) đáp ứng các điều kiện liên quan cho phép nhập cảnh tạm thời hoặc gia hạn thời gian lưu trú tạm thời.

3. Việc Bên tham gia Hiệp định chỉ cấp phép nhập cảnh tạm thời cho doanh nhân của Bên khác theo quy định tại Chương này không có nghĩa là doanh nhân đó sẽ được miễn tuân thủ các yêu cầu cấp phép hoặc các yêu cầu khác hiện hành, bao gồm các nguyên tắc ứng xử bắt buộc, trong quá trình hành nghề hoặc tham gia vào các hoạt động kinh doanh khác.  

4Bên tham gia Hiệp định có quyền từ chối không cho phép thực hiện thủ tục nhập cảnh đối với doanh nhân thuộc Bên khác nếu như việc nhập cảnh tạm thời của người đó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến:

(a) hoạt động giải quyết tranh chấp lao động đang tiến hành tại địa điểm làm việc hiện tại hoặc dự định; hoặc (b) công việc của bất kỳ cá nhân nào đang tham gia vào vụ tranh chấp đó.

5. Khi một Bên tham gia Hiệp định từ chối cấp phép nhập cảnh theo khoản 4, Bên đó phải thông báo cho người nộp hồ sơ biết.

Điều 12.5: Đi lại công tác

Các Bên tham gia Hiệp định phải cam kết với nhau trong APEC nhằm tăng cường khả năng di chuyển của các doanh nhân, bao gồm việc khai thác và phát triển tự nguyện các chương trình du lịch tin cậy cùng với việc hỗ trợ cho các nỗ lực nhằm mở rộng chương trình thẻ đi lại của doanh nhân APEC.     

Điều 12.6: Cung cấp thông tin

Để triển khai theo các quy định tại Điều 26.2 (Công khai) và Điều 26.5 (Cung cấp thông tin), mỗi Bên tham gia hiệp định phải:

(a) nếu có thể, kịp thời công khai trực tuyến hoặc công bố rộng rãi thông tin về: (i) các yêu cầu hiện hành đối với việc nhập cảnh tạm thời theo quy định của Chương này, bao gồm các loại mẫu đơn và giấy tờ quan trọng và thích hợp có nội dung rõ ràng, dễ hiểu mà sẽ giúp những doanh nhân quan tâm của Bên kia làm quen với các yêu cầu đó; và (ii) thời hạn giải quyết hồ sơ cụ thể; và     

(b) thiết lập hoặc duy trì các cơ chế thích hợp để trả lời các câu hỏi từ các cá nhân quan tâm liên quan đến các biện pháp đối với việc nhập cảnh tạm thời quy định trong Chương này.

Điều 12.7: Ủy ban nhập cảnh tạm thời cho doanh nhân

1. Các Bên tham gia Hiệp định thành lập Ủy ban nhập cảnh tạm thời cho doanh nhân (Ủy ban) với thành phần tham gia là các đại diện từ chính phủ của mỗi Bên.

2. Ủy ban tiến hành họp định kỳ ba năm một lần nếu như không có thỏa thuận gì khác giữa các Bên, nhằm mục đích:

(a) rà soát công tác tổ chức thực hiện, triển khai quy định của Chương này;

(b) đánh giá khả năng của các Bên xem các Bên có thể tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho việc nhập cảnh tạm thời của doanh nhân, trong đó bao gồm việc phát triển các hoạt động cam kết thực hiện theo quy định tại Điều 12.8 (Hợp tác); và 

(c) xem xét các vấn đề khác phát sinh theo quy định của Chương này.

3. Bên tham gia Hiệp định có thể đề xuất bàn bạc, thảo luận với một hoặc một vài Bên khác để đạt được các mục tiêu quy định trong khoản 2. Các buổi bàn bạc, thảo luận này có thể được tổ chức vào thời điểm và địa điểm do các Bên liên quan thỏa thuận.

Điều 12.8: Hợp tác

Trên cơ sở nhận thức rằng các Bên tham gia Hiệp định có thể hưởng lợi từ việc chia sẻ nhiều kinh nghiệm và áp dụng các thủ tục liên quan đến việc giải quyết hồ sơ xin cấp thị thực và an ninh biên giới, các Bên tham gia Hiệp định phải xem xét cam kết thực hiện các hoạt động hợp tác cùng nhau tùy thuộc vào nguồn lực hiện có của mỗi Bên. Sự hợp tác này thể hiện qua các hoạt động như:

(a) tư vấn triển khai và thực hiện các hệ thống giải quyết hồ sơ xin cấp thị thực điện tử;

(b) chia sẻ kinh nghiệm về các quy định liên quan, áp dụng các chương trình và công nghệ liên quan đến:

(i) an ninh biên giới, bao gồm việc áp dụng công nghệ nhân trắc học, hệ thống quản lý thông tin hành khách nâng cao, chương trình quản lý hành khách qua lại biên giới thường xuyên và các biện pháp an ninh trên các loại giấy tờ du lịch; và

(ii) giải quyết nhanh chóng thủ tục nhập cảnh cho một số đối tượng để giảm tải cho cơ sở vật chất và giảm bớt khối lượng công việc; và

(c) hợp tác trên các diễn đàn hợp tác đa phương nhằm tăng cường hợp tác để nâng cao năng lực như nêu tại điểm (a) và (b).

Điều 12.9: Liên hệ với các Chương khác

1. Ngoài các quy định trong Chương này và các quy định trong Chương 1 (Các điều khoản ban đầu và định nghĩa chung), Chương 27 (Các điều khoản hành chính và thể chế), Chương 28 (Giải quyết tranh chấp), Chương 30 (Các điều khoản cuối cùng), Điều 26.2 (Công khai) và Điều 26.5 (Cung cấp thông tin), bất kỳ điều khoản nào trong Hiệp định này không áp đặt nghĩa vụ đối với Bên tham gia Hiệp định liên quan đến các biện pháp quản lý nhập cảnh.

2. Không có bất kỳ điều khoản nào của Chương này được hiểu là có thể áp đặt các nghĩa vụ hoặc cam kết liên quan đến các Chương khác trong Hiệp định này.

Điều 12.10: Giải quyết tranh chấp

1. Không Bên nào được phép viện lý do là căn cứ vào các quy định giải quyết tranh chấp của Chương 28 (Giải quyết tranh chấp) đối với trường hợp từ chối cấp phép nhập cảnh tạm thời trừ khi:

(a) phát sinh sự việc liên quan đến cơ chế thực hiện; và

(b) các doanh nhân bị ảnh hưởng đã thực hiện hầu hết mọi biện pháp khắc phục hành chính liên quan đến sự việc cụ thể nào đó.  

2. Các biện pháp khắc phục quy định tại 1(b) sẽ được xem như đã được vận dụng hết trong trường hợp Bên khác không ban hành quyết định sau cùng đối với sự việc liên quan trong thời hạn hợp lý kể từ sau ngày ban hành quy chế giải quyết tranh chấp theo thủ tục tố tụng đối với biện pháp khắc phục, bao gồm thủ tục tố tụng đối với trường hợp cần xem xét lại hoặc khiếu nại, đồng thời việc không ban hành quyết định này không phải do việc trì hoãn từ phía doanh nhân liên quan đến sự việc gây ra.   

  Theo quy định tại điểm (b), “công dân” được định nghĩa tương tự như phần định nghĩa tại Điều XXVIII(k)(ii)(2) của Hiệp định GATS.

CHƯƠNG 13

VIỄN THÔNG

Điều 13.1: Định nghĩa

Trong Chương này:

dịch vụ điện thoại di động thương mại là các dịch vụ viễn thông công cộng được cung cấp thông qua các phương tiện không dây di động;

định hướng theo chi phí nghĩa là dựa trên chi phí, và có thể bao gồm lợi nhuận hợp lý, và có thể bao gồm các phương pháp chi phí khác nhau cho các cơ sở vật chất hoặc dịch vụ khác nhau;

người dùng cuối là người tiêu dùng cuối cùng hoặc người đăng ký cuối cùng một dịch vụ viễn thông công cộng, trong đó có một nhà cung cấp dịch vụ không phải là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng;

doanh nghiệp là một doanh nghiệp theo quy định tại Điều 1.3 (Định nghĩa chung) và một chi nhánh của doanh nghiệp;

phương tiện thiết yếu là thiết bị của một mạng lưới hoặc dịch vụ viễn thông công cộng với các đặc điểm:

(a) được cung cấp độc quyền hoặc chủ yếu bởi một hoặc một số lượng hạn chế các nhà cung cấp, và

(b) có thể không được thay thế về mặt kinh tế hoặc kỹ thuật để cung cấp một dịch vụ;

kết nối là liên kết với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng nhằm cho phép những người sử dụng của một nhà cung cấp liên lạc với người sử dụng của một nhà cung cấp khác và tiếp cận các dịch vụ được cung cấp bởi một nhà cung cấp khác;

dịch vụ chuyển vùng điện thoại di động quốc tế là một dịch vụ di động thương mại cung cấp theo một thỏa thuận thương mại giữa các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng, cho phép người dùng cuối sử dụng di động tại nhà hoặc thiết bị khác cho các dịch vụ thoại, truyền gửi dữ liệu hoặc nhắn tin bên ngoài lãnh thổ nơi mà mạng lưới viễn thông công cộng tại nhà của người dùng cuối được đặt;

thuê kênh có nghĩa là một thiết bị viễn thông giữa hai hoặc nhiều điểm được chỉ định dành cho việc sử dụng chuyên dụng hoặc sẵn có cho một người sử dụng và cung cấp bởi một nhà cung cấp các dịch vụ viễn thông cố định;

giấy phép có nghĩa là bất kỳ sự ủy quyền mà một Bên có thể yêu cầu từ một người, phù hợp với luật pháp và các quy định của Bên đó, để người đó cung cấp một dịch vụ viễn thông; các loại giấy phép bao gồm giấy tô nhượng, giấy phép hoặc giấy đăng ký;

nhà cung cấp chính là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có khả năng tác động về vật chất tới các điều khoản về sự tham gia (liên quan đến giá cả và cung cấp) trong các thị trường có liên quan cho các dịch vụ viễn thông công cộng do:

(a) sự kiểm soát các phương tiện thiết yếu, hoặc

(b) việc sử dụng vị thế của mình trên thị trường;

phần tử mạng là một thiết bị hoặc dụng cụ được sử dụng trong việc cung cấp một dịch vụ viễn thông công cộng cố định, bao gồm cả tính năng, chức năng và khả năng cung cấp bởi phương tiện của thiết bị, dụng cụ đó;

không phân biệt đối xử là đối xử không tệ hơn sự đối xử với bất kỳ người dùng khác của dịch vụ viễn thông công cộng trong các hoàn cảnh giống nhau, kể cả đối với tính kịp thời;

chuyển mạng giữ số có nghĩa là khả năng của người dùng cuối của dịch vụ viễn thông công cộng để giữ lại tại cùng một địa điểm số điện thoại tương tự khi chuyển đổi giữa các loại nhà cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng tương tự;

cho thuê chỗ đặt máy chủ vật lý nghĩa là tiếp cận vật lý và kiểm soát không gian để cài đặt, bảo trì hoặc sửa chữa thiết bị tại cơ sở thuộc sở hữu hoặc kiểm soát và sử dụng bởi một nhà cung cấp chính để cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng;

mạng viễn thông công cộng là cơ sở hạ tầng viễn thông được sử dụng để cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng được giữa các điểm kết thúc mạng đã được xác định;

dịch vụ viễn thông công cộng là bất kỳ dịch vụ viễn thông mà một Bên yêu cầu, một cách rõ ràng hoặc có hiệu lực, để cung cấp cho công chúng nói chung.  Những dịch vụ này có thể bao gồm điện thoại và truyền dữ liệu mà thường liên quan đến việc truyền tải thông tin khách hàng cung cấp giữa các điểm xác định mà không cần bất kỳ sự thay đổi từ nguồn đến đích (end-to-end) về hình thức hoặc nội dung thông tin của khách hàng;

đề nghị kết nối tài liệu tham khảo là một lời đề nghị kết nối được mở rộng bởi một nhà cung cấp chính và được lưu hồ sơ, đã được phê duyệt hoặc được xác định bởi một cơ quan quản lý viễn thông có đủ chi tiết về các điều khoản, tỷ giá và các điều kiện cho việc kết nối để một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng sẵn sàng chấp nhận nó có thể có được kết nối với các nhà cung cấp chính trên cơ sở đó, mà không cần phải tham gia vào các cuộc đàm phán với các nhà cung cấp chính có liên quan;

viễn thông là việc truyền và nhận tín hiệu bằng bất kỳ phương tiện điện từ, kể cả bằng phương tiện quang tử;

cơ quan quản lý viễn thông là cơ quan chịu trách nhiệm về các quy định về viễn thông;

người sử dụng là người dùng dịch vụ hoặc nhà cung cấp dịch vụ; và

 cho thuê chỗ đặt máy chủ ảo là một sự sắp xếp mà theo đó một nhà cung cấp yêu cầu thuê chỗ đặt máy chủ có thể chỉ định thiết bị được sử dụng trong các cơ sở của một nhà cung cấp chính nhưng không được quyền truy cập vật lý vào các mặt bằng và cho phép các nhà cung cấp chính cài đặt, bảo trì và sửa chữa trang thiết bị đó.

Điều 13.2: Phạm vi áp dụng

1. Chương này áp dụng đối với:

(a) các biện pháp liên quan đến việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ viễn thông công cộng;

(b) các biện pháp liên quan đến nghĩa vụ đối với các nhà cung cấp của dịch vụ viễn thông công cộng; và

(c) các biện pháp khác liên quan đến các dịch vụ viễn thông.

2. Chương này không áp dụng đối với các biện pháp liên quan đến phát sóng hoặc phân phối qua cáp chương trình phát thanh, truyền hình, ngoại trừ:

(a) Điều 13.4.1 (Tiếp cận và sử dụng dịch vụ viễn thông công cộng) sẽ được áp dụng đối với việc truy cập hoặc sử dụng dịch vụ viễn thông công cộng của nhà cung cấp dịch vụ truy cập hoặc phát sống; và

(b) Điều 13.22 (Minh bạch) áp dụng đối với các biện pháp kỹ thuật trong phạm vi mà các biện pháp cũng ảnh hưởng đến các dịch vụ viễn thông công cộng.

3.  Không có nội dung nào trong Chương này được hiểu là:

(a) yêu cầu một Bên, hoặc yêu cầu một Bên buộc các doanh nghiệp, thành lập, xây dựng, mua, thuê, vận hành hoặc cung cấp một mạng lưới, dịch vụ viễn thông không được cung cấp cho công chúng nói chung; 1

(b) yêu cầu một Bên buộc các doanh nghiệp tham gia độc quyền vào việc phát sóng hoặc phân phối qua cáp chương trình phát thanh truyền hình để làm cho các thiết bị phát sóng hoặc các thiết bị cáp của mình có thể dùng như một mạng lưới viễn thông công cộng; hoặc

(c) ngăn cản một Bên cấm một người điều hành một mạng riêng sử dụng mạng riêng của mình để cung cấp một mạng lưới hoặc dịch vụ viễn thông công cộng cho người thứ ba.

4. Phụ lục 13-A (Nhà cung cấp điện thoại nông thôn – Mỹ) và Phụ lục 13-B (Nhà cung cấp điện thoại nông thôn - Peru) chứa các quy định bổ sung liên quan đến phạm vi của chương này.

Điều 13.3: Tiếp cận quy định

1. Các Bên thừa nhận giá trị của thị trường cạnh tranh để cung cấp một sự lựa chọn rộng rãi trong việc cung cấp dịch vụ viễn thông và nâng cao phúc lợi của người tiêu dùng, và thừa nhận rằng sự điều tiết kinh tế có thể không cần thiết nếu có sự cạnh tranh có hiệu quả hoặc nếu một dịch vụ còn mới đối với một thị trường. Theo đó, các thành viên công nhận rằng nhu cầu của quy định và phương pháp tiếp cận là khác nhau theo thị trường, và mỗi Bên có thể xác định cách thực hiện nghĩa vụ của mình theo Chương này.

2. Về phương diện này, các thành viên công nhận rằng một Bên có thể:

(a) tham gia vào các quy định trực tiếp nằm trong dự đoán của một vấn đề mà bên đó cho rằng có thể phát sinh hoặc để giải quyết một vấn đề đã phát sinh trên thị trường;

(b) dựa vào vai trò của các lực lượng thị trường, đặc biệt là đối với phân khúc thị trường có tính cạnh tranh hoặc có khả năng có tính cạnh tranh hoặc có rào cản thấp để nhập cảnh, chẳng hạn như các dịch vụ được cung cấp bởi các nhà cung cấp viễn thông làm không sở hữu cơ sở mạng lưới riêng;2hoặc

(c) sử dụng bất kỳ phương tiện thích hợp khác có lợi cho lợi ích lâu dài của người dùng cuối.

3. Khi một bên tham gia vào việc điều tiết trực tiếp, bên đó dù sao cũng có thể chịu đựng trong phạm vi được quy định trong pháp luật của mình việc áp dụng quy định đối với một dịch vụ mà Bên đó phân loại là dịch vụ viễn thông công cộng, nếu cơ quan quản lý viễn thông của họ hoặc cơ quan có thẩm quyền khác xác định rằng:

(a) việc thực thi quy định là không cần thiết để ngăn chặn các thông lệ không hợp lý hoặc không công bằng;

(b) việc thi hành các quy định là không cần thiết cho việc bảo vệ người tiêu dùng;

(c) sự kiên trì là phù hợp đối với lợi ích công cộng, bao gồm cả việc thúc đẩy và tăng cường cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng.

Điều 13.4: Tiếp cận và sử dụng dịch vụ viễn thông công cộng3

1. Mỗi Bên bảo đảm rằng bất kỳ doanh nghiệp của Bên khác có thể truy cập và sử dụng các dịch vụ viễn thông công cộng, bao gồm cả mạch cho thuê, cung cấp trong lãnh thổ hoặc qua biên giới của nước mình, về các điều khoản và điều kiện hợp lý và không có sự bất công.

2. Mỗi Bên bảo đảm rằng bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ của Bên kia được phép:

(a) mua hoặc thuê, và đính kèm thiết bị đầu cuối hoặc các thiết bị liên kết với một mạng viễn thông công cộng;

(b) cung cấp dịch vụ cho các cá nhân hoặc nhiều người dùng cuối trên mạch thuê hoặc mạch sở hữu;

(c) kết nối mạch thuê hoặc mạch sở hữu với các mạng lưới và dịch vụ viễn thông công cộng hoặc với các mạch thuê hoặc sở hữu bởi một doanh nghiệp4khác;

(d) thực hiện chuyển đổi, phát tín hiệu, xử lý và chuyển đổi chức năng; và

(e) sử dụng các giao thức điều hành của sự lựa chọn của họ.

3. Mỗi Bên bảo đảm rằng một doanh nghiệp của các Bên có thể sử dụng dịch vụ viễn thông công cộng cho việc lan truyền các thông tin trong lãnh thổ hoặc qua biên giới của mình, bao gồm cả thông tin liên lạc nội bộ công ty, và truy cập thông tin chứa trong cơ sở dữ liệu hoặc lưu trữ trong máy có thể đọc được hình thành trong lãnh thổ của các bên.

4. Bất kể quy định tại khoản 3, một Bên có thể có các biện pháp cần thiết để đảm bảo an ninh và bảo mật của các thông điệp và để bảo vệ sự riêng tư của dữ liệu cá nhân của người dùng cuối của mạng lưới hoặc dịch vụ viễn thông công cộng, miễn là những biện pháp này không được áp dụng theo cách tạo ra sự phân biệt đối xử vô lý hoặc sự hạn chế trá hình đối với thương mại dịch vụ.

5. Mỗi Bên bảo đảm rằng không có điều kiện nào được áp đặt cho việc tiếp cận và sử dụng các mạng lưới và dịch vụ viễn thông công cộng, ngoại trừ trường hợp cần thiết để:

(a) bảo vệ các trách nhiệm công vụ của các nhà cung cấp mạng/dịch vụ viễn thông công cộng, đặc biệt là khả năng của các nhiệm vụ đó trong việc làm cho mạng lưới/dịch vụ của mình được cung cấp rộng rãi cho công chúng; hoặc

(b) bảo vệ sự toàn vẹn kỹ thuật của các mạng lưới/dịch vụ viễn thông công cộng.

6. Với điều kiện là các Bên đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 5, điều kiện để tiếp cận và sử dụng các dịch vụ và mạng viễn thông công cộng có thể bao gồm:

(a) một yêu cầu để sử dụng một giao diện kỹ thuật quy định, bao gồm một giao thức giao diện, để kết nối với những mạng lưới, dịch vụ đó;

(b) một yêu cầu, khi cần thiết, đối với khả năng tương tác của những mạng lưới và dịch vụ;

(c) chấp thuận về loại thiết bị đầu cuối hoặc các thiết bị khác kết nối với các mạng lưới và các yêu cầu kỹ thuật liên quan đến sự lắp ráp thiết bị đó với mạng lưới; và

(d) một thủ tục cấp phép, cho phép, đăng ký hoặc thông báo (nếu được thông qua hoặc duy trì) minh bạch và quy định về quy trình mà các đơn được lưu hồ sơ theo đó phù hợp với các luật và quy định của một Bên.

Điều 13.5: Nghĩa vụ liên quan đến nhà cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng

Kết nối mạng5

1. Mỗi Bên bảo đảm rằng các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng trong lãnh thổ của mình cung cấp, trực tiếp hoặc gián tiếp trong cùng một lãnh thổ, kết nối với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng của một Bên khác.

2. Mỗi Bên quy định cơ quan quản lý viễn thông của họ với chính quyền để yêu cầu kết nối ở tỷ giá hợp lý.

3. Khi thực hiện quy định tại khoản 1, mỗi Bên sẽ đảm bảo các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng trong lãnh thổ của mình thực hiện các bước hợp lý để bảo vệ bí mật thông tin thương mại nhạy cảm liên quan đến, các nhà cung cấp và người tiêu dùng các dịch vụ viễn thông công cộng được xem như kết quả của các thỏa thuận kết nối và những nhà cung cấp chỉ sử dụng thông tin đó cho mục đích cung cấp các dịch vụ này.

Chuyển mạng giữ số

4. Mỗi Bên bảo đảm rằng các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng trong lãnh thổ của mình cung cấp dịch vụ chuyển mạng giữ số mà không làm suy giảm chất lượng và độ tin cậy, một cách kịp thời, và theo các điều khoản và điều kiện hợp lý và không phân biệt đối xử.6

Truy cập

5. Mỗi Bên bảo đảm rằng các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng của một Bên khác thành lập trên lãnh thổ của mình được quyền truy cập vào các số điện thoại theo nguyên tắc không phân biệt đối xử7.

Điều 13.6: Chuyển vùng quốc tế

1.  Các Bên sẽ nỗ lực hợp tác về thúc đẩy mức độ minh bạch và hợp lý cho dịch vụ chuyển vùng quốc tế điện thoại di động nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng của thương mại giữa các Bên và nâng cao phúc lợi của người tiêu dùng.

2. Một Bên có thể chọn thực hiện các bước để tăng cường tính minh bạch và cạnh tranh đối với tỷ giá chuyển vùng di động quốc tế và lựa chọn thay thế công nghệ với các dịch vụ chuyển vùng, chẳng hạn:

(a) bảo đảm rằng những thông tin về tỷ giá bán lẻ được dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng;

(b) giảm thiểu rào cản đối với việc sử dụng các lựa chọn thay thế công nghệ để chuyển vùng, theo đó người tiêu dùng khi truy cập vào lãnh thổ của một Bên từ lãnh thổ của một Bên khác có thể truy cập các dịch vụ viễn thông bằng cách sử dụng thiết bị mà họ chọn.

3. Các Bên nhận thức rằng một bên, nếu có thẩm quyền có thể lựa chọn chọn áp dụng hoặc duy trì các biện pháp ảnh hưởng đến tỷ giá các dịch vụ chuyển vùng quốc tế nhằm đảm bảo rằng các mức giá là hợp lý. Nếu một bên cho là phù hợp, Bên đó có thể hợp tác và thực hiện cơ chế với các bên khác để tạo điều kiện cho việc thực hiện các biện pháp, kể cả bằng các thỏa thuận với các bên.

  1.  

(a) Bên thứ hai đã ký kết một thỏa thuận với Bên đầu tiên để điều tiết tỷ giá hoặc điều kiện đối với dịch vụ chuyển vùng quốc tế điện thoại di động quy mô lớn cho các nhà cung cấp của hai bên;9

(b) trong trường hợp không có một thỏa thuận nêu tại điểm (a), các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng của Bên thứ hai, theo cách riêng của mình:

(i) luôn có các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng của dịch vụ chuyển vùng quốc tế điện thoại di động quy mô lớn của bên đầu tiên tại mức giá hay điều kiện hợp lý so sánh với tỷ giá hay điều kiện quy định;10

(ii) đáp ứng các yêu cầu bổ sung mà bên đầu tiên áp đặt đối với sự sẵn có của các tỷ giá hoặc điều kiện được quy định.11

Bên đầu tiên có thể yêu cầu các nhà cung cấp của Bên thứ hai tận dụng đầy đủ các cuộc đàm phán thương mại để đạt được thỏa thuận về các điều khoản để đạt đến tỷ giá hoặc điều kiện như vậy.

5. Một Bên đảm bảo quyền truy cập vào tỷ giá hoặc điều kiện cho dịch vụ chuyển vùng quốc tế điện thoại di động bán buôn theo khoản 4 được coi là phù hợp với các nghĩa vụ của mình theo Điều 10.4 (Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc), Điều 13.4.1(Tiếp cận và sử dụng dịch vụ viễn thông công cộng), và Điều 13.7 (Quy định của các nhà cung cấp chính dịch vụ viễn thông công cộng) đối với dịch vụ chuyển vùng quốc tế.

6. Mỗi Bên sẽ cung cấp cho các bên khác thông tin về tỷ giá các dịch vụ chuyển vùng quốc tế  bán lẻ đối với tin nhắn thoại, dữ liệu và tin nhắn văn bản được cung cấp cho người tiêu dùng của Bên đó khi đến lãnh thổ của các Bên khác. Một Bên sẽ cung cấp thông tin không muộn hơn 1 năm kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực đối với Bên đó. Mỗi Bên sẽ cập nhật và cung cấp thông tin cho các bên khác hàng năm hoặc khi có thoả thuận khác. Các bên liên quan sẽ nỗ lực hợp tác về biên soạn thông tin này vào một báo cáo được thỏa thuận bởi các bên và phải được công bố công khai.

7. Không quy định nào trong Điều này đòi hỏi một Bên điều chỉnh tỷ giá hay điều kiện đối với dịch vụ chuyển vùng quốc tế.

Điều 13.7: Quy định của các nhà cung cấp chính dịch vụ viễn thông công cộng

Mỗi Bên bảo đảm một nhà cung cấp chính trên lãnh thổ tuân theo quy định đối với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng của một bên không kém hơn so với hiệp định mà nhà cung cấp chính tuân theo trong hoàn cảnh tương tự các công ty con, cấp dưới của nhà cung cấp đó hoặc các nhà cung cấp dịch vụ không liên kết với nhà cung cấp đó về việc:

(a) sự sẵn có, trích lập dự phòng, tỷ giá hoặc chất lượng dịch vụ viễn thông công cộng tương tự; và

(b) sự sẵn có của các giao diện kỹ thuật cần thiết cho việc kết nối.

Điều 13.8: Bảo vệ tính cạnh tranh

1. Mỗi Bên duy trì các biện pháp thích hợp cho mục đích ngăn chặn các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng, một mình hoặc cùng với nhau, trở thành một nhà cung cấp chính trong lãnh thổ của mình từ việc tham gia vào hoặc tiếp tục các hành vi phản cạnh tranh.

2. Các hành vi phản cạnh tranh được nêu tại khoản 1 bao gồm:

(a) tham gia vào chống cạnh tranh trợ cấp chéo;

(b) sử dụng các thông tin thu được từ các đối thủ cạnh tranh với kết quả chống cạnh tranh; và

(c) không cung cấp kịp thời cho các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng các thông tin kỹ thuật về cơ sở vật chất thiết yếu và thông tin thương mại có liên quan cần thiết  cho việc cung cấp dịch vụ

Điều 13.9: Bán lại

1.  Không Bên nào ngăn cấm việc bán lại các dịch vụ viễn thông công cộng.12

2.  Mỗi Bên bảo đảm rằng một nhà cung cấp chính trong lãnh thổ của mình:

(a) đưa ra đề nghị bán lại với tỷ giá hợp lý,13 tới nhà cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng của một Bên khác, các dịch vụ viễn thông công cộng mà các nhà cung cấp chính cung cấp theo hình thức bán lẻ đến tay người dùng cuối; và

(b) không áp đặt các điều kiện bất hợp lý hoặc phân biệt đối xử hoặc các hạn chế đối với việc bán lại những dịch vụ đó.14

3. Mỗi Bên có thể xác định, theo luật pháp và quy định của mình các dịch vụ viễn thông công cộng phải được bán lại bởi các nhà cung cấp chính theo quy định khoản 2, dựa trên sự cần thiết phải thúc đẩy cạnh tranh hoặc giúp ích cho lợi ích lâu dài của người dùng cuối.

4. Nếu một bên không yêu cầu một nhà cung cấp chính đề nghị một dịch vụ viễn thông công cộng bán lại, bên đó mặc dù vậy sẽ cho phép các nhà cung cấp dịch vụ yêu cầu dịch vụ được đề nghị bán lại theo quy định tại khoản 2 mà không ảnh hưởng đến quyết định của Bên đó theo yêu cầu .

Điều 13.10: Phân tách các phần tử mạng của nhà cung cấp chính

Mỗi Bên trao cho cơ quan quản lý viễn thông của mình hoặc một cơ quan thích hợp khác thẩm quyền để yêu cầu một nhà cung cấp chính trong lãnh thổ của mình đề nghị nhà cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng truy cập các phần tử mạng trên cơ sở phân tách về các điều khoản và điều kiện và với mức chi phí định giá theo phí tổn, một cách hợp lý, không phân biệt đối xử và minh bạch đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng. Mỗi Bên có thể xác định các phần tử mạng cần được cung cấp trong lãnh thổ của mình và các nhà cung cấp có thể có được những phần tử này theo luật pháp và các quy định của nước mình.

Điều 13.11: Kết nối với nhà cung cấp chính

Điều khoản và điều kiện chung

1. Mỗi Bên bảo đảm một nhà cung cấp chính trong lãnh thổ của mình cung cấp kết nối cho các thiết bị của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng của một Bên khác:

(a) tại các điểm khả thi về mặt kỹ thuật trong mạng lưới của nhà cung cấp chính;

(b) theo các điều khoản, điều kiện (bao gồm các tiêu chuẩn kỹ thuật và thông số kỹ thuật) và tỷ giá theo quy tắc không phân biệt đối xử;

(c) có chất lượng không kém thuận lợi hơn so với chất lượng cung cấp bởi các nhà cung cấp chính cho các dịch vụ tương tự của chính nhà cung cấp đó, cho các dịch vụ tượng tự của các nhà cung cấp dịch vụ không có liên kết, hoặc cho các công ty con hoặc các chi nhánh khác của nhà cung cấp dịch vụ;

(d) một cách kịp thời, theo các điều khoản và điều kiện (bao gồm các tiêu chuẩn kỹ thuật và thông số kỹ thuật), và với mức chi phí định giá theo phí tổn, minh bạch, hợp lý, có tính đến tính khả thi kinh tế, và phân tách đầy đủ để các nhà cung cấp không phải trả tiền cho các thành phần mạng hoặc các thiết bị mạng mà họ không yêu cầu cho các dịch vụ được cung cấp; và

(e) theo yêu cầu, tại các điểm ngoài các điểm kết thúc mạng cung cấp cho đa số người dùng, chịu phí phản ánh chi phí xây dựng cơ sở bổ sung cần thiết.

Tùy chọn cho các kết nối với nhà cung cấp chính

2.  Mỗi Bên bảo đảm rằng một nhà cung cấp lớn trong lãnh thổ của mình cung cấp cho các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng của một Bên khác cơ hội để kết nối các thiết bị của họ với các thiết bị của những nhà cung cấp chính thông qua các tùy chọn sau đây:

(a) đề nghị kết nối tài liệu tham khảo hoặc một lời đề nghị kết nối tiêu chuẩn khác có chứa các tỷ giá, điều khoản và điều kiện mà nhà cung cấp chính cung cấp chung cho các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng; hoặc là

(b) các điều khoản và điều kiện của một thỏa thuận kết nối có hiệu lực.

3. Ngoài các tùy chọn quy định tại khoản 2, mỗi Bên bảo đảm rằng các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng của một Bên khác có cơ hội để kết nối các thiết bị của họ với các thiết bị của những nhà cung cấp chính thông qua đàm phán một thỏa thuận kết nối mới.

Phổ biến các đề nghị và thỏa thuận kết nối

4. Mỗi Bên phải công bố công khai các thủ tục áp dụng cho các cuộc đàm phán kết nối với một nhà cung cấp lớn trong lãnh thổ của mình.

5. Mỗi Bên phải cung cấp phương tiện cho các nhà cung cấp của một Bên khác để có được tỷ giá, điều khoản và điều kiện cần thiết cho việc kết nối được đưa ra bởi một nhà cung cấp chính. Những phương tiện tối thiểu bao gồm, ở mức tối thiểu, việc đảm bảo rằng:

(a) việc phổ biến các thỏa thuận kết nối đang có hiệu lực giữa các nhà cung cấp chính trong lãnh thổ của mình và các nhà cung cấp khác của dịch vụ viễn thông công cộng trong lãnh thổ của mình;

(b) việc phổ biến về tỷ giá, các điều khoản và điều kiện để liên kết với một nhà cung cấp chính theo quy định của cơ quan quản lý viễn thông, cơ quan khác có thẩm quyền; hoặc

(c) việc phổ biến một đề nghị kết nối tài liệu tham khảo.

Các dịch vụ cho các tỷ giá đó, điều khoản và điều kiện được công bố công khai không cần phải bao gồm tất cả các dịch vụ liên quan đến kết nối được cung cấp bởi một nhà cung cấp lớn, được xác định bởi một Bên theo luật pháp và quy định của mình.

Điều 13.12: Dự phòng và định giá dịch vụ thuê kênh của các nhà cung cấp chính

1.  Mỗi Bên bảo đảm rằng một nhà cung cấp chính trong lãnh thổ của mình cung cấp cho các nhà cung cấp dịch vụ của một Bên khác các dịch vụ cho thuê kênh là các dịch vụ viễn thông công cộng trong một thời hạn hợp lý về các điều khoản và điều kiện hợp lý và ở mức giá hợp lý và không có phân biệt đối xử và dựa trên một đề nghị phổ biến chung.

2. Theo như khoản 1, mỗi Bên sẽ cung cấp cho cơ quan quản lý viễn thông của nước mình hoặc các cơ quan thích hợp khác quyền yêu cầu nhà cung cấp chính trong lãnh thổ của mình đưa ra các dịch vụ cho thuê kênh là các dịch vụ viễn thông công cộng cho các nhà cung cấp dịch vụ của một bên khác ở mức giá dựa trên công suất và theo phí tổn.

Điều 13.13: Cho thuê chỗ đặt máy chủ bởi các nhà cung cấp chính

1. Theo quy định tại khoản 2 và 3, mỗi Bên bảo đảm rằng một nhà cung cấp lớn trong lãnh thổ của mình cung cấp cho các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng của một bên khác trong lãnh thổ dịch vụ cho thuê chỗ đặt máy chủ vật lý của thiết bị của Bên đó cần thiết cho kết nối hoặc truy cập vào các phần tử mạng phân tách dựa trên một đề nghị được phổ biến rộng rãi, một cách kịp thời, và các điều khoản và điều kiện và lãi chi phí theo định hướng, hợp lý và không phân biệt đối xử.

2. Trường hợp việc cho thuê chỗ đặt máy chủ vật lý là không thiết thực vì lý do kỹ thuật hay vì những giới hạn về không gian, mỗi Bên bảo đảm rằng một nhà cung cấp lớn trong lãnh thổ của Bên đó cung cấp một giải pháp thay thế, chẳng hạn như tạo điều kiện cho thuê chỗ đặt máy chủ ảo một cách kịp thời dựa trên một đề nghị được phổ biến rộng rãi và các điều khoản và điều kiện và tỷ giá định hướng theo chi phí hợp lý và không phân biệt đối xử.

3. Một Bên có thể xác định theo luật pháp và quy định của nước mình, trong đó cơ sở thuộc sở hữu hoặc kiểm soát bởi các nhà cung cấp lớn trong lãnh thổ của mình phải thực hiện quy định tại các khoản 1 và 2  Khi Bên đó thực hiện quyết định này, Bên đó sẽ xem xét các yếu tố như tình trạng cạnh tranh trên thị trường nơi mà việc cho thuê chỗ đặt máy chủ là cần thiết, cho dù những cơ sở có thể được thay thế một cách khả thi về mặt kinh tế hay kỹ thuật để cung cấp một dịch vụ cạnh tranh hoặc các yếu tố lợi ích công cộng khác.

4. Nếu một bên không yêu cầu một nhà cung cấp chính cho thuê chỗ đặt máy chủ tại cơ sở nhất định, Bên đó vẫn sẽ cho phép các nhà cung cấp dịch vụ yêu cầu những cơ sở thuê chỗ đặt máy chủ theo quy định tại khoản 1, không ảnh hưởng đến quyết định của bên đó về yêu cầu đó.

Điều 13.14: Tiếp cận các cực, đường ống, ống dẫn và đường dây thuộc sở hữu và giám sát của nhà cung cấp chính15

1. Mỗi Bên bảo đảm rằng một nhà cung cấp chính trong lãnh thổ của mình cung cấp truy cập tới các cực, đường ống, ống dẫn, và đường dây hay bất kỳ cấu trúc khác theo quyết định của Bên đó, thuộc sở hữu hoặc kiểm soát bởi các nhà cung cấp chính, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng của một Bên khác trong lãnh thổ của Bên đó trên cơ sở kịp thời, theo các điều khoản và điều kiện và ở mức tỷ giá hợp lý, không phân biệt đối xử và minh bạch, khả thi về mặt kỹ thuật.

2. Một Bên có thể xác định theo pháp luật và các quy định của mình, các cực, đường dẫn, ống dẫn, dây dẫn hay bất kỳ cấu trúc khác đòi hỏi các nhà cung cấp chính trong lãnh thổ của mình cung cấp truy cập phù hợp với quy định tại khoản 1. Khi Bên đó thực hiện việc xác định này cần xem xét các yếu tố như hiệu quả cạnh tranh của việc thiếu thốn sự tiếp cận như vậy, cho dù cấu trúc như vậy có thể được thay thế một cách kinh tế hay theo quy tắc khả thi về mặt kỹ thuật để cung cấp một dịch vụ cạnh tranh, hoặc các yếu tố lợi ích công cộng quy định được quy định chi tiết khác.

Điều 13.15: Hệ thống cáp ngầm quốc tế16,17

Mỗi Bên bảo đảm rằng nhà cung cấp chính nào điều khiển trạm đích của cáp ngầm quốc tế trong lãnh thổ của Bên đó cung cấp quyền truy cập vào những trạm đích, phù hợp với các quy định tại Điều 13.11 (Kết nối với nhà cung cấp chính), Điều 13.12 (Dự phòng và định giá dịch vụ thuê kênh của các nhà cung cấp chính), và Điều 13.13 (Cho thuê chỗ đặt máy chủ của nhà cung cấp chính), đến các nhà cung cấp viễn thông công cộng của một Bên khác.

Điều 13.16: Cơ quan quản lý độc lập và quyền sở hữu của chính phủ

1. Mỗi Bên bảo đảm cơ quan quản lý viễn thông của mình tách biệt, và không chịu trách nhiệm về các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng. Với mục đích bảo đảm tính độc lập và công bằng của các cơ quan quản lý viễn thông, mỗi Bên bảo đảm rằng cơ quan quản lý viễn thông của mình không có lợi ích tài chính18 hoặc duy trì vai trò điều hành hoặc quản lý18 trong các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng.

2. Mỗi Bên bảo đảm rằng các quyết định và thủ tục của cơ quan quản lý viễn thông của mình hoặc cơ quan có thẩm quyền khác liên quan quy định tại Chương này đối xử công bằng đối với tất cả những người tham gia thị trường.

3. Không Bên nào được đối xử với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trong lãnh thổ của mình tốt hơn đối xử với nhà cung cấp dịch vụ dịch vụ tương tự của một bên khác trên cơ sở nhà cung cấp thuộc sở hữu của chính phủ quốc gia của Bên đó nhận được nhiều ưu đãi hơn.

Điều 13.17: Dịch vụ phổ thông

Mỗi Bên có quyền xác định các loại nghĩa vụ dịch vụ phổ cập mà mình muốn duy trì.   Mỗi Bên điều hành các nghĩa vụ dịch vụ phổ thông mà mình duy trì một cách minh bạch, không phân biệt đối xử và cạnh tranh trung lập, và phải đảm bảo rằng nghĩa vụ dịch vụ phổ thông của mình không nặng nề hơn mức cần thiết cho các loại dịch vụ phổ thông mà mình đã xác định.

Điều 13.18: Quy trình cấp phép

1. Nếu một Bên yêu cầu một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng phải có giấy phép, Bên đó bảo đảm sự phổ biến của:

(a) tất cả các tiêu chí và thủ tục cấp phép mà mình áp dụng;

(b) thời gian mà mình thường đòi hỏi để đạt được một quyết định liên quan đến đơn xin cấp giấy phép; và

(c) các điều khoản và điều kiện của tất cả các giấy phép có hiệu lực.

2. Mỗi Bên bảo đảm, theo yêu cầu, rằng người nộp đơn nhận được những lý do cho các việc sau:

(a) từ chối cấp giấy phép;

(b) áp đặt các điều kiện cung cấp cụ thể về cấp giấy phép;

(c) thu hồi giấy phép; hoặc

(d) từ chối gia hạn giấy phép.

Điều 13.19: Phân bổ và sử dụng tài nguyên khan hiếm

1.  Mỗi Bên điều hành các thủ tục cho việc phân bổ và sử dụng các nguồn tài nguyên viễn thông khan hiếm, bao gồm tần số, kho số và quyền sử dụng, một cách khách quan, kịp thời, minh bạch và không phân biệt đối xử.

2. Mỗi Bên phải công bố công khai tình trạng hiện tại của băng tần được phân bổ và giao cho các nhà cung cấp cụ thể20nhưng vẫn có quyền không cung cấp giấy tờ chi tiết chứng minh các tần số được phân bổ hoặc được giao cho mục đích cụ thể của chính phủ.

3. Để chắc chắn hơn, các biện pháp của một Bên phân bổ và giao phổ vô tuyến và quản lý tần số không thực chất không phù hợp với Điều 10.5 (Xâm nhập thị trường) áp dụng đối với thương mại xuyên biên giới trong các dịch vụ hoặc thông qua các hoạt động của Điều 10.2.2 (Phạm vi áp dụng) cho chủ đầu tư hoặc đối với đầu tư của một Bên khác.Theo đó, mỗi Bên giữ quyền thành lập và áp dụng các chính sách quản lý phổ vô tuyến và tần số mà có thể có tác dụng hạn chế số lượng các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng, trong trường hợp bên đó không thực hiện theo cách phù hợp với các quy định khác của Hiệp định này. Điều này bao gồm khả năng phân bổ băng tần, có tính đến nhu cầu hiện tại và trong tương lai và tính khả dụng của phổ vô tuyến.

4. Khi thực hiện phân bổ phổ vô tuyến cho các dịch vụ viễn thông thương mại, mỗi Bên sẽ nỗ lực dựa trên một quá trình mở và minh bạch xem xét lợi ích công cộng, bao gồm cả việc thúc đẩy cạnh tranh.   Mỗi Bên sẽ nỗ lực để nói chung dựa trên cách tiếp cận dựa trên thị trường trong việc giao phổ vô tuyến cho các dịch vụ viễn thông thương mại mặt đất.  Để được như vậy, mỗi Bên cần có quyền sử dụng các cơ chế như đấu giá, nếu thích hợp, để giao phổ vô tuyến cho mục đích thương mại.

Điều 13.20: Thực thi

Mỗi Bên quy định thẩm quyền của mình với chính quyền để thực thi các biện pháp của Bên đó liên quan đến nghĩa vụ quy định tại Điều 13.4 (Tiếp cận và sử dụng dịch vụ viễn thông công cộng), Điều 13.5 (Nghĩa vụ liên quan đến nhà cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng), Điều 13.7 (Quy định của các nhà cung cấp chính dịch vụ viễn thông công cộng), Điều 13.8 (bảo vệ tính cạnh tranh), Điều 13.9 (bán lại), Điều 13.10 (Phân tách các phần tử mạng của nhà cung cấp chính), Điều 13.11 (Kết nối với nhà cung cấp chính), Điều 13.2 (Dự phòng và định giá dịch vụ thuê kênh của các nhà cung cấp chính), Điều 13.13 (Cho thuê chỗ đặt máy chủ bởi các nhà cung cấp chính), Điều 13.14 (Tiếp cận các cực, đường ống, ống dẫn và đường dây thuộc sở hữu và giám sát của nhà cung cấp chính), Điều 13.15 (Hệ thống cáp ngầm quốc tế); Thẩm quyền đó phải bao gồm khả năng áp đặt lệnh trừng phạt hiệu quả, trong đó có thể bao gồm các hình phạt tài chính, lệnh bồi thường (tạm thời hoặc cuối cùng), hoặc sửa đổi, đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép.

Điều 13.21: Giải quyết các tranh chấp viễn thông

1. Theo như quy định tại Điều 26.3 (Thủ tục hành chính) và 26.4 (Xem xét và khiếu nại), mỗi Bên cần đảm bảo rằng:

Sự cầu viện

(a) các doanh nghiệp cầu viện từ một cơ quan quản lý viễn thông hoặc một cơ quan liên quan khác của Bên đó để giải quyết các tranh chấp liên quan tới các biện pháp của Bên đó liên quan tới các vấn đề quy định tại Điều 13.4 (Tiếp cận và sử dụng dịch vụ viễn thông công cộng), Điều 13.5 (Nghĩa vụ liên quan đến nhà cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng), Điều 13.6 (Chuyển vùng quốc tế), Điều 13.7(Quy định của các nhà cung cấp chính dịch vụ viễn thông công cộng), Điều 13.8 (Bảo vệ tính cạnh tranh), Điều 13.9 (Bán lại), Điều 13.10 (Phân tách các phần tử mạng của nhà cung cấp chính), Điều 13.11 (Kết nối với nhà cung cấp chính), Điều 13.12 (Dự phòng và định giá dịch vụ thuê kênh của các nhà cung cấp chính), Điều 13.13 (Cho thuê chỗ đặt máy chủ bởi các nhà cung cấp chính), Điều 13.14 (Tiếp cận các cực, đường ống, ống dẫn và đường dây thuộc sở hữu và giám sát của nhà cung cấp chính), Điều 13.15 (Hệ thống cáp ngầm quốc tế);

(b) nếu một cơ quan quản lý viễn thông từ chối bắt đầu bất kỳ hành động theo yêu cầu để giải quyết tranh chấp thì cần cung cấp theo yêu cầu một văn bản giải thích cho quyết định của mình trong khoảng thời gian hợp lý;21

(c) các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng của một Bên khác đã yêu cầu kết nối với một nhà cung cấp chính tại lãnh thổ của Bên có thể tìm kiếm xem xét trong một thời hạn hợp lý và quy định công khai thời gian sau khi các nhà cung cấp yêu cầu kết nối bởi cơ quan quản lý viễn thông để giải quyết các tranh chấp liên quan đến các điều khoản, điều kiện và tỷ giá cho việc kết nối với nhà cung cấp chính đó; và

Xem xét lại22

(d) các doanh nghiệp có lợi ích được bảo vệ hợp pháp đang bị ảnh hưởng xấu bởi một phán quyết hoặc một quyết định của cơ quan quản lý viễn thông của bên đó có thể khiếu nại hoặc kiến ​​nghị các cơ quan hoặc cơ quan có liên quan khác để xem xét lại phán quyết hoặc quyết định đó.  Không Bên nào cho phép việc xin xem xét lại để tạo thành cơ sở cho việc không tuân thủ các phán quyết hoặc quyết định của cơ quan quản lý viễn thông, trừ khi cơ quan quản lý hoặc cơ quan có liên quan khác ban hành một lệnh rằng việc phán quyết hoặc quyết định không được thi hành trong khi các thủ tục tố tụng đang trong quá trình giải quyết. Một Bên có thể hạn chế những trường hợp mà việc xem xét lại có thể được thực hiện, phù hợp với luật pháp và quy định của mình.

Xem xét tư pháp

2. Không Bên nào cho phép việc xin xem xét tư pháp để tạo thành cơ sở cho việc không tuân thủ các phán quyết hoặc quyết định của cơ quan quản lý viễn thông, trừ khi cơ quan tư pháp ban hành một lệnh rằng việc phán quyết hoặc quyết định không được thi hành trong khi các thủ tục tố tụng đang trong quá trình giải quyết.

Điều 13.22: Minh bạch

1. Theo Điều 26.2.2 (Công khai), mỗi Bên bảo đảm rằng khi cơ quan quản lý viễn thông tìm kiếm đầu vào23  cho một đề nghị cho một quy định, cơ quan đó có trách nhiệm:

(a) công khai hay phổ biến đề nghị với những người quan tâm;

(b) bao gồm giải thích về mục đích và lý do đề nghị;

(c) cung cấp cho những người quan tâm đầy đủ thông báo công khai về khả năng nhận xét và cơ hội hợp lý cho các nhận xét đó;

(d) công bố công khai đến mức độ có thể tất cả các ý kiến ​​có liên quan được lưu hồ sơ với đề nghị đó; và

(e) phản hồi với tất cả các vấn đề quan trọng và có liên quan nêu ra trong các nhận xét được trình, trong quá trình phát hành quy định cuối cùng.24

2. Theo như Điều 26.2.1 (Công khai), mỗi Bên bảo đảm rằng các biện pháp của mình liên quan đến các dịch vụ viễn thông công cộng được thực hiện công khai, bao gồm:

(a) thuế quan và các điều khoản và điều kiện khác của dịch vụ;

(b) thông số kỹ thuật của giao diện kỹ thuật;

(c) các điều kiện để gắn thiết bị đầu cuối hoặc các thiết bị khác vào mạng viễn thông công cộng;

(d) cấp phép, cho phép, đăng ký hoặc thông báo yêu cầu, nếu có;

(e) các thủ tục chung liên quan đến giải quyết tranh chấp viễn thông quy định tại Điều 13,21 (Giải quyết tranh chấp viễn thông); và

(f) các biện pháp của cơ quan quản lý viễn thông nếu Chính phủ giao cho các cơ quan khác trách nhiệm chuẩn bị, sửa đổi và áp dụng các biện pháp liên quan đến các tiêu chuẩn ảnh hưởng đến quyền truy cập và sử dụng.

Điều 13.23: Tính linh hoạt trong việc lựa chọn công nghệ

1. Không Bên nào ngăn cản các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng lựa chọn các công nghệ mà họ muốn sử dụng để cung cấp dịch vụ của họ, tùy thuộc vào yêu cầu cần thiết cho việc đáp ứng lợi ích hợp pháp chính sách công, trường hợp các biện pháp hạn chế sự lựa chọn đó không được chuẩn bị, thông qua hoặc áp dụng theo hướng tạo ra những trở ngại không cần thiết đối với thương mại.   Để chắc chắn hơn, một Bên áp dụng những biện pháp này sẽ thực hiện theo quy định tại Điều 13.22 (Minh bạch).

2. Khi một Bên tài trợ việc phát triển mạng lưới tiên tiến 25, Bên đó có thể làm cho tài chính của mình có điều kiện về việc sử dụng công nghệ đáp ứng được các lợi ích chính sách công cụ thể của mình.

Điều 13.24: Mối quan hệ với các chương khác

Trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa Chương 13 (Viễn thông) với một Chương khác trong Hiệp định thì Chương đó, thay vì Chương 13 (Viễn thông), sẽ được áp dụng.

Điều 13.25: Mối liên hệ với các tổ chức quốc tế

Các Bên thừa nhận tầm quan trọng của tiêu chuẩn quốc tế cho sự tương thích toàn cầu và khả năng tương tác của các mạng và dịch vụ viễn thông và cam kết thúc đẩy những tiêu chuẩn đó thông qua công việc của các tổ chức quốc tế có liên quan.

Điều 13.26: Ủy ban viễn thông

1. Các bên đồng thành lập một Uỷ ban về Viễn thông (sau đây gọi là Uỷ ban) gồm các đại diện chính phủ của mỗi Bên.

2. Trách nhiệm của Ủy ban:

(a) xem xét và giám sát việc thực hiện Chương này, nhằm bảo đảm thực hiện có hiệu quả các Chương bằng cách cho phép đáp ứng sự phát triển công nghệ và quản lý trong viễn thông để đảm bảo sự phù hợp của Chương này cho các bên, các nhà cung cấp dịch vụ và người dùng cuối;

(b) thảo luận về các vấn đề liên quan đến Chương này và các vấn đề khác có liên quan đến lĩnh vực viễn thông có thể được quyết định bởi các Bên;

(c) báo cáo cho Ủy ban về các phát hiện và kết quả của các cuộc thảo luận của Ủy ban; và

(d) thực hiện các chức năng khác giao bởi Ủy ban.

3. Uỷ ban sẽ họp tại địa điểm và thời gian mà các bên có thể quyết định.

4. Các bên có thể quyết định mời đại diện của các đơn vị khác có liên quan ngoài các Bên, bao gồm đại diện của các tổ chức khu vực tư nhân, có chuyên môn cần thiết có liên quan đến các vấn đề được thảo luận, tham dự các cuộc họp của Uỷ ban.

1. Để chắc chắn hơn, không nội dung nào trong Chương này được hiểu là yêu cầu một Bên ủy quyền cho một doanh nghiệp của một Bên khác thiết lập, xây dựng, mua, thuê, vận hành hoặc cung cấp các dịch vụ viễn thông công cộng, trừ trường hợp quy định tại Hiệp định này.

2. Theo khoản 2 (b), Hoa Kỳ, dựa trên các đánh giá về tình trạng cạnh tranh của thị trường điện thoại di động thương mại của Mỹ mà đã không áp dụng các biện pháp chính liên quan đến cung cấp theo Điều 13.7 (Quy định của các nhà cung cấp chính dịch vụ viễn thông công cộng), Điều 13.9.2 (Bán lại), Điều 13.11 (Kết nối với nhà cung cấp chính), Điều 13.13 (Cho thuê chỗ đặt máy chủ bởi các nhà cung cấp chính) hoặc Điều 13.14 (Tiếp cận các cực, đường ống, ống dẫn và đường dây thuộc sở hữu và giám sát của nhà cung cấp chính) đến thị trường điện thoại di động thương mại.

3. Để chắc chắn hơn, Điều này không ngăn cấm bất cứ Bên nào yêu cầu các doanh nghiệp có được một giấy phép để cung cấp bất kỳ dịch vụ viễn thông công cộng trong phạm vi lãnh thổ của mình.

4 Tại Việt Nam, mạng lưới được ủy quyền thành lập với mục đích thực hiện, trên cơ sở phi thương mại cơ bản, viễn thông giữa các thành viên của một nhóm người sử dụng khép kín chỉ có thể trực tiếp kết nối với nhau khi được chấp thuận bằng văn bản bởi cơ quan quản lý viễn thông.   Việt Nam phải đảm bảo rằng người nộp đơn nhận được những lý do từ chối ủy quyền khi có yêu cầu. Việt Nam sẽ xem xét yêu cầu này để có được sự chấp thuận bằng văn bản trong thời hạn hai năm kể từ ngày có hiệu lực của Hiệp định này

5 Để chắc chắn hơn, thuật ngữ "kết nối" sử dụng trong chương này không bao gồm quyền truy cập vào các phần tử mạng phân tách.

6 Đối với một số Bên nhất định, khoản này sẽ được áp dụng như sau:

(a) đối với Brunei Darussalam, khoản này không áp dụng cho đến khi thời gian mà nước này quyết định, căn cứ vào đánh giá định kỳ, khả thi về mặt kinh tế để thực hiện chuyển mạng giữ số ở Brunei Darussalam;

(b) đối với Malaysia, khoản này chỉ áp dụng đối với dịch vụ điện thoại di động thương mại cho đến thời gian xác định bởi nước này, khả thi về mặt kinh tế để áp dụng chuyển mạng giữ số với các dịch vụ cố định; và

(c) đối với Việt Nam, khoản này được áp dụng đối với các dịch vụ cố định tại thời điểm quyết định bởi Việt Nam khả thi về mặt kỹ thuật và kinh tế.  Trong vòng 4 năm kể từ ngày Hiệp định này có Hiệu lực tại Việt Nam, Việt Nam phải tiến hành đánh giá để xác định tính khả thi về mặt kinh tế của việc áp dụng chuyển mạng giữ số với các dịch vụ cố định  Đối với dịch vụ điện thoại di động thương mại, khoản này sẽ được áp dụng tại Việt Nam không muộn hơn năm 2020.

7 Đối với Việt Nam, khoản này sẽ không áp dụng đối với các khối số đó đã được giao trước khi Hiệp định này có hiệu lực.

8 Để chắc chắn hơn, không Bên nào phải chỉ dựa trên cơ sở của bất kỳ nghĩa vụ của Bên đầu tiên theo một quy định tối huệ quốc hoặc theo một quy định không phân biệt đối xử viễn thông cụ thể trong bất kỳ thỏa thuận thương mại quốc tế hiện hành để tìm kiếm hoặc có được cho các nhà cung cấp các truy cập đến tỷ giá quy định hoặc điều kiện cho dịch vụ chuyển vùng quốc tế điện thoại di động bán buôn được cung cấp theo Điều này.

9. Để chắc chắn hơn, truy cập theo khoản 4 (a) các tỷ giá hay điều kiện theo quy định của Bên đầu tiên sẽ chỉ được phổ biến cho một nhà cung cấp của Bên thứ hai nếu tỷ giá hay điều kiện được quy định đó có thể so sánh với tỷ giá và điều kiện được quy định qua lại theo sự sắp xếp tại điểm (a).

Trong trường hợp xảy ra mâu thuẫn các cơ quan quản lý viễn thông của Bên đầu tiên, cần xác định liệu tỷ giá hay điều kiện là có thể so sánh một cách hợp lý.

10. Trong điểm này, tỷ giá hay điều kiện có thể so sánh hợp lý là tỷ giá hay điều kiện được thoả thuận để được như vậy bởi các nhà cung cấp có liên quan hoặc, trong trường hợp không đồng ý thỏa thuận, được xác định như vậy bởi các cơ quan quản lý viễn thông của Bên đầu tiên.

11. Để chắc chắn hơn, các yêu cầu bổ sung này có thể bao gồm, ví dụ, yêu cầu tỷ giá cung cấp cho các nhà cung cấp của Bên thứ hai phản ánh chi phí hợp lý của việc cung cấp dịch vụ chuyển vùng điện thoại di động quốc tế từ một nhà cung cấp của Bên đầu tiên cho một nhà cung cấp của Bên thứ hai, được xác định thông qua các phương pháp của bên đầu tiên.

12. Brunei Darussalam có thể yêu cầu những người được cấp phép mua dịch vụ viễn thông công cộng trên cơ sở bán buôn chỉ bán lại dịch vụ của họ tới một người dùng cuối.

13. Trong Điều này, mỗi Bên có thể xác định mức giá hợp lý thông qua bất kỳ phương pháp nào mà Bên đó cho là thích hợp.

14. Trường hợp quy định tại pháp luật hoặc quy định của mình, một Bên có thể cấm một đại lý bán lẻ có được, với giá bán buôn, dịch vụ viễn thông công cộng được bán lẻ đến một loại giới hạn về thuê bao từ cung cấp dịch vụ cho các loại thuê bao khác nhau.

15. Chile có thể thực hiện nghĩa vụ này bằng cách duy trì các biện pháp thích hợp cho mục đích ngăn chặn một nhà cung cấp chính trong lãnh thổ của mình từ chối truy cập vào cột, ống dẫn, ống dẫn và đường dây, sở hữu hoặc kiểm soát bởi nhà cung cấp chính.

16. Đối với Chile, quy định này được áp dụng khi cơ quan quản lý viễn thông của họ có quyền thực hiện quy định này.  Tuy nhiên, Chile sẽ đảm bảo tiếp cận hợp lý và không phân biệt đối xử với các hệ thống cáp quang biển quốc tế bao gồm các trạm đích trong lãnh thổ của mình.

17. Đối với Việt Nam, cho thuê chỗ đặt máy chủ đối với trạm đích ngầm quốc tế thuộc sở hữu hoặc kiểm soát bởi các nhà cung cấp chính trong lãnh thổ Việt Nam không bao gồm vật cho thuê chỗ đặt máy chủ vật lý.

18. Khoản này sẽ không được hiểu là ngăn cấm một thực thể chính quyền của một Bên ngoài cơ quan quản lý viễn thông được sở hữu cổ phần trong một công ty cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng.

19. Cơ quan quản lý viễn thông của Việt Nam đảm nhận vai trò đại diện chính phủ là chủ sở hữu của các công ty cung cấp viễn thông nhất định. 

Trong bối cảnh này, Việt Nam cần tuân thủ quy định này bằng cách đảm bảo rằng bất kỳ hành động pháp lý liên quan tới những nhà cung cấp không đặt những người cạnh tranh vào thế bất lợi về vật chất.

20. Đối với Peru, các cam kết để phổ biến công khai các dải tần số được giao chỉ áp dụng đối với các dải tần số được dùng để cung cấp truy cập đến người dùng cuối.

21. Đối với Hoa Kỳ, điểm 1 (b) chỉ áp dụng cho các cơ quan quản lý quốc gia.

22. Đối với Peru, các doanh nghiệp không có quyền yêu cầu xem xét lại các quyết định áp dụng chung đã được xác định tại Điều 26.1 (Định nghĩa), trừ khi được quy định trong pháp luật và các quy định của mình.

  Đối với Úc, điểm 1 (d) không được áp dụng.

23. Để chắc chắn hơn, tìm kiếm đầu vào không bao gồm các cuộc thảo luận nội bộ của chính phủ.

24. Để chắc chắn hơn, một Bên có thể củng cố phản ứng của mình với các ý kiến ​​nhận được từ những người quan tâm.  Việt Nam có thể thực hiện nghĩa vụ này bằng cách trả lời bất kỳ câu hỏi liên quan đến quyết định của mình theo yêu cầu.

25. Để chắc chắn hơn, "các mạng tiên tiến" bao gồm các mạng băng thông rộng.

CHƯƠNG 14

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Điều 14.1: Giải thích từ ngữ

Trong Chương này:

hạ tầng công nghệ thông tin bao gồm các máy chủ và các thiết bị lưu trữ phục vụ hoạt động xử lý hoặc lưu trữ thông tin phục vụ mục đích thương mại;

đối tượng áp dụng1 gồm:

(a) Dự án đầu tư được bảo đảm theo quy định tại Điều 9.1 (Giải thích từ ngữ);

(b) nhà đầu tư của Bên tham gia Hiệp định theo quy định tại Điều 9.1 (Giải thích từ ngữ) nhưng không bao gồm nhà đầu tư thực hiện đầu tư vào một tổ chức tài chính; hoặc 

(c) nhà cung cấp dịch vụ của Bên tham gia Hiệp định theo quy định tại Điều 10.1 (Giải thích từ ngữ),

nhưng không bao gồm một “tổ chức tài chính” hoặc "nhà cung cấp dịch vụ tài chính xuyên biên giới của Bên tham gia Hiệp định” theo quy định tại Điều 11.1 (Giải thích từ ngữ);

sản phẩm số bao gồm chương trình máy tính, sản phẩm văn bản, video, hình ảnh, ghi âm hoặc sản phẩm khác được mã hóa bằng kỹ thuật số và được sản xuất phục vụ mục đích thương mại hoặc phân phối cũng như các sản phẩm được truyền phát bằng hình thức điện tử; 2, 3 

chứng thực điện tử là quy trình hoặc hành động xác minh đặc điểm của một bên tham gia vào một hoạt động thông tin hoặc giao dịch điện tử và quy trình hoặc hành động nhằm đảm bảo mức độ trung thực của các hoạt động thông tin điện tử;

truyền phát tín hiệu điện tử hoặc được phát sóng bằng hình thức điện tử là một hoạt động truyền tín hiệu điện tử được thực hiện bằng cách sử dụng các thiết bị điện từ, kể cả thiết bị quang điện tử;

thông tin cá nhân là bất kỳ thông tin nào, kể cả dữ liệu về cá nhân đã được xác định hoặc có thể xác định về đặc điểm cá nhân;

hồ sơ, giấy tờ phục vụ công tác quản lý thương mại là các mẫu biểu được ban hành hoặc kiểm soát bởi Bên tham gia Hiệp định mà phải được hoàn chỉnh bởi hoặc cho nhà nhập khẩu hoặc xuất khẩu liên quan đến hoạt động nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hóa; và

tin nhắn thương mại điện tử không mong muốn là thông điệp điện tử được gửi vì mục đích thương mại hoặc tiếp thị đến một địa chỉ điện tử nào đó mà không nhận được sự đồng ý của người nhận hoặc được gửi bất chấp sự từ chối từ phía người nhận thông qua nhà cung cấp dịch vụ truy cập Internet, hoặc nếu được pháp luật của mỗi Bên cho phép thì tin nhắn dạng này có thể được gửi thông qua các dịch vụ viễn thông khác.

Điều 14.2: Phạm vi áp dụng và các điều khoản chung

1. Các Bên thừa nhận sự tăng trưởng kinh tế hoặc các cơ hội mang lại từ hoạt động thương mại điện tử và tầm quan trọng của các cơ chế pháp lý giúp thúc đẩy lòng tin của người tiêu dùng vào hoạt động thương mại điện tử cũng như tầm quan trọng của việc tránh áp dụng các rào cản không cần thiết đối với hoạt động khai thác và phát triển hoạt động thương mại điện tử.

2. Chương này áp dụng đối với các biện pháp được ban hành hoặc duy trì áp dụng bởi Bên tham gia Hiệp định mà có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động thương mại thông qua thiết bị điện tử.

3. Chương này không áp dụng đối với:

(a) hoạt động mua sắm chính phủ; hoặc

(b) thông tin được bảo quản hoặc xử lý bởi hoặc đại diện cho Bên tham gia Hiệp định, hoặc các biện pháp liên quan đến những thông tin này, kể cả các biện pháp liên quan đến việc thu thập những thông tin này.

4. Nhằm giải thích rõ hơn, các biện pháp gây ảnh hưởng đến hoạt động cung cấp và thực hiện dịch vụ bằng hình thức điện tử phải tuân thủ các nghĩa vụ được đề cập đến trong các điều khoản liên quan của Chương 9 (Đầu tư), Chương 10 (Thương mại dịch vụ xuyên biên giới) và Chương 11 (Dịch vụ tài chính), kể cả các trường hợp ngoại lệ hoặc các biện pháp không tương thích nêu trong Hiệp định này được áp dụng đối với các nghĩa vụ nói trên.

5. Nhằm giải thích rõ hơn, các nghĩa vụ nêu trong Điều 14.4 (Cách đối xử không phân biệt đối với các sản phẩm số), Điều 14.11 (Chuyển giao thông tin xuyên biên giới bằng phương tiện điện tử), Điều 14.13 (Địa điểm của các hạ tầng công nghệ thông tin) và Điều 14.17 (Mã nguồn):

(a) bị điều chỉnh bởi các điều khoản, quy định về trường hợp ngoại lệ và biện pháp không tương thích liên quan trong Chương 9 (Đầu tư), Chương 10 (Thương mại dịch vụ xuyên biên giới) và Chương 11 (Dịch vụ tài chính); và

(b) sẽ được giải thích cụ thể khi kết hợp với các điều khoản liên quan khác của Hiệp định này.

5. Các nghĩa vụ nêu tại Điều 14.4 (Cách đối xử không phân biệt đối với các sản phẩm số), Điều 14.11 (Chuyển giao thông tin xuyên biên giới bằng phương tiện điện tử), Điều 14.13 (Địa điểm của các hạ tầng công nghệ thông tin) không áp dụng đối với các khía cạnh không tương thích của các biện pháp được ban hành hoặc duy trì áp dụng theo quy định tại Điều 9.11 (Biện pháp không tương thích), Điều 10.7 (Biện pháp không tương thích) hoặc Điều 11.10 (Biện pháp không tương thích).

Điều 14.3: Thuế hải quan

1. Không Bên nào được phép đánh thuế hải quan lên các hoạt động truyền phát tín hiệu điện tử, bao gồm cả nội dung được truyền phát bằng hình thức điện tử giữa đối tượng thuộc Bên này và đối tượng thuộc Bên kia. 

2. Nhằm giải thích rõ ràng hơn, các quy định tại Khoản 1 không nghiêm cấm Bên tham gia Hiệp định quy định các loại thuế áp dụng trong nước, phí hoặc lệ phí tính theo nội dung được truyền phát bằng hình thức điện tử với điều kiện là các loại thuế, phí hoặc lệ phí được tính toán theo cách phù hợp với thỏa thuận trong Hiệp định.

Điều 14.4: Cách đối xử không phân biệt đối với các sản phẩm số

1. Không Bên nào được phép dành cách thức đối xử đối với các sản phẩm số được tạo ra, sản xuất, phát hành, giao kèo, ủy quyền sở hữu hoặc giới thiệu lần đầu theo các điều khoản thương mại trong phạm vi lãnh thổ của Bên kia, hoặc đối với các sản phẩm mà tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất, người phát triển hoặc người sở hữu của chúng là cá nhân của Bên kia kém hơn so với cách thức đối xử mà mình dành cho các sản phẩm khác tương tự như sản phẩm số.4 

2. Các quy định tại khoản 1 không áp dụng đối với trường hợp quy định trong khoản này không thống nhất với quyền lợi và nghĩa vụ nêu trong Chương 18 (Sở hữu trí tuệ).

3. Các bên hiểu rằng Điều này không áp dụng đối với các chế độ trợ cấp hoặc hỗ trợ của Bên tham gia Hiệp định, bao gồm các khoản vay, các khoản bảo lãnh và bảo hiểm được chính phủ hỗ trợ.

4. Điều này không áp dụng đối với hoạt động phát sóng.

Điều 14.5: Khung pháp lý trong nước đối với các giao dịch điện tử

1. Mỗi Bên phải duy trì khung pháp lý kiểm soát các giao dịch điện tử sao cho phù hợp với các nguyên tắc của Luật mẫu về thương mại điện tử năm 1996 của UNCITRAL hoặc Công ước Liên hiệp quốc về sử dụng truyền thông điện tử trong hợp đồng quốc tế ký kết tại New York vào ngày 23 tháng 11 năm 2005.

2. Mỗi Bên phải phấn đấu

 (a) tránh đặt ra những trách nhiệm pháp lý không cần thiết đối với các giao dịch điện tử; và

(b) tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân quan tâm tham gia vào việc xây dựng khung pháp lý của mình đối với các hoạt động giao dịch điện tử.

Điều 14.6: Chứng thực điện tử và chữ ký điện tử

1. Trừ các trường hợp được quy định khác trong quy định pháp luật của một Bên tham gia Hiệp định, Bên đó không được từ chối hiệu lực pháp lý của chữ ký chỉ bởi vì lý do là chữ ký này được cung cấp bằng hình thức điện tử. 

2. Không Bên nào được phép ban hành hoặc duy trì áp dụng các biện pháp đối với hoạt động chứng thực điện tử mà

(a) ngăn cấm các bên tham gia giao dịch điện tử phối hợp cùng nhau xác định các phương pháp chứng thực thích hợp đối với giao dịch đó; hoặc

(b) ngăn cản các bên tham gia giao dịch điện tử có cơ hội để chứng minh trước các cơ quan quản lý tư pháp hoặc hành chính rằng các giao dịch của họ tuân thủ theo các yêu cầu pháp lý liên quan đến hoạt động chứng thực.

3. Đồng thời tuân thủ theo quy định tại khoản 2, đối với từng loại giao dịch cụ thể, Bên tham gia Hiệp định có quyền đặt ra yêu cầu là phương pháp chứng thực phải đáp ứng các tiêu chuẩn thực hiện hoặc được xác nhận bởi cơ quan quản lý được phép theo đúng quy định pháp luật của nước mình.

4. Các Bên phải khuyến khích việc sử dụng chứng thực điện tử có thể tương thích với nhau.

Điều 14.7: Bảo vệ khách hàng qua mạng

1. Các Bên tham gia Hiệp định phải nhận thức tầm quan trọng của việc ban hành và duy trì áp dụng các biện pháp minh bạch và hiệu quả nhằm bảo vệ khách hàng khỏi những hoạt động thương mại dối trá, giả mạo theo quy định tại Điều 16.7.2 (Bảo vệ khách hàng) khi các khách hàng này tham gia vào hoạt động thương mại điện tử. 

2. Mỗi Bên phải ban hành hoặc duy trì các quy định pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng để bài trừ các hoạt động thương mại dối trá, giả mạo đang gây hại hoặc ẩn chứa nguy cơ gây hại đến người tiêu dùng khi họ tham gia vào các hoạt động thương mại trên mạng.

3. Các Bên phải nhận thức tầm quan trọng của việc hợp tác giữa các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng liên quan hoặc các cơ quan khác về các hoạt động liên quan đến thương mại điện tử xuyên biên giới nhằm nâng cao lợi ích của khách hàng.  Theo đó, các Bên phải khẳng định rằng việc hợp tác theo Điều 16.7.5 và Điều 16.7.6 (Bảo vệ khách hàng) bao gồm việc hợp tác liên quan đến các hoạt động thương mại trên mạng.

Điều 14.8: Bảo vệ thông tin cá nhân5

1. Các Bên phải công nhận các lợi ích kinh tế và xã hội của việc bảo vệ thông tin cá nhân của người khai thác hoạt động thương mại điện tử và những đóng góp mà việc bảo vệ này mang lại trong việc củng cố niềm tin của khách hàng khi tham gia vào các hoạt động thương mại điện tử.

2. Theo đó, Bên tham gia Hiệp định phải ban hành hoặc duy trì khung pháp lý đặt ra các quy định đối với việc bảo vệ thông tin cá nhân của người tham gia các hoạt động thương mại điện tử.   Trong quá trình xây dựng khung pháp lý để bảo vệ thông tin cá nhân, mỗi Bên nên lưu ý đến các nguyên tắc và hướng dẫn của các cơ quan quốc tế liên quan.6

3. Mỗi Bên phải cố gắng ban hành áp dụng các cơ chế không phân biệt đối xử đối với việc bảo vệ người tham gia các hoạt động thương mại điện tử khỏi bị tác động bởi các hành vi vi phạm đến vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân trong phạm vi thẩm quyền của mình.

4. Mỗi Bên phải công bố thông tin về các biện pháp bảo vệ thông tin cá nhân của mình đến người tham gia các hoạt động thương mại điện tử, bao gồm cách thức:

(a) để các cá nhân có thể theo đuổi các biện pháp khắc phục hậu quả; và

(b) để công việc kinh doanh có thể phù hợp với các yêu cầu pháp lý.

5. Khi nhận thức được rằng các Bên tham gia Hiệp định có quyền thực hiện các biện pháp pháp lý khác nhau để bảo vệ thông tin cá nhân, mỗi Bên phải tăng cường việc xây dựng các cơ chế thúc đẩy tính đồng bộ giữa các cơ chế khác nhau này.Các cơ chế này có thể bao gồm việc công nhận các kết quả trong công tác quản lý, điều hành, bất kể là tự công nhận hoặc thỏa thuận công nhận, hoặc các khung pháp lý quốc tế rộng hơn. Theo đó, các Bên phải nỗ lực trao đổi thông tin về các cơ chế này khi chúng được áp dụng trong phạm vi thẩm quyền của họ và tìm kiếm các phương thức nhằm mở rộng các thỏa thuận này hoặc các thỏa thuận thích hợp khác để thúc đẩy tính đồng bộ giữa các thỏa thuận này.

Điều 14.9: Giao dịch thương mại phi giấy tờ

Mỗi Bên phải cố gắng:

(a) công bố rộng rãi các loại tài liệu, giấy tờ về quản lý thương mại dưới dạng điện tử; và

(b) chấp nhận các tài liệu, hồ sơ giấy tờ quản lý thương mại được nộp bằng hình thức điện tử có giá trị pháp lý tương đương như bản giấy của các tài liệu, hồ sơ giấy tờ này.

Điều 14.10: Các nguyên tắc truy cập và sử dụng Internet phục vụ hoạt động thương mại điện tử

Căn cứ theo các chính sách, quy định pháp luật hiện hành, các Bên phải công nhận lợi ích của người tiêu dùng trong nước khi họ có khả năng:  

(a) truy cập và sử dụng các dịch vụ và ứng dụng mà khách hàng có quyền lựa chọn trên Internet tùy thuộc vào cách thức quản lý mạng một cách hợp lý7;

(b) kết nối các thiết bị của người dùng tùy theo lựa chọn của khách hàng vào Internet với điều kiện là các thiết bị này không gây hại cho mạng thông tin; và  

(c) truy cập thông tin về cơ chế quản lý mạng của nhà cung cấp dịch vụ truy cập Internet của khách hàng.

Điều 14.11: Chuyển giao thông tin xuyên biên giới bằng phương tiện điện tử

1. Các Bên thừa nhận rằng mỗi Bên có những yêu cầu quản lý riêng liên quan đến hoạt động chuyển giao thông tin bằng phương tiện điện tử.

2. Mỗi Bên phải cho phép việc chuyển giao thông tin xuyên biên giới bằng phương tiện điện tử, kể cả thông tin cá nhân, nếu hoạt động này phục vụ cho việc tổ chức, triển khai công việc kinh doanh của đối tượng áp dụng.

3. Không quy định nào trong Điều này có thể nghiêm cấm Bên tham gia Hiệp định này ban hành hoặc duy trì các biện pháp không đồng bộ với quy định tại khoản 2 để đạt được mục tiêu chính sách công hợp pháp với điều kiện là biện pháp đó:

(a) không được áp dụng theo cách mà có thể tạo ra sự thiếu công bằng và không hợp lý hoặc hạn chế đối với hoạt động thương mại trá hình; và

(b) không giới hạn hoạt động chuyển giao thông tin vượt mức yêu cầu nhằm đạt được mục tiêu đó.

Điều 14.12: Chia sẻ phí kết nối Internet

Các Bên phải nhận thức rằng nhà cung cấp tìm kiếm đối tác kết nối Internet quốc tế có thể đàm phán với các nhà cung cấp của Bên khác nhằm mục đích thương mại. Những nghĩa vụ này có thể bao gồm các cuộc đàm phán liên quan đến bồi thường thiệt hại đối với việc thành lập, vận hành và bảo dưỡng các cơ sở hạ tầng của các nhà cung cấp liên quan này.

Điều 14.13: Địa điểm của hạ tầng công nghệ thông tin

1. Các Bên phải thừa nhận rằng mỗi Bên có các yêu cầu quản lý của riêng mình liên quan đến việc sử dụng của các cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bao gồm các yêu cầu đưa ra nhằm cố gắng bảo đảm an ninh và bảo mật của hoạt động truyền thông.

2. Không Bên nào yêu cầu đối tượng áp dụng của Chương này được sử dụng hoặc lựa chọn địa điểm lắp đặt các cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin trong phạm vi lãnh thổ của Bên mình để xem đó như là điều kiện để triển khai công việc kinh doanh trong lãnh thổ đó.

3. Không quy định nào trong Điều này có thể nghiêm cấm Bên tham gia Hiệp định này ban hành hoặc duy trì các biện pháp không phù hợp với khoản 2 để đạt được mục tiêu chính sách công hợp lý với điều kiện là biện pháp đó:

(a) không được áp dụng theo cách mà có thể tạo ra sự thiếu công bằng và không hợp lý hoặc hạn chế đối với hoạt động thương mại một cách trá hình; và

(b) không giới hạn việc sử dụng hoặc địa điểm lắp đặt các cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin vượt mức yêu cầu để đạt mục tiêu đó.

Điều 14.14: Tin nhắn thương mại điện tử không mong muốn8

1. Mỗi Bên phải ban hành hoặc duy trì các biện pháp liên quan đến tin nhắn thương mại điện tử không mong muốn mà:

(a) yêu cầu nhà cung cấp các nhà cung cấp các tin nhắn thương mại điện tử không mong muốn đó phải tạo điều kiện cho khách hàng ngăn chặn việc nhận những tin nhắn thuộc dạng này;

(b) yêu cầu phải nhận được sự đồng ý từ người nhận khi gửi họ các thông điệp thương mại điện tử theo quy định pháp luật của mỗi Bên; hoặc

(c) có lộ trình giảm thiểu tối đa các tin nhắn thương mại điện tử không mong muốn.

2. Mỗi Bên phải quy định các biện pháp chế tài đối với nhà cung cấp các tin nhắn thương mại điện tử không mong muốn nếu họ không tuân thủ các biện pháp được ban hành hoặc duy trì theo quy định tại khoản 1.

3. Các Bên phải cố gắng hợp tác trong điều kiện thích hợp có sự quan tâm từ hai bên liên quan đến việc kiểm soát các tin nhắn thương mại điện tử không mong muốn.

Điều 14.15: Hợp tác

Trên cơ sở nhận thức tính chất toàn cầu của thương mại điện tử, các Bên phải cố gắng:

(a) phối hợp cùng nhau để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể vượt qua những rào cản trong việc khai thác hoạt động thương mại điện tử;

(b) trao đổi thông tin và chia sẻ kinh nghiệm về các quy định, chính sách, việc thực thi và tuân thủ liên quan đến hoạt động thương mại điện tử, bao gồm:

(i) bảo vệ thông tin cá nhân;

(ii) bảo vệ khách hàng trên mạng bao gồm phương thức đối với việc thực hiện bồi thường thiệt hại cho khách hàng và xây dựng lòng tin của khách hàng;

(iii) các tin nhắn thương mại điện tử không mong muốn; (iv) an ninh trong hoạt động thông tin điện tử;

(v) hoạt động chứng thực; và

(vi) chính phủ điện tử;

(c) trao đổi thông tin và chia sẻ quan điểm về khả năng tiếp cận của khách hàng đối với các sản phẩm và dịch vụ được cung cấp qua mạng giữa các Bên;

(d) tích cực tham gia vào các diễn đàn hợp tác khu vực và đa phương nhằm thúc đẩy sự phát triển của hoạt động thương mại điện tử; và

(e) khuyến khích sự tham gia của khối tư nhân vào việc phát triển các biện pháp tự kiểm soát mà có thể thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử, kể cả đối với các mã hàng hóa, hợp đồng mẫu, các hướng dẫn và cơ chế thực thi.

Điều 14.16: Hợp tác về các vấn đề an toàn thông tin

Các Bên phải nhận thức tầm quan trọng của:

(a) việc xây dựng năng lực cho các cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm về việc xử lý sự cố an toàn máy tính; và

(b) sử dụng các cơ chế phối hợp hiện tại để phối hợp xác định và hạn chế thiệt hại của hành vi xâm nhập có động cơ xấu hoặc việc phát tán mã độc gây ảnh hưởng đến hệ thống mạng điện tử của các Bên.

Điều 14.17: Mã nguồn

1. Không Bên nào được phép yêu cầu việc chuyển giao hoặc truy cập vào mã nguồn của các phần mềm do đối tượng Bên kia sở hữu để xem đó như là điều kiện để nhập khẩu, phân phối, kinh doanh hoặc sử dụng các phần mềm đó hoặc của các sản phẩm tích hợp phần mềm đó trong phạm vi lãnh thổ của mình.

2. Trong Điều này, phần mềm theo quy định tại khoản 1 được giới hạn lại là các phần mềm được phép kinh doanh trên thị trường đại chúng hoặc các sản phẩm tích hợp phần mềm này và không bao gồm phần mềm được sử dụng cho các cơ sở hạ tầng quan trọng.

3. Không quy định nào trong Điều này có thể ngăn cản:

(a) việc lồng ghép hoặc thực hiện các điều khoản liên quan đến việc cung cấp mã nguồn trong các hợp đồng được đàm phán về mặt thương mại; hoặc

(b) Bên tham gia Hiệp định yêu cầu việc thay đổi mã nguồn của các phần mềm, nếu việc thay đổi này là cần thiết đối với các phần mềm đó phải tuân thủ theo quy định của pháp luật mà không trái với quy định trong Hiệp định này.

4. Điều này không được hiểu là sẽ gây ảnh hưởng đến các yêu cầu liên quan đến các ứng dụng được cấp bằng sáng chế hoặc các bằng sáng chế đã cấp, bao gồm bất kỳ lệnh nào của cơ quan tư pháp liên quan đến các vụ tranh chấp bằng sáng chế phù hợp với các biện pháp tự vệ nhằm đối phó với hành vi công bố thông tin trái phép theo quy định hoặc thông lệ của Bên tham gia Hiệp định.

Điều 14.18: Giải quyết tranh chấp

1. Đối với các biện pháp hiện đang áp dụng, Malaysia không phải tuân thủ theo nguyên tắc giải quyết tranh chấp quy định tại Điều 28 (Giải quyết tranh chấp) liên quan đến nghĩa vụ của nước này quy định tại Điều 14.4 (Cách thức đối xử không phân biệt đối với các sản phẩm số) và Điều 14.11 (Chuyển giao thông tin xuyên biên giới bằng các phương tiện điện tử) trong thời hạn hai năm kể từ sau ngày Hiệp định này có hiệu lực tại Malaysia.

2. Đối với các biện pháp hiện đang áp dụng, Việt Nam không phải tuân thủ theo nguyên tắc giải quyết tranh chấp quy định tại Điều 28 (Giải quyết tranh chấp) liên quan đến nghĩa vụ của nước này quy định tại Điều 14.4 (Cách thức đối xử không phân biệt đối với các sản phẩm số) và Điều 14.11 (Chuyển giao thông tin xuyên biên giới bằng các phương tiện điện tử) và Điều 14.13 (Địa điểm của hạ tầng công nghệ thông tin) trong thời hạn hai năm kể từ sau ngày Hiệp định này có hiệu lực tại Việt Nam.

1  Đối với Úc, đối tượng áp dụng không bao gồm các cơ quan báo cáo tín dụng.

2  Nhằm giải thích rõ hơn, sản phẩm số không bao gồm hình thức trình bày số hóa của công cụ tài chính, kể cả đồng tiền.

Định nghĩa của sản phẩm số không nhằm mục đích phản ánh quan điểm của một Bên tham gia Hiệp định trong việc đánh giá xem liệu hoạt động thương mại sản phẩm số thông qua hoạt động truyền phát tín hiệu điện tử là thuộc dạng hoạt động thương mại dịch vụ hay thương mại hàng hóa.

4  Nhằm giải thích rõ hơn, nếu một sản phẩm số của Bên không tham gia Hiệp định là sản phẩm “tương tự như sản phẩm số”, sản phẩm này sẽ được áp dụng Điều 14.4.1đối với “sản phẩm khác tương tự như sản phẩm số”.

Brunei Darussalam và Việt Nam không buộc phải áp dụng Điều này trước ngày các Bên này đưa vào thực hiện khung pháp lý của mình mà trong khung pháp lý đó có quy định về việc bảo vệ dữ liệu cá nhân của người khai thác hoạt động thương mại điện tử.

6  Nhằm giải thích rõ hơn, Bên tham gia Hiệp định có thể tuân thủ theo nghĩa vụ nêu trong khoản này thông qua việc ban hành hoặc duy trì các biện pháp như chính sách riêng tư toàn diện, các luật về bảo vệ thông tin cá nhân hoặc dữ liệu cá nhân, các luật đặc thù của từng lĩnh vực bao gồm cả quyền riêng tư cá nhân, hoặc các quy định pháp luật về thực thi các cam kết tự nguyện của các doanh nghiệp liên quan đến quyền riêng tư cá nhân.

7  Các Bên nhận thức được rằng nhà cung cấp dịch vụ truy cập Internet mà cung cấp cho các khách hàng thuê bao một số nội dung trên cơ sở độc quyền sẽ không thực hiện các chính sách trái với nguyên tắc này.

Brunei Darussalam không buộc phải áp dụng quy định trong Điều này trước ngày nước này đưa vào thực hiện khung pháp lý của mình liên quan đến các tin nhắn thương mại điện tử không mong muốn.

CHƯƠNG 15

MUA SẮM CHÍNH PHỦ

Điều 15.1: Định nghĩa

Mục đích của Chương này:

Hợp đồng BOT và hợp đồng chuyển nhượng các công trình công cộng là một thỏa thuận hợp đồng mà mục đích chính của nó là thúc đẩy việc xây dựng hoặc phục hồi cơ sở hạ tầng, các nhà máy, tòa nhà, trang thiết bị hoặc các công trình do nhà nước sở hữu khác và theo hợp đồng này, xét về việc thực hiện thỏa thuận hợp đồng của nhà cung cấp, tổ chức mời thầu sẽ trao cho nhà cung cấp, trong một khoảng thời gian xác định, quyền sở hữu tạm thời hoặc quyền kiểm soát, sử dụng và yêu cầu thanh toán đối với việc sử dụng những công trình này trong suốt thời hạn thực hiện hợp đồng.

Hàng hóa hoặc dịch vụ thương mại là loại hàng hóa được bán hoặc chào bán trên thị trường thương mại đến, và thường được mua bởi, người mua không thuộc nhà nước cho những mục đích phi chính phủ.

Trên văn bản có nghĩa là bất cứ sự diễn đạt bằng chữ hoặc số có thể đọc, sao chép lại và có thể truyền tải sau này. Đó có thể bao gồm thông tin được truyền tải và lưu trữ bằng điện tử;

Đấu thầu hạn chế là phương pháp đấu thầu theo đó bên mời thầu có quyền lựa chọn một nhà cung cấp hoặc nhiều nhà cung cấp;

Danh sách đa dụng có nghĩa là danh sách các nhà cung cấp mà bên mời thầu đã xác định thỏa mãn các điều kiện tham gia vào danh sách đó và bên mời thầu có ý định sử dụng nhiều lần;

Thông báo ý định mua sắm là thông báo do bên mời thầu công bố đến các nhà cung cấp quan tâm để họ gởi hồ sơ đề nghị tham gia, hồ sơ thầu hoặc cả hai;

Đấu thầu mở rộng là phương pháp mua sắm theo đó tất cả các nhà cung cấp quan tâm có thể nộp hồ sơ dự thầu;

Bên mời thầu là một tổ chức được liệt kê trong Phụ Lục 15-A;

Công bố có nghĩa là việc phổ biến thông tin thông qua giấy viết hoặc phương tiện điện tử được phân phối rộng rãi đến công chúng.

Nhà cung cấp đủ năng lực là nhà cung cấp mà bên mời thầu công nhận đáp ứng đầy đủ các điều kiện tham gia;

Đấu thầu chọn lọc là phương pháp mua sắm theo đó bên mời thầu chỉ mời các nhà cung cấp đủ năng lực nộp hồ sơ dự thầu.

Dịch vụ bao gồm các dịch vụ xây dựng trừ khi có những qui định khác;

Nhà cung cấp là một người hoặc một nhóm người cung cấp hoặc có thể cung cấp một hàng hóa hoặc dịch vụ cho bên mời thầu; và

Thông số kỹ thuật là một yêu cầu đấu thầu

(a) đưa ra các đặc điểm của:

(i) Hàng hóa được mua sắm, bao gồm chất lượng, hiệu suất, an toàn và kích cỡ, hoặc các qui trình và phương pháp sản xuất ra chúng; hoặc

(ii) dịch vụ được mua sắm, hay các qui trình hoặc phương pháp cung cấp dịch vụ, kể cả bất kỳ điều khoản hành chính nào được áp dụng;

(b) đề cập những yêu cầu về thuật ngữ, ký hiệu, đóng gói, đánh dấu hoặc dán nhãn khi chúng áp dụng cho hàng hóa hoặc dịch vụ.

Điều 15.2: Phạm vi áp dụng

Phạm vi áp dụng của chương này

1. Chương này áp dụng cho bất kỳ biện pháp nào liên quan đến mua sắm được qui định.

2. Với mục đích của chương này, mua sắm được qui định có nghĩa là mua sắm chính phủ:

(a) Đối với một hàng hóa hoặc dịch vụ, hoặc kết hợp được ghi rõ trong Kế hoạch của mỗi Bên ở Phụ Lục 15-A;

(b) thông qua bất kỳ hình thức ký kết nào bao gồm mua, thuê, cho thuê, có hay không có quyền mua; các hợp đồng BOT và hợp đồng chuyển nhượng công trình công ích;

(c) theo đó giá trị, như được ước tính theo khoản 8 và khoản 9, bằng hoặc vượt quá ngưỡng được ghi trong Kế Hoạch của mỗi Bên ở Phụ Lục 15-A tại thời điểm công bố thông báo ý định mua sắm; (d) bởi bên mời thầu; 

Các hoạt động không được qui định

3. Trừ khi được qui định trong Kế hoạch của mỗi Bên trong Phụ Lục 15-A, Chương này không áp dụng đối với:

(a) Sở hữu hoặc thuê đất, các tòa nhà hiện hữu hoặc các tài sản cố định khác hoặc các quyền trên đó;

(b) Thỏa thuận ngoài hợp đồng hoặc bất kỳ hình thức hỗ trợ mà một Bên, bao gồm các bên mời thầu của mình, sẽ cung cấp, bao gồm các thỏa thuận hợp tác, các khoản tài trợ, cho vay, góp cổ phần, bảo lãnh, các khoản trợ cấp, ưu đãi tài chính và thu xếp tài trợ;

(c) Mua sắm hoặc sở hữu cơ quan tài chính hoặc các dịch vụ lưu ký; các dịch vụ thanh lý và quản lý đối với các tổ chức tài chính được qui định; hoặc các dịch vụ liên quan đến bán, chuộc và phân bổ nợ công bao gồm các khoản vay, trái phiếu chính phủ, các tờ phiếu và chứng khoán khác;

(d) Hợp đồng lao động công ích;

(e) mua sắm:

Được tiến hành với mục đích cung cấp sự trợ giúp quốc tế bao gồm viện trợ phát triển;

(ii) được tài trợ bởi một tổ chức quốc tế hoặc các khoản trợ cấp nước ngoài, các khoản vay hoặc trợ cấp khác theo đó các thủ tục hoặc điều kiện mua sắm của tổ chức hoặc nhà tài trợ quốc tế được áp dụng. Nếu các thủ tục hoặc điều kiện của tổ chức hoặc nhà tài trợ quốc tế không hạn chế sự tham gia của các nhà cung cấp, việc mua sắm sẽ được qui định bởi Điều 15.4.1 (Nguyên tắc chung); hoặc

(iii) được tiến hành theo một thủ tục hoặc điều kiện cụ thể của thỏa thuận quốc tế liên quan đến bố trí quân đội hoặc liên quan đến việc thực hiện chung của các nước ký kết một dự án; và

(f) mua sắm một hàng hóa hoặc dịch vụ bên ngoài lãnh thổ quốc gia của bên mời thầu để tiêu thụ bên ngoài lãnh thổ của quốc gia đó;

Các Kế hoạch

4. Mỗi Bên ghi rõ các thông tin dưới đây trong Kế hoạch của mình ở Phụ Lục 15-A:

 (a) Trong Mục A, các tổ chức chính phủ trung ương với việc mua sắm được đề cập trong Chương này;

(b) trong Mục B, các tổ chức chính phủ dưới trung ương với việc mua sắm được đề cập trong Chương này;

(c) trong Mục C, các tổ chức khác với việc mua sắm được đề cập trong Chương này; (d) trong Mục D, hàng hóa được đề cập trong Chương này;

(e) trong Mục E, các dịch vụ không thuộc dịch vụ xây dựng được đề cập trong Chương này;

(f) trong Mục F, các dịch vụ xây dựng đề cập trong Chương này; (g) trong Mục G, các Ghi chú chung;

(h) trong Mục H, Công thức điều chỉnh ngưỡng giá trị được áp dụng;

(i) trong Mục I, thông tin công bố theo yêu cầu của Điều 15.6.2 (Công bố thông tin mua sắm); và

(j) trong Mục J, bất kỳ biện pháp chuyển tiếp nào phù hợp với Điều 15.5 (Các biện pháp chuyển tiếp);

Sự tuân thủ

5. Mỗi Bên đảm bảo các tổ chức mời thầu của mình phải tuân thủ Chương này trong việc tiến hành mua sắm chính phủ.

6. Không có tổ chức mời thầu nào chuẩn bị hoặc thiết kế một kế hoạch mua sắm, hoặc nói cách khác cấu trúc lại hoặc phân chia một kế hoạch mua sắm thành những kế hoạch mua sắm riêng biệt trong bất kỳ giai đoạn mua sắm nào, hoặc sử dụng một phương pháp cụ thể nào đó để ước tính giá trị của một kế hoạch mua sắm nhằm né tránh các nghĩa vụ trong Chương này.

7. Không có điều gì trong Chương này được coi là ngăn cản một Bên, kể cả những tổ chức mời thầu của bên đó, việc triển khai các chính sách mua sắm mới, các thủ tục hoặc hình thức ký kết miễn là chúng không đi ngược lại Chương này.

Định giá

8. Khi ước tính giá trị của một kế hoạch mua sắm với mục đích xác định liệu đó có phải là một kế hoạch mua sắm chính phủ hay không, một tổ chức mời thầu đưa vào tổng giá trị tối đa của kế hoạch mua sắm được ước tính trong suốt quá trình, có tính đến:

(a) tất cả các hình thức đãi ngộ, bao gồm tiền thưởng, phí, hoa hồng, lãi hoặc nguồn thu nhập khác có thể được đề cập trong hợp đồng;

(b) giá trị của bất kỳ điều khoản lựa chọn nào; và

(c) bất kỳ hợp đồng nào được ký trong cùng một thời điểm hoặc trong một giai đoạn nhất định với một hoặc nhiều nhà cung cấp cho cùng một kế hoạch mua sắm;

9. Nếu tổng giá trị tối đa được ước tính của một kế hoạch mua sắm trong suốt giai đoạn của nó không được xác định, kế hoạch mua sắm đó được coi là mua sắm chính phủ trừ khi không được xét đến theo Hiệp định này.

Điều 15.3: Các trường hợp ngoại lệ

1. Trong phạm vi của yêu cầu rằng biện pháp không được áp dụng theo cách tạo ra sự phân biệt độc đoán hoặc vô lý giữa các Bên, hoặc một giới hạn trá hình đối với thương mại quốc tế giữa các Bên, không có điều gì trong Chương này được coi là ngăn cản một Bên, bao gồm các tổ chức mời thầu, được thông qua hoặc duy trì một biện pháp:

(a) cần thiết để bảo vệ phẩm chất đạo đức, trật tự hoặc an toàn của cộng đồng;

(b) cần thiết để bảo vệ con người, đời sống động thực vật hoặc sức khỏe; (c) cần thiết để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; hoặc

(d) liên quan đến hàng hóa hoặc dịch vụ của một người bị khuyết tật, của các tổ chức từ thiện hoặc phi lợi nhuận, hoặc của lao động tù nhân;

  1.  

Điều 15.4: Những nguyên tắc chung

Đối xử quốc gia và không kỳ thị

1. Đối với bất kỳ biện pháp nào liên quan đến mua sắm chính phủ, mỗi Bên, bao gồm các tổ chức mời thầu, sẽ dành ngay lập tức và vô điều kiện cho hàng hóa và sản phẩm của bất kỳ Bên nào cũng như các nhà cung cấp của bất kỳ Bên nào việc đối xử không kém thuận lợi so với việc đối xử mà Bên đó, kể cả tổ chức mời thầu, dành cho:

(a) Hàng hóa, dịch vụ và nhà cung cấp nội địa; và

 (b) hàng hóa, dịch vụ và nhà cung cấp của bất kỳ Bên nào.

Để chắc chắn hơn, nghĩa vụ này chỉ đề cập đến việc đối xử một Bên dành cho bất kỳ hàng hóa, dịch vụ hay nhà cung cấp của bất kỳ Bên nào dưới Hiệp định này.

  1.  

(a) Phân biệt đối xử giữa các nhà cung cấp được thành lập ở địa phương này với các nhà cung cấp được thành lập ở địa phương khác dựa trên mức độ liên kết hay sở hữu nước ngoài; hoặc

(b) phân biệt đối xử một nhà cung cấp thành lập tại địa phương trên cơ sở hàng hóa hoặc dịch vụ họ chào bán là một hàng hóa hay dịch vụ của bất kỳ Bên nào khác.

3. Tất cả các đơn đặt hàng theo các hợp đồng mua sắm chính phủ sẽ thực hiện theo các khoản 1 và 2 của Điều này.

Các phương pháp mua sắm

4. Một tổ chức mời thầu sẽ áp dụng thủ tục đấu thầu rộng rãi cho mua sắm chính phủ trừ khi Điều 15.9 (Năng lực của nhà cung cấp) hoặc Điều 15.10 (Đấu thầu giới hạn) được áp dụng.

Qui tắc xuất xứ

5. Mỗi Bên sẽ áp dụng trong mua sắm chính phủ đối với một hàng hóa các qui tắc xuất xứ mà nó áp dụng trong lộ trình thương mại bình thường đối với hàng hóa đó.

Bù trừ

6. Đối với mua sắm chính phủ, không có Bên nào, kể cả tổ chức mời thầu, được tìm kiếm, xem xét, áp đặt hoặc thông qua bất kỳ sự đền bù nào trong bất kỳ giai đoạn nào của một kế hoạch mua sắm.

Các biện pháp không cụ thể cho việc mua sắm

7. Các khoản 1 và 2 không áp dụng thuế và lệ phí hải quan thuộc bất kỳ loại nào được đánh vào hoặc liên quan đến nhập khẩu, phương pháp áp đặt các loại thuế và lệ phí đó, các qui định hoặc thủ tục nhập khẩu khác, và các biện pháp tác động đến thương mại dịch vụ chứ không phải là các biện pháp quản lý mua sắm chính phủ.

Sử dụng phương tiện điện tử

8. Các Bên sẽ cố gắng cung cấp các cơ hội mua sắm chính phủ được tiến hành thông qua các phương tiện điện tử, bao gồm việc công bố thông tin mua sắm, các thông báo và hồ sơ mời thầu, và việc nhận hồ sơ dự thầu.

9. Khi tiến hành mua sắm chính phủ thông qua các phương tiện điện tử, bên mời thầu sẽ:

(a) Đảm bảo rằng việc mua sắm được tiến hành thông qua việc sử dụng hệ thống công nghệ thông tin và phần mềm, kể cả các hệ thống và phần mềm liên quan đến việc xác thực và mã hóa thông tin mà nói chung là có sẵn và tương thích với các hệ thống công nghệ thông tin và phần mềm khác; và

(b) thiết lập và duy trì các cơ chế vốn đảm bảo tính toàn vẹn của thông tin được cung cấp bởi các nhà cung cấp, bao gồm những đề nghị tham dự và hồ sơ dự thầu.

Điều 15.5: Các biện pháp chuyển tiếp

1. Một Bên là một quốc gia đang phát triển (Bên của quốc gia đang phát triển) có thể, với sự đồng ý của các Bên khác, thông qua hoặc duy trì một hay nhiều các biện pháp chuyển tiếp dưới đây, trong suốt quá trình chuyển tiếp được qui định trong Mục J của Kế hoạch mỗi Bên trong Phụ lục 15-A:

(a) Một chương trình ưu đãi giá, miễn là chương trình này sẽ:

(i) Ưu đãi một phần hồ sơ dự thầu bao gồm hàng hóa hoặc dịch vụ xuất phát từ Bên của quốc gia đang phát triển đó; và

(ii) Phải minh bạch, và sự ưu đãi cũng như ứng dụng của nó trong kế hoạch mua sắm phải được mô tả rõ ràng trong thông báo ý định mua sắm;

(b) Sự bù trừ, với điều kiện bất kỳ yêu cầu nào hoặc sự xem xét nào đến việc áp đặt bù trừ đều phải được nêu rõ trong thông báo ý định mua sắm;

(c) Một ngưỡng giá trị cao hơn ngưỡng thông thường của nó;

Một biện pháp chuyển tiếp sẽ được áp dụng theo một hình thức không phân biệt đối xử giữa các Bên khác.

2. Các Bên có thể đồng ý việc thực hiện chậm trễ bất kỳ nghĩa vụ nào trong Chương này (trừ Điều 15.4.1 (b) (Những nguyên tắc chung), bởi Bên của quốc gia đang phát triển trong quá trình Bên đó thực hiện nghĩa vụ. Giai đoạn thực hiện sẽ là giai đoạn cần thiết để thực hiện nghĩa vụ.

3.  Bất kỳ Bên của quốc gia đang phát triển nào đã thỏa thuận về giai đoạn thực hiện một nghĩa vụ theo khoản 2 phải liệt kê vào Kế hoạch của mình giai đoạn thực hiện đã được thống nhất, nghĩa vụ cụ thể theo giai đoạn thực hiện và bất kỳ nghĩa vụ tạm thời nào mà nó đồng ý tuân thủ trong suốt giai đoạn thực hiện.

4. Sau khi Hiệp định này đã có hiệu lực đối với một Bên của quốc gia đang phát triển, các Bên khác, theo đề nghị của Bên quốc gia đang phát triển đó, có thể:

(a) gia hạn giai đoạn chuyển tiếp đối với một biện pháp đã được thông qua hoặc duy trì theo khoản 1 hoặc bất kỳ giai đoạn thực hiện nào được thỏa thuận theo khoản 2; hoặc

(b) tán thành việc thông qua một biện pháp chuyển tiếp mới theo khoản 1, trong những trường hợp đặc biệt không lường trước được.

5. Một Bên của quốc gia đang phát triển đã thỏa thuận một biện pháp chuyển tiếp theo các khoản 1 hoặc 4, một giai đoạn thực hiện theo khoản 2, hoặc bất kỳ sự gia hạn nào theo khoản 4, sẽ thực hiện các bước đó trong suốt giai đoạn chuyển tiếp hoặc giai đoạn thực hiện có thể cho là cần thiết để đảm bảo rằng nó tuân thủ theo Chương này vào cuối kỳ của bất kỳ giai đoạn nào.  Bên của quốc gia đang phát triển sẽ khẩn trương thông báo từng bước thực hiện cho các Bên khác theo Điều 27.7 (Báo cáo về Tiến độ liên quan đến các biện pháp chuyển tiếp).

6.Mỗi Bên sẽ xem xét bất kỳ đề nghị nào từ Bên của quốc gia đang phát triển trong hợp tác kỹ thuật cũng như xây dựng năng lực liên quan đến việc thực hiện Chương này của Bên đó.

Điều 15.6: Công bố thông tin mua sắm

1. Mỗi Bên phải khẩn trương công bố bất kỳ biện pháp áp dụng chung nào liên quan đến mua sắm chính phủ cũng như bất kỳ sự thay đổi hoặc bổ sung thông tin này.

2. Mỗi Bên phải liệt kê vào Mục I của Kế hoạch các phương tiện giấy viết hoặc điện tử dùng để công bố thông tin được mô tả trong khoản 1 và những thông báo theo yêu cầu của Điều 15.7 (Các thông báo về ý định mua sắm), và Điều 15.9.3 (Năng lực của các nhà cung cấp) và Điều 15.16.3 (Thông tin sau khi giao thầu)

3. Mỗi Bên phải hồi đáp những thắc mắc liên quan đến thông tin như được dẫn chiếu trong khoản 1.

Điều 15.7: Các thông báo về ý định mua sắm

1. Đối với mỗi mua sắm chính phủ, ngoại trừ những trường hợp được đề cập trong Điều 15.10 (Đấu thầu hạn chế), bên mời thầu phải công bố ý định mua sắm thông qua hình thức giấy hoặc điện tử phù hợp được liệt kê trong Phụ lục 15-A. Các thông báo phải dễ dàng tiếp cận đối với công chúng ít nhất cho đến khi thời hạn phản hồi thông báo kết thúc hoặc hạn chót nộp hồ sơ dự thầu.

2. Các thông báo, nếu có thể cung cấp qua phương tiện điện tử, phải được cung cấp miễn phí:

(a) đến các tổ chức chính phủ trung ương được qui định trong Phụ lục 15-a, thông qua một điểm truy cập duy nhất; và

(b) đến các tổ chức chính phủ tiểu trung ương và các tổ chức khác được qui định trong Phụ lục 15-A thông qua cổng thông tin điện tử duy nhất.

3.Trừ khi được đưa ra trong Chương này, mỗi thông báo ý định mua sắm phải gồm các thông tin dưới đây, ngoại trừ thông tin đó được cung cấp trong hồ sơ mời thầu vốn được gởi miễn phí cho tất cả các nhà cung cấp quan tâm cùng thời điểm với thông báo ý định mua sắm.

(a) tên và địa chỉ của bên mời thầu và các thông tin cần thiết để liên lạc với bên mời thầu cũng như để mua các tài liệu liên quan đến kế hoạch mua sắm, chi phí và việc thanh toán để mua các tài liệu liên quan (nếu có);

(b) bảng mô tả về kế hoạch mua sắm, bao gồm, nếu phù hợp, bản chất và khối lượng của hàng hóa hoặc dịch vụ được thu mua và một bảng mô tả về bất kỳ phương án lựa khác, hoặc khối lượng ước tính nếu khối lượng đó chưa được biết;

(c) Khung thời gian cho việc cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ hoặc thời hạn của hợp đồng nếu áp dụng;

(d) Địa chỉ và ngày cuối cùng nộp đơn đề nghị tham gia thầu;

(e) địa chỉ và ngày cuối cùng nộp hồ sơ dự thầu;

(f) ngôn ngữ hoặc các ngôn ngữ mà các hồ sơ dự thầu hoặc đề nghị dự thầu có thể nộp nếu không phải là ngôn ngữ chính thức của quốc gia của bên mời thầu;

(g) danh sách hoặc mô tả tóm tắt những điều kiện tham gia thầu có thể bao gồm những yêu cầu về tài liệu hoặc chứng nhận cụ thể nào đó mà các nhà cung cấp phải nộp;

(h) các tiêu chí sẽ được sử dụng để chọn lựa nhà cung cấp, và nếu áp dụng, bất kỳ sự hạn chế nào đối với số lượng nhà cung cấp được phép tham gia thầu theo Điều 15.9 (Năng lực nhà cung cấp) trong trường hợp bên mời thầu có ý định chọn lựa một số nhà cung cấp có đủ năng lực để mời tham gia thầu;  

  1.  

5. Với mục đích của Chương này, mỗi Bên phải cố gắng sử dụng tiếng Anh như là ngôn ngữ dùng để công bố thông báo ý định mua sắm.

Thông báo về kế hoạch mua sắm

6. Các bên mời thầu được khuyến khích công bố càng sớm càng tốt trong năm tài chính về thông báo liên quan đến các kế hoạch mua sắm tương lai của mình (thông báo kế hoạch mua sắm) phải bao gồm nội dung chính của kế hoạch mua sắm và ngày tháng dự tính công bố thông báo ý định mua sắm.

Điều 15.8: Các điều kiện tham gia thầu

1. Một bên mời thầu sẽ giới hạn bất kỳ điều kiện tham gia trong một kế hoạch mua sắm chính phủ đến những điều kiện vốn đảm bảo rằng nhà cung cấp phải có năng lực pháp lý và tài chính cũng như khả năng thương mại và tài chính để đáp ứng những yêu cầu của kế hoạch mua sắm đó.

  1.  

(a) sẽ không đưa ra điều kiện rằng, để nhà cung cấp tham gia vào một kế hoạch mua sắm, nhà cung cấp đó đã từng ký một hoặc nhiều hợp đồng với bên mời thầu của Bên được đề cập hoặc nhà cung cấp đó đã từng làm việc trong lãnh thổ của Bên đó; và

(b) có thể đòi hỏi những kinh nghiệm liên quan nếu xét thấy cần thiết để đáp ứng những yêu cầu của kế hoạch mua sắm.

3. Để đánh giá liệu một nhà cung cấp có thỏa mãn những điều kiện tham gia hay không, bên mời thầu:

(a) sẽ đánh giá năng lực tài chính, thương mại và kỹ thuật của nhà cung cấp trên cơ sở các hoạt động kinh doanh của nhà cung cấp đó trong và ngoài lãnh thổ của quốc gia của bên mời thầu; và

(b) căn cứ các đánh giá của mình chủ yếu trên những điều kiện mà bên mời thầu đã nêu ra trong các thông báo hoặc hồ sơ mời thầu.

4. Nếu có tài liệu hỗ trợ, một Bên, kể cả các tổ chức mời thầu, có thể loại nhà cung cấp trên cơ sở như sau:

(a) phá sản hoặc giải thể;

(b) kê khai gian dối

(c) Những nhược điểm lớn hoặc dai dẳng trong việc thực hiện một yêu cầu hoặc nghĩa vụ quan trọng trong các hợp đồng trước đây; hoặc

(d) không đóng thuế

5. Để cụ thể hơn, Điều này không có ý định ngăn cản bên mời thầu trong việc thúc đẩy sự tuân thủ pháp luật trong lãnh thổ nơi hàng hóa hoặc dịch vụ được tạo ra liên quan đến quyền lao động như được công nhận bởi các Bên và được qui định trong Điều 19.3 (Quyền của người lao động) miễn là các biện pháp đó được áp dụng theo cách thống nhất với Chương 26 (Tính minh bạch và chống tham nhũng), và không được áp dụng theo cách sẽ tạo ra sự phân biệt độc đoán hoặc vô lý giữa các Bên hoặc một giới hạn trá hình về thương mại giữa các Bên.1

Điều 15.9: Năng lực nhà cung cấp

Hệ thống đăng ký và qui trình tuyển chọn

1.  Một Bên, kể cả các tổ chức mời thầu, có thể duy trì một hệ thống đăng ký nhà cung cấp theo đó các nhà cung cấp quan tâm được yêu cầu đăng ký và cung cấp một số thông tin.

2.  Không một Bên nào, kể cả các tổ chức mời thầu của mình, được:

(a) thông qua hoặc áp dụng bất kỳ hệ thống đăng ký hoặc qui trình tuyển chọn nào với mục đích tạo ra những trở ngại không cần thiết cũng như ảnh hưởng của nó đối với việc tham gia của các nhà cung cấp; hoặc

(b) sử dụng hệ thống đăng ký hoặc qui trình tuyển chọn đó để ngăn cản hoặc trì hoãn việc tham gia của các nhà cung cấp vào danh sách các nhà cung cấp hoặc ngăn không cho họ có cơ hội được xem xét cho một kế hoạch mua sắm cụ thể.

Đấu thầu chọn lọc

  1.  

(a) công bố thông báo ý định mua sắm để mời các nhà cung cấp nộp yêu cầu tham gia; và

(b) đưa vào thông báo ý định mua sắm các thông tin được nêu trong Điều Article 15.7.3(a), (b), (d), (g), (h)  (i) (Thông báo ý định mua sắm)

4.  Bên mời thầu phải:

(a) công bố thông báo một cách đầy đủ về kế hoạch mua sắm để các nhà cung cấp quan tâm gởi đề nghị tham gia;

(b) cung cấp, vào khoảng thời gian bắt đầu đấu thầu, ít nhất các thông tin được nêu trong Điều 15.7.3 (c), (e) và (f) (Thông báo ý định mua sắm) cho các nhà cung cấp đạt tiêu chuẩn đã được thông báo như được nêu trong Điều 15.14.3 (b) (Các giai đoạn thời gian); và

(c) cho phép các nhà cung cấp đủ tiêu chuẩn nộp hồ sơ dự thầu trừ khi bên mời thầu nêu trong thông báo ý định mua sắm về mức hạn chế số lượng các nhà cung cấp sẽ được phép đấu thầu và các tiêu chí chọn lựa.

5. Nếu hồ sơ mời thầu không được công bố công khai từ ngày công bố thông báo quy định tại khoản 3, Bên mời thầu phải đảm bảo rằng hồ sơ mời thầu phải được công bố tại cùng một điểm cho tất cả các nhà cung cấp đủ điều kiện lựa chọn phù hợp với khoản 4 (c).

Danh sách đa dụng

6.  Một Bên, kể cả tổ chức mời thầu, có thể lập hoặc duy trì một danh sách đa dụng miễn là hàng năm phải công bố thông báo mời các nhà cung cấp quan tâm tham gia vào danh sách hoặc liên tục truyền tải thông báo đó trên các phương tiện điện tử. Thông báo gồm:

(a) bảng mô tả các hàng hóa và dịch vụ, hoặc các chủng loại liên quan, theo đó danh sách có thể được sử dụng;

b) những điều kiện mà nhà cung cấp phải đáp ứng để được tham gia vào danh sách và các phương pháp mà bên mời thầu hoặc cơ quan chính phủ khác sẽ sử dụng để thẩm định việc thỏa mãn các điều kiện đó của nhà cung cấp;

(c) tên và địa chỉ của bên mời thầu hoặc cơ quan chính phủ khác và các thông tin khác cần thiết để liên hệ với bên mời thầu cũng như để mua tất cả các tài liệu liên quan đến danh sách;

(d) thời hạn hiệu lực của danh sách và hình thức gia hạn hoặc chấm dứt sử dụng danh sách, hoặc sự chỉ định về phương pháp theo đó thông báo về việc chấm dứt sử dụng danh sách sẽ được đưa ra nếu thời hạn hiệu lực không được cung cấp;

(e) hạn chót nộp hồ sơ xin tham gia vào danh sách nếu áp dụng; và

(f) sự chỉ định rằng danh sách có thể được sử dụng cho kế hoạch mua sắm được qui định trong chương này trừ khi chỉ định đó được công bố thông qua các thông tin được công bố theo Điều 15.6.2 (Công bố thông tin mua sắm).

7. Một Bên, kể cả tổ chức mời thầu, lập và duy trì danh sách đa dụng, sẽ đưa vào danh sách, trong khoảng thời gian hợp lý, tất cả các nhà cung cấp đáp ứng những điều kiện tham gia trong thông báo được dẫn chiếu tại khoản 6.

  1.  

Thông tin về quyết định của bên mời thầu

9. Bên mời thầu hoặc tổ chức khác của một Bên phải khẩn trương thông báo cho bất kỳ nhà cung cấp có nộp đơn đề nghị tham gia dự thầu hoặc xin tham gia vào danh sách đa dụng về quyết định liên quan đến đề nghị đó.

10. Nếu bên mời thầu hoặc tổ chức khác của một Bên từ chối đề nghị tham gia dự thầu hoặc đề nghị tham gia vào danh sách đa dụng của nhà cung cấp, không công nhận nhà cung cấp là đủ tiêu chuẩn hoặc loại nhà cung cấp ra khỏi danh sách đa dụng, tổ chức đó phải khẩn trương thông báo cho nhà cung cấp và cung cấp văn bản giải thích lý do đưa ra quyết định đó nếu được yêu cầu.

Điều 15.10: Đấu thầu hạn chế

1. Bên mời thầu được phép sử dụng đấu thầu hạn chế miễn là họ không sử dụng điều khoản này cho mục đích né tránh sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp, để bảo vệ nhà cung cấp nội địa hoặc theo một cách phân biệt đối xử với các nhà cung cấp của Bên khác.

2. Nếu bên mời thầu sử dụng đấu thầu hạn chế, họ có quyền lựa chọn không áp dụng từ Điều 15.7 (Các thông báo ý định mua sắm) đến Điều 15.9 (Năng lực nhà cung cấp) và từ Điều 15.11 (Các thương thuyết) đến Điều 15.15 (Xem xét hồ sơ dự thầu và ký hợp đồng giao thầu) theo bản chất của kế hoạch mua sắm. Bên mời thầu được phép sử dụng đấu thầu hạn chế chỉ đối với những trường hợp dưới đây:

(a) Nếu, để phản hồi lại thông báo đã công bố trước đó: (i) không có hồ sơ dự thầu nào được nộp hoặc không có nhà cung cấp nào đề nghị tham gia;

(ii) không có hồ sơ dự thầu nào đáp ứng những yêu cầu chính nêu trong hồ sơ mời thầu;

(iii) không có nhà cung cấp nào đáp ứng đủ các điều kiện tham gia; hoặc

(iv) các hồ sơ dự thầu được nộp có sự thông đồng, cấu kết,

miễn là bên mời thầu không có sửa đổi gì đáng kể những yêu cầu chính được nêu trong các thông báo hoặc hồ sơ mời thầu;

(b) nếu hàng hóa hoặc dịch vụ chỉ có thể được cung cấp bởi một nhà cung cấp cụ thể và không có hàng hóa hoặc dịch vụ thay thế hợp lý nào khác tồn tại cho bất kỳ những lý do nào dưới đây:

(i) yêu cầu đó là cho một tác phẩm nghệ thuật;

(ii) bảo vệ bằng sáng chế, bản quyền hoặc các độc quyền khác; hoặc

(iii) do không có sự cạnh tranh vì những lý do kỹ thuật;

(c) đối với việc cung cấp bổ sung những hàng hóa hoặc dịch vụ không được bao gồm trong kế hoạch mua sắm ban đầu nếu việc thay đổi nhà cung cấp để thực hiện cung cấp bổ sung các hàng hóa hoặc dịch vụ đó:

(i) không thể được tiến hành vì những lý do kỹ thuật như những yêu cầu về tính hoán đổi hoặc tính tương tác với thiết bị, phần mềm, dịch vụ hoặc lắp đặt đã được tiến hành trong kế hoạch mua sắm ban đầu, hoặc do những điều kiện dưới chế độ bảo hành của nhà cung cấp trước; và

(ii) sẽ gây ra sự bất lợi đáng kể hoặc trùng lặp chi phí cho bên mời thầu;

(d) đối với một hàng hóa được mua trên thị trường hàng hóa hoặc trao đổi;

(e) nếu bên mời thầu mua một nguyên mẫu hoặc một hàng hóa hay dịch vụ đầu tiên dự định thử nghiệm trong phạm vi hẹp hoặc được phát triển theo một hợp đồng nghiên cứu, thí nghiệm hoặc phát triển ban đầu.  Phát triển ban đầu một nguyên mẫu hoặc một hàng hóa hay dịch vụ đầu tiên có thể bao gồm việc sản xuất hoặc cung ứng trong phạm vi hẹp để hợp nhất các kết quả thí nghiệm tại hiện trường và để chứng minh rằng vật mẫu hay hàng hóa, dịch vụ đầu tiên là phù hợp cho việc sản xuất hoặc cung ứng với số lượng theo các tiêu chuẩn chất lượng có thể chấp nhận được, nhưng không bao gồm việc sản xuất hoặc cung ứng số lượng để thiết lập năng lực thương mại hoặc để thu hồi chi phí nghiên cứu và phát triển.   Tuy nhiên, những kế hoạch mua sắm về sau đối với các hàng hóa hoặc dịch vụ vừa mới phát triển này sẽ được qui định trong Chương này;

(f) Nếu dịch vụ xây dựng bổ sung không bao gồm trong hợp đồng ban đầu nhưng lại nằm trong phạm vi các mục tiêu của hồ sơ mời thầu ban đầu trở nên cần thiết, do những tình huống ngoài dự đoán, phải hoàn thành các dịch vụ xây dựng được nêu trong hồ sơ mời thầu. Tuy nhiên, tổng giá trị của hợp đồng được ký cho những dịch vụ xây dựng bổ sung không được phép vượt quá 50% giá trị của hợp đồng ban đầu;

(h) nếu hợp đồng được ký với người đoạt giải cuộc thi thiết kế, miễn là:

(i) cuộc thi được tổ chức theo cách phù hợp với Chương này; và

(ii) cuộc thi được chấm bởi một ban giám khảo độc lập với một quan điểm trao hợp đồng thiết kế cho người đoạt giải; hoặc

(i) Nếu, vì những nguyên nhân cực kỳ khẩn cấp gây ra bởi những biến cố mà bên mời thầu không thể đoán trước, hàng hóa hoặc dịch vụ không thể được cung ứng kịp thời qua hình thức đấu thầu mở rộng hoặc đấu thầu chọn lọc.

3. Đối với mỗi hợp đồng được trao theo khoản 2, bên mời thầu sẽ chuẩn bị một báo cáo bằng văn bản, hoặc duy trì một bộ hồ sơ bao gồm tên của bên mời thầu, giá trị và loại hàng hóa hoặc dịch vụ được thực hiện, và một bản kê khai chỉ ra các tình huống và điều kiện được mô tả trong khoản 2 về việc xác minh việc sử dụng đấu thầu hạn chế.

Điều 15.11: Các thương thuyết

1.  Một Bên có thể hỗ trợ các tổ chức mời thầu của mình tiến hành các thương thuyết trong mua sắm chính phủ nếu:

(a) Nếu bên mời thầu chỉ ra ý định thực hiện các thương thuyết trong thông báo ý định mua sắm như được yêu cầu trong Điều 15.7 (Các thông báo ý định mua sắm); hoặc

(b) theo đánh giá, dường như chẳng có hồ sơ dự thầu nào là nổi bật nhất về các chỉ tiêu đánh giá cụ thể được nêu ra trong thông báo ý định mua sắm hoặc hồ sơ dự thầu.

2.  Bên mời thầu phải:

(a) đảm bảo rằng việc loại các nhà cung cấp khỏi việc tham gia vào các thương thuyết phải được tiến hành phù hợp với các tiêu chí đánh giá được nêu trong thông báo ý định mua sắm hoặc hồ sơ mời thầu; và

(b) đưa ra một thời hạn chung để các nhà cung cấp còn lại nộp hồ sơ dự thầu mới hoặc điều chỉnh lại khi kết thúc thương thuyết.

------------------------------------------------------------

1 Việc thông qua và duy trì các biện pháp này bởi một Bên không nên hiểu là chứng cứ về việc  Bên khác đã vi phạm nghĩa vụ theo Chương 19 (Lao động) liên quan đến lao động.

2 Đối với các Bên quản lý ở cấp chính phủ trung ương các loại mua sắm mà các Bên khác thực hiện ở cấp dưới trung ương thì các thương thuyết có thể bao gồm các cam kết ở cấp chính phủ trung ương hơn là cấp chính phủ dưới trung ương.

CHƯƠNG 16

CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH

Điều 16.1: Luật cạnh tranh, Cơ quan thẩm quyền và Ứng xử kinh doanh chống cạnh tranh 1

1. Mỗi Bên phải thông qua hoặc duy trì luật cạnh tranh quốc gia về ứng xử kinh doanh chống cạnh tranh với mục tiêu thúc đẩy hiệu quả kinh tế và phúc lợi cho khách hàng, và sẽ hành động phù hợp đối với ứng xử đó. Những luật này có xét đến Các nguyên tắc APEC để Nâng Cao Cạnh Tranh và Cải Cách Thể Chế được ký tại Auckland, ngày 13 tháng 9 năm 1999.

2. Mỗi Bên phải nỗ lực áp dụng luật cạnh tranh quốc gia vào tất cả các hoạt động thương mại trong lãnh thổ của mình. 2 Tuy nhiên, mỗi Bên có thể qui định một số miễn giảm áp dụng luật cạnh tranh quốc gia miễn là những miễn giảm đó minh bạch và dựa trên cơ sở chính sách công hoặc lợi ích công chúng.

3.Mỗi Bên sẽ duy trì một hoặc nhiều cơ quan thẩm quyền chịu trách nhiệm thực thi luật cạnh tranh quốc gia (cơ quan thực thi cạnh tranh). Mỗi Bên phải qui định rằng chính sách thực thi của cơ quan đó hoặc các cơ quan đó phải phù hợp với các mục tiêu được nêu trong khoản 1 và không phân biệt đối xử trên cơ sở quốc tịch.

Điều 16.2. Công bằng thủ tục trong Thực thi luật cạnh tranh3

1. Mỗi Bên phải đảm bảo rằng trước khi áp đặt một lệnh trừng phạt hoặc một biện pháp chống lại một người vi phạm luật cạnh tranh quốc gia, Bên đó phải cung cấp cho người vi phạm:

(a) thông tin về những quan ngại của cơ quan thực thi cạnh tranh;

(b) một cơ hội hợp lý được luật sư đại diện; và

(c) cơ hội hợp lý được trình bày chứng cứ bảo vệ, trừ khi một Bên có thể qui định người đó phải trình bày chứng cứ trong khoảng thời gian hợp lý sau khi Bên đó áp đặt lệnh trừng phạt hoặc biện pháp tạm thời.

Một cách cụ thể, mỗi Bên phải cung cấp cho người đó một cơ hội hợp lý để trình bày bằng chứng hoặc lời chứng để bào chữa, bao gồm: nếu áp dụng, đưa ra phân tích của một chuyên gia có năng lực phù hợp, thẩm vấn bất kỳ nhân chứng nào; phải xem xét và bác bỏ bằng chứng đã đưa vào thủ tục tố tụng. 4

2. Mỗi Bên phải thông qua hoặc duy trì thủ tục văn bản căn cứ theo đó các cuộc thanh tra luật cạnh quốc gia được tiến hành. Nếu các cuộc thanh tra này không phụ thuộc vào những thời hạn nhất định, các cơ quan thực thi cạnh tranh của mỗi Bên phải nỗ lực thực hiện thanh tra trong phạm vi khung thời gian hợp lý.

3. Mỗi Bên phải thông qua hoặc duy trì những qui tắc thủ tục và bằng chứng áp dụng cho các thủ tục tố tụng liên quan đến những vi phạm bị cáo buộc về luật cạnh tranh quốc gia và xác định lệnh trừng phạt và các biện pháp. Những qui tắc này bao gồm thủ tục đưa ra bằng chứng, bao gồm bằng chứng của chuyên gia nếu áp dụng, và áp dụng bình đẳng cho tất cả các bên tham gia tố tụng.

4. Mỗi Bên phải cung cấp cho người bị áp đặt lệnh trừng phạt hoặc biện pháp do vi phạm luật cạnh tranh quốc gia cơ hội xin xem xét lệnh trừng phạt hoặc biện pháp bao gồm việc xem xét những sai phạm bị cáo buộc trong tòa án theo luật của Bên đó.

5. Mỗi Bên phải cho phép các cơ quan thực thi cạnh tranh giải quyết những sai phạm bị cáo buộc một cách tự nguyện với sự chấp thuận của cơ quan thẩm quyền và người chịu biện pháp thực thi.

6. Nếu cơ quan thực thi cạnh tranh của một Bên đưa ra một công báo tiết lộ sự hiện hữu của một cuộc điều tra đang đang diễn tiến, cơ quan đó phải tránh ngụ ý trong thông báo đó rằng người được dẫn chiếu trong thông báo đã tham gia vào hành vi bị cáo buộc đó hoặc đã vi phạm luật cạnh tranh quốc gia của Bên đó.

7. Nếu cơ quan thực thi cạnh tranh quốc gia của một Bên cáo buộc một vi phạm về luật cạnh tranh quốc gia, cơ quan đó phải chịu trách nhiệm thiết lập cơ sở pháp lý và thực tế cho vi phạm bị cáo buộc đó trong thủ tục thực thi 5.

8. Mỗi Bên phải qui định việc bảo vệ thông tin bí mật kinh doanh và các thông tin khác được coi là bí mật theo luật của mình, thu được bởi các cơ quan thực thi cạnh tranh quốc gia trong suốt quá trình điều tra.  Nếu cơ quan thực thi cạnh tranh của một Bên sử dụng hoặc có ý định sử dụng thông tin đó trong thủ tục thực thi, Bên đó phải, nếu phù hợp và được phép theo luật của mình, cung cấp thủ tục cho phép người đang bị điều tra tiếp cận kịp thời thông tin cần thiết để chuẩn bị kế hoạch bảo vệ thích đáng trước những cáo buộc của cơ quan thực thi cạnh tranh quốc gia.

9. Mỗi Bên phải đảm bảo rằng các cơ quan thực thi cạnh tranh của mình phải cung cấp cho người đang bị điều tra về khả năng vi phạm luật cạnh tranh quốc gia của Bên mình cơ hội hợp lý để tham vấn với các cơ quan thực thi cạnh tranh về những vấn đề pháp lý, thực tế hoặc mang tính thủ tục phát sinh trong suốt quá trình điều tra.

Điều 16.3: Quyền hành động riêng6

1. Đối với các mục đích của Điều này, “quyền hành động riêng" có nghĩa là quyền của một người đòi bồi thường bao gồm các biện pháp cưỡng chế, tiền tệ hoặc biện pháp khác, từ tòa án hoặc tòa án độc lập khác đối với sự tổn hại gây ra cho công việc làm ăn hoặc tài sản của người đó bởi việc vi phạm luật cạnh tranh quốc gia, một cách độc lập hoặc sau khi cơ quan thực thi phát hiện ra vi phạm.

2. Nhận ra quyền hành động riêng là một yếu tố bổ sung quan trọng cho việc thực thi công khai luật cạnh tranh quốc gia, mỗi Bên nên thông qua hoặc duy trì các điều luật hoặc các biện pháp khác qui định quyền hành động riêng.

3. Nếu một Bên không thông qua hoặc duy trì các điều luật hoặc các biện pháp khác qui định quyền hành động riêng, Bên đó nên thông qua hoặc duy trì các điều luật hoặc các biện pháp khác qui định quyền cho phép một người:

(a) đề nghị cơ quan thực thi cạnh tranh quốc gia khởi xướng một cuộc điều tra đối với vi phạm luật cạnh tranh quốc gia bị cáo buộc; và

(b) đòi bồi thường từ tòa án hoặc tòa án độc lập khác sau khi cơ quan thực thi cạnh tranh phát hiện vi phạm.

4. Mỗi Bên phải đảm bảo rằng quyền được qui định theo khoản 2 hoặc 3 phải được thiết lập cho những người của một Bên khác theo những điều khoản không kém thuận lợi so với quyền được thiết lập cho những người của mình.

5. Một Bên có thể thiết lập các tiêu chí hợp lý để thực hiện bất quyền nào mình tạo ra hoặc duy trì theo Điều này.

Điều 16.4: Hợp tác

1. Các Bên nhận ra tầm quan trọng của sự hợp tác và phối hợp giữa các cơ quan thực thi cạnh tranh tương ứng của mình nhằm thúc đẩy việc thực thi hiệu quả luật cạnh tranh trong khu vực thương mại tự do. Theo đó, mỗi Bên phải:

(a) hợp tác trong chính sách cạnh tranh bằng việc trao đổi thông tin về sự phát triển của chính sách cạnh tranh; và

(b) hợp tác, nếu phù hợp, về những vấn đề thực thi luật cạnh tranh bao gồm thông qua việc thông báo, tham vấn và trao đổi thông tin.

2. Các cơ quan thực thi cạnh tranh của một Bên có thể xem xét việc ký kết một thỏa thuận hợp tác với các cơ quan thực thi cạnh tranh của Bên kia đưa ra các điều khoản hợp tác được hai bên chấp thuận.

3. Các Bên đồng ý hợp tác theo một cách phù hợp với luật lệ, qui định và những lợi ích quan trọng tương ứng của từng Bên, và trong phạm vi các nguồn lực sẵn có của họ.

Điều 16.5: Hợp tác kỹ thuật

Nhận ra rằng các Bên có thể hưởng lợi bằng cách chia sẻ kinh nghiệm đa dạng của mình về phát triển, áp dụng và thực thi luật cạnh tranh cũng như phát triển và thực thi các chính sách cạnh tranh, các Bên sẽ xem xét tiến hành các hoạt động hợp tác kỹ thuật được thỏa thuận đôi bên trong phạm vi các nguồn lực có sẵn, bao gồm:

(a) cung cấp ý kiến tham mưu hoặc đào tạo về những vấn đề liên quan, bao gồm việc trao đổi cán bộ;

(b) trao đổi thông tin và kinh nghiệm về chủ trương cạnh tranh, bao gồm các phương án thúc đẩy văn hóa cạnh tranh; và

(c) hỗ trợ một Bên khi Bên đó thực hiện một luật cạnh tranh quốc gia  mới.

Điều 16.6: Bảo vệ khách hàng

1. Các Bên nhận ra tầm quan trọng của chính sách bảo vệ khách hàng và việc thực thi hướng đến tạo ra các sản phẩm hiệu quả và cạnh tranh đồng thời nâng cao phúc lợi cho khách hàng trong khu vực thương mại tự do.

2. Vì những mục đích của Điều này, các hoạt động thương mại gian dối và lừa đảo ám chỉ đến các hoạt động thương mại gây tổn hại cho khách hàng, hoặc tạo mối đe dọa về sự tổn hại đó nếu không được ngăn chặn, ví dụ:

(a) hoạt động trình bày sai lệch dữ kiện bao gồm những sai lệch dữ kiện được ngụ ý gây tổn hại đáng kể đến lợi ích kinh tế của khách hàng;

(b) không giao sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng sau khi đã được thanh toán; hoặc

(c) hoạt động thu hoặc rút tiền từ tài khoản tài chính, điện thoại hoặc tài khoản khác của khách hàng mà không được phép.

3. Mỗi Bên phải thông qua hoặc duy trì luật bảo vệ khách hàng hoặc các luật khác hoặc những qui định về các hoạt động thương mại gian dối. 7

4. Các Bên nhận thấy các hoạt động thương mại gian dối ngày càng vượt ngoài phạm vi quốc gia và việc hợp tác và phối hợp giữa các Bên là thiết yếu để giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả.

5. Theo đó, các Bên sẽ thúc đẩy, nếu phù hợp, sự hợp tác và phối hợp về các vấn đề lợi ích đôi bên liên quan đến các hoạt động thương mại gian dối bao gồm việc thực thi luật bảo vệ khách hàng của mình.

6. Các Bên sẽ nỗ lực hợp tác và phối hợp về những vấn đề được nêu trong Điều này thông qua các cơ quan nhà nước quốc gia hoặc các cán bộ chịu trách nhiệm về chính sách, luật pháp hoặc thực thi bảo vệ khách hàng, như được xác định bởi mỗi Bên và phù hợp với luật pháp, qui định và những ích lợi tương ứng của họ, và trong phạm vi các nguồn lực sẵn có.

Điều 16.7: Tính minh bạch

1. Các Bên nhận ra giá trị của việc làm thế nào để cho các chính sách thực thi cạnh tranh của mình càng minh bạch càng tốt.

2. Nhận thấy giá trị của Cơ sở dữ liệu của Luật và Chính sách cạnh tranh APEC trong việc nâng cao tính minh bạch của luật pháp và chính sách cạnh tranh quốc gia, và các hoạt động thực thi, mỗi Bên phải nỗ lực duy trì và cập nhật thông tin của mình trên cơ sở dữ liệu đó.

3. Theo yêu cầu của một Bên, Bên kia phải chuyển đến Bên đề nghị các thông tin bao gồm:

(a) các chính sách và hoạt động thực thi luật cạnh tranh của mình: và

(b) các miễn giảm và miễn trừ luật cạnh tranh quốc gia miễn là đề nghị nêu rõ hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể và thị trường quan tâm và bao gồm thông tin giải thích cách thức mà việc miễn giảm hoặc miễn trừ có thể ngăn cản thương mại hoặc đầu tư giữa các Bên.

4. Mỗi Bên phải đảm bảo rằng quyết định cuối cùng khi phát hiện vi phạm luật cạnh tranh quốc gia của mình phải được lập thành văn bản và nêu rõ, trong các vấn đề không phải hình sự, những kết luận điều tra và lý giải, bao gồm, nếu áp dụng, phân tích pháp lý và kinh tế mà quyết định được căn cứ vào.

5. Mỗi Bên còn phải đảm bảo rằng quyết định cuối cùng như được dẫn chiếu trong khoản 4 và bất kỳ lệnh nào thực hiện quyết định đó phải được công bố, hoặc nếu việc công bố không thể thực hiện được, phải được cung cấp đến công chúng theo cách tạo điều kiện cho những người quan tâm và các Bên khác làm quen với chúng.   Mỗi Bên phải đảm bảo rằng văn bản quyết định hoặc mệnh lệnh được cung cấp đến công chúng không bao gồm thông tin mật cần được bảo vệ theo luật pháp của mình.

Điều 16.8: Tham vấn

Để thúc đẩy sự hiểu biết giữa các Bên, hoặc để xử lý những vấn đề cụ thể phát sinh theo Chương này, theo đề nghị của một Bên, Bên kia phải tiến hành tham vấn với Bên đề nghị.

Điều 16.9. Không áp dụng giải quyết tranh chấp

Không Bên nào được viện đến giải quyết tranh chấp theo Chương 28 (Giải quyết tranh chấp) đối với bất kỳ vấn đề nào phát sinh theo Chương này.

----------------------------------------------------------

1 Điều này thuộc phạm vi Phụ lục 16-A (Áp dụng Điều 16.2, 16.3 và 16.4 cho Brunei)

2 Để rõ hơn, không gì trong khoản 2 sẽ được hiểu là ngăn cản một Bên áp dụng luật cạnh tranh của mình vào các hoạt động thương mại diễn ra bên ngoài lãnh thổ của mình nơi có những ảnh hưởng chống cạnh tranh.

3 Điều này thuộc phạm vi Phụ lục 16-A (Áp dụng Điều 16.2, 16.3 và 16.4 cho Brunei)

4 Đối với những mục đích của Điều này, “các thủ tục thực thi” có nghĩa là các thủ tục tư pháp hoặc hành chính sau cuộc điều tra về vi phạm bị cáo buộc đối với luật cạnh tranh.

5 Không gì trong khoản 7 ngăn cản một Bên yêu cầu người bị cáo buộc vi phạm có trách nhiệm đưa ra một số chi tiết để bảo chữa cáo buộc.

6 Điều này thuộc phạm vi Phụ lục 16-A (Áp dụng Điều 16.2, 16.3 và 16.4 cho Brunei)

 Để rõ hơn, các điều luật hoặc qui định mà một Bên thông qua hoặc duy trì đối với những hoạt động này về bản chất có thể là dân sự hoặc hình sự.

CHƯƠNG 17

CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ CÁC ĐƠN VỊ ĐỘC QUYỀN

Điều 17.1: Định nghĩa

Mục đích của Chương này:

Tổ chức có nghĩa là Tổ chức hỗ trợ tín dụng xuất khẩu, được phát triển trong khuôn khổ của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD), hoặc một doanh nghiệp kế vị, được phát triển trong hay ngoài khuôn khổ OECD, đã được thông qua bởi ít nhất 12 thành viên WTO ban đầu cũng là những thành viên của Tổ chức hỗ trợ tín dụng xuất khẩu kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1979.

Các hoạt động thương mại có nghĩa là các hoạt động mà một doanh nghiệp tiến hành với định hướng tạo ra lợi nhuận và dẫn đến việc sản xuất một mặt hàng hoặc cung cấp một dịch vụ sẽ được bán cho một khách hàng trong thị trường liên quan theo khối lượng và với mức giá do doanh nghiệp đó quyết định; 2

Xem xét thương mại là giá cả, chất lượng, tính sẵn có, khả năng tiếp thị, vận chuyển và các điều khoản khác của việc mua hoặc bán; hoặc các yếu tố khác thường được xét trong các quyết định thương mại của một doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực hoặc ngành nghề liên quan;

Chỉ định là thiết lập, chỉ định hoặc ủy quyền cho một đơn vị độc quyền, hoặc mở rộng phạm vi độc quyền đối với một hàng hóa hoặc dịch vụ bổ sung;

Đơn vị độc quyền được chỉ định là một đơn vị sở hữu tư nhân được chỉ định sau khi Hiệp định này đi vào hiệu lực và bất kỳ đơn vị độc quyền nhà nước nào mà một Bên chỉ định hoặc đã chỉ định;

Đơn vị độc quyền nhà nước là một đơn vị độc quyền được sở hữu hoặc kiểm soát thông qua các ích lợi sở hữu bởi một Bên hoặc bởi một đơn vị độc quyền nhà nước khác;

Quỹ hưu độc lập là một doanh nghiệp được sở hữu hoặc kiểm soát thông qua các ích lợi sở hữu bởi một Bên mà Bên đó:

(a) tiến hành độc quyền các hoạt động dưới đây:(i) quản lý hoặc cung cấp một kế hoạch hưu trí, nghỉ việc, an sinh xã hội, khuyết tật, tử vong hoặc các lợi ích cho người lao động chủ yếu là vì quyền lợi của các thể nhân vốn là những người đóng góp vào kế hoạch đó và những người thụ hưởng của họ, hoặc

(ii) đầu tư tài sản của những kế hoạch này;

(b) có nhiệm vụ ủy thác cho những thể nhân được dẫn chiếu trong điểm (a);

(c) không phụ thuộc vào chỉ thị đầu tư của chính phủ Bên đó;

3 thị trường nghĩa là thị trường địa lý và thương mại của một hàng hóa hoặc dịch vụ;

đơn vị độc quyền là một tổ chức, kể cả một tổ hợp công ty hoặc cơ qua nhà nước, mà trong một thị trường liên quan thuộc lãnh thổ của một Bên được chỉ định như là nhà cung cấp hoặc người mua duy nhất đối với một hàng hóa hoặc dịch vụ, nhưng không bao gồm tổ chức được đã được cấp quyền sở hữu trí tuệ độc quyền;

Hỗ trợ phi thương mại 4là sự hỗ trợ dành cho một doanh nghiệp nhà nước bởi việc sở hữu hoặc kiểm soát nhà nước đối với doanh nghiệp đó, theo đó:

(a) “hỗ trợ” có nghĩa:

(i) chuyển quỹ trực tiếp, quỹ tiềm năng hoặc các khoản nợ phải trả như:

A. các khoản tài trợ hoặc tha nợ        

B. các khoản vay, bảo đảm vốn vay hoặc các khoản tài chính khác với những điều khoản thuận lợi hơn so với các khoản thương mại có sẵn cho doanh nghiệp đó; hoặc    

C. vốn chủ sở hữu không theo hình thức đầu tư thông thường (kể cả việc cung cấp vốn rủi ro) của các nhà đầu tư tư nhân; hoặc

(ii) hàng hóa hoặc dịch vụ không phải là hạ tầng chung theo những điều khoản thuận lợi hơn so với các khoản thương mại có sẵn cho doanh nghiệp đó;

(b) “bởi việc sở hữu hoặc kiểm soát nhà nước đối với doanh nghiệp đó” nghĩa là:

(i) Bên đó hoặc bất kỳ doanh nghiệp nhà nước nào của Bên đó hạn chế tiếp cận hỗ trợ đối với bất kỳ doanh nghiệp nhà nước nào của mình;

(ii) Bên đó hoặc bất kỳ doanh nghiệp nhà nước nào của Bên đó cung cấp hỗ trợ mà chủ yếu được sử dụng bởi các doanh nghiệp nhà nước của Bên đó;

(iii) Bên đó hoặc bất kỳ doanh nghiệp nhà nước nào của Bên đó cung cấp một khoản trợ giúp lớn khác thường cho các doanh nghiệp nhà nước của Bên đó; hoặc

(iv) Bên đó hoặc bất kỳ doanh nghiệp nhà nước nào của Bên đó ưu đãi cho các doanh nghiệp nhà nước của mình thông qua việc sử dụng quyền tự quyết định trong việc cung cấp hỗ trợ;

Chỉ thị dịch vụ công ích là chỉ thị của chính phủ căn cứ theo đó một doanh nghiệp sở hữu nhà nước đưa một dịch, trực tiếp hoặc gián tiếp, đến với đại công chúng trong lãnh thổ của mình;

6Quỹ đầu tư quốc gia nghĩa là một doanh nghiệp được sở hữu hoặc kiểm soát thông qua các ích lợi sở hữu bởi một Bên mà Bên đó:

(a) hoạt động chủ yếu như là một quỹ đầu tư hoặc một khoản thu xếp đầu tư có mục đích đặc biệt7đối với việc quản lý tài sản, đầu tư và các hoạt động liên quan, sử dụng các tài sản tài chính của một Bên; và(b) là Thành viên của Diễn đàn quốc tế các quỹ đầu tư quốc gia hoặc ủng hộ các Nguyên tắc và thông lệ được chấp nhận chung (“Các nguyên tắc Santiago”) được ban hành bởi Nhóm công tác quốc tế của Quỹ đầu tư quốc gia, tháng 10 năm 2008, hoặc các nguyên tắc và thông lệ khác có thể được đồng ý bởi các Bên; và bao gồm bất kỳ phương tiện cho mục đích đặc biệt nào được thiết lập chủ yếu cho các hoạt động được mô tả trong khoản (a) được sở hữu hoàn toàn bởi doanh nghiệp đó hoặc Bên đó nhưng được quản lý bởi doanh nghiệp; và

Doanh nghiệp sở hữu nhà nước là một doanh nghiệp:

(a) về nguyên tắc là tham gia vào các hoạt động thương mại; và

(b) trong đó một Bên:

(i) trực tiếp sở hữu hơn 50% vốn cổ phần;

(ii) kiểm soát, thông qua những ích lợi sở hữu, hơn 50% quyền bỏ phiếu; hoặc

(iii) có quyền bổ nhiệm đa số thành viên của ban giám đốc hoặc bất kỳ cơ quan quản lý tương đương khác.

Điều 17.2: Phạm vi8

1. Chương này áp dụng đối với các hoạt động của doanh nghiệp sở hữu nhà nước và các đơn vị độc quyền được chỉ định của một Bên vốn tạo ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư giữa các Bên trong khu vực thương mại tự do. 9

2. Không điều gì trong Chương này sẽ ngăn cản một ngân hàng trung ương hoặc cơ quan tiền tệ nhà nước của một Bên thực hiện các hoạt động điều tiết hoặc giám sát, hoặc tiến hành các chính sách tiền tệ hoặc liên quan đến tín dụng, và chính sách ngoại hối.

3.  Không điều gì trong Chương này sẽ ngăn cản cơ quan quản lý điều hành tài chính của một Bên, bao gồm tổ chức phi chính phủ, các tổ chức hoặc hiệp hội khác thực hiện thẩm quyền điều tiết và giám sát đối với các nhà cung cấp dịch vụ tài chính.

4. Không điều gì trong Chương này ngăn cản một Bên, hoặc một trong những doanh nghiệp nhà nước của họ tiến hành các hoạt động cho mục đích giải quyết một tổ chức tài chính hoạt động thất bại hoặc bất kỳ doanh nghiệp nào về cơ bản có tham gia cung cấp các dịch vụ tài chính.

5.  Chương này không áp dụng đối với quỹ đầu tư quốc gia của một Bên 10,

Ngoại trừ:

(a) Điều 17.6.1 và Điều 17.6.3 (Trợ giúp phi thương mại) áp dụng đối với việc cung cấp gián tiếp trợ giúp phi thương mại của một Bên thông qua quỹ đầu tư quốc gia; và

(b) Điều 17.6.2 (Trợ giúp phi thương mại) áp dụng đối với việc cung cấp gián tiếp trợ giúp phi thương mại của một Bên thông qua quỹ đầu tư quốc gia; và

6.  Chương này không áp dụng đối với:

(a) quỹ hưu độc lập của một Bên; hoặc

(b) một doanh nghiệp được sở hữu hoặc kiểm soát bởi một quỹ hưu độc lập của một Bên, ngoại trừ:

(i) Điều 17.6.1 và Điều 17.6.3 (Trợ giúp phi thương mại) áp dụng đối với việc cung cấp trực tiếp hoặc gián tiếp trợ giúp phi thương mại của một Bên cho một doanh nghiệp được sở hữu hoặc kiểm soát bởi quỹ hưu độc lập; và

(ii) Điều 17.6.1 và Điều 17.6.3 (Trợ giúp phi thương mại) áp dụng đối với việc cung cấp gián tiếp trợ giúp phi thương mại của một Bên thông qua một doanh nghiệp được sở hữu hoặc kiểm soát bởi quỹ hưu độc lập.

7. Chương này không áp dụng đối với mua sắm công.

8.Không điều gì trong Chương này ngăn cản một doanh nghiệp nhà nước của một Bên cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ độc quyền cho Bên đó vì các mục đích tiến hành chức năng chính phủ của họ.

9.Không điều gì trong Chương này được hiểu là ngăn cản một Bên:

(a) thiết lập hoặc duy trì một doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp sở hữu nhà nước; hoặc

(b) chỉ định một đơn vị độc quyền.

10.  Điều 17.4 (Qui tắc không phân biệt đối xử và những xem xét thương mại), Điều 17.6 (Trợ giúp phi thương mại), và Điều 17.10 (Tính minh bạch) sẽ không áp dụng đối với bất kỳ dịch vụ nào được cung cấp để thực hiện thẩm quyền nhà nước. 11

11. Điều 17.4.1(b), Điều 17.4.1(c), Điều 17.4.2(b), và Điều 17.4.2(c) (Qui tắc không phân biệt đối xử và những xem xét thương mại) sẽ không áp dụng trong phạm vi mà một doanh nghiệp sở hữu nhà nước hoặc đơn vị độc quyền của một Bên thực hiện mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ căn cứ theo:

(a) bất kỳ biện pháp không phù hợp nào hiện có mà Bên đó duy trì, tiếp tục, thay thế hoặc sửa đổi phù hợp với Điều 9.11.1, Điều 10.7.1 hoặc Điều 11.10.1 (Các biện pháp không phù hợp) như được nêu trong Kế hoạch của mình tại Phụ lục I, hoặc Mục A của Kế hoạch tại Phụ Lục III; hoặc

(b) bất kỳ biện pháp không phù hợp nào mà Bên đó thông qua hoặc duy trì đối với các ngành nghề hoặc các lĩnh vực phù hợp với Điều 9.11.1, Điều 10.7.1 hoặc Điều 11.10.1 (Các biện pháp không phù hợp) như được nêu trong Kế hoạch của mình tại Phụ lục II, hoặc Mục B của Kế hoạch tại Phụ Lục III.

Điều 17.3: Thẩm quyền được giao phó

Mỗi Bên phải đảm bảo rằng khi các doanh nghiệp nhà nước và các đơn vị độc quyền được chỉ định của mình thực hiện thẩm quyền điều tiết, hành chính hoặc chức năng nhà nước khác mà Bên đó đã chỉ thị hoặc giao phó, các tổ chức này phải thực hiện theo một phương thức không được đi ngược lại với nghĩa vụ của Bên mình theo Nghị định này.12

Điều 17.4: Qui tắc không phân biệt đối xử và những xem xét thương mại

1. Mỗi Bên phải đảm bảo rằng một trong những doanh nghiệp nhà nước của mình, khi tiến hành các hoạt động thương mại:

(a) phải ứng xử phù hợp với những xem xét thương mại khi mua bán một hàng hóa hoặc dịch vụ, ngoại trừ phải thực hiện đầy đủ bất kỳ điều khoản nào trong chỉ thị dịch vụ công ích của mình không đi ngược với điểm (c)(ii);

(b) khi mua một hàng hóa hoặc dịch vụ,

(i) phải dành cho hàng hóa hoặc dịch vụ được cung cấp bởi doanh nghiệp của Bên kia qui tắc đối xử không kém thuận lợi so với một hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự được cung cấp bởi doanh nghiệp của Bên mình, Bên kia  hoặc bất kỳ Bên nào không thuộc TPP;

(ii) phải dành cho hàng hóa hoặc dịch vụ được cung cấp bởi một doanh nghiệp vốn là một đối tượng đầu tư được bảo lãnh trong lãnh thổ của Bên mình một qui tắc đối xử không kém thuận lợi so với một hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự được cung cấp bởi các doanh nghiệp tại thị trường liên quan trong lãnh thổ của Bên mình vốn cũng là các đối tượng đầu tư của các nhà đầu tư của Bên mình, Bên kia hoặc bất kỳ Bên nào không thuộc TPP; và

(c) khi bán một hàng hóa hoặc dịch vụ,

(i) phải dành cho doanh nghiệp của Bên kia qui tắc đối xử không kém thuận lợi so với các doanh nghiệp của Bên mình, Bên kia hoặc bất kỳ Bên nào không thuộc TPP; và

(ii) phải dành cho một doanh nghiệp vốn là một đối tượng đầu tư được bảo lãnh trong lãnh thổ của Bên mình một qui tắc đối xử không kém thuận lợi so với các doanh nghiệp tại thị trường liên quan trong lãnh thổ của Bên mình vốn cũng là các đối tượng đầu tư của các nhà đầu tư của Bên mình, Bên kia hoặc bất kỳ Bên nào không thuộc TPP; và13

2. Mỗi Bên phải đảm bảo rằng một trong những đơn vị độc quyền được chỉ định dưới đây:

(a) phải ứng xử phù hợp với những xem xét thương mại khi mua hoặc bán hàng hóa hoặc dịch vụ độc quyền trong thị trường liên quan, ngoại trừ phải thực hiện đầy đủ bất kỳ điều khoản nào trong chỉ định của mình vốn không đi ngược với các điểm (b), (c) hoặc (d); và

(b) khi mua hàng hóa hoặc dịch vụ độc quyền,

(i) phải dành cho hàng hóa hoặc dịch vụ được cung cấp bởi doanh nghiệp của Bên kia qui tắc đối xử không kém thuận lợi so với một hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự được cung cấp bởi doanh nghiệp của Bên mình, Bên kia hoặc bất kỳ Bên nào không thuộc TPP;(ii) phải dành cho hàng hóa hoặc dịch vụ được cung cấp bởi một doanh nghiệp vốn là một đối tượng đầu tư được bảo lãnh trong lãnh thổ của Bên mình một qui tắc đối xử không kém thuận lợi so với một hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự được bán bởi các doanh nghiệp tại thị trường liên quan trong lãnh thổ của Bên mình vốn cũng là các đối tượng đầu tư của các nhà đầu tư của Bên mình, Bên kia hoặc bất kỳ Bên nào không thuộc TPP; và

(c) khi bán hàng hóa hoặc dịch vụ độc quyền,

(i) phải dành cho doanh nghiệp của Bên kia qui tắt đối xử không kém thuận lợi so với các doanh nghiệp của Bên mình, Bên kia hoặc bất kỳ Bên nào không thuộc TPP; và(ii) phải dành cho một doanh nghiệp vốn là một đối tượng đầu tư được bảo lãnh trong lãnh thổ của Bên mình một qui tắc đối xử không kém thuận lợi so với các doanh nghiệp tại thị trường liên quan trong lãnh thổ của Bên mình vốn cũng là các đối tượng đầu tư của các nhà đầu tư của Bên mình, Bên kia hoặc bất kỳ Bên nào không thuộc TPP; và

(d) không sử dụng vị thế độc quyền của mình để tiến hành, trực tiếp hay gián tiếp, kể cả việc thông qua các giao dịch làm ăn với công ty mẹ, công ty con hoặc các tổ chức khác mà Bên mình hoặc đơn vị độc quyền của mình sở hữu, các hoạt động chống cạnh tranh trong một thị trường không độc quyền trong lãnh thổ của mình vốn tạo tác động tiêu cực đến thương mại hoặc đầu tư giữa các Bên.14

3. Khoản 1(b) và (c) và khoản 2(b) và (c) không ngăn cản một doanh nghiệp sở hữu nhà nước hoặc đơn vị độc quyền được chỉ định:

(a) mua hoặc bán các hàng hóa hoặc dịch vụ theo những điều khoản khác nhau kể cả những điều khoản liên quan đến giá cả; hoặc

(b) từ chối mua hoặc bán các hàng hóa hoặc dịch vụ,

miễn là việc đối xử phân biệt hoặc từ chối phải được thực hiện theo những xem xét thương mại.

Điều 17.5: Tòa án và các cơ quan hành chính

1.  Mỗi Bên phải trao cho các tòa án của mình thẩm quyền đối với các khiếu kiện dân sự chống lại một doanh nghiệp được sở hữu hoặc kiểm soát thông qua các ích lợi sở hữu bởi một nước ngoại bang trên cơ sở hoạt động thương mại được tiến hành trên lãnh thổ của mình. 15Điều này không được hiểu là yêu cầu một Bên trao thẩm quyền đối với các khiếu kiện dân sự đó nếu nó không trao thẩm quyền đối với các khiếu kiện tương tự chống lại các doanh nghiệp không được sở hữu hoặc kiểm soát thông qua các ích lợi sở hữu bởi một quốc gia ngoại bang.

2. Mỗi Bên phải đảm bảo rằng bất kỳ cơ quan hành chính nào mà mình thiết lập hoặc duy trì phải đưa ra qui định một doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện quyền tự quyết điều tiết của mình theo cách không thiên vị đối với các doanh nghiệp mà nó qui định kể cả các doanh nghiệp không thuộc sở hữu nhà nước.16

Điều 17.6: Trợ giúp phi thương mại

1. Không Bên nào được gây 17bất lợi đến lợi ích của Bên kia qua việc sử dụng trợ giúp phi thương mại mà mình cung cấp, trực tiếp hay gián tiếp18, đến bất kỳ một doanh nghiệp nhà nước nào của mình đối với:

(a) sản xuất và bán một hàng hóa bởi doanh nghiệp nhà nước;

(b) cung cấp một dịch vụ bởi doanh nghiệp nhà nước từ lãnh thổ của Bên mình sang lãnh thổ của Bên kia;

(c) cung cấp một dịch vụ trên lãnh thổ của Bên kia thông qua một doanh nghiệp vốn là một đối tượng đầu tư trong lãnh thổ của Bên đó hoặc một Bên thứ ba.

2.  Không Bên phải đảm bảo rằng các doanh nghiệp nhà nước của mình không gây bất lợi đến lợi ích của Bên kia qua việc sử dụng trợ giúp phi thương mại mà doanh nghiệp nhà nước cung cấp đến bất kỳ doanh nghiệp nhà nước nào của mình đối với:

(a) sản xuất và bán một hàng hóa bởi doanh nghiệp nhà nước;

(b) cung cấp một dịch vụ bởi doanh nghiệp nhà nước từ lãnh thổ của Bên mình sang lãnh thổ của Bên kia;(c) cung cấp một dịch vụ trên lãnh thổ của Bên kia thông qua một doanh nghiệp vốn là một đối tượng đầu tư được bảo lãnh trên lãnh thổ của Bên đó hoặc một Bên thứ ba.

3.  Không Bên nào được gây tổn hại đến ngành công nghiệp nội địa của Bên kia thông qua việc sử dụng trợ giúp phi thương mại mà mình cung cấp, trực tiếp hay gián tiếp, đến bất kỳ một doanh nghiệp nhà nước nào của mình cũng là một đối tượng đầu tư được bảo lãnh trên lãnh thổ của Bên kia trong những trường hợp khi:

(a) sự trợ giúp phi thương mại được cung cấp cho việc sản xuất và bán một hàng hóa bởi doanh nghiệp nhà nước trên lãnh thổ của Bên kia; và

(b) một hàng hóa tương tự được sản xuất và bán trên lãnh thổ của Bên kia bởi ngành công nghiệp nội địa của Bên đó.20

4. Một dịch vụ được cung cấp bởi một doanh nghiệp nhà nước của một Bên trong phạm vi lãnh thổ của Bên đó sẽ được coi là không gây ra những ảnh hưởng bất lợi. 21

Điều 17.7: Những ảnh hưởng bất lợi

1. Vì mục đích của các khoản 1 và 2 của Điều 17.6 (Trợ giúp phi thương mại), những ảnh hưởng bất lợi phát sinh khi:

(a) Ảnh hưởng của trợ giúp phi thương mại đó là việc sản xuất và bán một hàng hóa bởi doanh nghiệp nhà nước của một Bên nhận được sự trợ giúp phi thương mại đó sẽ chiếm chỗ hoặc ngăn cản việc nhập khẩu một hàng hóa tương tự của Bên kia vào thị trường Bên mình hoặc bán một hàng hóa tương tự được sản xuất bởi một doanh nghiệp cũng là một đối tượng đầu tư được bảo lãnh trên lãnh thổ của Bên mình.

(b) Ảnh hưởng của trợ giúp phi thương mại đó là việc sản xuất và bán một hàng hóa bởi doanh nghiệp nhà nước của một Bên nhận được sự trợ giúp phi thương mại đó sẽ chiếm chỗ hoặc ngăn cản:

(i) việc bán trên thị trường của Bên kia một hàng hóa tương tự được sản xuất bởi một doanh nghiệp vốn là đối tượng đầu tư được bảo lãnh trên lãnh thổ của Bên đó, hoặc nhập khẩu một mặt hàng tương tự của Bên kia; hoặc

(ii) nhập khẩu một mặt hàng tương tự của Bên kia từ thị trường của nước ngoài khối TPP;

(c) Ảnh hưởng của trợ giúp phi thương mại đó sự hạ giá đáng kể của một hàng hóa được sản xuất bởi doanh nghiệp nhà nước của một Bên nhận được sự trợ giúp phi thương mại đó và được bán ra bởi doanh nghiệp đó:

(i) trên thị trường của một Bên khi so sánh giá trên cùng thị trường việc nhập khẩu một hàng hóa tương tự của Bên kia hoặc một hàng hóa tương tự được sản xuất bởi một doanh nghiệp cũng là đối tượng đầu tư được bảo lãnh trên lãnh thổ của Bên đó;

(ii) trên thị trường của một quốc gia không thuộc khối TPP khi so sánh với giá trong cùng thị trường nhập khẩu một hàng hóa tương tự của Bên kia;

(d) Ảnh hưởng của trợ giúp phi thương mại đó là các dịch vụ được cung cấp bởi doanh nghiệp nhà nước của một Bên nhận được sự trợ giúp phi thương mại đó sẽ chiếm chỗ hoặc ngăn cản vào thị trường của Bên kia một dịch vụ tương tự được cung cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ của Bên đó hoặc Bên thứ ba; hoặc

(e) Ảnh hưởng của trợ giúp phi thương mại là sự hạ giá đáng kể của một dịch vụ được cung cấp trên thị trường của Bên kia bởi doanh nghiệp nhà nước của một Bên nhận được sự trợ giúp phi thương mại đó khi so sánh giá của dịch vụ tương tự được cung cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ của Bên đó hoặc Bên thứ ba trong cùng thị trường;

  1.  

(a) có sự gia tăng đáng kể về thị phần của hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp nhà nước của một Bên;

(b) thị phần của hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp nhà nước của một Bên vẫn ổn định trong những tình huống mà lẽ ra đã giảm sút đáng kể nếu không có sự trợ giúp phi thương mại; hoặc

(c) thị phần của hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp nhà nước của một Bên giảm sút nhưng ở tốc độ chậm hơn nhiều so với trường hợp không có sự trợ giúp phi thương mại.Sự thay đổi này phải tự biểu hiện trong một giai đoạn đại diện hợp lý đủ để chứng minh xu hướng rõ ràng trong sự phát triển thị trường đối với hàng hóa hoặc dịch vụ liên quan mà trong những tình huống bình thường ít nhất là một năm.

  1. thể hiệnthông qua so sánh hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp nhà nước với giá của hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự.
  2. đến các yếu tố ảnh hưởng đến việc so sánh giá.  Nếu việc so sánh trực tiếp các giao dịch là không thể, sự tồn tại của hạ giá có thể được thể hiện trên một số cơ sở hợp lý khác, như là, trong trường hợp hàng hóa, so sánh các giá trị đơn vị.

5. Sự trợ giúp phi thương mại mà một Bên cung cấp

(a) trước khi ký Hiệp định này, hoặc

(b) trong vòng ba năm sau khi ký Hiệp định này căn cứ theo một điều luật được ban hành, hoặc nghĩa vụ hợp đồng được thực hiện trước khi ký Hiệp định này

Sẽ được coi là không gây những ảnh hưởng bất lợi.

  1.  

Điều 17.8: Tổn hại

1. Đối với các mục đích của Điều 17.6.3 (Trợ giúp phi thương mại), thuật ngữ “tổn hại” được đưa ra để ám chỉ đến sự tổn hại vật chất đối với một ngành công nghiệp nội địa, sự đe dọa tổn hại vật chất đến ngành công nghiệp nội địa hoặc sự trì trệ trong việc thiết lập một ngành công nghiệp như vậy.  Việc xác định tổn hại vật chất được dựa trên bằng chứng tích cực và bao gồm việc xem xét khách quan các yếu tố liên quan, bao gồm khối lượng sản xuất được tạo ra bởi đối tượng đầu tư nhận được sự trợ giúp phi thương mại, ảnh hưởng của việc sản xuất như vậy đến giá cả của những hàng hóa tương tự được sản xuất và bán bởi ngành công nghiệp nội địa cũng như sự ảnh hưởng đến ngành công nghiệp nội địa sản xuất ra các hàng hóa tương tự.23

  1.  

3.  Việc xem xét các tác động đến ngành công nghiệp nội địa của những hàng hóa được sản xuất và bán ra bởi đối tượng đầu tư nhận được sự trợ giúp phi thương mại bao gồm việc đánh giá các yếu tố và chỉ số kinh tế liên quan ảnh hưởng đến trạng thái của ngành công nghiệp như sự giảm sút thực tế và tiềm năng về sản lượng, doanh số, thị phần, lợi nhuận, hiệu suất, hoàn vốn đầu tư hoặc tận dụng năng lực; các yếu tố ảnh hưởng đến giá nội địa; những ảnh hưởng tiêu cực thực tế và tiềm năng về dòng tiền, hàng tồn kho, việc làm, thu nhập, sự tăng trưởng, khả năng tăng vốn hoặc đầu tư và, trong trường hợp nông nghiệp, liệu đã có một gánh nặng gia tăng lên các chương trình hỗ trợ của chính phủ hay không.  Danh sách này không đầy đủ và một hay một vài yếu tố trên đây cũng không thể đưa ra chỉ dẫn quyết định.

  1.  

5. Việc xác định mối đe dọa về tổn hại vật chất sẽ căn cứ vào các yếu tố chứ không đơn thuần là dựa vào các luận điệu, phỏng đoán hoặc khả năng suy xét từ xa.  Việc xác định mối đe dọa về tổn hại vật chất sẽ được xem xét với sự lưu tâm đặc biệt.  Sự thay đổi về những hoàn cảnh vốn sẽ tạo ra một tình huống theo đó sự trợ giúp phi thương mại cho đối tượng đầu tư sẽ gây ra tổn hại phải được lường trước một cách rõ ràng.  Khi tiến hành xác định sự tồn tại của một mối đe dọa về tổn hại vật chất, cần phải xem xét những yếu tố liên quan 25 cũng như liệu tổng hợp toàn bộ các yếu tố được xem xét đó có dẫn đến kết luật rằng sự gia tăng hàng hóa của đối tượng đầu tư là sắp xảy ra và, trừ khi biện pháp bảo vệ được tiến hành, tổn hại vật chất sẽ xảy ra.

Điều 17.9: Các phụ lục cụ thể

1. Điều 17.4 (Không phân biệt đối xử và những xem xét thương mại) và Điều 17.6 (Trợ giúp phi thương mại) sẽ không áp dụng đối với các hoạt động không phù hợp của các doanh nghiệp nhà nước hoặc các đơn vị độc quyền được chỉ định mà một Bên liệt kê trong Kế hoạch của mình ở Phụ lục IV phù hợp với các điều khoản của Kế hoạch của Bên đó.

2. Điều 17.4 (Không phân biệt đối xử và những xem xét thương mại), Điều 17.5 (Tòa án và các cơ quan hành chính), Điều 17.6 (Trợ giúp phi thương mại) và Điều 17.10 (Tính minh bạch) sẽ không áp dụng đối với các doanh nghiệp nhà nước hoặc các đơn vị độc quyền của một Bên như được nêu trong Phụ lục 17-D.

3.(a) Trường hợp của Singapore, áp dụng Phụ lục 17-E.

(b) Trường hợp của Malaysia, áp dụng Phụ lục 17-F.

Điều 17.10: Tính minh bạch

1.  Mỗi Bên phải cung cấp cho các bên còn lại hoặc công bố công khai trên website danh sách các doanh nghiệp nhà nước trong thời hạn sáu tháng sau ngày Hiệp định này có hiệu lực để cập nhật hàng năm. 28, 29

2.   Mỗi Bên phải khẩn trương thông báo cho các bên còn lại hoặc công bố công khai trên website việc chỉ định một đơn vị độc quyền hoặc mở rộng phạm vi của đơn vị độc quyền hiện hữu và các điều khoản của việc chỉ định. 30

3.  Trên cơ sở yêu cầu bằng văn bản của một Bên, Bên kia phải khẩn trương cung cấp các thông tin dưới đây liên quan đến một doanh nghiệp nhà nước hoặc đơn vị độc quyền nhà nước miễn là yêu cầu đó bao gồm việc giải thích cách thức các hoạt động của tổ chức có thể ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư giữa các Bên.

(a) tỉ lệ phần trăm cổ phần mà Bên đó, doanh nghiệp nhà nước hoặc đơn vị độc quyền của Bên đó sở hữu và tỉ lệ phần trăm số phiếu mà họ nắm giữ trong tổ chức đó;

(b) bảng mô tả về bất kỳ cổ phần đặc biệt hoặc quyền bỏ phiếu đặc biệt nào, hoặc quyền lợi mà Bên đó, các doanh nghiệp nhà nước hoặc đơn vị độc quyền của Bên đó, nắm giữ, trong phạm vi các quyền đó khác với quyền gắn với các cổ phần phổ thông của tổ chức đó;

(c) các chức danh nhà nước của bất kỳ cán bộ nhà nước nào phục vụ với tư cách là cán bộ hoặc thành viên của ban giám đốc của tổ chức;

(d) doanh thu hàng năm của tổ chức và tổng tài sản trong ba năm gần nhất;

(e) bất kỳ sự miễn giảm và miễn trừ nào mà tổ chức được hưởng theo pháp luật của Bên đó; và

(f) bất kỳ thông tin bổ sung nào liên quan đến tổ chức được công bố công khai, bao gồm báo cáo tài chính hàng năm và báo cáo kiểm toán của bên thứ ba và được cung cấp bằng văn bản đề nghị.

4. Trên cơ sở đề nghị bằng văn bản của một Bên, Bên kia phải khẩn trương cung cấp bằng văn bản các thông tin liên quan đến bất kỳ chính sách hoặc chương trình nào mà mình đã thông qua hoặc duy trì miễn là đề nghị đó bao gồm giải thích về cách thức chính sách hoặc chương trình đó ảnh hưởng hoặc có thể ảnh hưởng đến thương mại hoặc đầu tư giữa các Bên.

5. Khi một Bên cung cấp phản hồi căn cứ theo khoản 4, thông tin được cung cấp phải đủ cụ thể để giúp Bên đề nghị hiểu và đánh giá được hoạt động của chính sách hoặc chương trình cũng như những ảnh hưởng của nó đến thương mại hoặc đầu tư giữa các Bên.  Bên phản hồi phải đảm bảo rằng thông tin mình cung cấp chứa đủ các thông tin dưới đây:

(a) hình thức của trợ giúp phi thương mại được cung cấp theo chính sách hoặc chương trình (tài trợ, vốn vay);

(b) tên của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước cung cấp trợ giúp phi thương mại và tên của doanh nghiệp nhà nước đã nhận hoặc được phép nhận trợ giúp phi thương mại;

(c) cơ sở pháp lý và mục tiêu của chính sách hoặc chương trình qui định trợ giúp phi thương mại;

(d) đối với hàng hóa, khối lượng trên một đơn vị hoặc, trong những trường hợp không thể, tổng khối lượng hoặc khối lượng hàng năm được ngân sách chi ra cho trợ giúp phi thương mại (chỉ ra, nếu có thể, khối lượng trung bình trên một đơn vị của năm trước);

(e) đối với các dịch vụ, tổng khối lượng hoặc khối lượng hàng năm được ngân sách chi cho trợ giúp phi thương mại (chỉ ra, nếu có thể, tổng khối lượng trong năm trước);

(f) đối với các chính sách hoặc chương trình qui định trợ giúp phi thương mại theo hình thức vốn vay hoặc bảo đảm cho vay, số tiền của khoản vay hoặc khoản vay được bảo lãnh, lãi suất và các phí khác phải trả;

(g) đối với các chính sách hoặc chương trình qui định trợ giúp phi thương mại theo hình thức cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ, các mức giá phải trả (nếu có);

(h) đối với các chính sách hoặc chương trình qui định trợ giúp phi thương mại theo hình thức vốn sở hữu, số tiền đầu tư, số lượng và bảng miêu tả các cổ phần được nhận, và bất kỳ đánh giá nào được thực hiện đối với quyết định đầu tư cơ bản;

(i) thời hạn của chính sách hoặc chương trình hoặc bất kỳ thời hạn nào gắn liền với nó; và(j) số liệu thống kê hỗ trợ đánh giá những tác động của trợ giúp phi thương mại đối với thương mại và đầu tư giữa các Bên.

  1.  
  2.  

8. Các Bên thừa nhận rằng việc cung cấp thông tin theo các khoản 5 và 7 không vội xét đoán tình trạng pháp lý của sự hỗ trợ vốn là chủ đề của đề nghị theo khoản 4 hoặc những tác động của sự hỗ trợ đó theo Hiệp định này.

9. Khi một Bên cung cấp thông tin bằng văn bản theo đề nghị trong Điều này và thông báo cho Bên đề nghị phải bảo mật thông tin và không được tiết lộ thông tin đó cho bất cứ ai mà không có sự đồng ý trước của Bên cung cấp thông tin.

Điều 17.11: Hợp tác kỹ thuật

Các Bên phải, nếu phù hợp và trong phạm vi nguồn lực sẵn có, tham gia vào các hoạt động hợp tác kỹ thuật được sự đồng ý của đôi bên, bao gồm:

(a) trao đổi thông tin liên quan đến kinh nghiệm của các Bên trong việc nâng cao chất lượng quản lý công ty và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước;

(b) chia sẻ những hoạt động tốt nhất về thực thi chính sách nhằm đảm bảo một sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, bao gồm các chính sách liên quan đến tính trung lập cạnh tranh; và

(c) tổ chức các cuộc hội thảo quốc tế hoặc bất kỳ diễn đàn phù hợp khác để chia sẻ thông tin kỹ thuật và kiến thức chuyên sâu liên quan đến quản lý và vận hành các doanh nghiệp nhà nước.

Điều 17.12: Ủy ban các doanh nghiệp nhà nước và đơn vị độc quyền được chỉ định31

1. Các Bên thiết lập một Ủy ban các doanh nghiệp nhà nước và đơn vị độc quyền được chỉ định, gồm các đại diện của mỗi Bên.

2. Chức năng của Ủy ban bao gồm:

(a) xem xét lại việc thực hiện của Chương này;(b) tham vấn về bất kỳ vấn đề nào phát sinh trong Chương nào theo đề nghị của một Bên;

(c) triển khai những nỗ lực hợp tác, nếu phù hợp, để thúc đẩy các nguyên tắc làm nền tảng cho những qui tắc được nêu trong Chương này trong khu vực thương mại tự do và để đóng góp vào sự phát triển các qui tắc tương tự trong các thể chế khu vực và đa phương trong đó hai hoặc nhiều Bên tham gia; và

(d) thực hiện các hoạt động khác nếu phù hợp.

3.  Ủy ban phải tổ chức họp mặt trong thời hạn một năm sau khi Hiệp định này đi vào hiệu lực, và ít nhất một năm một lần sau đó trừ khi các Bên có qui định khác.  Ủy ban có thể tổ chức họp trực tiếp, họp qua điện thoại, hội nghị qua video, hoặc bất kỳ hình thức nào khác như được thống nhất bởi các Bên.

Điều 17.13: Các trường hợp ngoại lệ

1. Không có gì trong Điều 17.4 (Qui tắc không phân biệt đối xử và những xem xét thương mại) hoặc Điều 17.6 (Sự trợ giúp phi thương mại) được hiểu là:

(a) ngăn cản bất kỳ Bên nào thông qua hoặc thực thi các biện pháp nhằm phản hồi tạm thời trước một tình trạng khẩn cấp kinh tế quốc gia hoặc toàn cầu; hoặc

(b) áp dụng đối với một doanh nghiệp nhà nước mà Bên liên quan của doanh nghiệp nhà nước đó đã thông qua hoặc thực thi các biện pháp trên cơ sở tạm thời để phản hồi trước tình trạng khẩn cấp kinh tế quốc gia hoặc toàn cầu, trong suốt quá trình của tình trạng khẩn cấp đó.

2. Điều 17.4.1(Qui tắc không phân biệt đối xử và những xem xét thương mại) sẽ không áp dụng đối với việc cung cấp các dịch vụ tài chính bởi một doanh nghiệp nhà nước căn cứ theo chỉ thị chính phủ nếu việc cung cấp các dịch vụ tài chính đó:

(a) hỗ trợ xuất khẩu hoặc nhập khẩu miễn là các dịch vụ này:

(i) không có ý định thay thế việc cấp vốn thương mại, hoặc

(ii) được cung cấp theo những điều khoản không ưu đãi bằng những điều khoản vốn có thể đạt được cho các dịch vụ tài chính trên thị trường thương mại 32; hoặc

(b) hỗ trợ đầu tư tư nhân bên ngoài lãnh thổ của Bên mình, miễn là các dịch vụ này:

(i) không có ý định thay thế tài trợ thương mại, hoặc

(ii) được cung cấp theo những điều khoản không ưu đãi bằng những điều khoản vốn có thể đạt được cho các dịch vụ tài chính trên thị trường thương mại; hoặc

(c) được cung cấp theo những điều khoản phù hợp với Tổ chức hỗ trợ tín dụng xuất khẩu.

3. Việc cung cấp các dịch vụ tài chính bởi một doanh nghiệp nhà nước căn cứ theo chỉ thị của chính phủ sẽ được coi là không tạo ra các hiệu ứng bất lợi theo Điều 17.6.1(b) hoặc Điều 17.6.2(b) (Trợ giúp phi thương mại), hoặc theo Điều 17.6.1(c) hoặc Điều 17.6.2(c) (Trợ giúp phi thương mại) nơi mà một Bên trong đó dịch vụ tài chính được cung cấp yêu cầu sự hiện diện của địa phương để cung cấp những dịch vụ đó, nếu việc cung cấp dịch vụ tài chính đó: 33

(a) hỗ trợ xuất khẩu hoặc nhập khẩu miễn là các dịch vụ này:

(i) không có ý định thay thế cấp vốn thương mại, hoặc

(ii) được cung cấp theo những điều khoản không ưu đãi bằng những điều khoản vốn có thể đạt được cho các dịch vụ tài chính trên thị trường thương mại; hoặc

(b) hỗ trợ đầu tư tư nhân bên ngoài lãnh thổ của Bên mình, miễn là các dịch vụ này:

(i) không có ý định thay thế cấp vốn thương mại, hoặc

(ii) được cung cấp theo những điều khoản không ưu đãi bằng những điều khoản vốn có thể đạt được cho các dịch vụ tài chính trên thị trường thương mại; hoặc

(c) được cung cấp theo những điều khoản phù hợp với Tổ chức hỗ trợ tín dụng xuất khẩu, miễn là nó thuộc phạm vi của Tổ chức.

4. Điều 17.6 (Trợ giúp phi thương mại) sẽ không áp dụng đối với một doanh nghiệp đặt bên ngoài lãnh thổ của một Bên trên đó doanh nghiệp nhà nước của Bên đó đảm nhận quyền sở hữu tạm thời bởi hệ quả của sự tịch biên hoặc một hành động tương tự liên quan đến vỡ nợ, hoặc thanh toán một khoản bồi thường bảo hiểm bởi doanh nghiệp nhà nước liên quan đến việc cung cấp dịch vụ tài chính như được dẫn chiếu trong các khoản 2 và 3, miễn là bất kỳ sự hỗ trợ nào mà Bên đó, doanh nghiệp nhà nước của Bên đó, cung cấp cho doanh nghiệp trong suốt giai đoạn sở hữu tạm thời được thực hiện nhằm thu hồi lại vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước phù hợp với kế hoạch tái cấu trúc hoặc thanh lý vốn sẽ dẫn đến việc thoái vốn tối đa từ doanh nghiệp.

5. Điều 17.4 (Qui tắc không phân biệt đối xử và những xem xét thương mại), Điều 17.6 (Trợ giúp phi thương mại) và Điều 17.10 (Tính minh bạch) và Điều 17.12 (Ủy ban các doanh nghiệp nhà nước và đơn vị độc quyền) sẽ không áp dụng đối với một doanh nghiệp nhà nước hoặc đơn vị độc quyền nếu khoảng thời gian một trong ba năm tài chính trước, doanh thu hàng năm từ các hoạt động thương mại của doanh nghiệp ít hơn ngưỡng khối lượng sẽ được tính toán phù hợp với Phụ lục 17-A34, 35

Điều 17.14: Các thương thuyết khác

Trong khoảng thời gian năm năm sau khi Hiêp định đi vào hiệu lực, các Bên phải tiến hành nhiều cuộc thương thuyết khác về việc mở rộng ứng dụng các qui tắc trong Chương này phù hợp với Phụ lục 17-C.

Điều 17.15: Qui trình phát triển thông tin

Phụ lục 17-B sẽ áp dụng trong bất kỳ tranh chấp nào theo Chương 28 (Giải quyết tranh chấp) liên quan đến sự phù hợp của một Bên đối với Điều 17.4 (Qui tắc không phân biệt đối xử và những xem xét thương mại) hoặc Điều 17.6 (Sự trợ giúp phi thương mại).

---------------------------------------------------

1Để rõ hơn, các hoạt động được tiến hành bởi một doanh nghiệp vận hành trên cơ sở phi lợi nhuận hoặc để phục hồi chi phí là những hoạt động được tiến hành theo hướng tạo ra lợi nhuận.

2Để rõ hơn, các biện pháp ứng dụng tổng quát vào thị trường liên quan không được hiểu là sự xác định của một Bên về những quyết định giá cả, sản xuất, hoặc cung cấp của một doanh nghiệp.

3Chỉ thị đầu tư chính phủ của một Bên (a) không bao gồm hướng dẫn chung về quản lý rủi ro và phân bố tài sản vốn không đi ngược với những hoạt động đầu tư thông thường; và (b)  không được thể hiện bởi duy nhất các viên chức nhà nước trong ban giám đốc hoặc ban đầu tư của doanh nghiệp.

4 Để rõ hơn, sự trợ giúp phi thương mại không bao gồm (a) các giao dịch nội bộ nhóm trong phạm vi nhóm công ty bao gồm các doanh nghiệp nhà nước (ví dụ, giữa các công ty mẹ và công ty con của nhóm, hoặc giữa các công ty con của nhóm đó với nhau) khi các hoạt động kinh doanh thông thường  yêu cầu báo cáo tình hình tài chính của nhóm không kể đến các giao dịch nội bộ nhóm này, (b) các giao dịch khác giữa doanh nghiệp nhà nước phù hợp với thông lệ của các doanh nghiệp tư nhân trong các giao dịch bình thường, hoặc (c) chuyển giao các quỹ thu được từ những người đóng góp vào kế hoạch hưu trí, nghỉ việc, an sinh xã hội, khuyết tật, tử vong hoặc các lợi ích cho người lao động, hoặc bất kỳ sự kết hợp nào, vào quỹ hưu độc lập để đầu tư thay mặt cho những người đóng góp và những người thụ hưởng.5 Khi xác định liệu sự trợ giúp có được cung cấp "căn cứ theo quyền sở hữu hoặc kiểm soát nhà nước của doanh nghiệp đó” hay không, mức độ đa dạng hóa các hoạt động kinh tế trong phạm vi lãnh thổ của Bên đó cũng như giai đoạn thời gian mà chương trình trợ giúp phi thương mại hoạt động phải được xem xét.

6 Để rõ hơn, một dịch vụ công ích bao gồm:

(a) phân phối hàng hóa; và

(b) cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng chung.

7 Để rõ hơn, các Bên phải hiểu rằng từ “các khoản thu xếp” là một từ thay thế cho “các quỹ” để giúp hiểu linh động hơn về việc sắp xếp pháp lý nhờ đó các tài sản có thể được đầu tư.

8 Đối với các mục đích của Chương này, các thuật ngữ “nhà cung cấp dịch vụ tài chính,” “tổ chức tài chính” và “các dịch vụ tài chính” đều có chung một nghĩa như trong Điều 11.1 (Các định nghĩa).

9 Chương này cũng áp dụng đối với các hoạt động của doanh nghiệp nhà nước của một Bên vốn tạo ra những ảnh hưởng bất lợi trên thị trường của một quốc gia không thuộc khối TPP như được qui định trong Điều 17.7 (Các ảnh hưởng bất lợi).

10 Malaysia sẽ không nằm trong giải quyết tranh chấp theo Chương 28 (Giải quyết tranh chấp) đối với các doanh nghiệp được sở hữu hoặc kiểm soát bởi Quỹ đầu tư quốc gia Khazanah Nasional Berhad trong thời gian hai năm sau khi Hiệp định này đi vào hiệu lực sau khi tiếp tục nghiên cứu về luật cải cách doanh nghiệp nhà nước.

11 Đối với các mục đích của khoản này, “một dịch vụ được cung cấp để thực hiện thẩm quyền nhà nước” có chung nghĩa với Hiệp định chung về thương mại dịch vụ của WTO kể cả nghĩa trong Phụ lục dịch vụ tài chính nếu có thể áp dụng.

12 Những ví dụ về thẩm quyền điều tiết, quản lý hoặc nhà nước khác bao gồm thẩm quyền thu hồi hoặc cấp phép, phê chuẩn các giao dịch thương mại hoặc áp đặt cô-ta, phí hoặc lệ phí khác.

13 Điều 17.4.1 (Qui tắc không phân biệt đối xử và những xem xét thương mại) sẽ không áp dụng đối với việc mua bán cổ phần, cổ phiếu hoặc những hình thức vốn khác bởi một doanh nghiệp nhà nước như là cách tham gia góp vốn vào một doanh nghiệp khác.

14 Để rõ hơn, một Bên có thể tuân thủ các yêu cầu của điểm (d) thông qua việc thực thi luật và qui định cạnh tranh quốc gia hiện hành của mình, luật và qui định kinh tế hoặc các biện pháp phù hợp khác.

15 Điều17.5.1 (Tòa án và các cơ quan hành chính) không được hiểu là ngăn cản một Bên cung cấp cho các tòa án của mình thẩm quyền đối với những khiếu kiện chống lại các doanh nghiệp được sở hữu hoặc kiểm soát bởi một nước ngoại bang chứ không phải là những khiếu kiện được dẫn chiếu trong khoản này.

16 Để rõ hơn, tính khách quan mà một cơ quan hành chính thực hiện quyền quyết định của mình sẽ được đánh giá qua việc tham chiếu một mô hình hoặc hoạt động của cơ quan hành chính đó.

17Đối với những mục đích của Điều 17.6(1) và (2) (Sự trợ giúp phi thương mại), những ảnh hưởng bất lợi được quả quyết gây ra bởi sự trợ giúp phi thương mại phải được thể hiện. Do đó, sự trợ giúp phi thương mại phải được xem xét trong ngữ cảnh của các yếu tố nhân quả có thể có khác để đảm bảo một thuộc tính phù hợp của quan hệ nhân quả. 18Để rõ hơn, việc cung cấp gián tiếp bao gồm tình huống theo đó một Bên ủy thác hoặc chỉ thị cho một doanh nghiệp vốn là một doanh nghiệp nhà nước cung cấp sự trợ giúp phi thương mại. 19Thuật ngữ “ngành công nghiệp nội địa” đề cập các nhà sản xuất nội địa như toàn bộ hàng hóa tương tự, hoặc các nhà sản xuất nội địa mà tập hợp sản lượng của các sản phẩm tạo thành một phần lớn trong tổng sản lượng nội địa của hàng hóa tương tự, không kể đến doanh nghiệp nhà nước cũng là đối tượng đầu tư được bảo lãnh nhận được sự trợ giúp phi thương mại được dẫn chiếu trong khoản 3.

20 Trong những tình huống việc thiết lập một ngành công nghiệp nội địa còn trì trệ, phải hiểu rằng ngành công nghiệp nội địa chưa thể sản xuất và bán sản phẩm tương tự.   Tuy nhiên, trong những trường hợp như vậy, phải có bằng chứng nhà sản xuất nội địa triển vọng đã thực hiện một cam kết quan trọng để bắt đầu sản xuất và bán sản phẩm tương tự.

21 Để rõ hơn, khoản này không được hiểu áp dụng cho một dịch vụ mà bản thân nó là một hình thức trợ giúp phi thương mại.

22 Mua bán cổ phần, cổ phiếu hoặc các hình thức góp vốn khác của một doanh nghiệp nhà nước nhận được trợ giúp phi chính phủ như là một hình thức tham gia góp vốn trong một doanh nghiệp khác không được hiểu là gây ra ảnh hưởng bất lợi như được qui định trong Điều 17.7.1 (Ảnh hưởng bất lợi)..

23 Các giai đoạn xem xét trợ giúp phi thương mại và tổn hại phải được thiết lập một cách hợp lý và sẽ kết thúc cận ngày bắt đầu thủ tục tố tụng trước tòa án trọng tài.

24 Được nêu trong khoản 2 và 3.

25  Khi tiến hành xác định sự tồn tại của một đe dọa về tổn hại vật chất, một tòa án trọng tài được thiết lập theo Chương 28 (Giải quyết tranh chấp) phải xem xét các yếu tố: (i) bản chất của trợ giúp phi thương mại và các ảnh hưởng thương mại có khả năng phát sinh từ đó; (ii) mức gia tăng đáng kể về doanh số trên thị trường nội địa bởi đối tượng đầu tư được bảo đảm, chỉ ra khả năng doanh số được gia tăng đáng kể, (iii) liệu giá của hàng hóa bán ra bởi đối tượng đầu tư sẽ tạo hiệu ứng đè nén đáng kể lên giá của hàng hóa tương tự hay không; và (iv) tồn kho của hàng hóa tương tự.

26 Điều 17.10 (Tính minh bạch) sẽ không áp dụng ở Brunei đối với các tổ chức được liệt kê tại mục 4 (Cơ quan đầu tư Brunei) trong Phụ lục IV tham gia vào các hoạt động không phù hợp được mô tả trong mục đó.

27 Điều 17.10 (Tính minh bạch) sẽ không áp dụng ở Việt Nam đối với các tổ chức được liệt kê tại:

(a) mục 8 của Phụ lục IV (Việt Nam) và có tham gia vào các hoạt động không phù hợp được mô tả trong mục đó cho đến khi khoản mục đó không còn hiệu lực; và

(b) mục 10 của Phụ lục IV (Việt Nam) và có tham gia vào các hoạt động không phù hợp được mô tả trong mục đó.

28 Đối với Brunei, Điều 17.10.1 (Minh bạch) sẽ không áp dụng trong năm năm từ ngày Hiệp định này có hiệu lực. Trong thời gian ba năm sau khi Hiệp định này có hiệu lực, Brunei phải cung cấp cho các Bên khác hoặc công bố trên website danh sách các doanh nghiệp nhà nước có doanh thu hàng năm trên 500 triệu SDR được từ hoạt động thương mại của một trong ba năm liền kề trước đó và sau đó hàng năm phải cập nhật danh sách cho đến khi nghĩa vụ được nêu trong Điều 17.10.1 (Minh bạch) áp dụng và thay thế nghĩa vụ này.

29 Đối với Việt Nam và Malaysia, Điều 17.10.1 (Minh bạch) sẽ không áp dụng trong năm năm  kể từ ngày Hiệp định đi vào hiệu lực đối với Việt Nam và Malaysia. Trong thời hạn sáu tháng sau ngày Hiệp định có hiệu lực đối với Việt Nam và Malaysia, mỗi Bên phải cung cấp cho các Bên khác hoặc công bố trên website danh sách các doanh nghiệp nhà nước có doanh thu hàng năm trên 500 triệu SDR của một trong ba năm liền kề trước đó và phải cập nhật danh sách hàng năm sau đó cho đến khi nghĩa vụ được nêu trong Điều 17.10.1 (Minh bạch) áp dụng và thay thế nghĩa vụ này.

30 Điều 17.10.2, 17.10.8 và 17.10.4 (Minh bạch) sẽ không áp dụng ở Việt Nam đối với các tổ chức được liệt kê trong mục 9 của Phụ lục IV và có tham gia vào các hoạt động không phù hợp được mô tả trong mục đó.

31 Điều 17.12 (Ủy ban các doanh nghiệp nhà nước và đơn vị độc quyền được chỉ định) sẽ không áp dụng ở Việt Nam đối với các tổ chức được liệt kê tại:

(a) mục 8 của Phụ lục IV (Việt Nam) và có tham gia vào các hoạt động không phù hợp được mô tả trong mục đó cho đến khi hạn mục đó không còn hiệu lực; và

(b) mục 10 của Phụ lục IV (Việt Nam) và có tham gia vào các hoạt động không phù hợp được mô tả trong mục đó.

32 Trong những tình huống khi các dịch vụ tài chính không được chào trên thị trường thương mại: (1) đối với các mục đích của các khoản 2(a)(ii), 2(b)(ii), 3(a)(ii) và 3(b)(ii), doanh nghiệp có thể căn cứ vào bằng chứng có sẵn nếu cần thiết để thiết lập một chuẩn mực của các điều khoản theo đó những dịch vụ này sẽ được chào trên thị trường thương mại; và (2) đối với các mục đích của điểm 2(a)(i), 2(b)(i), 3(a)(i)và 3(b)(i), việc cung cấp dịch vụ tài chính sẽ được coi là không thay thế việc cấp vốn thương mại.

33 Đối với các mục đích của Điều 17.13.3 (Các trường hợp ngoại lê), trong những trường hợp khi một quốc gia trong đó dịch vụ tài chính được cung cấp đòi hỏi sự hiện diện của địa phương để cung cấp những dịch vụ đó, việc cung cấp dịch vụ tài chính được xác định trong Điều 17.13.3 (Các trường hợp ngoại lệ) thông qua một doanh nghiệp cũng là đối tượng đầu tư được bảo lãnh sẽ được coi là không gây ra những ảnh hưởng bất lợi.

34 Khi một Bên viện dẫn ngoại lệ này trong suốt quá trình tham vấn được thực hiện căn cứ theo Điều 28.5 (Tham vấn), các Bên tham vấn cần trao đổi và thảo luận những bằng chứng có sẵn liên quan đến doanh thu hàng năm của doanh nghiệp nhà nước từ các hoạt động thương mại trong suốt ba năm tài chính trước đó với nỗ lực giải quyết bất đồng liên quan đến việc áp dụng ngoại lệ này trong suốt giai đoạn tham vấn.

35Bất kể những qui định nêu tại Điều 17.13.5 (Các trường hợp ngoại lệ), trong khoảng thời gian năm năm sau khi Nghị định đi vào hiệu lực, Điều 17.4 (Qui tắc không phân biệt đối xử và những xem xét thương mại) và Điều 17.6 (Trợ giúp phi thương mại) sẽ không áp dụng đối doanh nghiệp nhà nước hoặc đơn vị độc quyền được chỉ định của Brunei, Malaysia hoặc Việt Nam, nếu một trong ba năm tài chính liên tiếp trước đó, doanh thu hàng năm từ các hoạt động thương mại của doanh nghiệp thấp hơn 500 triệu SDR.

CHƯƠNG 18

SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Mục A: Quy định chung

Điều 18.1: Định nghĩa

1. Trong Chương này:

Công ước Berne là Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật, sửa đổi tại Paris ngày 24 tháng 7 năm 1971;

Hiệp ước Budapest là Hiệp ước Budapest về Công nhận quốc tế về việc nộp lưu chủng vi sinh nhằm phục vụ thủ tục về bằng sáng chế (1977), sửa đổi năm 1980;

Tuyên bố về Hiệp định TRIPS và Y tế công cộng là Tuyên bố về Hiệp định TRIPS và Y tế công cộng (WT/MIN(01)/DEC/2), thông qua ngày 14 tháng 11 năm 2001;

chỉ dẫn địa lý là một dấu hiệu để nhận biết một mặt hàng có xuất xứ tại lãnh thổ của một Bên, hoặc một vùng hoặc địa phương trong lãnh thổ đó, mà chất lượng, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của mặt hàng đó chủ yếu do xuất xứ địa lý tạo nên;

sở hữu trí tuệ là các đối tượng sở hữu trí tuệ quy định từ Mục 1 đến Mục 7 Phần II của Hiệp định TRIPS;

Nghị định thư Madrid là Nghị định thư liên quan đến thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa, tại Madrid ngày 27 tháng 6 năm 1989;

Công ước Paris là Công ước Paris về bảo hộ công nghiệp, sửa đổi tại Stockholm ngày 14 tháng 7 năm 1967;

cuộc biểu diễn là một cuộc biểu diễn được định hình trong một bản ghi âm, trừ khi có quy định khác; đối với quyền tác giả và quyền liên quan, quyền cho phép hoặc cấm đề cập đến các quyền độc quyền;

Hiệp ước Singapore là Hiệp ước Singapore về Luật Nhãn hiệu, tại Singapore ngày 27 tháng 3 năm 2006;

UPOV 1991 là Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới, được sửa đổi tại Geneva ngày 19 tháng 3 năm 1991;

WCT là Hiệp ước WIPO về quyền tác giả, tại Geneva ngày 20 tháng 12 năm 1996;

WIPO là Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới;

Nhằm giải thích rõ hơn, tác phẩmbao gồm tác phẩm điện ảnh, tác phẩm nhiếp ảnh và chương trình máy tính; và

WPPT  Hiệp ước WIPO về cuộc biểu diễn và bản ghi âm, tại Geneva ngày 20 tháng 12 năm 1996.

2. Trong phạm vi Điều 18.8 (Đối xử quốc gia), Điều 18,31 (a) (Thủ tục hành chính về bảo hộ hoặc công nhận chỉ dẫn địa lý) và Điều 18.62.1 (Quyền liên quan):

công dân, đối với các quyền liên quan, là một người của một Bên có thể đáp ứng các tiêu chí để được hưởng sự bảo hộ quy định trong các hiệp định được liệt kê tại Điều 18.7 (Hiệp định quốc tế) hay Hiệp định TRIPS.

Điều 18.2: Mục tiêu

Việc bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ cần đóng góp vào việc thúc đẩy đổi mới công nghệ, chuyển giao và phổ biến công nghệ, vào việc tạo thuận lợi qua lại của các nhà sản xuất và người sử dụng kiến thức công nghệ, có lợi cho phúc lợi kinh tế xã hội, và tạo ra cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ.

Điều 18.3: Nguyên tắc

1. Các bên có thể xây dựng hoặc sửa đổi luật pháp của mình nhằm thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ sức khỏe và dinh dưỡng cộng đồng, thúc đẩy các lợi ích công cộng trong các lĩnh vực có vai trò tối quan trọng đối với phát triển công nghệ và phát triển kinh tế-xã hội của nước mình, với điều kiện các biện pháp đó phù hợp với các quy định của Chương này.

2. Các biện pháp thích hợp cần thiết, miễn là chúng phù hợp với các quy định của Chương này, nhằm ngăn chặn việc lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu hay việc sử dụng các biện pháp không cần thiết nhằm hạn chế thương mại hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến chuyển giao công nghệ quốc tế.

Điều 18.4: Thỏa thuận trong Chương này

Khi xem xét các mục tiêu chính sách cơ bản của các hệ thống quốc gia, các Bên công nhận sự cần thiết để:

(a)       thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo;

(b)       tạo điều kiện cho việc truyền bá thông tin, kiến thức, công nghệ, văn hóa và nghệ thuật; và

(c)       thúc đẩy cạnh tranh và mở cửa thị trường hiệu quả;

thông qua hệ thống sở hữu trí tuệ của mình, đồng thời tuân thủ các nguyên tắc minh bạch và công bằng, và có tính đến lợi ích của các nhà đầu tư liên quan, bao gồm cả chủ sở hữu quyền, người cung cấp dịch vụ, người sử dụng và công chúng.

Điều 18.5: Bản chất và phạm vi của các nghĩa vụ

Mỗi Bên phải thi hành các quy định của Chương này.  Một Bên có thể, nhưng không có nghĩa vụ, quy định một phạm vi bảo hộ hoặc thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo quy định pháp luật của mình rộng hơn so với yêu cầu của Chương này, miễn là sự bảo hộ và thực thi đó không trái với các quy định của Chương này. Mỗi Bên sẽ được tự do quyết định phương pháp thích hợp cho việc thực hiện các quy định của Chương này trong phạm vi hệ thống pháp luật và thông lệ của mình.

Điều 18.6: Thỏa thuận về một số biện pháp y tế công cộng

1. Các Bên khẳng định cam kết của mình đối với Tuyên bố về Hiệp định TRIPS và Y tế công cộng.  Đặc biệt, các bên đã đạt được những thỏa thuận sau đây liên quan đến chương này:

(a)       Các nghĩa vụ quy định tại Chương này không và không nên ngăn cản một Bên thực hiện biện pháp để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Theo đó, khi nhắc lại cam kết của mình trong Chương này, các Bên khẳng định rằng chương này có thể và nên được hiểu và thực hiện nhằm mục đích ủng hộ quyền của mỗi Bên trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng và đặc biệt là thúc đẩy việc tiếp cận thuốc của người dân. Mỗi thành viên đều có quyền xác định thế nào là một tình trạng khẩn cấp quốc gia hoặc các tình huống cực kỳ khẩn cấp khác, trong đó khủng hoảng y tế công cộng, bao gồm cả những trường hợp liên quan đến HIV / AIDS, bệnh lao, sốt rét và các bệnh dịch khác, có thể tiêu biểu cho một trường hợp khẩn cấp quốc gia hoặc các tình huống cực kỳ khẩn cấp khác.

(b)      Nhằm công nhận cam kết về việc tiếp cận thuốc theo Quyết định của Đại Hội Đồng ngày 30 tháng 8 năm 2003 về việc thực hiện khoản Sáu của Tuyên bố Doha về Hiệp định TRIPS và Y tế công cộng (WT/L/540) và tuyên bố của Chủ tịch Đại Hội Đồng WTO kèm theo Quyết định (JOB(03)/177,WT/GC/M/82), cũng như Quyết định về việc sửa đổi Hiệp định TRIPS, được Đại Hội Đồng thông qua ngày 06 Tháng 12 năm 2005, và tuyên bố của Chủ tịch Đại Hội Đồng WTO kèm theo Quyết định (WT/GC/M/100) (gọi chung là "TRIPS/giải pháp y tế"), chương này không và không nên ngăn chặn việc áp dụng hiệu quả TRIPS/giải pháp y tế.  

(c)     Đối với những vấn đề nói trên, nếu bất kỳ điều khoản nào của Hiệp định TRIPS bị bãi bỏ hoặc sửa đổi, và việc một Bên áp dụng một biện pháp phù hợp với việc bãi bỏ hoặc sửa đổi các điều khoản đó là trái với các nghĩa vụ quy định tại Chương này, các Bên sẽ lập tức tham vấn nhằm sửa đổi Chương này cho phù hợp với việc bãi bỏ hoặc sửa đổi điều khoản của TRIPS.

2. Mỗi Bên phải thông báo việc chấp thuận Nghị định thư sửa đổi Hiệp định TRIPS thực hiện tại Geneva vào ngày 06 tháng 12 2005 cho WTO.

Điều 18.7: Thỏa thuận quốc tế

1. Mỗi Bên khẳng định rằng mình đã phê chuẩn hoặc tham gia các hiệp định sau:

            (a) Hiệp ước Hợp tác về bằng sáng chế, sửa đổi bổ sung ngày 28 tháng 9 năm 1979;

(b) Công ước Paris; và

(c) Công ước Berne.

2.  Mỗi Bên phải phê chuẩn hoặc tham gia vào từng thỏa thuận sau đây (nếu chưa tham gia) trước thời điểm Hiệp định này có hiệu lực đối với các Bên liên quan:

(a) Nghị định thư Madrid;

(b) Hiệp ước Budapest;

(c) Hiệp ước Singapore;1  

(d) UPOV 1991;2

(e) WCT; và

(f) WPPT.

Điều 18.8: Nguyên tắc đối xử quốc gia

1. Đối với tất cả đối tượng tài sản trí tuệ trong chương này,3 quy định về bảo hộ4 quyền sở hữu trí tuệ của một Bên áp dụng đối với công dân của các Bên khác không được kém thuận lợi hơn quy định áp dụng đối với công dân của nước mình.

2. Tuy nhiên, đối với việc sử dụng lại của bản ghi âm bằng các thiết bị truyền thông analog, phát thanh miễn phí, và các hình thức truyền thông không tương tác khác đến công chúng, một Bên có thể hạn chế quyền của người biểu diễn và nhà sản xuất của một Bên khác trong phạm vi các quyền mà pháp luật của Bên kia cho phép đối với công dân nước mình.

3.  Một Bên có thể không thực hiện quy định tại khoản 1 liên quan đến thủ tục tư pháp và hành chính của mình, trong đó có yêu cầu công dân của Bên kia chỉ định một địa chỉ giao dịch trong lãnh thổ của mình, hoặc chỉ định một đại lý trong lãnh thổ của mình, với điều kiện:

(a) việc không tuân thủ trên cần thiết để bảo đảm sự tuân thủ pháp luật và các quy định mà không trái với Chương này; và

(b) nếu không làm vậy thì sẽ tạo nên một sự hạn chế trá hình đối với thương mại.

4. Khoản 1 không áp dụng cho các thủ tục quy định trong các hiệp định đa phương được ký kết dưới sự bảo trợ của WIPO liên quan đến việc mua lại hoặc duy trì quyền sở hữu trí tuệ.

Điều 18.9: Sự minh bạch

1. Nhằm thực hiện Điều 26.2 (Xuất bản) và 18.73.1 (Thực thi quyền sở hữu trí tuệ), mỗi Bên phải nỗ lực để đăng tải luật, quy định, thủ tục và quy định hành chính áp dụng chung liên quan đến bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ của mình trên Internet.

2. Mỗi Bên, tùy thuộc vào pháp luật của mình, phải nỗ lực đăng tải các thông tin được công bố về nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng, bằng sáng chế và quyền đối với giống cây trồng, trên Internet.

3. Mỗi Bên, tùy thuộc vào pháp luật của mình, phải nỗ lực đăng tải các thông tin được công bố về nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng, bằng sáng chế và quyền đối với giống cây trồng trên Internet đã được đăng ký hay cấp phép một cách đầy đủ nhằm giúp công chúng làm quen với các đối tượng đó.

Điều 18.10: Áp dụng Hiệp định đối với các vấn đề hiện có và hành vi trước đây

1. Trừ trường hợp có quy định khác, bao gồm cả trong Điều 18.64 (Áp dụng Điều 18 Công ước Berne và Điều 14.6 Hiệp định TRIPS), Chương này làm phát sinh các nghĩa vụ đối với tất cả các vấn đề hiện có tại thời điểm có hiệu lực của Hiệp định này được bảo hộ trong lãnh thổ của Bên yêu cầu bảo hộ vào cùng thời điểm, hoặc để đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ theo Chương này.

2. Trừ trường hợp quy định tại Điều 18.64 (Áp dụng Điều 18 Công ước Berne và Điều 14.6 Hiệp định TRIPS), một Bên không bị yêu cầu để khôi phục việc bảo hộ đối với các vấn đề thuộc tài sản sở hữu trí tuệ công cộng trong lãnh thổ của mình kể từ ngày có hiệu lực của Hiệp định này.

3. Chương này không làm phát sinh các nghĩa vụ đối với các hành vi xảy ra trước ngày có hiệu lực của Hiệp định này.

Điều 18.11: Lạm dụng quyền SHTT

Hiệp định này không có điều khoản nào không cho phép một Bên xác định việc có sự lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ hay không hoặc dưới điều kiện nào theo hệ thống pháp luật của mình.8

Mục B: Hợp tác

Điều 18.12: Đầu mối liên lạc cho hợp tác

Nhằm thực hiện Điều 21.3 (Đầu mối liên lạc cho hợp tác và xây dựng năng lực), mỗi Bên có thể chỉ định một hoặc nhiều đầu mối liên lạc và gửi thông báo theo Điều 27.5.2 (Đầu mối liên lạc) cho các mục đích hợp tác trong phần này.

Điều 18.13: Hoạt động hợp tác và các bước chủ động

Các Bên nỗ lực hợp tác trong các vấn đề quy định tại chương này, chẳng hạn thông qua phối hợp, đào tạo và trao đổi thông tin giữa các cơ quan sở hữu trí tuệ tương ứng của các Bên hoặc các tổ chức khác theo quyết định của mỗi Bên. Phạm vi của hợp tác có thể bao gồm:

(a) xây dựng chính sách sở hữu trí tuệ trong nước và quốc tế;

(b) hệ thống quản lý và đăng ký sở hữu trí tuệ;

(c) giáo dục và nâng cao nhận thức liên quan đến sở hữu trí tuệ;

(d) các vấn đề sở hữu trí tuệ liên quan đến:

(i) các doanh nghiệp vừa và nhỏ;

(ii) các hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới; và

(iii) tạo ra, chuyển giao, và phổ biến công nghệ.

(e) các chính sách liên quan đến việc sử dụng tài sản trí tuệ để nghiên cứu, đổi mới và tăng trưởng kinh tế;

(f) thực hiện các hiệp định sở hữu trí tuệ đa phương như những hiệp định được ký kết hoặc ban hành dưới sự bảo trợ của WIPO; và

(g) hỗ trợ kỹ thuật cho các nước đang phát triển.

Điều 18.14: Hợp tác về bằng sáng chế/chia sẻ công việc

1. Các Bên thừa nhận tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng và hiệu quả cho hệ thống đăng ký bằng sáng chế của mình và đơn giản hóa thủ tục và quy trình cấp bằng sáng chế vì lợi ích của tất cả người dùng và công chúng.

2. Nhằm thực hiện khoản 1, các Bên sẽ nỗ lực thúc đẩy hợp tác giữa các cơ quan cấp bằng sáng chế của mình để tạo thuận lợi cho việc chia sẻ và sử dụng kết quả tìm kiếm và kiểm tra của các bên khác.   Điều này có thể bao gồm:

(a) công bố kết quả tìm kiếm và kiểm tra cho cơ quan cấp bằng sáng chế của các bên khác;9

(b) trao đổi các thông tin về hệ thống đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn chất lượng liên quan để kiểm tra bằng sáng chế.

3. Để giảm bớt sự phức tạp và chi phí xin cấp bằng sáng chế, các Bên sẽ nỗ lực hợp tác để giảm bớt sự khác biệt trong các thủ tục và quy trình của cơ quan cấp bằng sáng chế của mình.

4. Các Bên nhận ra tầm quan trọng của việc xem xét kỹ lưỡng việc phê chuẩn hoặc gia nhập Hiệp ước về Luật sáng chế, tại Geneva ngày 1 tháng 6 năm 2000; hoặc việc áp dụng hoặc duy trì các thủ tục tiêu chuẩn phù hợp với mục tiêu của Hiệp ước Luật sáng chế.

Điều 18.15: Tài sản sở hữu trí tuệ công cộng

1. Các Bên thừa nhận tầm quan trọng của hệ thống tài sản sở hữu trí tuệ công cộng phong phú và dễ tiếp cận.

2.  Các bên cũng thừa nhận tầm quan trọng của thông tin, chẳng hạn như cơ sở dữ liệu về quyền sở hữu trí tuệ đã được đăng ký có thể được truy cập công khai nhằm hỗ trợ việc xác định các vấn đề liên quan đến tài sản sở hữu trí tuệ công cộng.

Điều 18.16: Hợp tác trong các lĩnh vực tri thức truyền thống

1. Các Bên thừa nhận sự liên quan của hệ thống sở hữu trí tuệ và tri thức truyền thống gắn với các nguồn gen với nhau, khi mà tri thức truyền thống liên quan đến các hệ thống sở hữu trí tuệ.

2. Các Bên sẽ nỗ lực hợp tác thông qua các cơ quan sở hữu trí tuệ hoặc các tổ chức khác có liên quan để nâng cao sự hiểu biết về các vấn đề kết nối với tri thức truyền thống gắn với các nguồn gen, và các nguồn tài gen.

3. Các Bên sẽ nỗ lực để thực hiện việc kiểm tra chất lượng bằng sáng chế. Điều này có thể bao gồm:

(a)   khi xác định tác phẩm gốc, thông tin sẵn có trong tài liệu liên quan đến tri thức truyền thống gắn với các nguồn gen có thể được xem xét;

(b)   một cơ hội cho các bên thứ ba trích dẫn bằng văn bản cho cơ quan kiểm tra có thẩm quyền các tác phẩm gốc mà có thể được bằng sáng chế, bao gồm các tác phẩm gốc trước đây liên quan đến tri thức truyền thống gắn với các nguồn gen;

(c)   việc sử dụng các cơ sở dữ liệu hoặc thư viện số có chứa tri thức truyền thống gắn với các nguồn gen khi thích hợp và phù hợp; và

(d)   hợp tác trong việc đào tạo giám định viên bằng sáng chế trong việc xem xét đơn xin cấp bằng sáng chế liên quan đến tri  thức truyền thống gắn với các nguồn gen.

Điều 18.17: Hợp tác theo yêu cầu

Hoạt động hợp tác và các bước chủ động được thực hiện theo Chương này phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên, và theo yêu cầu và các điều khoản thoả thuận giữa các bên liên quan.

Mục C: Nhãn hiệu

Điều 18.18: Các loại dấu hiệu được xem là nhãn hiệu

Không Bên nào được quy định rằng dấu hiệu phải được nhìn thấy bằng mắt như một điều kiện để đăng ký, cũng không được từ chối việc đăng ký nhãn hiệu là một âm thanh đơn thuần. Ngoài ra, mỗi Bên phải nỗ lực để cho phép đăng ký nhãn hiệu mùi hương. Một Bên có thể đòi hỏi một mô tả ngắn gọn và chính xác hoặc đại diện đồ họa của nhãn hiệu, hoặc cả hai nếu có thể.

Điều 18.19: Nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận

Mỗi Bên quy định rằng nhãn hiệu bao gồm nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận. Một Bên không bắt buộc phải có quy định riêng về nhãn hiệu chứng nhận trong hệ thống pháp luật của mình, miễn là các nhãn hiệu đó được bảo hộ. Mỗi Bên quy định rằng các dấu hiệu có thể được xem như chỉ dẫn địa lý có thể được bảo hộ trong hệ thống nhãn hiệu của mình.10

Điều 18.20: Dấu hiệu giống hệt hoặc tương tự

Mỗi Bên sẽ ban hành quy định rằng người sở hữu của một nhãn hiệu được đăng ký có quyền ngăn không cho các bên thứ ba sử dụng các dấu hiệu giống hệt hoặc tương tự trong quá trình thương mại nếu không được phép của chủ sở hữu (bao gồm cả chỉ dẫn địa lý tiếp theo)11,12cho hàng hóa hoặc dịch vụ liên quan đến những hàng hóa hoặc dịch vụ có đăng ký nhãn hiệu của chủ sở hữu, nếu việc sử dụng chúng có khả năng gây ra nhầm lẫn.Trong trường hợp sử dụng cùng một dấu hiệu cho hàng hóa, dịch vụ giống hệt nhau thì khả năng nhầm lẫn sẽ được giả định.

Điều 18.21: Ngoại lệ

Mỗi Bên có thể cho phép một số trường hợp ngoại lệ đối với các quyền từ nhãn hiệu, chẳng hạn như việc sử dụng hợp lý các thuật ngữ mô tả, với điều kiện những ngoại lệ đó có xét đến lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu nhãn hiệu và của các bên thứ ba.

Điều 18.22: Nhãn hiệu nổi tiếng

1. Không Bên nào được áp đặt điều kiện để một nhãn hiệu được xác định là nổi tiếng là nó phải được đăng ký trong nước đó hay trong một nước nào khác, phải có trong một danh sách các nhãn hiệu nổi tiếng, hoặc được công nhận trước là một nhãn hiệu nổi tiếng.

2. Điều 6bis của Công ước Paris(Nhãn hiệu,13) và những văn bản sửa đổi được áp dụng đối với hàng hóa hoặc dịch vụ không giống hệt hoặc tương tự với những hàng hóa dịch vụ được nhận diện bởi một nhãn hiệu nổi tiếng,13dù đã đăng ký hay chưa, miễn là việc sử dụng nhãn hiệu đó trong mối liên hệ với những hàng hóa hoặc dịch vụ đó sẽ chỉ ra sự kết nối giữa những hàng hóa, dịch vụ này và chủ sở hữu của nhãn hiệu, và với điều kiện là quyền lợi của chủ sở hữu nhãn hiệu có khả năng bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng đó.

3. Mỗi Bên thừa nhận tầm quan trọng của Khuyến nghị chung về quy định về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng (1999) được thông qua bởi Hội đồng Liên hiệp Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp và Đại hội đồng WIPO tại Ba mươi tư cuộc họp của các nước thành viên của WIPO từ ngày 20 đến ngày 29 tháng 9 năm 1999.

4. Mỗi Bên sẽ ban hành quy định về các biện pháp thích hợp để từ chối hoặc hủy bỏ đăng ký và cấm việc sử dụng nhãn hiệu giống hệt hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng14cho hàng hoá hoặc dịch vụ giống hệt hoặc tương tự nếu việc sử dụng nhãn hiệu đó có khả năng gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu đã nổi tiếng từ trước. Một Bên cũng có thể quy định các biện pháp đó cùng với các biện pháp khác trong các trường hợp nhãn hiệu tiếp theo dễ bị gian lận.

Điều 18.23: Thủ tục kiểm tra, phản đối và hủy bỏ

Mỗi Bên sẽ thiết lập một hệ thống cho việc kiểm tra và đăng ký các nhãn hiệu bao gồm các vấn đề sau:

(a) thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn hoặc thông báo điện tử về lý do từ chối đăng ký nhãn hiệu;

(b) cho phép người nộp đơn phản hồi các thông báo từ cơ quan có thẩm quyền, khiếu nại quyết định từ chối lần đầu, hoặc khiếu nại quyết định từ chối đăng ký nhãn hiệu cuối cùng theo thủ tục tố tụng;

(c) cho phép khiếu nại việc đăng ký một nhãn hiệu hoặc đề nghị hủy bỏ15một nhãn hiệu; và

(d) đòi hỏi các quyết định hành chính trong thủ tục khiếu nại và huỷ bỏ được giải thích bằng văn bản. Quyết định bằng văn bản có thể được cung cấp dưới dạng điện tử.

Điều 18.24. Hệ thống quản lý nhãn hiệu điện tử

Mỗi Bên sẽ thiết lập:

(a) một hệ thống điện tử phục vụ cho việc đăng ký và duy trì nhãn hiệu; và

(b) hệ thống thông tin điện tử công khai, bao gồm một cơ sở dữ liệu trực tuyến các hồ sơ đăng ký nhãn hiệu và nhãn hiệu đã đăng ký.

Điều 18.25: Phân loại hàng hóa và dịch vụ

Mỗi Bên sẽ thông qua hoặc duy trì một hệ thống phân loại nhãn hiệu phù hợp với Hiệp định Nice về Phân loại hàng hoá và dịch vụ quốc tế phục vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa (sau đây gọi là phân loại theo Nice) tại Nice, ngày 15 tháng 6 năm 1957, đã được sửa đổi, bổ sung.    Mỗi Bên phải quy định:

(a) việc đăng ký và công bố các đơn đăng ký theo tên hàng hóa và dịch vụ, phân thành các nhóm theo quy định của Nice;16

(b) hàng hóa hoặc dịch vụ có thể không được coi là tương tự như nhau dù được xếp vào cùng một nhóm theo Hiệp định Nice khi đăng ký hoặc phát hành. Ngược lại, mỗi Bên sẽ ban hành quy định rằng hàng hóa hoặc dịch vụ có thể không được coi là không giống nhau dù được xếp vào các nhóm khác nhau theo Hiệp định Nice khi đăng ký hoặc phát hành.

Điều 18.26: Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu

Mỗi Bên sẽ ban hành quy định rằng thời hạn khi đăng ký ban đầu và mỗi lần gia hạn nhãn hiệu sẽ không dưới 10 năm.

Điều 18.27: Không sao chép giấy phép

Không Bên nào được yêu cầu việc sao chép giấy phép nhãn hiệu:

(a)   để thiết lập tính hợp lệ của giấy phép; hoặc

(b)   xem như một điều kiện để sử dụng nhãn hiệu theo một giấy phép, hoặc để được xem như được sử dụng bởi chủ sở hữu trong thủ tục liên quan đến việc sở hữu, duy trì và thực thi nhãn hiệu.

Điều 18.28: Tên miền

1. Khi kết nối với hệ thống của mỗi Bên để quản lý tên miền quốc gia cấp cao nhất (ccTLD) của nước đó:

(a) một thủ tục thích hợp cho việc giải quyết các tranh chấp dựa vào hoặc mô phỏng theo các nguyên tắc được theo chính sách giải quyết tranh chấp tên miền, theo phê duyệt của Tổng công ty Internet cho tên miền và số (ICANN), hoặc:

(i)             được thiết kế để giải quyết tranh chấp nhanh chóng và với chi phí thấp;

(ii)            công bằng;

(iii) không quá nặng nề, và

(iv) không loại trừ sự can thiệp của tòa; và

(b) một cơ sở dữ liệu trực tuyến công cộng đáng tin cậy và chính xác gồm thông tin liên quan đến người đăng ký tên miền; sẽ được thiết lập theo quy định pháp luật của mỗi nước và chính sách quản lý về bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư (nếu có).

2. Khi kết nối với hệ thống của mỗi Bên để quản lý tên miền ccTLD, biện pháp khắc phục thích hợp17 sẽ được áp dụng, ít nhất là trong trường hợp khi người đăng ký hoặc nắm giữ một tên miền trùng hoặc gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu nhằm mục đích thu lợi bất chính.

Mục D: Tên nước

Điều 18.29: Tên nước

Mỗi Bên sẽ quy định các phương tiện pháp lý cho các bên liên quan ngăn chặn việc sử dụng tên của một Bên nhằm mục đích thương mại liên quan đến hàng hóa theo cách làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn về nguồn gốc của hàng hoá đó.

Mục E: Chỉ dẫn địa lý

Điều 18.30: Công nhận chỉ dẫn địa lý

Các Bên thừa nhận rằng chỉ dẫn địa lý có thể được bảo hộ thông qua một nhãn hiệu hoặc hệ thống đặc thù hoặc các phương tiện pháp lý khác.

Điều 18.31: Thủ tục hành chính cho việc bảo hộ hoặc công nhận chỉ dẫn địa lý

Trường hợp một Bên quy định thủ tục hành chính cho việc bảo hộ hoặc công nhận chỉ dẫn địa lý thông qua một nhãn hiệu hay một hệ thống đặc thù, Bên đó sẽ thực hiện như sau đối với đơn đăng ký bảo hộ hoặc xin công nhận chỉ dẫn địa lý:

(a) chấp nhận các đơn hoặc kiến ​​nghị mà không đòi hỏi sự can thiệp của một Bên trên danh nghĩa của công dân của nước mình;18

(b) xử lý đơn xin hoặc kiến ​​nghị mà không áp đặt các thủ tục rườm rà;

(c) đảm bảo rằng các quy định của mình về việc nộp đơn hoặc kiến ​​nghị được công khai, rõ ràng, và có nêu cụ thể các thủ tục tương ứng;

(d) cung cấp đầy đủ thông tin để phép công chúng nhận được hướng dẫn liên quan đến các thủ tục nộp đơn, kiến ​​nghị và quy trình xử lý đơn hoặc kiến ​​nghị nói chung; và cho người nộp đơn, kiến nghị, hoặc đại diện của họ xác định tiến độ xử lý đơn hoặc kiến ​​nghị của mình;

(e) đảm bảo đơn hoặc kiến ​​nghị được công bố để khiếu nại, cung cấp các thủ tục khiếu nại chỉ dẫn địa lý là đối tượng của đơn hoặc kiến nghị đó; và

(f) ban hành quy định về hủy bỏ19bảo hộ hoặc công nhận đối với một chỉ dẫn địa lý.

Điều 18.32: Cơ sở khiếu nại và hủy bỏ

1. Trường hợp một Bên bảo hộ hoặc công nhận chỉ dẫn địa lý thông qua các thủ tục nêu tại Điều 18.31 (Thủ tục hành chính về bảo hộ hoặc công nhận chỉ dẫn địa lý), Bên đó sẽ quy định các thủ tục cho phép khiếu nại về đối tượng bảo hộ hoặc công nhận chỉ dẫn địa lý, và cho phép từ chối hoặc hủy bỏ bảo hộ hoặc công nhận chỉ dẫn địa lý, ít nhất là trên các cơ sở sau:

(a) chỉ dẫn địa lý là có khả năng gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu là đối tượng đang chờ xin phép hoặc đăng ký từ trước trong lãnh thổ của Bên đó;

(b) chỉ dẫn địa lý là có khả năng gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu có sẵn, các quyền đã được chiếm hữu theo quy định của Bên đó; và

(c) trong lãnh thổ của Bên đó, chỉ dẫn địa lý là tên gọi chung21của các hàng hoá có liên quan.

2. Trong trường hợp một Bên đã bảo hộ hoặc công nhận một chỉ dẫn địa lý thông qua các thủ tục nêu tại Điều 18.31 (Thủ tục hành chính về bảo hộ hoặc công nhận chỉ dẫn địa lý), Bên đó sẽ quy định các thủ tục cho phép đối với đề nghị hủy bỏ một chỉ dẫn địa lý, và cho phép để một hủy bỏ chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ hoặc công nhận, ít nhất là trên các cơ sở được liệt kê trong Khoản 1. Một Bên có thể quy định các cơ sở nêu trong khoản 1 sẽ được áp dụng từ thời điểm nộp đơn yêu cầu bảo hộ, công nhận chỉ dẫn địa lý trong lãnh thổ của Bên đó.22

3. Không Bên nào được loại trừ khả năng rằng việc bảo hộ hoặc công nhận chỉ dẫn địa lý có thể được hủy bỏ hoặc đình chỉ trên cơ sở tên gọi được bảo hộ hoặc công nhận không còn đáp ứng những điều kiện cho việc bảo hộ và công nhận ban đầu trong nước đó.

4. Trường hợp một Bên có áp dụng một hệ thống đặc thù để bảo hộ những chỉ dẫn địa lý chưa được đăng ký thông qua các thủ tục tư pháp, Bên đó sẽ ban hành quy định rằng các cơ quan tư pháp của mình có quyền từ chối bảo hộ hoặc công nhận một chỉ dẫn địa lý trong một trong các trường hợp quy định tại khoản 1.23 Bên đó cũng sẽ ban hành một quá trình cho phép tiến hành tố tụng trên những cơ sở quy định tại khoản 1.

5. Trường hợp một Bên bảo hộ hoặc công nhận bất kỳ chỉ dẫn địa lý nào theo các thủ tục nêu tại Điều 18.31 (Thủ tục hành chính về bảo hộ hoặc công nhận chỉ dẫn địa lý), đối với việc phiên dịch hoặc phiên âm của chỉ dẫn địa lý đó, Bên đó phải cung cấp các thủ tục tương đương và căn cứ giống như các trường hợp quy định tại các khoản 1 và 2 đối với phiên dịch hoặc phiên âm.

Điều 18.33. Hướng dẫn xác định tên gọi chung

Đối với các thủ tục trong 18.31 (Thủ tục hành chính về bảo hộ hoặc công nhận chỉ dẫn địa lý) và 18.32 (Cơ sở khiếu nại và hủy bỏ) trong việc xác định một cụm từ có phải tên gọi chung cho các hàng hoá có liên quan trong lãnh thổ của một Bên hay không, chính quyền của Bên đó có thẩm quyền để xem xét cách hiểu cụm từ đó của người tiêu dùng trong lãnh thổ của mình. Các yếu tố có liên quan đến cách hiểu của người tiêu dùng có thể bao gồm:

(a) cụm từ có được dùng để chỉ loại sản phẩm đang xem xét hay không dựa vào những nguồn phù hợp như từ điển, báo chí, và các trang web có liên quan; và

(b) sản phẩm mà cụm từ đó ám chỉ được lưu hành và sử dụng trong thương mại như thế nào trong lãnh thổ của Bên đó.24

Điều 18.34. Cụm từ đa thành tố

Đối với các thủ tục trong 18.31 (Thủ tục hành chính về bảo hộ hoặc công nhận chỉ dẫn địa lý) và 18.32 (Cơ sở khiếu nại và hủy bỏ), một thành tố riêng lẻ của một cụm từ đa thành tố được bảo hộ như một chỉ dẫn địa lý trong một Bên sẽ không được bảo hộ trong nước đó khi thành tố riêng lẻ đó là tên gọi chung cho các hàng hóa liên quan.

Điều 18.35. Ngày bảo hộ của một chỉ dẫn địa lý

Trường hợp một Bên cấp bảo hộ hoặc công nhận chỉ dẫn địa lý thông qua các thủ tục nêu tại Điều 18.31 (Thủ tục hành chính về bảo hộ hoặc công nhận chỉ dẫn địa lý), việc bảo hộ hoặc công nhận như vậy sẽ bắt đầu không sớm hơn ngày nộp đơn hoặc ngày đăng ký trong nước đó.25

Điều 18.36: Thỏa thuận quốc tế

1. Trong trường hợp một Bên đã bảo hộ hoặc công nhận một chỉ dẫn địa lý theo quy định của điều ước quốc tế kể từ ngày áp dụng định tại khoản 6 liên quan đến một Bên hoặc một nước ngoài khối TPP, và khi chỉ dẫn địa lý đó không được bảo hộ theo thủ tục tại Điều 18.31 (Thủ tục hành chính về bảo hộ hoặc công nhận chỉ dẫn địa lý)26 hoặc Điều 18.32.4 (Cơ sở khiếu nại và hủy bỏ), Bên đó có trách nhiệm áp dụng thủ tục và cơ sở tương đương theo Điều 18.31 (Thủ tục hành chính về bảo hộ hoặc công nhận chỉ dẫn địa lý) hoặc Điều 18.32.4 (Cơ sở khiếu nại và hủy bỏ), cũng như:

(a) công khai đầy đủ thông tin để cho công chúng tiếp cận các hướng dẫn liên quan đến các thủ tục bảo hộ hoặc công nhận chỉ dẫn địa lý đó; và cho phép những người có liên quan xác định tiến độ xử lý yêu cầu bảo hộ hoặc công nhận;

(b) công bố trên Internet thông tin chi tiết liên quan đến các cụm từ mà Bên đó đang xem xét công nhận hoặc bảo hộ thông qua một thỏa thuận quốc tế với một Bên khác hoặc một nước không phải nước ký kết, trong đó có quy định cụ thể việc bảo hộ hoặc công nhận có đang được xem xét cho bản dịch hoặc phiên âm của những cụm từ đó hay không, và các thành tố đối với cụm từ nhiều thành tố (nếu có) đang được xem xét bảo hộ hoặc công nhận, hoặc các thành tố được miễn trừ trách nhiệm;

(c) đối với các thủ tục khiếu nại: cung cấp một khoảng thời gian hợp lý để khiếu nại việc bảo hộ hoặc công nhận những cụm từ theo điểm (b). Khoảng thời gian đó sẽ đem đến cho những người có liên quan cơ hội để tham gia vào quá trình khiếu nại; và

(d) thông báo cho các bên khác cơ hội cho ý kiến, không muộn hơn thời điểm có thể bắt đầu cho ý kiến.

2. Đối với các điều ước quốc tế hiện hành theo khoản 6 cho phép việc bảo hộ hoặc công nhận chỉ dẫn địa lý mới, một Bên phải:27,28

(a) áp dụng khoản 1 (b);

(b) cho phép các bên quan tâm có ý kiến về việc bảo hộ hoặc công nhận những cụm từ trong một khoảng thời gian hợp lý trước thời hạn bảo hộ hoặc công nhận của một cụm từ; và

(c) thông báo cho các bên khác cơ hội cho ý kiến, không muộn hơn thời điểm có thể bắt đầu cho ý kiến.

3. Theo quy định tại Điều này, mỗi Bên không được loại trừ khả năng rằng việc bảo hộ hoặc công nhận một chỉ dẫn địa lý có thể chấm dứt.

4. Theo quy định tại Điều này, một Bên là nhất thiết phải áp dụng Điều 18.32 (Cơ sở khiếu nại và hủy bỏ) hoặc có nghĩa vụ tương đương với Điều 18.32 đối với chỉ dẫn địa lý đối với rượu vang và rượu mạnh hoặc các đơn đăng ký cho các chỉ dẫn địa lý đó.

5. Việc bảo hộ hoặc công nhận theo khoản 1 sẽ bắt đầu không sớm hơn ngày mà thoả thuận đó có hiệu lực, hoặc nếu Bên đó cấp bảo hộ hoặc công nhận vào một ngày sau ngày thỏa thuận có hiệu lực, vào một ngày sau đó.

6. Các Bên không bắt buộc phải áp dụng Điều này đối với chỉ dẫn địa lý đã được nhận dạng cụ thể và được bảo hộ hoặc công nhận theo một điều ước quốc tế liên quan đến một Bên hoặc nước không phải nước ký kết, với điều kiện thoả thuận đó:

(a) đã được ký hoặc đã đồng ý về nguyên tắc29trước ngày ký kết hoặc ngày thỏa thuận về nguyên tắc của Hiệp định này;

(b) đã được một Bên phê chuẩn trước ngày Bên đó phê chuẩn Hiệp định này; hoặc

(c) có hiệu lực tại một Bên trước ngày có hiệu lực của Hiệp định này đối với Bên đó.

Mục F: Bằng sáng chế và Kiểm tra bí mật hoặc các thông tin bí mật khác

Tiểu mục A: Bằng sáng chế chung

Điều 18.37: Đối tượng được bảo hộ

1. Theo Khoản 3 và 4, mỗi Bên quy định các bằng sáng chế sẵn có cho mọi sáng chế, bất kể là một sản phẩm hay quy trình, trong tất cả các lĩnh vực công nghệ, với điều kiện là các sáng chế mới, liên quan đến trình độ sáng tạo, và có khả năng áp dụng trong công nghiệp.30

2. Theo Khoản 3 và 4 và phù hợp với khoản 1, mỗi Bên khẳng định rằng bằng sáng chế cho các phát minh được tuyên bố ít nhất một trong các điều sau: cách sử dụng mới của một sản phẩm đã được biết, phương pháp sử dụng mới của một sản phẩm đã được biết, hoặc quy trình sử dụng mới của một sản phẩm đã được biết. Một Bên có thể hạn chế các quá trình mới như trên với những đối tượng không đòi hỏi việc sử dụng các sản phẩm đó.

3. Mỗi Bên có thể loại bỏ khỏi các phát minh sáng chế sự cản trở trong lãnh thổ của họ đối với việc khai thác thương mại các thứ cần thiết để bảo vệ trật tự công cộng hoặc đạo đức, kể cả để bảo vệ con người, động vật hoặc thực vật hoặc để tránh gây nguy hại nghiêm trọng đến thiên nhiên hoặc môi trường, với điều kiện là sự loại bỏ đó không phải chỉ vì việc khai thác bị cấm bởi luật pháp của họ. Mỗi Bên cũng có thể loại bỏ khỏi sáng chế:

(a)   phương pháp chẩn đoán, điều trị, và phẫu thuật để điều trị cho người và động vật;

(b)   động vật không phải vi sinh vật; và các quá trình sinh học cơ bản để sản xuất thực vật hoặc động vật, trừ các quy trình phi sinh học và vi sinh.

4. Mỗi Bên cũng có thể loại bỏ khỏi bằng sáng chế các loại thực vật không phải vi sinh vật. Tuy nhiên, phù hợp với khoản 1 và dựa vào khoản 3, mỗi Bên xác nhận rằng bằng sáng chế có sẵn ít nhất là đối với sáng chế có nguồn gốc từ thực vật.

Điều 18.38: Thời gian gia hạn

Mỗi Bên sẽ bỏ qua ít nhất là thông tin chứa trong các thuyết minh công khai được sử dụng để xác định một sáng chế có mới lạ hay có trình độ sáng tạo nếu bản thuyết minh công khai:31,32

(a) được thực hiện bởi người nộp đơn sáng chế hoặc bởi một người có những thông tin trực tiếp hoặc gián tiếp từ người nộp đơn sáng chế; và

(b) xảy ra trong vòng 12 tháng trước ngày nộp đơn xin cấp bằng sáng chế trong lãnh thổ của mình.

Điều 18.39: Thu hồi bằng sáng chế

1. Mỗi Bên quy định rằng bằng sáng chế có thể được hủy bỏ, thu hồi hoặc vô hiệu hóa chỉ trên các cơ sở đáng lẽ đã bị từ chối cấp bằng sáng chế.   Một Bên cũng có thể quy định hành vi gian lận, xuyên tạc, hoặc hành vi không công bằng có thể là cơ sở cho việc hủy bỏ, thu hồi hoặc vô hiệu hóa một bằng sáng chế hoặc nắm giữ một bằng sáng chế không thể thực thi.

2.  Không phụ thuộc vào khoản 1, một Bên có thể quy định một bằng sáng chế có thể bị thu hồi, miễn là nó được thực hiện một cách nhất quán với Điều 5A của Công ước Paris và Hiệp định TRIPS

Điều 18.40: Ngoại lệ

Mỗi Bên có thể cung cấp một số ngoại lệ dành cho quyền độc quyền của bằng sáng chế, với điều kiện các ngoại lệ đó không xung đột quá mức với việc khai thác bình thường sáng chế và không gây phương hại một cách vô lý đến lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu bằng sáng chế, có tính đến lợi ích hợp pháp của các bên thứ ba.

Điều 18.41: Hình thức sử dụng khác không được phép của người nắm giữ quyền

Các Bên hiểu rằng không có quy định nào trong Chương này giới hạn các quyền và nghĩa vụ của một Bên theo Điều 31 của Hiệp định TRIPS, hoặc miễn trừ hoặc sửa đổi Điều đó mà các Bên chấp nhận.

Điều 18.42: Nộp đơn xin cấp bằng sáng chế

Mỗi Bên quy định rằng, nếu một phát minh được tạo ra một cách độc lập bởi từ hai nhà phát minh trở lên, và các hồ sơ xin cấp bằng sáng chế riêng biệt tuyên bố các phát minh được nộp cho các cơ quan có liên quan của các Bên, Bên đó sẽ cấp bằng sáng chế cho hồ sơ hợp lệ và có thời gian nộp hồ sơ hoặc ngày ưu tiên sớm nhất,33trừ khi hồ sơ đó bị thu hồi, bị hủy bỏ hoặc bị từ chối trước khi được công bố34.

Điều 18.43: Bổ sung, sửa đổi và theo dõi

Mỗi Bên quy định người nộp đơn xin cấp bằng sáng chế được phép ít nhất một lần bổ sung, sửa đổi và theo dõi liên quan tới các hồ sơ/đơn xin của họ.35

Điều 18.44: Công bố Đơn xin cấp bằng sáng chế

1. Nhận thức được lợi ích của tính minh bạch trong hệ thống bằng sáng chế, mỗi Bên phải nỗ lực để công bố các hồ sơ xin cấp bằng sáng chế chưa được công bố ngay sau khi hết thời hạn 18 tháng kể từ ngày nộp đơn hoặc kể từ ngày ưu tiên sớm nhất nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.

2. Trường hợp một ứng dụng không được công bố kịp thời theo khoản 1, các Bên sẽ công bố ứng dụng đó hoặc các bằng sáng chế tương ứng càng sớm càng tốt.

3. Mỗi Bên quy định rằng người nộp đơn có thể yêu cầu được công bố sớm một hồ sơ trước khi hết thời hạn nêu tại khoản 1.

Điều 18.45: Thông tin liên quan đến hồ sơ xin cấp bằng sáng chế đã được công bố và bằng sáng chế đã được cấp

Đối với các hồ sơ xin cấp bằng sáng chế được công bố và các bằng sáng chế đã cấp, và phù hợp với các yêu cầu của mỗi Bên đối với công tố của các hồ sơ và các bằng sáng chế đó, mỗi Bên phải công bố cho công chúng ít nhất các thông tin sau đây, trong phạm vi mà thông tin đó là thuộc sở hữu của các thẩm quyền chính quyền và được tạo ra vào ngày có hiệu lực của Hiệp định hoặc sau đó đối với Bên đó:

 (a) kết quả tìm kiếm, kiểm tra, bao gồm chi tiết, hoặc các thông tin có liên quan, của các tìm kiếm tác phẩm gốc liên quan;

(b) thông tin công khai từ người nộp hồ sơ, nếu thích hợp; và

(c) trích dẫn hồ sơ liên quan hoặc không liên quan tới bằng sáng chế cung cấp bởi người nộp hồ sơ và các bên thứ ba liên quan.

Điều 18.46: Điều chỉnh kỳ hạn bằng sáng chế do những trì hoãn của cơ quan cấp bằng sáng chế

1. Mỗi Bên phải nỗ lực hết mình để xử lý các đơn xin cấp bằng sáng chế một cách hiệu quả và kịp thời nhằm tránh những chậm trễ không hợp lý hoặc không cần thiết.

2. Mỗi Bên có thể quy định các thủ tục xin cấp bằng sáng chế để yêu cầu tiến hành kiểm tra đơn xin cấp bằng sáng chế của họ.

3. Nếu có sự chậm trễ bất hợp lý trong việc cấp bằng sáng chế của một Bên, Bên đó sẽ phải cung cấp các phương tiện theo yêu cầu của chủ sở hữu sáng chế để điều chỉnh thời hạn của bằng sáng chế bù đắp cho sự chậm trễ trên36.

4. Trong phạm vi của Điều này, một sự trì hoãn bất hợp lý ít nhất phải bao gồm một sự trì hoãn trong việc cấp bằng sáng chế hơn 5 năm kể từ ngày nộp đơn trong lãnh thổ của Bên này, hoặc 3 năm sau khi một yêu cầu kiểm tra đơn xin cấp bằng sáng chế đã được nộp, tùy thuộc thời hạn nào trễ hơn. Từ việc xác định sự chậm trễ như vậy, mỗi Bên có thể loại trừ khoảng thời gian không nằm trong trong quá trình thẩm tra hoặc kiểm tra hồ sơ xin cấp bằng sáng chế của cơ quan cấp bằng sáng chế; khoảng thời gian mà không liên quan trực tiếp đến cơ quan cấp bằng sáng chế; cũng như khoảng thời gian đó dành cho người nộp đơn sáng chế.

Tiểu mục B: Biện pháp đối với Sản phẩm hóa nông

Điều 18.47: Bảo hộ kết quả thử nghiệm và dữ liệu bí mật về sản phẩm hóa nông

1. Nếu một Bên yêu cầu, như một điều kiện để cấp giấy phép lưu hành cho một sản phẩm hóa nông mới, nộp kết quả thử nghiệm và dữ liệu bí mậtliên quan đến sự an toàn và hiệu quả của các sản phẩm, các Bên không cho phép người thứ ba, không cần sự đồng ý của người trước đó đã gửi thông tin, mua bán cùng một sản phẩm hoặc một sản phẩm tương tự trên cơ sở các thông tin hoặc giấy phép lưu hành được cấp cho người nộp kết quả thử nghiệm và dữ liệu bí mật trong ít nhất là 10 năm, kể từ ngày cấp giấy phép lưu hành của Sản phẩm hóa nông mới trên lãnh thổ của Bên đó.

2. Nếu một Bên cho phép việc nộp bằng chứng của một giấy phép lưu hành trước của sản phẩm trong lãnh thổ khác như một điều kiện để cấp giấy phép lưu hành cho một sản phẩm hóa nông mới, Bên đó sẽ không cho phép người thứ ba, không cần sự đồng ý của người trước đó đã gửi kết quả thử nghiệm và dữ liệu bí mật liên quan đến sự an toàn và hiệu quả của các sản phẩm hỗ trợ cho giấy phép lưu hành đó để mua bán cùng một sản phẩm hoặc một sản phẩm tương tự trên cơ sở kiểm tra bí mật đó hoặc dữ liệu khác, hoặc bằng chứng khác về giấy phép lưu hành đã có từ trước trong lãnh thổ khác trong ít nhất 10 năm, kể từ ngày cấp giấy phép lưu hành các Sản phẩm hóa nông mới trên lãnh thổ của Bên đó.

3. Trong phạm vi này của Điều này, một sản phẩm hóa nông mới là một sản phẩm có chứa một chất hóa học mà chưa được phê duyệt trước đó trong lãnh thổ của Bên đó để sử dụng trong một sản phẩm hóa nông.

Tiểu mục C: Các biện pháp liên quan đến các sản phẩm dược

Điều 18.48: Điều chỉnh thời hạn bằng sáng chế cho sự cắt giảm không hợp lý

1. Mỗi Bên phải nỗ lực hết mình để giải quyết những hồ sơ cấp giấy phép lưu hành cho các sản phẩm dược phẩm một cách hiệu quả và kịp thời, nhằm tránh sự chậm trễ không hợp lý hoặc không cần thiết.

2. Đối với một sản phẩm dược phẩm45 yêu cầu được cấp bằng sáng chế, mỗi Bên sẽ thông báo điều chỉnh46 thời hạn bằng sáng chế để bồi thường cho chủ sở hữu bằng sáng chế đối với cắt giảm bất hợp lý của thời hạn hiệu quả của bằng sáng chế do quá trình cấp giấy phép lưu hành.47,48

  1.  

4. Với mục tiêu tránh cắt giảm bất hợp lý thời hạn hiệu lực của bằng sáng chế, một Bên có thể áp dụng hoặc duy trì các thủ tục tiến hành việc kiểm tra các hồ sơ xin cấp giấy phép lưu hành.

Điều 18.49: Ngoại lệ trong việc xem xét các quy định

Không ảnh hưởng đến phạm vi và phù hợp với Điều 18.40 (Ngoại lệ), mỗi Bên sẽ thông qua hoặc duy trì một ngoại lệ trong việc xem xét các quy định hoặc các sản phẩm dược phẩm.

Điều 18.50: Bảo vệ kết quả thử nghiệm và dữ liệu bí mật50

1. (a) Nếu một Bên yêu cầu nộp kết quả thử nghiệm và dữ liệu bí mật liên quan đến sự an toàn và hiệu quả của các sản phẩm,51 như một điều kiện để cấp giấy phép lưu hành cho một sản phẩm dược phẩm mới, Bên này sẽ không cho phép người thứ ba, không cần sự đồng ý của người trước đó đã gửi thông tin, để mua bán cùng một sản phẩm hoặc một sản phẩm tương tự52 trên cơ sở:

(i) các thông tin trên; hoặc

(ii) các giấy phép lưu hành cấp cho người gửi thông tin đó trong vòng ít nhất 5 năm53kể từ ngày được cấp giấy phép lưu hành các sản phẩm dược phẩm mới trong lãnh thổ của Bên đó.

(b) Nếu một Bên cho phép việc nộp bằng chứng của một giấy phép lưu hành trước của sản phẩm trong lãnh thổ khác như một điều kiện để cấp giấy phép lưu hành cho một sản phẩm dược mới, Bên đó sẽ không cho phép người thứ ba, không cần sự đồng ý của người trước đó đã gửi kết quả thử nghiệm và dữ liệu bí mật liên quan đến sự an toàn và hiệu quả của các sản phẩm hỗ trợ cho giấy phép lưu hành đó để mua bán cùng một sản phẩm hoặc một sản phẩm tương tự trên cơ sở cuộc kiểm tra bí mật đó hoặc dữ liệu khác, hoặc bằng chứng khác về giấy phép lưu hành trước trong lãnh thổ khác trong ít nhất 5 năm, kể từ ngày cấp giấy phép lưu hành cho các sản phẩm dược phẩm mới trên lãnh thổ của Bên đó.54

2.  Nghĩa vụ của các Bên:55

(a) áp dụng Điều 1 đã được sửa đổi bổ sung trong thời gian ít nhất là ba năm đối với các thông tin lâm sàng mới đệ trình theo yêu cầu trong việc ủng hộ một giấy phép lưu hành của một sản phẩm dược phê duyệt trước đó bao gồm một chỉ định mới, xây dựng mới hoặc phương pháp mới của chính quyền; hoặc cách khác,

(b) áp dụng khoản 1 đã được sửa đổi bổ sung trong thời hạn ít nhất là năm năm cho các sản phẩm dược phẩm mới có chứa một chất hóa học mà chưa được phê duyệt trước đó trong Bên mình.56

3. Bất kể quy định trong các khoản 1 và 2 và Điều 18.52 (Sinh phẩm), một Bên có thể có các biện pháp để bảo vệ sức khỏe cộng đồng phù hợp với:

(a) Tuyên bố về Hiệp định TRIPS và Y tế công cộng;

(b) sự từ bỏ bất kỳ điều khoản nào của Hiệp định TRIPS bởi thành viên WTO theo Hiệp định của WTO để thực hiện Tuyên bố về Hiệp định TRIPS và có hiệu lực giữa các Bên; hoặc

(c) bất kỳ sửa đổi của Hiệp định TRIPS để thực hiện Tuyên bố về Hiệp định TRIPS có hiệu lực liên quan tới các Bên.

Điều 18.51: Các biện pháp liên quan đến lưu hành sản phẩm dược phẩm

1. Nếu một Bên cho phép những người không phải người gửi thông tin về an toàn và hiệu quả như một điều kiện để phê duyệt việc lưu hành các sản phẩm dược phẩm để dựa trên bằng chứng hay thông tin liên quan đến sự an toàn và hiệu quả của một sản phẩm đã được phê duyệt trước đó, chẳng hạn như bằng chứng của giấy phép lưu hành trước của Bên đó hoặc một lãnh thổ khác, Bên đó phải cung cấp:

(a) một hệ thống cung cấp thông báo cho người có bằng sáng chế57hoặc cho phép một người giữ bằng sáng chế được thông báo trước việc lưu hành sản phẩm dược phẩm, việc người khác đang tìm cách để lưu hành sản phẩm đó trong suốt thời hạn của một bằng sáng chế tuyên bố các sản phẩm đã được phê duyệt hoặc phương pháp sử dụng đã được phê duyệt của mình;

(b) đủ thời gian và cơ hội cho một người sở hữu sáng chế như vậy để tìm kiếm, trước khi việc lưu hành58một sản phẩm bị cáo buộc vi phạm, biện pháp khắc phục có sẵn tại điểm (c); và

(c) thủ tục, chẳng hạn như thủ tục tố tụng tư pháp hoặc hành chính và biện pháp khắc phục nhanh chóng, chẳng hạn như lệnh cấm sơ bộ hoặc các biện pháp khẩn cấp tạm thời có hiệu quả tương đương, để giải quyết kịp thời các tranh chấp liên quan đến tính hợp lệ hoặc vi phạm một bằng sáng chế hiện có tuyên bố một sản phẩm dược phẩm đã được phê duyệt hoặc phương án sử dụng đã được phê duyệt của sản phẩm.

2. Để thay thế cho Khoản 1, một Bên sẽ thông qua hoặc duy trì một hệ thống tư pháp tăng cường ngăn cản, dựa trên thông tin sáng chế liên quan đến thông tin nộp cho cơ quan cấp giấy phép lưu hành của một người nắm giữ bằng sáng chế hoặc người nộp đơn xin cấp giấy phép lưu hành, hoặc dựa trên sự phối hợp trực tiếp giữa các cơ quan cấp giấy phép lưu hành và các văn phòng cấp bằng sáng chế, việc cấp giấy phép lưu hành cho bất kỳ bên thứ ba mua bán sản phẩm dược phẩm yêu cầu có bằng sáng chế tuyên bố sản phẩm đó, trừ khi có sự cho phép hoặc đồng ý của chủ sở hữu bằng sáng chế.

Điều 18.52: Sinh phẩm59

1. Về việc bảo vệ sinh phẩm mới, mỗi Bên cần thực hiện một trong 2 việc sau:

(a) đối với giấy phép lưu hành đầu tiên tại một Bên của một sản phẩm dược phẩm mới là sinh phẩm hoặc có chứa một sinh phẩm,60,61quy định biện pháp bảo hộ việc lưu hành hiệu quả thông qua việc thực hiện Điều 18.50.1 (Bảo hộ kết quả thử nghiệm hoặc dữ liệu bí mật) và Điều 18.50.3 đã được sửa đổi bổ sung trong thời gian ít nhất 8 năm kể từ ngày cấp giấy phép lưu hành đầu tiên của sản phẩm đó ở Bên đó; hoặc cách khác

(b) đối với các giấy phép lưu hành đầu tiên tại một Bên của một sản phẩm dược phẩm mới là sinh phẩm hoặc có chứa một sinh phẩm, cung cấp bảo vệ thị trường hiệu quả:

(i) thông qua việc thực hiện Điều 18.50.1 (Bảo hộ kết quả thử nghiệm hoặc dữ liệu bí mật) và Điều 18.50.3 đã được sửa đổi bổ sung trong thời gian ít nhất 5 năm kể từ ngày cấp giấy phép lưu hành đầu tiên của sản phẩm đó ở Bên đó;

(ii) thông qua cách khác; và

(iii) công nhận rằng tình hình thị trường cũng góp phần bảo vệ thị trường hiệu quả để tạo ra một kết quả so sánh được trên thị trường.

2. Trong phạm vi Mục này, mỗi Bên phải áp dụng Điều này để ở mức tối thiểu, một sản phẩm là protein hoặc có chứa một loại protein được sản xuất bằng cách sử dụng quy trình công nghệ sinh học, để sử dụng cho con người trong công tác phòng chống, điều trị hoặc chữa trị một căn bệnh hay tình trạng.

3. Thừa nhận rằng quy định quốc tế và nội địa của các sản phẩm dược phẩm mới là một sinh phẩm hoặc có chứa một sinh phẩm đang trong giai đoạn hình thành và có thể mua bán theo thời gian, các Bên sẽ tham khảo ý kiến sau 10 năm kể từ ngày có hiệu lực của Hiệp định này, hoặc nếu không được Ủy ban TPP quyết định, để rà soát thời gian độc quyền quy định tại khoản 1 và phạm vi áp dụng quy định tại khoản 2, nhằm cung cấp các ưu đãi có hiệu quả cho sự phát triển của các sản phẩm dược phẩm mới là sinh phẩm hoặc có chứa sinh phẩm, cũng như nhằm tạo điều kiện cho sự sẵn có kịp thời của các sản phẩm nối tiếp (biosimilar), và để đảm bảo rằng phạm vi áp dụng vẫn còn phù hợp với sự phát triển quốc tế về phê duyệt danh mục bổ sung các sản phẩm dược phẩm mới là sinh phẩm hoặc có chứa sinh phẩm.

Điều 18.53: Xác định Sản phẩm dược mới

Đối với các mục đích của Điều 18.50.1 (Bảo hộ kết quả thử nghiệm hoặc dữ liệu bí mật), một sản phẩm dược phẩm mới có nghĩa là một sản phẩm dược phẩm không chứa62một chất hóa học đã được một Bên phê duyệt trước đó.

Điều 18.54: Sửa đổi thời hạn bảo hộ nhãn hiệu

Theo Điều 18.50.3 1 (Bảo hộ kết quả thử nghiệm hoặc dữ liệu bí mật), khi một sản phẩm là đối tượng của một hệ thống giấy phép lưu hành trên lãnh thổ của một Bên theo Điều 18.47 1 (Bảo hộ kết quả thử nghiệm hoặc dữ liệu bí mật đối với sản phẩm hóa nông), Điều 18.50, hoặc Điều 18.52 (Sinh phẩm) và cũng được bảo vệ bởi một bằng sáng chế trên lãnh thổ của Bên đó, Bên đó không được làm thay đổi thời hạn bảo hộ mà mình quy định theo các Điều 18.47, 18.50 hoặc 18.52 trong trường hợp mà các bảo hộ sáng chế chấm dứt sớm hơn thời hạn bảo hộ quy định tại Điều 18.47, 18.50 hoặc 18.52.

Mục G: Kiểu dáng công nghiệp

Điều 18.55: Bảo hộ

1. Mỗi Bên phải bảo hộ đầy đủ và hiệu quả các kiểu dáng công nghiệp và thực hiện việc bảo hộ đối với những kiểu dáng công nghiệp sau:

(a) được chứa đựng trong một phần của một sản phẩm; hoặc theo cách khác;

(b) có một phần kiểu dáng riêng biệt so với toàn bộ sản phẩm.

2. Điều này áp dụng theo điều 25 và điều 26 của Hiệp định TRIPS.

Điều 18.56: Hoàn thiện hệ thống đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Các Bên thừa nhận tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng và hiệu quả trong hệ thống đăng ký kiểu dáng công nghiệp của mình, cũng như tạo thuận lợi cho quá trình mua lại xuyên biên giới những quyền đó thông qua hệ thống đăng ký kiểu dáng công nghiệp của mình bao gồm việc xem xét phê chuẩn hoặc gia nhập Hiệp định Hague về Đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp tại Geneva ngày 2 tháng 7 năm 1999.

Mục H: Quyền tác giả và các quyền liên quan

Điều 18.57: Định nghĩa

Trong phạm vi từ điều 18.58 (Quyền sao chép) và điều 18.60 (Quyền phân phối) đến điều 18.70 (Quản lý tập thể), những thuật ngữ sau đây áp dụng đối với người biểu diễn và nhà sản xuất bản ghi âm:

phát sóng là việc truyền âm thanh, hoặc hình ảnh và âm thanh, hoặc sự tái hiện lại hình ảnh và âm thanh đó, bằng phương tiện vô tuyến cho công chúng; việc truyền phát qua vệ tinh cũng được xem là "phát sóng"; việc truyền tín hiệu mã hóa được xem là "phát sóng" nếu các phương tiện giải mã được các tổ chức phát sóng cung cấp hoặc đồng ý cung cấp cho công chúng;

truyền phát tới công chúng buổi biểu diễn hoặc bản ghi âm là việc truyền âm thanh của buổi biểu diễn, hoặc các âm thanh hoặc sự tái hiện lại của âm thanh được định hình trong bản ghi âm đến công chúng bằng phương tiện nào khác ngoài phát sóng

định hình là sự thể hiện của âm thanh, hoặc của sự tái hiện lại âm thanh, từ đó chúng có thể được cảm nhận, sao chép, hoặc truyền đạt thông qua một thiết bị nào đó;

người biểu diễn là các diễn viên, ca sĩ, nhạc sĩ, vũ công và những người khác nhập vai, hát, đọc, ngâm, thể hiện, diễn xuất, hoặc bằng cách khác biểu diễn các tác phẩm văn học, nghệ thuật hoặc văn hóa dân gian;

bản ghi âm là bản định hình các âm thanh biểu diễn hoặc các âm thanh khác, hoặc việc định hình sự tái hiện lại của âm thanh, không phải dưới hình thức định hình kết hợp trong một tác phẩm điện ảnh hoặc tác phẩm nghe nhìn khác;

nhà sản xuất bản ghi âm là người, hoặc pháp nhân, khởi xướng và có trách nhiệm đối với việc định hình đầu tiên của các âm thanh của biểu diễn hoặc các âm thanh khác, hoặc sự tái hiện lại những âm thanh đó; và

công bố buổi biểu diễn hoặc bản ghi âm là việc đưa các bản sao của buổi biểu diễn hoặc bản ghi âm tới công chúng, với sự đồng ý của chủ sở hữu quyền, và với điều kiện là bản sao được đưa ra công chúng với số lượng hợp lý.

Điều 18.58: Quyền sao chép

Mỗi Bên quy định rằng63các tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm64có quyền độc quyền cho phép hoặc cấm tất cả các bản sao chép tác phẩm, cuộc biểu diễn và bản ghi âm của họ trong bất kỳ cách thức hoặc hình thức nào, kể cả dưới dạng điện tử.

Điều 18.59: Quyền truyền phát đến công chúng

Không ảnh hưởng đến các Điều 11 (1) (ii), 11 bis (1) (i) và (ii), 11ter (1) (ii), 14 (1) (ii) và 14bis (1) của Công ước Berne, mỗi Bên dành cho tác giả hưởng độc quyền cho phép hoặc cấm việc truyền phát các tác phẩm của họ tới công chúng, bằng phương tiện hữu tuyến hoặc vô tuyến, bao gồm cả việc công bố các tác phẩm mà công chúng có thể tiếp cận từ bất kỳ địa điểm hay thời gian nào.65

Điều 18.60: Quyền phân phối

Mỗi Bên dành cho tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm quyền cho phép hoặc cấm việc truyền phát ra công chúng bản gốc và bản sao66tác phẩm, cuộc biểu diễn và bản ghi âm của họ thông qua việc bán hoặc chuyển giao quyền sở hữu.

Điều 18.61: Không thứ bậc

Mỗi Bên quy định rằng trong trường hợp ủy quyền cần sự đồng ý từ cả tác giả của tác phẩm trong một bản ghi âm và người biểu diễn hoặc nhà sản xuất sở hữu bản ghi âm đó:

(a) sự cho phép của người biểu diễn hoặc nhà sản xuất không thay thế sự cho phép của tác giả; và

(b) sự cho phép của tác giả không thay thế sự cho phép của người biểu diễn hoặc nhà sản xuất.

Điều 18.62: Quyền liên quan

1. Mỗi Bên dành các quyền quy định tại Chương này cho người biểu diễn và nhà sản xuất bản ghi âm là công dân67của một Bên khác và cho những buổi biểu diễn hoặc bản ghi âm đầu tiên được công bố hoặc lần đầu được định hình68trên lãnh thổ của một Bên khác. Một buổi biểu diễn hoặc một bản ghi âm được xem là công bố lần đầu tiên trên lãnh thổ của một Bên nếu nó được công bố trong vòng 30 ngày kể từ ngày công bố đầu tiên.

2.  Mỗi Bên dành cho người biểu diễn quyền độc quyền cho phép hoặc cấm:

(a) phát sóng và truyền phát tới công chúng những buổi biểu diễn chưa được định hình của họ, trừ khi nó là một buổi biểu diễn phát sóng; và

          (b) định hình những buổi biểu diễn chưa được định hình.

3. (a) Mỗi Bên dành cho người biểu diễn và nhà sản xuất bản ghi âm quyền độc quyền cho phép hoặc cấm việc phát sóng hoặc bất kỳ hình thức truyền phát nào tới công chúng các buổi biểu diễn hoặc bản ghi âm của họ, bằng phương tiện hữu tuyến hoặc vô tuyến70,71, và công bố cho công chúng những buổi biểu diễn và bản ghi âm mà họ có thể tiếp cận từ bất kỳ địa điểm và thời gian nào.

          (b) Bất kể quy định tại điểm (a) và Điều 18.65 (Hạn chế và ngoại lệ), việc áp dụng quyền này đối với truyền dẫn analog và phát sóng miễn phí không tương tác trong không khí và những hạn chế và ngoại lệ của quyền này sẽ áp dụng theo luật pháp của mỗi Bên.72

Điều 18.63: Thời hạn bảo hộ đối với quyền tác giả và quyền liên quan

Mỗi Bên quy định thời hạn bảo hộ của tác phẩm, buổi biểu diễn, hoặc bản ghi âm như sau:73

(a) dựa trên cuộc đời của một thể nhân, thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và ít nhất 70 năm sau khi tác giả chết;74

(b) dựa vào yếu tố khác ngoài cuộc đời của thể nhân, thời hạn bảo hộ là:

(i) ít nhất 70 năm kể từ ngày kết thúc năm dương lịch của bản công bố cho phép đầu tiên75của tác phẩm, buổi biểu diễn hay bản ghi âm; hoặc là

(ii) ít nhất 70 năm kể từ khi kể từ ngày kết thúc năm dương lịch ra đời của tác phẩm, buổi biểu diễn, hoặc bản ghi âm, nếu nó không được phép công bố trong vòng 25 năm kể từ ngày ra đời.76

Điều 18.64. Áp dụng Điều 18 của Công ước Berne và Điều 14.6 của Hiệp định TRIPS

Mỗi Bên sẽ áp dụng Điều 18 của Công ước Berne và Điều 14.6 của Hiệp định TRIPS, với những sửa đổi, đối với những tác phẩm, buổi biểu diễn, bản ghi âm, các quyền và sự bảo hộ các quyền theo quy định tại mục H.

Điều 18.65: Hạn chế và ngoại lệ

1. Theo quy định tại Mục này, mỗi Bên sẽ quy định những hạn chế hoặc ngoại lệ đối với các quyền độc quyền trong một số trường hợp đặc biệt không ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường của các tác phẩm, buổi biểu diễn, hoặc bản ghi âm, và không gây phương hại một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu quyền.

2. Điều này không thu hẹp hay mở rộng phạm vi áp dụng các hạn chế và ngoại lệ theo quy định của Hiệp định TRIPS, Công ước Berne, WCT hoặc WPPT.

Điều 18.66: Sự cân bằng thích hợp giữa quyền tác giả và quyền liên quan

Mỗi Bên sẽ nỗ lực để đạt được một sự cân bằng thích hợp giữa hệ thống quyền tác giả và quyền liên quan, ngoài những quyền khác, bằng các phương tiện hạn chế hoặc ngoại lệ cho phù hợp với Điều 18.65 (Giới hạn và ngoại lệ), kể cả môi trường kỹ thuật số, xem xét cẩn trọng nhưng không giới hạn các quyền hợp pháp sau: phê bình; bình luận; báo cáo tin tức; giảng dạy, nghiên cứu, và các mục đích tương tự khác; và tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận với các tác phẩm đã được công bố đối với người mù, khiếm thị, bị những khuyết tật khác không thể đọc được tài liệu in.77,78

Điều 18.67: Chuyển nhượng hợp đồng

Mỗi Bên quy định rằng, bất kỳ người nào mua được hoặc nắm giữ bất kỳ quyền kinh tế79đối với quyền tác giả và quyền liên quan trong một tác phẩm, cuộc biểu diễn, hoặc bản ghi âm:

(a) có thể tự do và độc lập chuyển nhượng quyền đó một cách tự do và độc lập bằng hợp đồng; và

(b) có thể thực hiện quyền đó dưới tên riêng của mình và được hưởng đầy đủ các lợi ích thu được từ quyền đó theo một hợp đồng, bao gồm cả hợp đồng lao động là cơ sở để sáng tạo tác phẩm, cuộc biểu diễn hoặc bản ghi âm.80

Điều 18.68: Biện pháp bảo vệ công nghệ (TPMs)81

  1. Để tạo ra sự bảo vệ pháp lý đầy đủ và các biện pháp hiệu quả chống lại việc vô hiệu hóa của các biện pháp công nghệ hiệu quả được các tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm sử dụng trong việc thực hiện các quyền của mình và hạn chế các hành vi không được cho phép đối với tác phẩm, cuộc biểu diễn, và bản ghi âm đó, mỗi Bên quy định bất kỳ ai thực hiện một trong những hành vi sau sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý và bị áp dụng các biện pháp quy định tại Điều QQ.H.4.17 (Tố tụng dân sự liên quan đến TPMS và RMIs):

(a) cố ý, hoặc có căn cứ hợp lý để biết,82vô hiệu hóa trái phép biện pháp bảo vệ công nghệ hiệu quả có vai trò kiểm soát việc tiếp cận tác phẩm, buổi biểu diễn hoặc bản ghi âm đã được bảo hộ;83hoặc là

(b) sản xuất, nhập khẩu, phân phối,84chào bán hoặc cho công chúng thuê, hoặc cung cấp các thiết bị, sản phẩm, hoặc các bộ phận cho công chúng hoặc cung cấp dịch vụ, dưới hình thức:

(i) quảng bá, quảng cáo, hoặc cách tiếp thị khác85nhằm vô hiệu hóa biện pháp kỹ thuật hiệu quả;

(ii) có một mục đích hạn chế thương mại quan trọng khác hơn là vô hiệu hóa biện pháp kỹ thuật hiệu quả;86hoặc là

(iii) được chủ yếu thiết kế, sản xuất, hoặc thực hiện với mục đích vô hiệu hóa biện pháp kỹ thuật hiệu quả theo các biện pháp nêu tại Điều 18.74 (Thủ tục và Biện pháp dân sự và hành chính).

Mỗi Bên quy định các thủ tục tố tụng hình sự và hình phạt được áp dụng khi phát hiện bất kỳ người nào cố ý87thực hiện một trong những hành vi trên89nhằm giành lấy lợi thế thương mại hoặc tài chính88.

Mỗi Bên có thể quy định rằng những thủ tục xử lý hình sự như trên không áp dụng đối với thư viện phi lợi nhuận, bảo tàng, kho lưu trữ, cơ sở giáo dục, hoặc tổ chức phát sóng công cộng phi thương mại.   Mỗi Bên cũng có thể quy định rằng các biện pháp quy định tại Điều 18.74 (Thủ tục và Biện pháp dân sự và hành chính) không áp dụng đối với bất kỳ đối tượng nào đã thực hiện những hành vi với niềm tin mà không biết rằng hành vi đó không bị cấm.

  1.  

3. Mỗi Bên quy định rằng một hành vi vi phạm biện pháp trong Điều này độc lập với bất kỳ hành vi vi phạm có thể xảy ra theo luật pháp của một Bên về quyền tác giả và quyền liên quan.90

4. Đối với những biện pháp quy định tại khoản 1:

(a) để tạo thuận lợi cho những hành viviệc sử dụng không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nếu trên thực tế hay có khả năng những biện pháp trên gây bất lợi cho mục đích sử dụng không xâm phạm, được xác định thông qua một quá trình lập pháp, lập quy, hoặc hành chính theo quy định của pháp luật của các Bên, cho việc xem xét các bằng chứng khi được trình bày trong quá trình đó, bao gồm cả trường hợp những chủ sở hữu quyền thực hiện các biện pháp thích hợp và hiệu quả để giúp các đối tượng thụ hưởng tận dụng những hạn chế và ngoại lệ đối với quyền tác giả và quyền liên quan theo pháp luật của các Bên.91

(b) bất kỳ trường hợp ngoại lệ và hạn chế của các biện pháp theo khoản 1 chỉ được áp dụng đơn lẻ để đảm bảo việc sử dụng hợp pháp của một ngoại lệ hoặc giới hạn cho phép theo Điều này  của những đối tượng thụ hưởng dự định92và không được cho phép công bố trước các thiết bị, sản phẩm, linh kiện, dịch vụ cho các đối tượng dự định đó;93

(c) bằng cách cung cấp các ngoại lệ và hạn chế theo khoản 4(a) và 4(b) một Bên không được làm ảnh hưởng đến sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật của quốc gia mình đối với việc bảo vệ các biện pháp công nghệ hiệu quả, hoặc sự hiệu quả của các biện pháp pháp lý chống lại sự vô hiệu hóa các biện pháp đó, mà các tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm sử dụng khi thực hiện các quyền của họ, hoặc hạn chế các hành vi trái phép đối với tác phẩm, cuộc biểu diễn hoặc bản ghi âm của họ, theo quy định tại Chương này.

5.biện pháp công nghệ hiệu quả là bất kỳ công nghệ, thiết bị hoặc linh kiện hiệu quả94 nào, trong quá trình vận hành bình thường của nó, nhằm kiểm soát truy cập vào một tác phẩm, cuộc biểu diễn, hoặc bản ghi âm đã được bảo hộ, hoặc quyền liên quan đến chúng.

Điều 18.69: Thông tin quản lý quyền (RMI)95

1. Để đảm bảo biện pháp pháp lý đầy đủ và hiệu quả để bảo vệ RMI:

(a) Mỗi Bên quy định rằng bất kỳ người nào mà không được phép, và biết hoặc có căn cứ hợp lý để biết, thuyết phục, tạo điều kiện, hoặc che giấu hành vi xâm phạm quyền tác giả hoặc quyền liên quan của tác giả, người biểu diễn hoặc nhà sản xuất bản ghi âm phảichịu trách nhiệm pháp lý và bị áp dụng các biện pháp quy định tại (Điều QQ.H.4 (17) (TPMS / RMI biện pháp dân sự) nếu:

(i) cố ý96loại bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền;

(ii) cố ý phân phối, nhập khẩu để phân phối, phát sóng, truyền hoặc công bố các bản sao của tác phẩm, buổi biểu diễn, hoặc bản ghi âm, mặc dù biết rằng RMI đã được gỡ bỏ hoặc thay đổi trái phép;97hoặc

(iii) cố ý phân phối, nhập khẩu để phân phối, phát sóng, truyền hoặc công bố các bản sao của tác phẩm, buổi biểu diễn, hoặc bản ghi âm, mặc dù biết rằng RMI đã được gỡ bỏ hoặc thay đổi trái phép.

(b) Mỗi Bên quy định các thủ tục tố tụng hình sự và hình phạt được áp dụng khi phát hiện bất kỳ người nào cố ý thực hiện một trong những hành vi trên nhằm giành lấy lợi thế thương mại hoặc tài chính theo điểm (a). Mỗi Bên có thể quy định rằng những thủ tục xử lý hình sự nêu tại khoản 1(b) không áp dụng đối với thư viện phi lợi nhuận, bảo tàng, kho lưu trữ, cơ sở giáo dục, hoặc tổ chức phát sóng công cộng phi thương mại.98

2. Nhằm giải thích rõ hơn, một Bên có quyền không cho phép các hoạt động uỷ quyền hợp pháp đối với các biện pháp ở điểm (a) để đảm bảo việc thực thi pháp luật, lợi ích an ninh thiết yếu, hoặc các mục đích chính phủ liên quan, chẳng hạn như thực hiện chức năng theo luật định.

3. Nhằm giải thích rõ hơn, những quy định tại Điều này không buộc một Bên yêu cầu chủ sở hữu của bất kỳ quyền nào trong tác phẩm, cuộc biểu diễn hoặc bản ghi âm đính kèm thông tin quản lý quyền trên các bản sao của tác phẩm, cuộc biểu diễn, hoặc bản ghi âm, hoặc làm lộ RMI trong quá trình truyền phát, hoặc sự công bố của tác phẩm, cuộc biểu diễn, hoặc bản ghi âm tới công chúng.

4. RMI là:

(a) thông tin nhận biết của một tác phẩm, buổi biểu diễn, hoặc bản ghi âm, tác giả của tác phẩm, người biểu diễn, hoặc nhà sản xuất bản ghi âm; hoặc chủ sở hữu của bất kỳ quyền nào của tác phẩm, buổi biểu diễn, hoặc bản ghi âm;

(b) thông tin về các điều khoản và điều kiện của việc sử dụng các tác phẩm, cuộc biểu diễn, hoặc bản ghi âm; hoặc là

(c) bất kỳ con số hoặc mã số thể hiện thông tin theo điểm (a) và (b), khi có một trong các mục về thông tin được gắn vào một bản sao của tác phẩm, cuộc biểu diễn, hoặc bản ghi âm hoặc xuất hiện cùng với sự truyền phát hoặc sự công bố của tác phẩm, cuộc biểu diễn, hoặc bản ghi âm tới công chúng.

Điều 18.70: Quản lý tập thể

Các bên công nhận vai trò quan trọng của quản lý tập thể đối với quyền tác giả và quyền liên quan trong việc thu thập và phân phối tiền bản quyền99dựa trên thực tiễn hoạt động công bằng, hiệu quả, minh bạch và có trách nhiệm, và tạo thuận lợi cho việc lưu giữ hồ sơ phù và báo cáo.

Mục I: Thực thi

Điều 18.71: Các ngoại lệ chung

1. Mỗi Bên phải bảo đảm các trình tự, thủ tục thi hành được nêu trong Mục này thuộc phạm vi quy định của pháp luật100để hợp thức hóa các biện pháp xử lý hiệu quả các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Chương này, trong đó bao gồm các biện pháp khắc phục nhanh để ngăn chặn hành vi xâm phạm và ngăn ngừa những hành vi xâm phạm khác có thể xảy ra trong tương lai.101Các trình tự, thủ tục này sẽ được áp dụng nhằm tránh tạo ra những rào cản trong giao thương hợp pháp cũng như để làm cơ sở cho các biện pháp phòng vệ nhằm ngăn chặn những hành vi lạm dụng các trình tự, thủ tục này.

2. Mỗi Bên phải xác nhận rằng các trình tự, thủ tục thi hành nêu trong Điều 18.74 (Thủ tục và Biện pháp dân sự và hành chính), 18.75 (Các biện pháp tạm thời) và Điều 18.77 (Các biện pháp và hình phạt hình sự) phải phù hợp với các hành vi xâm phạm quyền về nhãn hiệu, bản quyền hay các quyền liên quan trong lĩnh vực kỹ thuật số.

3. Mỗi Bên phải cam kết các trình tự, thủ tục liên quan đến việc thực thi các quyền sở hữu trí tuệ phải thể hiện tính công bằng và bình đẳng.   Các trình tự, thủ tục này không cần thiết phải quá phức tạp và tốn kém hay phát sinh thêm các quy định về thời hạn hoặc các trường hợp trì hoãn không thỏa đáng. 

4. Phần này không quy định về nghĩa vụ của các Bên trong việc:

(a) thiết lập một hệ thống pháp lý điều chỉnh việc thực thi các quyền sở hữu trí tuệ tách biệt với hệ thống pháp lý điều chỉnh việc thực thi các quy định pháp luật nói chung, cũng như không tác động đến năng lực thực thi pháp luật nói chung; hoặc

(b) phân bổ nguồn lực để thực thi các quyền sở hữu trí tuệ và thực thi pháp luật nói chung.

5. Trong quá trình thi hành các điều khoản trong Phần này liên quan đến hệ thống sở hữu trí tuệ, tùy theo mức độ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, mỗi Bên sẽ áp dụng các biện pháp khắc phục và chế tài phù hợp, đảm bảo lợi ích của Bên thứ ba.

Điều 18.72: Quy định về nguyên tắc suy đoán

1. Trong quá trình thực hiện thủ tục tố tụng dân sự, hình sự hay hành chính về bản quyền hoặc các quyền khác liên quan, mỗi Bên phải quy định về nguyên tắc suy đoán102 với những bằng chứng chống lại:

(a) người có tên được xác định theo hình thức thông thường103, bao gồm tác giả, người biểu diễn hoặc nhà sản xuất tác phẩm, chương trình trình diễn, bản ghi âm hoặc những đối tượng theo quy định, nhà xuất bản sẽ là người sở hữu bản quyền của tác phẩm, chương trình biểu diễn hay bản ghi âm đó; và

(b) quyền tác giả hoặc quyền liên quan sẽ căn cứ theo thông tin bản quyền ghi trong các tác phẩm, chương trình biểu diễn hay bản ghi âm đó.

2. Trong trường hợp tiến hành thủ tục tố tụng đối với vụ án dân sự, hành chính hoặc hình sự liên quan đến nhãn hiệu đã đăng ký bản quyền đã được cơ quan chức năng thanh kiểm tra, mỗi Bên phải quy định nhãn hiệu đó phải có giá trị về hình thức ban đầu.

3. Trong trường hợp tiến hành thủ tục tố tụng đối với vụ án dân sự, hành chính liên quan đến bằng phát minh sáng tạo được kiểm tra và cấp104 bởi cơ quan chức năng, mỗi Bên phải quy định vụ kiện về bằng phát minh sáng tạo phải căn cứ theo hình thức ban đầu nhằm đảm bảo thỏa mãn các tiêu chí đủ điều kiện được cấp bằng trong lãnh thổ của mỗi Bên.105,106

Điều 18.73: Các biện pháp thực thi đối với quyền sở hữu trí tuệ

1.  Mỗi Bên phải quy định rằng các phán quyết tư pháp và quyết định hành chính liên quan đến việc thực thi các quyền sở hữu trí tuệ phải:

(a)   được ban hành thành văn bản, trong đó giải thích cụ thể các luận cứ, lập luận và căn cứ pháp lý cho các phán quyết và quyết định đó; và

(b)   được phát hành107 hoặc, nếu không thể phát hành thì phải công bố rộng rãi ra công chúng dưới mọi hình thức bằng ngôn ngữ quốc gia nhằm mục đích cho các đối tượng và cá nhân hữu quan nắm rõ. 

2. Mỗi Bên phải nhận thức vai trò quan trọng của việc thu thập và phân tích thông tin, số liệu và các thông tin liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ cũng như thu thập các thông tin liên quan đến những biện pháp thực hiện tốt nhất nhằm đấu tranh, ngăn chặn các hành vi xâm phạm.

3. Mỗi Bên phải phát hành hay công bố rộng rãi đến công chúng về các thông tin liên quan đến những nỗ lực nhằm quy định việc thực thi các quyền sở hữu trí tuệ một cách hiệu quả trong hệ thống tố tụng dân sự, hành chính và hình sự, bao gồm thông tin, số liệu thống kê mà mỗi Bên đã thu thập được để phục vụ cho mục đích nêu trên.

Điều 18.74: Trình tự, thủ tục và biện pháp dân sự và hành chính

1. Mỗi Bên phải đảm bảo các trình tự, thủ tục pháp lý liên quan đến việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo Chương này được công bố rộng rãi đến người nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ.108

2. Mỗi Bên phải quy định các cơ quan tư pháp sẽ có thẩm quyền áp dụng các biện pháp chế tài theo quy định tại Điều 44 của Hiệp định TRIPS, chẳng hạn thẩm quyền ngăn chặn hàng hóa có liên quan đến việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, theo luật pháp của Bên ban hành quy định về biện pháp chế tài đó, không cho phép tham gia vào các kênh thương mại.

3. Mỗi Bên phải quy định109, đối với các vụ án dân sự, các cơ quan tư pháp được quyền ít nhất là yêu cầu bên xâm phạm bồi thường thiệt hại cho bên nắm giữ quyền một khoản tiền tương ứng với mức độ tổn thất mà bên này đang gánh chịu do bị tác động bởi hành vi xâm phạm của bên xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sau khi chứng minh hay có đủ bằng chứng xác định bên xâm phạm đã thực hiện hành vi xâm phạm của mình. 

4. Đối với việc xác định mức tiền đền bù thiệt hại theo quy định trong khoản 3, các cơ quan tư pháp có thẩm quyền của mỗi Bên xem xét, cụ thể như bất kỳ phương pháp định giá nào mà người đang nắm giữ quyền đề xuất, trong đó có thể bao gồm việc xác định giá trị khoản lợi nhuận bị thất thoát, giá trị hàng hóa, dịch vụ bị xâm phạm thông qua giá thị trường hay giá bán lẻ đề nghị.

5. Riêng đối với các trường hợp xâm phạm bản quyền, quyền liên quan và giả mạo nhãn hiệu, mỗi Bên phải quy định rõ rằng, trong các vụ kiện dân sự, các cơ quan tư pháp có thẩm quyền yêu cầu bên xâm phạm theo khoản 3 quy định ít nhất phải thanh toán phần lợi nhuận thu được từ hành vi xâm phạm cho người nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ.110

6. Trong các vụ kiện dân sự liên quan đến hành vi vi phạm quyền tác giả hoặc các quyền khác liên quan đến bảo hộ các tác phẩm, bản ghi âm và các chương trình biểu diễn, mỗi Bên phải thiết lập hoặc duy trì một hệ thống các quy định về một hay một số trường hợp như sau:

(a) các khoản tiền bồi thường thiệt hại đã được xác định tùy theo sự lựa chọn của bên giữ quyền sở hữu trí tuệ; hoặc

(b) khoản bồi thường thiệt hại bổ sung.111

7. Trong các vụ kiện dân sự liên quan đến hành vi giả mạo nhãn hiệu, mỗi Bên phải thiết lập hoặc duy trì một hệ thống các quy định về một hay một số trường hợp như sau:

(a) các khoản tiền bồi thường thiệt hại đã được xác định tùy theo sự lựa chọn của bên giữ quyền sở hữu trí tuệ; hoặc

(b) khoản bồi thường thiệt hại bổ sung.112

8. Các khoản bồi thường thiệt hại như đã xác định trong khoản (6) và (7) sẽ được quy định cụ thể về số tiền để đảm bảo đủ thanh toán thiệt hại gây ra bởi hành vi xâm phạm đó cho bên nắm giữ quyền và nhằm mục đích ngăn ngừa các hành vi xâm phạm khác diễn ra trong tương lai.

9. Khi trả tiền đền bù bổ sung theo quy định trong khoản (6) và (7), các cơ quan tư pháp phải được phép giải ngân khoản tiền đền bù thêm nếu như các cơ quan này được xem là phù hợp và có tham gia vào các vấn đề liên quan, trong đó có tính chất của hành vi xâm phạm và nhu cầu ngăn ngừa các hành vi xâm phạm tương tự xảy ra trong tương lai.

10. Mỗi Bên phải quy định rằng, trong các trường hợp cần thiết, căn cứ theo kết luận của các vụ án dân sự liên quan đến hành vi xâm phạm như vi phạm bản quyền hoặc các quyền liên quan, hoặc bằng sáng chế hoặc nhãn hiệu, các cơ quan tư pháp sẽ có thẩm quyền yêu cầu bên thua kiện phải trả cho bên thắng kiện khoản chi phí tòa án, lệ phí và phí luật sư đại diện tương ứng, hoặc bất kỳ các chi phí nào khác theo quy định pháp luật của Bên đó.

11. Trong trường hợp cơ quan tư pháp hay các quan khác của một Bên chỉ định các chuyên gia kỹ thuật hoặc các chuyên gia khác tham gia vụ kiện liên quan đến việc thực thi các quyền sở hữu trí tuệ và yêu cầu các bên khiếu kiện phải chịu các chi phí cho các chuyên gia đó, Bên này phải đảm bảo rằng các chi phí đó là hợp lý và có liên quan đến các yếu tố như khối lượng và tính chất công việc sẽ thực hiện và không gây cản trở một cách bất hợp lý đến việc áp dụng các thủ tục xét xử nói trên.

12. Trong các vụ kiện dân sự, mỗi Bên phải quy định các trường hợp như sau:

(a) Ít nhất trong các vụ kiện liên quan đến hàng hóa có quyền tác giả bị đánh cắp và nhãn hiệu bị giả mạo, căn cứ theo đề xuất của bên nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ, mỗi Bên phải quy định các cơ quan tư pháp sẽ có thẩm quyền yêu cầu tiêu hủy các sản phẩm xâm phạm quyền sở hữu bản quyền và nhãn hiệu đó mà không phải trả bất cứ một khoản tiền đền bù, ngoại trừ các trường hợp ngoại lệ;

(b) Mỗi Bên cũng phải bổ sung thêm quy định trao cho các cơ quan tư pháp quyền yêu cầu các nguyên phụ liệu và chất bổ sung dùng trong sản xuất, chế tạo ra các sản phẩm vi phạm đó phải bị mang đi tiêu hủy hoặc bị loại ra khỏi các kênh thương mại ngay lập tức và không phải chịu bất cứ khoản bồi thường nào nhằm mục đích hạn chế tối đa rủi ro xảy ra các trường hợp xâm phạm tương tự trong tương lai; và

(c) Liên quan đến việc hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, ngoại trừ một vài trường hợp ngoại lệ, việc tháo gỡ nhãn hiệu được gắn bất hợp pháp vào hàng hóa một cách đơn giản sẽ không phải là điều kiện đủ để hàng hóa được phép tham gia vào các kênh thương mại. 

13. Trong trường hợp không gây phương hại đến đặc quyền quản lý pháp luật, việc bảo mật thông tin hay quá trình xử lý dữ liệu cá nhân, mỗi Bên phải quy định, trong các vụ kiện liên quan đến việc thực thi các quyền sở hữu trí tuệ, các cơ quan tư pháp sẽ có thẩm quyền, theo yêu cầu đã được xác minh của bên giữ quyền sở hữu trí tuệ, yêu cầu bên xâm phạm hoặc bên xâm phạm bị cáo buộc cung cấp cho người giữ quyền hoặc các cơ quan tư pháp các thông tin phù hợp mà bên xâm phạm hoặc bên xâm phạm bị cáo buộc đang nắm giữ hay kiểm soát theo quy định trong luật pháp hiện hành nhằm phục vụ cho mục đích tối thiểu là thu thập bằng chứng.     Các thông tin đó có thể bao gồm các thông tin liên quan đến bất kỳ cá nhân tham gia đến hành vi xâm phạm hay hành vi xâm phạm bị cáo buộc dưới bất kỳ hình thức nào, các thông tin liên quan đến công cụ sản xuất hoặc kênh phân phối hàng hóa, dịch vụ xâm phạm hoặc bị cáo buộc xâm phạm, kể cả thông tin xác định cá nhân thứ ba bị cáo buộc có liên quan đến quá trình sản xuất và phân phối các sản phẩm, dịch vụ này cũng như thông tin xác định các kênh phân phối sản phẩm, hàng hóa của các cá nhân này.

14. Mỗi Bên phải ban hành các quy định, trong trường hợp các vụ kiện liên quan đến việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ, cho phép các cơ quan tư pháp hay các cơ quan chức năng khác có thẩm quyền áp dụng các biện pháp chế tài đối với một bên tham gia, tư vấn viên, các chuyên gia hay các cá nhân khác thuộc thẩm quyền của tòa án cũng như áp dụng các biện pháp xử phạt đối với các trường hợp vi phạm quyết định pháp lý của cơ quan tư pháp liên quan đến vấn đề bảo mật thông tin được trình bày hay trao đổi trong quá trình xét xử.  

15. Mỗi Bên phải đảm bảo các cơ quan tư pháp sẽ có thẩm quyền yêu cầu bên đã đưa ra yêu cầu thực hiện các biện pháp chế tài và đã lạm dụng các thủ tục thực thi liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, bằng phát minh sáng chế, bản quyền cùng với quyền liên quan khác và thiết kế công nghiệp phải thanh toán đầy đủ cho bên đã bị áp dụng các biện pháp đó hoặc bị hạn chế một cách sai trái số tiền bồi thường tương ứng với mức độ thiệt hại do sự lạm dụng đó gây ra.    Các cơ quan tư pháp cũng phải được trao thẩm quyền ra lệnh buộc nguyên đơn phải trả cho bị đơn các chi phí, trong đó có thể bao gồm cả phí luật sư đại diện thích hợp.

16. Trong phạm vi mà các thủ tục hành chính xử lý vụ việc có thể buộc áp dụng bất kỳ biện pháp chế tài dân sự nào, mỗi Bên phải ban hành quy định nêu rõ các thủ tục đó phải phù hợp với các nguyên tắc về cơ bản tương đương với những nguyên tắc quy định trong Điều này.

17. Trong các vụ kiện dân sự liên quan đến các hành vi nêu trong Điều 18.68 (TPMs) và Điều 18.69 (RMI):

(a)   mỗi Bên phải ban hành các quy định cho phép các cơ quan tư pháp có thẩm quyền đối với việc:113

(i) ban hành các biện pháp tạm thời, bao gồm biện pháp tịch thu hay giam giữ các phương tiện và sản phẩm có dấu hiệu liên quan các hoạt động bị nghiêm cấm;

(ii) quyết định hình thức bồi thường thiệt hại đối với hành vi vi phạm bản quyền theo như chế độ quy định trong Điều này;114

(iii) quyết định chi phí tòa án, phí và các chi phí khác theo quy định trong Điều 10; và

(iv) quyết định thực hiện tiêu hủy các thiết bị và sản phẩm phát hiện liên quan đến các hoạt động bị nghiêm cấm.

(b)   mỗi Bên có thể quy định các biện pháp bồi thường thiệt hại sẽ không áp dụng cho các thư viện phi lợi nhuận, trung tâm lưu trữ, cơ sở giáo dục, bảo tàng hoặc các đối tượng phát thanh truyền hình phục vụ cho mục đích phi thương mại và công cộng nếu các tổ chức này chứng minh rằng họ không nhận thức hoặc không có cơ sở để khẳng định rằng họ đang tham gia vào các hoạt động bị ngăn cấm. 

Điều 18.75: Các biện pháp tạm thời

1. Các cơ quan chức năng của mỗi Bên phải xem xét một cách nhanh chóng các yêu cầu các biện pháp hỗ trợ liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ trước khi nghe bị đơn trình bày ý kiến theo quy định pháp luật của Bên đó.

2. Mỗi Bên phải quy định các cơ quan tư pháp sẽ có thẩm quyền yêu cầu nguyên đơn cung cấp các bằng chứng hợp lệ, trong trường hợp áp dụng các biện pháp tạm thời liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, sao cho thỏa mãn yêu cầu của các cơ quan này về mức độ chắc chắn về quyền của bị đơn hoặc chứng minh hành vi vi phạm đó sẽ xảy ra, đồng thời yêu cầu nguyên đơn cung cấp khoản bảo chứng hoặc khoản bảo đảm tương đương phù hợp để bảo vệ bị đơn và ngăn chặn hành vi lạm dụng.     Khoản bảo chứng hoặc khoản bảo đảm tương đương này không không được phép gây cản trở một cách không phù hợp đến việc áp dụng các thủ tục này.

3. Trong quá trình xét xử các vụ kiện dân sự liên quan đến hành vi vi phạm bản quyền hoặc các quyền khác liên quan và hành vi giả mạo nhãn hiệu, mỗi Bên phải bảo đảm các cơ quan tư pháp của mình sẽ có thẩm quyền quyết định thực hiện biện pháp tịch thu hay giam giữ đối với các hàng hóa, nguyên phụ liệu có dấu hiệu vi phạm và sản phẩm bổ sung liên quan đến hành vi xâm phạm như giả mạo nhãn hiệu, các chứng từ liên quan đến hành vi xâm phạm. 

Điều 18.76: Yêu cầu đặc biệt liên quan đến các biện pháp kiểm soát biên giới

1. Mỗi Bên phải áp dụng các biện pháp nhằm đình chỉ việc lưu hành, hoặc ngăn cấm các nhãn hiệu nghi ngờ giả mạo hoặc gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu tương tự, hoặc các loại hàng hóa bị ăn cắp bản quyền không được phép nhập khẩu vào lãnh thổ của các Bên.115

2. Mỗi Bên phải quy định bất kỳ người nắm quyền sở hữu trí tuệ nào nộp đơn khởi kiện lên cơ quan chức năng của mình116để ngăn cản việc lưu thông tự do các hàng hóa nghi ngờ giả mạo, hoặc gây nhầm lẫn về nhãn hiệu, hoặc các hàng hóa bị ăn cắp bản quyền phải cung cấp đầy đủ bằng chứng để đáp ứng yêu cầu của các cơ quan chức năng rằng, theo quy định pháp luật của Bên ban hành các thủ tục xét xử, ngay hình thức ban đầu phải có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người nắm quyền sở hữu và để cung cấp thông tin đầy đủ trong phạm vi hiểu biết của người nắm quyền sở hữu để cơ quan chức năng dễ dàng nhận diện các sản phẩm có dấu hiệu vi phạm này. Yêu cầu cung cấp thông tin này không được phép gây cản trở đến việc áp dụng các thủ tục này.

3. Mỗi Bên phải quy định cho phép các cơ quan chức năng của mình có thẩm quyền bắt buộc người nắm quyền sở hữu trí tuệ tiến hành các thủ tục kiện cáo để đình chỉ việc lưu hành các loại hàng hóa nghi ngờ giả mạo nhãn hiệu hay gây nhầm lẫn về nhãn hiệu với các sản phẩm có nhãn hiệu tương tự, hoặc các hàng hóa bị ăn cắp bản quyền nhằm mục đích cung cấp khoản bảo chứng hoặc khoản bảo đảm đủ để bảo vệ bên bị và các cơ quan chức năng cũng như giúp ngăn chặn hành vi lạm dụng. Mỗi Bên phải đưa ra quy định rằng khoản bảo chứng hoặc khoản bảo đảm tương đương đó không gây cản trở một cách không thỏa đáng đến việc áp dụng các thủ tục này. Mỗi bên có thể quy định khoản bảo chứng đó có thể được cung cấp dưới dạng hợp đồng bảo lãnh với các điều khoản bảo vệ bên bị đơn không bị thất thoát, tổn thất do bị đình chỉ lưu hành các sản phẩm trong trường hợp các cơ quan chức năng xác minh hàng hóa đó không vi phạm. 

4. Trường hợp không phương hại đến quy định pháp luật của một Bên liên quan đến quyền riêng tư hoặc bảo mật thông tin:

(a)   nếu các cơ quan chức năng đã tạm giữ hoặc đình chỉ việc lưu hành hàng hóa nghi ngờ giả mạo nhãn hiệu hoặc ăn cắp bản quyền, Bên này có thể quy định cho phép các cơ quan chức năng của mình có thẩm quyền thông báo ngay cho người giữ quyền sở hữu trí tuệ thông tin về tên gọi, địa chỉ của bên giao hàng, nhà xuất khẩu, bên nhận hàng, nhà nhập khẩu, bản mô tả hàng hóa, số lượng hàng hóa và nếu có thể gồm cả thông tin về quốc gia xuất xứ của hàng hóa;117 hoặc

(b)   nếu một Bên không trao thẩm quyền cho các cơ quan chức năng đó của mình theo điểm (a), khi hàng hóa nghi ngờ bị tạm giữ hoặc đình chỉ không cho phép lưu hành, Bên này phải cho phép cơ quan chức năng của mình có thẩm quyền cung cấp thông tin nêu trên ít nhất là đối với hàng hóa nhập khẩu cho người nắm quyền sở hữu trí tuệ thông thường trong vòng 30 ngày kể từ ngày tịch thu hoặc xác định rằng hàng hóa đó là hàng giả mạo nhãn hiệu hoặc hàng ăn cắp bản quyền.

5. Mỗi Bên phải đặt ra quy định cho phép các cơ quan chức năng có thể tiến hành các biện pháp kiểm soát biên giới trong phạm vi quyền hạn118của mình liên quan đến hàng hóa phải chịu kiểm soát hải quan như:

(a)   hàng hóa nhập khẩu;

(b) hàng hóa dành cho xuất khẩu;120hoặc

(c) hàng hóa quá cảnh,121,122

và những hàng hóa đó bị nghi ngờ giả mạo nhãn hiệu hoặc đánh cắp bản quyền.

6. Mỗi Bên phải ban hành hoặc duy trì thủ tục mà các cơ quan chức năng thực hiện để xác định liệu các sản phẩm nghi ngờ có vi phạm quyền sở hữu trí tuệ hay không, trong khoảng thời gian hợp lý sau khi bắt đầu thực hiện các thủ tục như quy định trong khoản 1, khoản 5(a), khoản 5(b) và khoản 5(c) (nếu có).123  Trường hợp một Bên nào đó quy định các thủ tục hành chính để xác định hành vi xâm phạm, Bên đó cũng phải cho phép cơ quan chức năng của mình có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử phạt hay chế tài đối với vi phạm, bao gồm các khoản tiền phạt hoặc tịch thu hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sau khi xác nhận hàng hóa đó vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

7. Mỗi Bên phải quy định cho phép các cơ quan chức năng của mình có thẩm quyền quyết định việc tiêu hủy hàng hóa sau khi xác nhận hàng hóa đó vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Đối với các trường hợp hàng hóa không được tiêu hủy, mỗi Bên phải bảo đảm rằng hàng hóa đó, ngoại trừ trong một số trường hợp ngoại lệ, phải bị loại bỏ khỏi các kênh thương mại theo cách tránh gây tổn hại đến người giữ quyền sở hữu trí tuệ.   Đối với các hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, việc tháo gỡ nhãn hiệu được gắn bất hợp pháp vào hàng hóa một cách đơn giản sẽ không phải là điều kiện đủ để hàng hóa được phép tham gia vào các kênh thương mại, ngoại trừ những trường hợp ngoại lệ.

8. Nếu một Bên tính toán hoặc xác định phí nộp đơn, phí lưu trữ hoặc phí tiêu hủy liên quan đến các thủ tục nêu trong Điều này, Bên này không được phép quy định mức phải nộp mà có thể gây cản trở một cách không thỏa đáng đến việc áp dụng các thủ tục này.

9. Điều này cũng phải áp dụng quy định cho cả những hàng hóa mang tính chất thương mại được vận chuyển theo từng lô nhỏ. Bất kỳ Bên nào cũng có quyền không áp dụng Điều này đối với hàng hóa phi thương mại số lượng nhỏ chứa trong hành lý cá nhân của khách du lịch.124

Điều 18.77: Thủ tục tố tụng hình sự và các hình phạt

1. Mỗi bên phải qui định các thủ tục tố tụng hình sự và hình phạt ít nhất là đối với các trường hợp cố tình giả mạo nhãn hiệu cầu chứng hoặc sao chép lậu bản quyền hoặc các quyền liên quan trên qui mô thương mại.  Đối với hành vi cố tình sao chép lậu bản quyền hoặc các quyền liên quan, “qui mô thương mại” bao gồm ít nhất những điều dưới đây:

(a) các hành vi được tiến hành để chiếm ưu thế thương mại hoặc các lợi ích tài chính; và

(b) các hành vi, được tiến hành không phải để chiếm ưu thế thương mại hay các lợi ích tài chính, mà tạo tác động tiêu cực đáng kể đến ích lợi của chủ sở hữu bản quyền hoặc các quyền liên quan trên thị trường.125,126

2. Mỗi bên phải xử lý hành vi cố tình nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hóa mang nhãn hiệu giả mạo hoặc đánh cắp bản quyền trên qui mô thương mại như là những hoạt động bất hợp pháp và phải chịu xử phạt hình sự.127

3. Mỗi Bên phải qui định các thủ tục tố tụng hình sự và các hình phạt đối với các trường hợp cố tình nhập khẩu128và sử dụng trong nước trái phép các nhãn mác và bao bì trong quá trình thương mại, cụ thể là:129

(a)   nhãn hiệu trái phép giống hệt hoặc không thể phân biệt được với nhãn hiệu đã đăng ký trong lãnh thổ của Bên đó; và

(b)   nhãn hiệu trái phép được dùng trong thương mại hàng hóa, dịch vụ giống hệt với hàng hóa, dịch vụ đã được đăng ký.

4. Với việc nhận ra nhu cầu cần phải xử lý tình trạng sao chép lậu130 một tác phẩm điện ảnh khi trình chiếu trong rạp chiếu phim vốn gây ra những thiệt hại không nhỏ cho chủ sở hữu bản quyền và nhu cầu cần phải hạn chế tác hại đó, mỗi Bên phải đưa ra hoặc duy trì các biện pháp, mà tối thiểu phải bao gồm nhưng không nhất thiết phải giới hạn các thủ tục tố tụng hình sự và các hình phạt phù hợp.

5. Đối với những vi phạm mà Mục này yêu cầu các Bên phải qui định các thủ tục tố tụng hình sự và các hình phạt, các Bên phải đảm bảo rằng trách nhiệm hình sự đối với hành vi thông đồng và tiếp tay phải luôn sẵn có trong luật pháp của mình.

6. Đối với những vi phạm được đề cập trong từ khoản 1 đến khoản 5, mỗi Bên phải qui định:

(a) các hình phạt bao gồm án tù cũng như phạt tiền đủ cao để kìm hãm những hành vi tương tự có thể xảy ra sau này, phù hợp với mức hình phạt được áp dụng cho những tội phạm với bản chất tương đương.131

(b) các cơ quan tư pháp của mình, khi quyết định hình phạt, cần phải có thẩm quyền xem xét mức độ nghiêm trọng của sự việc có thể bao gồm các mối đe dọa hoặc những tác động đến sức khỏe hoặc an toàn;132

(c) các cơ quan tư pháp hoặc cơ quan thẩm quyền khác của mình cần có thẩm quyền ra lệnh tịch thu những hàng hóa bị nghi ngờ mang nhãn hiệu giả mạo hoặc đánh cắp bản quyền, bất kỳ tài liệu và công cụ liên quan nào được sử dụng để thực hiện vi phạm, các chứng từ liên quan đến vi phạm và những tài sản xuất phát từ đó, hoặc thu được thông qua hành vi vi phạm bị cáo buộc.   Trường hợp một Bên yêu cầu phải xác định các mặt hàng thuộc diện phải tịch thu như là điều kiện tiên quyết để phát hành lệnh tòa án, Bên đó không yêu cầu các mặt hàng phải được mô tả chi tiết hơn mức cần thiết để xác định chúng cho mục đích tịch thu;

(d) các cơ quan tư pháp của mình cần có thẩm quyền ra lệnh tịch thu, ít nhất đối với các vi phạm nghiêm trọng, bất cứ tài sản nào xuất phát từ, hoặc thu được thông qua hoạt động phạm pháp;

(e) các cơ quan tư pháp của mình cần có thẩm quyền ra lệnh tịch thu hoặc tiêu hủy:

(i) tất cả hàng hóa mang nhãn hiệu giả mạo hoặc đánh cắp bản quyền; và

(ii) các tài liệu và công cụ được sử dụng chủ yếu để tạo ra các hàng hóa đánh cắp bản quyền hoặc mang nhãn hiệu giả mạo; và

(iii) bất kỳ nhãn mác hoặc bao bì nào được áp dụng dưới một nhãn hiệu cầu chứng giả mạo và được sử dụng để thực hiện vi phạm.

Trường hợp các hàng hóa nhãn hiệu giả mạo và đánh cắp bản quyền không bị tiêu hủy, các cơ quan tư pháp hoặc cơ quan thẩm quyền khác phải đảm bảo rằng, trừ những trường hợp ngoại lệ, những hàng hóa đó phải được loại ra khỏi các kênh thương mại nhằm tránh gây tổn hại đến chủ sở hữu bản quyền.   Mỗi Bên cần qui định thêm rằng việc tịch thu hoặc tiêu hủy dưới điều khoản phụ này và khoản phụ (c) sẽ được tiến hành mà không phải đền bù cho bị đơn dưới bất kỳ hình thức nào.

(f) các cơ quan tư pháp hoặc cơ quan thẩm quyền khác của mình cần có thẩm quyền phát hành hoặc cung cấp cho chủ sở hữu quyền truy cập vào các hàng hóa, tài liệu, dụng cụ và các chứng cứ khác mà cơ quan liên quan nắm giữ để tiến hành tố tụng dân sự133đối với những hành vi vi phạm;

(g) các cơ quan thẩm quyền của mình có thể khởi kiện theo sáng kiến riêng của mình mà không cần phải qua thủ tục khiếu kiện chính thức của một bên thứ ba hoặc chủ sở hữu bản quyền.134

7. Đối với những vi phạm được miêu tả từ khoản 1 đến khoản 5 trên đây, một Bên có thể quy định các cơ quan tư pháp của mình cần có thẩm quyền ra lệnh chiếm giữ hoặc tịch thu tài sản, hoặc áp đặt một khoản phạt tương đương giá trị của tài sản xuất phát hoặc thu được từ hoạt động phạm pháp, trực tiếp hay gián tiếp.

Điều 18.78: Bí mật thương mại135

1. Trong lộ trình nhằm đảm bảo sự bảo vệ hiệu quả trước sự cạnh tranh không công bằng như được qui định trong Mục 10bis của Công ước Pari, mỗi Bên phải đảm bảo rằng các thể nhân và pháp nhân cần có công cụ pháp lý để ngăn chặn những bí mật thương mại hợp pháp của họ không bị tiết lộ, giành lấy hoặc sử dụng bởi những người khác (kể cả các doanh nghiệp nhà nước) theo cách thức đi ngược với các thông lệ thương mại trung thực mà không có sự đồng tình của mình.136     Như được sử dụng trong Chương này, những bí mật thương mại tối thiểu bao gồm các thông tin không được tiết lộ như được qui định trong Mục 39.2 của Hiệp Định Về Các Khía Cạnh Liên Quan Đến Thương Mại của Quyền Sở Hữu Trí Tuệ (TRIPS).

2. Trong phạm vi Khoản 3, mỗi Bên phải qui định các thủ tục tố tụng hình sự và các hình phạt đối với một hoặc những trường hợp sau:

(a) truy cập vào một bí mật thương mại trong hệ thống máy tính một cách cố tình và trái thẩm quyền;

(b) biển thủ một bí mật thương mại137bao gồm cả sự trợ giúp của hệ thống máy tính một cách cố tình và trái thẩm quyền; hoặc

(c) tiết lộ gian lận, cố tình và trái thẩm quyền một bí mật thương mại bao gồm cả sự trợ giúp của hệ thống máy tính.

3. Đối với những hành vi liên quan được dẫn chiếu trong Khoản 2, một Bên có thể, nếu thích hợp, giới hạn tính hiệu lực của các thủ tục tố tụng hình sự, hoặc giới hạn mức xử phạt, đối với một hoặc những trường hợp dưới đây:

(a) các hành vi vì mục đích chiếm ưu thế thương mại hay lợi ích tài chính;

(b) các hành vi có liên quan đến một sản phẩm hoặc dịch vụ trong thương mại quốc gia hoặc quốc tế;

(c) các hành vi chủ định làm tổn thương chủ sở hữu của bí mật thương mại đó;

(d) các hành vi được lèo lái bởi hoặc vì lợi ích, hoặc liên kết với một tổ chức kinh tế nước ngoài; hoặc

(e) các hành vi gây phương hại đến quyền lợi kinh tế, các mối quan hệ quốc tế hoặc an ninh quốc phòng của của Bên kia.

Điều 18.79: Bảo vệ vệ tinh chương trình và tín hiệu cáp đã được mã hóa

1. Mỗi Bên sẽ gây ra tội phạm hình sự khi:

(a) sản xuất, lắp ráp, chỉnh sửa,138nhập khẩu, xuất khẩu, bán, cho thuê hoặc phân phối một thiết bị hoặc hệ thống hữu hình và vô hình, khi biết hoặc có lý do để biết rằng139thiết bị hoặc hệ thống đó đáp ứng ít nhất một trong những điều kiện dưới đây:

(i) được dùng để hỗ trợ;

(ii) chủ yếu để hỗ trợ, hoặc

(iii) việc giải mã tín hiệu vệ tinh chương trình đã được mã hóa mà không được phép của nhà phân phối hợp pháp140của tín hiệu đó;141

(b) đối với một tín hiệu vệ tinh chương trình đã được mã hóa, cố tình:

(i) tiếp nhận142tín hiệu đó; hoặc

(ii) mở rộng phân phối tín hiệu đó khi biết rằng nó đã được giải mã mà không được phép của nhà phân phối hợp pháp.

2. Mỗi bên sẽ qui định những biện pháp dân sự nhằm bảo vệ cho bất kỳ ai có quyền lợi trong tín hiệu vệ tinh được mã hóa hoặc nội dung của nó và là người bị tổn hại bởi một trong những hành vi được mô tả trong Khoản 1.

3.  Mỗi bên sẽ qui định các hình phạt hình sự hoặc các biện pháp dân sự144cho hành vi cố tình:

(a) chế tạo hoặc phân phối thiết bị khi biết rằng thiết bị đó được dùng cho mục đích tiếp nhận trái thẩm quyền tín hiệu cáp chương trình đã được mã hóa; và

(b) tiếp nhận, hoặc hỗ trợ người khác tiếp nhận145tín hiệu cáp chương trình đã được mã hóa mà không được sự chấp thuận của nhà phân phối hợp pháp

Điều 18.80: Sử dụng phần mềm cấp chính phủ

1. Mỗi Bên nhận ra tầm quan trọng của việc thông qua các biện pháp nhằm nâng cao ý thức tôn trọng của chính phủ đối với quyền sở hữu trí tuệ và những ảnh hưởng tai hại của vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

2. Mỗi Bên sẽ thông qua hoặc duy trì những luật lệ, qui định, chính sách, nội qui, chỉ dẫn của chính phủ hoặc các nghị định hành chính hợp lý qui định rằng các cơ quan chính phủ trung ương của mình chỉ sử dụng phần mềm máy tính không vi phạm được bảo vệ bởi luật bản quyền và các quyền liên quan, và nếu có thể áp dụng, chỉ sử dụng phần mềm đó theo cách được ủy quyền bởi giấy phép liên quan.  Những biện pháp này phải được áp dụng đối với mua lại và quản lý phần mềm cấp chính phủ.146

Mục J: Các nhà cung cấp dịch vụ Internet147

Điều 18.81: Định nghĩa

Trong Chương này:

quyền tác giả bao gồm các quyền liên quan; và

nhà cung cấp dịch vụ Internet 

(a)   một nhà cung cấp các dịch vụ trực tuyến cho việc truyền dẫn, định tuyến, hoặc cung cấp kết nối cho truyền thông trực tuyến kỹ thuật số, giữa hai hoặc nhiều điểm được chỉ định bởi người sử dụng, vật liệu lựa chọn của người sử dụng, thực hiện các chức năng tại Điều 18.82.2 (a) (Chế tài pháp luật và phạm vi an toàn); hoặc là

(b)   một nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến thực hiện các chức năng theo Điều 18.82.2(c) hoặc Điều 18.82.2(d) (Chế tài pháp luật và phạm vi an toàn).

Nhằm giải thích rõ hơn, nhà cung cấp dịch vụ Internet bao gồm nhà cung cấp dịch vụ có tên ở trên tham gia trong bộ nhớ đệm được thực hiện thông qua một quá trình tự động.

Điều 18.82: Chế tài pháp luật và phạm vi an toàn

1.  Các Bên nhận ra tầm quan trọng của việc thúc đẩy sự phát triển liên tục các dịch vụ trực tuyến hợp pháp hoạt động như những tác nhân trung gian và, theo một phương thức phù hợp với Mục 41 của Hiệp định TRIPS, cũng như việc ban hành các thủ tục cho phép các chủ sở hữu đối phó một cách hiệu quả việc vi phạm bản quyền xảy ra trong môi trường trực tuyến được đề cập trong Chương này.    Theo đó, mỗi Bên sẽ đảm bảo rằng các chế tài pháp luật phải khả dụng cho các chủ sở hữu bản quyền trong việc xử lý vi phạm đó và sẽ thiết lập hoặc duy trì những phạm vi an toàn phù hợp đối với các dịch vụ trực tuyến đó là các Nhà cung cấp dịch vụ Internet.   Khuôn khổ các chế tài pháp luật và phạm vi an toàn này bao gồm:

(a) những ưu đãi pháp lý149cho các Nhà cung cấp dịch vụ Internet để phối hợp với các chủ sở hữu bản quyền hoặc có thể tiến hành các hành động khác để ngăn cản việc lưu trữ và truyền tải trái phép các tài liệu đã có bản quyền; và

(b) những hạn chế trong hệ thống luật pháp của mình có tác dụng ngăn cản việc cứu trợ tài chính chống lại các Nhà cung cấp dịch vụ Internet đối với những vi phạm bản quyền mà họ không kiểm soát, khởi xướng hoặc chỉ dẫn và xảy ra thông qua các hệ thống hay không gian mạng được kiểm soát hoặc vận hành bởi họ hoặc người thay mặt họ.150

2. Những hạn chế được đề cập trong Khoản 1(b) sẽ bao gồm những hạn chế đối với những chức năng sau:

 (a) truyền tải, định tuyến hoặc cung cấp những liên kết của tài liệu mà không sửa đổi nội dung của nó151, hoặc việc lưu trữ tạm thời các tài liệu đó được tiến hành tự động trong suốt một quy trình kỹ thuật;

 (b) việc ghi vào bộ nhớ đệm được thực hiện thông qua một qui trình tự động hóa;

(c) việc lưu trữ tài liệu,152theo sự chỉ dẫn của người sử dụng, trên một hệ thống hoặc không gian mạng được kiểm soát hoặc vận hành bởi hoặc cho Nhà cung cấp dịch vụ;153

 (d) dẫn chiếu hoặc liên kết người sử dụng với một địa điểm trực tuyến bằng việc sử dụng các công cụ định vị thông tin bao gồm các siêu liên kết (hyperlinks) và thư mục.

3. Để tạo hiệu quả trong việc xử lý vi phạm, mỗi Bên phải đưa vào trong luật của mình các điều kiện để các Nhà cung cấp dịch vụ Internet hội đủ tiêu chuẩn đối với những giới hạn như được mô tả trong Khoản 1(b), hoặc đưa ra những tình huống theo đó các Nhà cung cấp dịch vụ Internet không đáp ứng các giới hạn được mô tả trong Khoản 1(b):154,155

(a) Đối với những chức năng được dẫn chiếu trong Khoản 2(c) và 2(d) trên đây, những điều kiện như vậy bao gồm việc yêu cầu các Nhà cung cấp dịch vụ Internet xóa bỏ hoặc vô hiệu hóa ngay lập tức đường dẫn vào tài liệu thường trực trên mạng hoặc hệ thống của mình ngay khi biết rõ về vi phạm hoặc nhận thức được các dữ kiện hoặc tình huống cho thấy sự vi phạm đó là hiển nhiên qua việc nhận được thông báo156từ chủ sở hữu bản quyền về vi phạm hoặc một người nào đó được ủy quyền thay thế,

(b) Một Nhà cung cấp dịch vụ Internet xóa bỏ hoặc vô hiệu hóa đường dẫn vào tài liệu một cách có thiện ý theo khoản phụ (a) sẽ được miễn trách nhiệm đối với việc làm đó miễn là họ tiến hành các bước hợp lý để gởi trước thông báo đến đối tượng có tài liệu bị gỡ bỏ hoặc vô hiệu hóa.157

4. Trường hợp một hệ thống các thông báo phản hồi được cung cấp theo pháp luật của một Bên, và nếu tài liệu đã bị xóa hoặc đường dẫn đã bị vô hiệu hóa theo quy định tại Khoản 3, Bên đó sẽ yêu cầu Nhà cung cấp dịch vụ Internet khôi phục lại tài liệu trong phạm vi của thông báo phản hồi trừ khi người đưa ra thông báo gốc tìm đến sự trợ giúp tư pháp trong một khoảng thời gian hợp lý.

5. Mỗi Bên đảm bảo rằng các giải pháp tài chính phải sẵn có trong hệ thống pháp luật của mình để đối phó với bất kỳ người nào cố tình thể hiện sai lệch tài liệu trong các thông báo hoặc thông báo phản hồi làm phương hại đến các bên quan tâm158bởi lẽ Nhà cung cấp dịch vụ Internet dựa vào sự thể hiện sai lệch đó.

6.  Việc hội đủ điều kiện cho các giới hạn trong khoản 1 không thể là điều kiện đối với Nhà cung cấp dịch vụ Internet theo dõi dịch vụ của mình hoặc tìm kiếm các dữ kiện chỉ ra hoạt động sai phạm.

7. Mỗi Bên phải đưa ra những thủ tục, dù là tư pháp hay hành chính, phù hợp với hệ thống luật pháp của Bên đó và phù hợp với nguyên tắc công bằng và sự riêng tư giúp chủ sở hữu bản quyền người đã thực hiện khiếu kiện hành vi xâm phạm bản quyền có được ngay lập tức các thông tin xác định đối tượng vi phạm từ Nhà cung cấp dịch vụ Internet, trong trường hợp tìm kiếm thông tin để bảo vệ hoặc thi hành các quyền đó.

8. Các Bên hiểu rằng việc Nhà cung cấp dịch vụ Internet không hội đủ các tiêu chuẩn cho những giới hạn trong Khoản 1(b) không tự nó dẫn đến trách nhiệm.  Hơn nữa, Điều này không ảnh hưởng đến sự tồn tại của những hạn chế khác và ngoại lệ đối với quyền tác giả, hoặc bất kỳ biện pháp bảo vệ khác trong hệ thống pháp luật của Bên đó.

9. Khi thực hiện nghĩa vụ của mình theo Điều này, các Bên nhận ra tầm quan trọng của việc xem xét những tác động đối với các chủ sở hữu bản quyền và các Nhà cung cấp dịch vụ Internet.

Mục K: Điều khoản thi hành

Điều 18.83: Điều khoản thi hành

1. Trừ khi được qui định trong Điều 18.10 (Áp dụng Hiệp định đối với các vấn đề hiện có và hành vi trước đây) và các khoản 2, 3 và 4, mỗi Bên phải thi hành các điều khoản trong Chương này ngay khi Hiệp định có hiệu lực.159

2. Trong suốt những giai đoạn liên quan được qui định dưới đây, không có Bên nào được sửa đổi giải pháp hiện hữu hoặc thông qua một giải pháp mới vốn không mấy phù hợp với nghĩa vụ của mình dưới những điều khoản được dẫn chiếu dưới đây hơn là những giải pháp đã đi vào hiệu lực kể từ ngày Hiệp định này được ký kết.    Mục này không ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của một Bên theo điều ước quốc tế.

3. Đối với nghĩa vụ trong phạm vi giai đoạn chuyển tiếp, một Bên phải thực thi hoàn toàn nghĩa vụ của mình theo Điều 18.63 (Thời hạn bảo hộ quyền tác giả và các quyền liên quan) liên quan đến thời hạn bảo hộ quyền tác giả (Bên chuyển tiếp), Nhật Bản và Mexico phải áp dụng thời hạn bảo hộ hợp với luật pháp của nước mình đối với những tác phẩm liên quan trong suốt giai đoạn chuyển tiếp và áp dụng Điều 18.8.1 (Nguyên tắc đối xử quốc gia) liên quan đến thời hạn quyền tác giả nếu Bên đó  hoàn toàn áp dụng Điều 18.63.

4. Đối với nghĩa vụ trong phạm vi giai đoạn chuyển tiếp, một Bên phải thực thi hoàn toàn nghĩa vụ của mình dưới những điều khoản trong Chương này chậm nhất là ngày kết thúc của giai đoạn được nêu dưới đây bắt đầu từ ngày Hiệp định có hiệu lực.

(a)   đối với Brunei, liên quan đến:

Điều 18.7.2(d) (Hiệp định quốc tế), UPOV91, là 3 năm;

Điều 18.18 (Các loại dấu hiệu được xem là nhãn hiệu), liên quan đến nhãn hiệu âm thanh, là 3 năm;

Điều 18.47 (Bảo hộ kết quả thử nghiệm hoặc dữ liệu bí mật cho sản phẩm hóa nông), là 18 tháng;

 (iv) Điều 18.50 (Bảo hộ kết quả thử nghiệm hoặc dữ liệu bí mật), là 4 năm; ++

(v) Điều 18.51 (Các biện pháp liên quan đến lưu hành sản phẩm dược phẩm), là 2 năm;

 (vi) Điều 18.52 (Sinh phẩm), là 4 năm; ++ 

(vii) đối với Mục J (Nhà cung cấp dịch vụ Internet), là 3 năm

++ Nếu có sự chậm trễ bất hợp lý ở Brunei vào thời điểm bắt đầu nộp đơn xin giấy phép lưu hành cho các sản phẩm dược phẩm mới sau khi Brunei thực hiện nghĩa vụ của mình theo Điều 18.50 và Điều 18.52 liên quan đến các điểm (a) (iv) và (a)(vi), Brunei có thể xem xét áp dụng các biện pháp để khuyến khích của việc nộp đơn kịp thời nhằm giới thiệu các sản phẩm dược phẩm mới trên thị trường của nó.  Để đạt được điều đó, Brunei phải thông báo cho các Bên khác thông qua Ủy ban TPP và tham vấn các Bên về vấn đề trên.    Các cuộc tham vấn phải bắt đầu trong vòng 30 ngày kể từ ngày Bên quan tâm gửi yêu cầu, và sắp xếp thời gian phù hợp và tạo thuận lợi giải quyết vấn đề trên. Ngoài ra, biện pháp đưa ra phải dựa trên sự tôn trọng thương mại hợp pháp và cân nhắc đến việc khuyến khích phát triển các sản phẩm dược phẩm mới và cho phép nhanh chóng lưu hành các sản phẩm đó ở Brunei.

(b)   đối với Malaysia, liên quan đến:

Điều 18.7.2(a) (Hiệp định quốc tế), Nghị định thư Madrid, là 4 năm;

Điều 18.7.2(b) (Hiệp định quốc tế), Hiệp ước Budapest, là 4 năm;

Điều 18.7.2(c) (Hiệp định quốc tế), Hiệp ước Singapore, là 4 năm;

Điều 18.7.2(d) (Hiệp định quốc tế), UPOV 1991, là 4 năm;

(v) Điều 18.18.1 (Các loại dấu hiệu được xem là nhãn hiệu), đối với nhãn hiệu âm thanh, là 3 năm;

(vi) Điều 18.48.2 (Điều chỉnh thời hạn bằng sáng chế cho sự cắt giảm không hợp lý), là 4,5 năm;

 (vii) Điều 18.51 (Các biện pháp liên quan đến lưu hành sản phẩm dược phẩm), là 4,5 năm;

(viii) Điều 18.52 (Sinh phẩm), là 5 năm;

(ix) Điều 18.63(a) (Thời hạn bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan, đối với thời hạn dựa vào cuộc đời tác giả, là 2 năm;

 (x) Điều 18.76, đối với “gây nhầm lẫn với nhãn hiệu tương tự”, là 4 năm;

(xi) Điều 18.76.5(b) và (c) (Yêu cầu đặc biệt đối với các biện pháp kiểm soát biên giới), liên quan đến phạm vi quyền hạn kiểm soát biên giới trong quá cảnh và xuất khẩu, là 4 năm; và

(xii) Điều 18.79.2 (Bảo hộ vệ tinh chương trình và tín hiệu cáp đã được mã hóa), là 4 năm.

(c) Đối với Mexico, liên quan đến:

(i) Điều 18.7.2(d) Hiệp định quốc tế), UPOV 1991, là 4 năm;

(ii) Điều 18.47 (Bảo hộ kết quả thử nghiệm hoặc dữ liệu bí mật của sản phẩm hóa nông), là 5 năm;

 Điều 18.48.2 (Điều chỉnh thời hạn bằng sáng chế cho sự cắt giảm không hợp lý), là 4,5 năm;

(iv) Điều 18.50 (Bảo hộ kết quả thử nghiệm hoặc dữ liệu bí mật), là 5 năm;++

(v) Điều 18.52 (Sinh phẩm), là 5 năm;++ 

(vi) Mục J (Nhà cung cấp dịch vụ Internet), là 3 năm.

++ Nếu có sự chậm trễ bất hợp lý ở Mexico vào thời điểm bắt đầu nộp đơn xin giấy phép lưu hành cho các sản phẩm dược phẩm mới sau khi Brunei thực hiện nghĩa vụ của mình theo Điều 18.50 và Điều 18.52 liên quan đến các điểm (c) (iv) và (c)(v), Mexico có thể xem xét áp dụng các biện pháp để khuyến khích của việc nộp đơn kịp thời nhằm giới thiệu các sản phẩm dược phẩm mới trên thị trường của nó.  Để đạt được điều đó, Mexico phải thông báo cho các Bên khác thông qua Ủy ban TPP và tham vấn các Bên về vấn đề trên.   Các cuộc tham vấn phải bắt đầu trong vòng 30 ngày kể từ ngày Bên quan tâm gửi yêu cầu, và sắp xếp thời gian phù hợp và tạo thuận lợi giải quyết vấn đề trên.  Ngoài ra, các biện pháp đưa ra phải dựa trên sự tôn trọng thương mại hợp pháp và cân nhắc đến việc khuyến khích phát triển các sản phẩm dược phẩm mới và cho phép nhanh chóng lưu hành các sản phẩm đó ở Mexico.

(d) Đối với New Zealand, liên quan đến Điều 18.63 (Thời hạn bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan), là 8 năm.  Trừ trường hợp từ ngày có hiệu lực của Hiệp định đối với New Zealand New Zealand quy định rằng thời hạn bảo hộ đối với một tác phẩm, cuộc biểu diễn hoặc bản ghi âm trong suốt tám năm, đã hết thời hạn theo thời hạn đã được quy định theo luật pháp New Zealand trước khi có hiệu lực của Hiệp định này, thay vì hết hạn 60 năm kể từ ngày có liên quan tại Điều 18.63 là cơ sở để tính thời hạn bảo hộ theo Hiệp định này. Các Bên hiểu rằng, khi áp dụng Điều 18.10 (Áp dụng Hiệp định đối với các vấn đề hiện có và hành vi trước đây), New Zealand không cần khôi phục lại hoặc kéo dài thời hạn bảo hộ đối với các công trình, các buổi biểu diễn và bản ghi âm với một thời hạn theo quy định của câu trước đó, khi các công trình, các buổi biểu diễn và bản ghi âm trở thành tài sản sở hữu trí tuệ tại lãnh thổ của mình.

(e) Đối với Peru, liên quan đến:

(i) Điều 18.50.2 (Bảo hộ kết quả thử nghiệm hoặc dữ liệu bí mật), là 5 năm;

(ii) Điều 18.52 (Sinh phẩm), là 10 năm.

(f) Đối với Việt Nam, liên quan đến:

(i) Điều 18.7.2(b) (Hiệp định quốc tế), Hiệp ước Budapest, là 2 năm;

(ii) Điều 18.7.2(e) (Hiệp định quốc tế), WCT, là 3 năm;
(iii) Điều 18.7.2(f) (Hiệp định quốc tế), WPPT, là 3 năm;

(iv) Điều 18.18.1 (Các loại dấu hiệu được xem là nhãn hiệu), đối với nhãn hiệu âm thanh, là 3 năm;

(v) Điều 18.46.3 và 18.46.4 (Điều chỉnh kỳ hạn bằng sáng chế do những trì hoãn của cơ quan cấp bằng sáng chế, là 3 năm;

(vi) Điều 18.47 (Bảo hộ kết quả thử nghiệm hoặc dữ liệu bí mật cho sản phẩm hóa nông), là 5 năm;

(vii) Điều 18.51 (Các biện pháp liên quan đến lưu hành sản phẩm dược phẩm), là 3 năm;

(viii) Điều 18.48.2 (Điều chỉnh thời hạn bằng sáng chế cho sự cắt giảm không hợp lý), là 5 năm;

(ix) Điều 18.63 (Thời hạn bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan), đối với thời hạn tác phẩm dựa trên cuộc đời tác giả, là 5 năm;

(x) Điều 18.76.5(b) (Yêu cầu đặc biệt đối với các biện pháp kiểm soát biên giới), liên quan đến phạm vi quyền hạn kiểm soát biên giới trong xuất khẩu, là 3 năm;

(xi) Điều 18.76.5(b) và (c) (Yêu cầu đặc biệt đối với các biện pháp kiểm soát biên giới), liên quan đến phạm vi quyền hạn kiểm soát biên giới trong quá cảnh, là 2 năm;

(xii) Mục J (Nhà cung cấp dịch vụ Internet), là 3 năm;

(xiii) Điều 18.77.6(g) (Các biện pháp và hình phạt hình sự) về thực thi các biện pháp không cần yêu cầu của người giữ quyền không phải quyền tác giả, là 3 năm;

(xiv) Điều 18.77.6(g) (Các biện pháp và hình phạt hình sự) về nhập khẩu hàng hóa đánh cắp bản quyền, là 3 năm;

(xv) Điều 18.79.1 (Bảo hộ vệ tinh chương trình và tín hiệu cáp đã được mã hóa), về chế tài hình sự, là 3 năm;

(xvi) Điều 18.79.3 Bảo hộ vệ tinh chương trình và tín hiệu cáp đã được mã hóa), về tín hiệu cáp, là 3 năm;

(xvii) Điều 18.78.2 và Điều 18.78.3 (Bí mật thương mại), là 3 năm;

(xviii) Điều 18.77.4 (Các biện pháp và hình phạt hình sự), về máy quay kết hợp, là 3 năm;

(xix) Điều 18.68 (TPMs), là 3 năm; 
(xx) Điều 18.69 (RMI), là 3 năm;

(xxi) Điều 18.77.2 (Các biện pháp và hình phạt hình sự), về nhập khẩu, là 3 năm;

(xxi) Điều 18.77.1(b) Các biện pháp và hình phạt hình sự),  là 3 năm;

(xxiii) Điều 18.50 (Bảo hộ kết quả thử nghiệm hoặc dữ liệu bí mật), là 10 năm;

(xxiv) Điều 18.52 (Sinh phẩm), là 10 năm;

(xxv) Điều 18.46.3 và Điều 18.46.4 (Điều chỉnh kỳ hạn bằng sáng chế do những trì hoãn của cơ quan cấp bằng sáng chế), về tuyên bố bằng sáng chế sản phẩm dược phẩm, là 5 năm; và

(xxvi) Điều 18.46.3 và Điều 18.46.4 (Điều chỉnh kỳ hạn bằng sáng chế do những trì hoãn của cơ quan cấp bằng sáng chế), về tuyên bố bằng sáng chế sản phẩm hóa nông, là 5 năm.

Đối với thời gian chuyển tiếp cho Điều 18.46.3 và Điều 18.46.4 (Điều chỉnh kỳ hạn bằng sáng chế do những trì hoãn của cơ quan cấp bằng sáng chế), về tuyên bố bằng sáng chế sản phẩm hóa nông, là 5 năm, các Bên sẽ xem xét một yêu cầu chính đáng của Việt Nam đối với đơn xin gia hạn chuyển tiếp thêm 1 năm.   Đơn xin gia hạn của Việt Nam phải kèm theo lý do xin gia hạn.  Việt Nam thực hiện việc gia hạn một lần này ngay khi gửi đơn xin gia hạn phù hợp với khoản này trừ phi Ủy Ban TPP quyết định rằng Việt Nam được gia hạn trong vòng 60 ngày kể từ ngày các Bên nhận được yêu cầu.   Chậm nhất là ngày kết thúc gia hạn nói trên, Việt Nam phải báo cáo Ủy ban TPP về các biện pháp đã thực hiện để thực hiện nghĩa vụ của mình theo Điều 18.46.3 và Điều 18.46.4.

Đối với giai đoạn chuyển tiếp theo Điều 18.50 (Bảo hộ kết quả thử nghiệm hoặc dữ liệu bí mật) và Điều 18.52 (Sinh phẩm) cho sản phẩm dược phẩm:

(A) Các Bên sẽ xem xét một yêu cầu chính đáng của Việt Nam đối với đối với đơn xin gia hạn chuyển tiếp thêm tối đa 2 năm.Đơn xin gia hạn của Việt Nam phải kèm theo lý do xin gia hạn.  Việt Nam thực hiện việc gia hạn một lần này ngay khi gửi đơn xin gia hạn phù hợp với khoản này trừ phi Ủy Ban TPP quyết định rằng Việt Nam được gia hạn trong vòng 60 ngày kể từ ngày các Bên nhận được yêu cầu.  Chậm nhất là ngày kết thúc gia hạn nói trên, Việt Nam phải báo cáo Ủy ban TPP về các biện pháp đã thực hiện để thực hiện nghĩa vụ của mình theo Điều 18.50 (Bảo hộ kết quả thử nghiệm hoặc dữ liệu bí mật) và Điều 18.52 (Sinh phẩm).

(B) Việt Nam có thể yêu cầu gia hạn thêm 1 năm theo Chương 27 (Các điều khoản hành chính và thể chế).  Đơn xin gia hạn của Việt Nam phải kèm theo lý do xin gia hạn.  Ủy Ban sẽ xem xét quyết định theo thủ tục quy định tại Điều 27.3 (Ra quyết định), cho gia hạn dựa trên các yếu tố có liên quan, trong đó có thể bao gồm năng lực cũng như hoàn cảnh thích hợp khác.  Việt Nam có trách nhiệm thực hiện yêu cầu chậm nhất là một năm trước khi kết thúc thời hạn chuyển tiếp hai năm nêu trong câu đầu tiên của khoản (A). Các Bên sẽ xem xét cẩn trọng yêu cầu đó. Nếu Ủy ban TPP cho phép gia hạn theo yêu cầu của Việt Nam, Việt Nam phải báo cáo cho Ủy ban về các biện pháp đã thực hiện để thực hiện nghĩa vụ của mình theo Điều 18.50 (Bảo vệ kết quả thử nghiệm hoặc dữ liệu bí mật) và Điều 18.52 (Sinh phẩm) chậm nhất là ngày kết thúc gia hạn.  

(C) Việc thực thi Điều 18.50 (Bảo hộ kết quả thử nghiệm hoặc dữ liệu bí mật) và Điều 18.52 (Sinh phẩm) của Việt Nam trong ba năm sau ngày kết thúc gia hạn theo quy định tại khoản (A) không áp dụng giải quyết tranh chấp theo Chương 28 (Giải quyết tranh chấp).

Nếu có sự chậm trễ bất hợp lý ở Việt Nam trong thời điểm bắt đầu việc nộp đơn xin giấy phép lưu hành cho sản phẩm dược phẩm mới sau khi Việt Nam thực hiện nghĩa vụ của mình theo Điều 18.50 (Bảo hộ kết quả thử nghiệm hoặc dữ liệu bí mật) và Điều 18.52 (Sinh phẩm) liên quan đến các điểm (f) (xxiii) và (f) (xxiv), Việt Nam có thể xem xét áp dụng các biện pháp để khuyến khích việc nộp đơn kịp thời này nhằm giới thiệu các sản phẩm dược phẩm mới trên thị trường của nó.  Để đạt được điều đó, Việt Nam phải thông báo cho các Bên khác thông qua Ủy ban TPP và tham vấn các Bên về vấn đề trên.   Các cuộc tham vấn phải bắt đầu trong vòng 30 ngày kể từ ngày Bên quan tâm gửi yêu cầu, và sắp xếp thời gian phù hợp và tạo thuận lợi giải quyết vấn đề trên.Ngoài ra, biện pháp đưa ra phải dựa trên sự tôn trọng thương mại hợp pháp và cân nhắc đến việc khuyến khích phát triển các sản phẩm dược phẩm mới và cho phép nhanh chóng lưu hành các sản phẩm đó ở Việt Nam.

1 Mỗi Bên có thể thực hiện nghĩa vụ theo khoản 2(a) và 2(c) bằng cách phê chuẩn hoặc gia nhập Nghị định thư Madrid hoặc Hiệp ước Singapore.

2 Phụ lục 18-A áp dụng đối với điểm này.

3 Nhằm giải thích rõ hơn, đối với quyền tác giả và quyền liên quan không được quy định trong Mục H (Quyền tác giả và quyền liên quan), Hiệp định này không ngăn cản các Bên áp dụng biện pháp trái với nguyên tắc đối xử quốc gia đối với các quyền đó.

4 Trong khoản này, “bảo hộ” phải bao gồm các vấn đề về tính giá trị, mua lại,  phạm vi, việc duy trì hiệu lực và việc thực thi các quyền sở hữu trí tuệ, cũng như các vấn đề ảnh hưởng đến việc sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ được quy định rõ trong Hiệp định này.Ngoài ra, theo khoản này, "bảo hộ" cũng bao gồm việc cấm các hành vi vô hiệu hóa các biện pháp kỹ thuật hiệu quả quy định tại Điều 18.68 (TPMS) và các quy định liên quan đến thông tin quản lý quyền được nêu tại Điều 18.69 (RMI). Nhằm giải thích rõ hơn, “các vấn đề liên quan đến việc sử dụng quyền sở hữu trí tuệ đặc biệt trong Chương này” liên quan đến các tác phẩm, cuộc biểu diễn và bản ghi âm, bao gồm bất kỳ hình thức thanh toán, chẳng hạn như phí bản quyền, tiền bản quyền, thù lao công bằng, hoặc các khoản thu, trong trường hợp sử dụng mà thuộc quyền tác giả và quyền liên quan trong Chương này. Câu trên không ảnh hưởng đến việc giải thích của một Bên của "các vấn đề ảnh hưởng đến việc sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ" trong chú thích 3 của Hiệp định TRIPS.

5 Nhằm giải thích rõ hơn, các khoản 2 và 3 không ảnh hưởng đến nghĩa vụ của các Bên theo Điều 18.24 (Hệ thống quản lý nhãn hiệu điện tử).

6 Nhằm giải thích rõ hơn, khoản 2 không yêu cầu một Bên công bố trên Internet toàn bộ hồ sơ đăng ký liên quan.

7 Nhằm giải thích rõ hơn, khoản 3 không yêu cầu mỗi Bên công bố trên Internet toàn bộ hồ sơ về các quyền sở hữu trí tuệ đã được đăng ký hoặc được cấp.

8 Nhằm giải thích rõ hơn, Điều này không ảnh hưởng đến các điều khoản quy định vấn đề lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ trong các hiệp định quốc tế mà Bên đó là thành viên.

9 Các bên thừa nhận tầm quan trọng của những nỗ lực đa phương nhằm thúc đẩy việc chia sẻ và sử dụng các kết quả tìm kiếm, kiểm tra, với mục đích nâng cao chất lượng của quá trình tìm kiếm và kiểm tra, để giảm chi phí cho cả người nộp đơn và cơ quan sáng chế.

10 Phù hợp với định nghĩa của một chỉ dẫn địa lý tại Điều 18.1 (Định nghĩa), bất kỳ dấu hiệu hoặc tổ hợp các dấu hiệu sẽ được bảo hộ theo một hoặc nhiều phương tiện pháp lý để bảo hộ chỉ dẫn địa lý, hoặc sự kết hợp của phương tiện đó.

11 Nhằm giải thích rõ hơn, quyền độc quyền tại Điều này áp dụng đối với trường hợp sử dụng trái phép các chỉ dẫn địa lý với hàng hóa mà nhãn hiệu đã được đăng ký, trong trường hợp khi chỉ dẫn địa lý đó được sử dụng trong quá trình thương mại sẽ dẫn đến khả năng nhầm lẫn về nguồn gốc của hàng hoá.

12 Nhằm giải thích rõ hơn, các Bên hiểu rằng Điều này không được giải thích theo hướng ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của các Bên theo Điều 22 và Điều 23 của Hiệp định TRIPS.

13 Để xác định một nhãn hiệu nổi tiếng của một Bên, thì nhãn hiệu đó không cần phải nổi tiếng ra ngoài bộ phận công chúng thường sử dụng hàng hóa hoặc dịch vụ có liên quan đó.

14 Các Bên hiểu rằng nhãn hiệu nổi tiếng là một nhãn hiệu đã nổi tiếng trước đây trước khi đăng ký sử dụng nhãn hiệu đầu tiên được đề cập do Bên đó xác định.

15 Nhằm giải thích rõ hơn, việc hủy bỏ trong phạm vi của Mục này có thể được thực hiện thông qua thủ tục hủy bỏ hoặc thu hồi.

16 Mỗi bên dựa vào bản dịch của Phân loại theo Nice phải thường xuyên cập nhật Bảng phân loại Nice ngay khi bản dịch chính thức được ban hành và công bố.

17 Các Bên hiểu rằng các biện pháp khắc phục như vậy có thể, nhưng không cần, bao gồm những biện pháp sau: bãi bỏ, hủy bỏ, chuyển giao, bồi thường hoặc biện pháp ngăn chặn.

19 Điểm này cũng áp dụng đối với thủ tục tư pháp cho việc bảo hộ hoặc công nhận chỉ dẫn địa lý.

19 Nhằm giải thích rõ hơn, trong phạm vi Mục này, việc hủy bỏ có thể được thực hiện thông qua thủ tục hủy bỏ hoặc thu hồi.

20 Mỗi Bên không cần áp dụng Điều này đối với chỉ dẫn địa lý của rượu vang và rượu mạnh hoặc đơn xin công nhận hoặc kiến ​​nghị cho các chỉ dẫn địa lý đó.

21 Nhằm giải thích rõ hơn, nếu một Bên quy định các thủ tục tại Điều 18.31 (Thủ tục hành chính về bảo hộ hoặc công nhận chỉ dẫn địa lý) và Điều này được áp dụng đối với chỉ dẫn địa lý đối với rượu vang và rượu mạnh hoặc đơn xin công nhận hoặc kiến nghị đối với các chỉ dẫn địa lý đó, các Bên hiểu rằng mỗi Bên không cần bảo hộ hoặc công nhận chỉ dẫn địa lý của bất kỳ Bên nào khác liên quan đến các sản phẩm của cây nho mà các dấu hiệu có liên quan là giống với tên gọi thông thường của một giống nho tại lãnh thổ của Bên đó.

22 Nhằm giải thích rõ hơn, nếu những căn cứ liệt kê trong khoản 1 không tồn tại trong pháp luật của Bên tại thời điểm nộp đơn yêu cầu bảo hộ hoặc công nhận chỉ dẫn địa lý theo Điều 18.31 (Thủ tục hành chính về bảo hộ hoặc công nhận chỉ dẫn địa lý), Bên đó không cần phải áp dụng những căn cứ đó trong phạm vi khoản 2 hoặc 4 (Căn cứ khiếu nại và huỷ bỏ) liên quan đến chỉ dẫn địa lý đó.

23 Để thay thế cho đoạn này, nếu một Bên có áp dụng một hệ thống riêng của các loại nêu tại khoản này kể từ ngày áp dụng theo Điều 18.36.6 (Hiệp định quốc tế), Bên đó phải có ít nhất quy định các cơ quan tư pháp của mình có quyền từ chối bảo hộ hoặc công nhận chỉ dẫn địa lý nếu các trường hợp quy định tại đoạn 1(c).

24 Trong phạm vi điểm này, nếu thích hợp, chính quyền của một Bên có thể xác định, cụm từ này có được dùng trong các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan được công nhận bởi các Bên dựa trên một loại hàng hóa trong lãnh thổ của Bên đó.

25 Nhằm giải thích rõ hơn, ngày nộp đơn nêu trong khoản này là ngày nộp đơn ưu tiên theo Công ước Paris.

26 Mỗi Bên phải áp dụng Điều 18.33 (Hướng dẫn xác dịnh tên gọi chung) và Điều 18.34 (Cụm từ đa thành tố) khi xem xét cấp bảo hộ hoặc công nhận chỉ dẫn địa lý căn cứ vào khoản này.

27 Đối với các điều ước quốc tế thuộc khoản 6 mà chỉ dẫn địa lý đã được xác định, nhưng chưa nhận được bảo hộ hoặc công nhận trên lãnh thổ của một Bên là thành viên, thì Bên đó có thể thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của đoạn 2 bằng cách tuân thủ các nghĩa vụ của khoản 1.

28 Một Bên có thể thực hiện theo Điều này bằng cách áp dụng Điều 18.31 (Thủ tục hành chính về bảo hộ hoặc công nhận chỉ dẫn địa lý) và Điều 18.32 (Căn cứ khiếu nại và huỷ bỏ).

29 Trong phạm vi của Điều này, một thỏa thuận "đã đồng ý về nguyên tắc" có nghĩa là một thỏa thuận liên quan đến một chính phủ khác, cơ quan chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế đã đạt được sự hiểu biết chính trị  và kết quả đàm phán các thỏa thuận đã được công bố công khai.

30 Trong phạm vi của Mục này, một Bên có thể coi thuật ngữ "trình độ sáng tạo" và "có khả năng áp dụng công nghiệp" lần lượt đồng nghĩa với thuật ngữ "không hiển nhiên" và "hữu ích".  Trong việc xác định liên quan đến trình độ sáng tạo, hoặc không hiển nhiên, mỗi Bên sẽ xem xét liệu sáng chế có thể hiển nhiên thực hiện được bởi một người có tay nghề cao, hoặc có kỹ năng sáng tạo thông thường, có liên quan đến tác phẩm gốc.

31 Các Bên được quyền bỏ qua thông tin chứa trong các đơn xin đăng ký quyền sở hữu trí tuệ công bố cho công chúng hoặc do cơ quan cấp bằng sáng chế công bố, trừ khi cơ quan công bố sai hoặc trừ khi bởi một người thứ ba là người nhận thông tin trực tiếp hoặc gián tiếp từ các nhà phát minh đã nộp đơn xin đăng ký mà nhà phát minh hoặc người thừa kế của họ không đồng ý.

32 Nhằm giải thích rõ hơn, một Bên có thể hạn chế việc áp dụng Điều này đối với thuyết mình được trình bày hoặc lấy trực tiếp hoặc gián tiếp từ nhà phát minh hay đồng  phát minh.  Nhằm giải thích rõ hơn, một Bên có thể quy định rằng, đối với các mục đích của Điều này, các thông tin thu được trực tiếp hoặc gián tiếp từ người nộp đơn sáng chế có thể được thông tin chứa trong các công bố công khai rằng đã được ủy quyền bởi, hoặc có nguồn gốc từ, người nộp đơn sáng chế.

33 Một Bên sẽ không bị yêu cầu áp dụng Điều này trong các trường hợp liên quan đến nguồn gốc hoặc trong các trường hợp mà hồ sơ xin cấp bằng sáng chế đã có ít nhất một tuyên bố có ngày nộp đơn có hiệu lực trước ngày có hiệu lực của Hiệp định này cho Bên đó hoặc hồ sơ có tuyên bố ưu tiên.

34 Nhằm giải thích rõ hơn, một Bên có thể cấp bằng sáng chế cho hồ sơ hợp lệ tiếp theo, nếu hồ sơ trước đó đã bị thu hồi, bị hủy bỏ, hoặc bị từ chối, hoặc không phải là tác phẩm gốc đối với hồ sơ tiếp theo.

35 Một Bên có thể quy định các sửa đổi đó không vượt quá phạm vi của việc tiết lộ của sáng chế, tính đến ngày nộp hồ sơ.

36 Phụ luc 18-D áp dụng đối với khoản này.

37 Trong phạm vi khoản này, một Bên có thể giải thích khoảng thời gian có nghĩa là khoảng thời gian thực hiện thủ tục hành chính ban đầu và thủ tục hành chính tại thời điểm cấp.

38 Một Bên có thể quy định "sự chậm trễ mà không liên quan trực tiếp đến cơ quan cấp bằng sáng chế" là sự chậm trễ đó là ngoài sự chỉ đạo hoặc kiểm soát của cơ quan cấp bằng sáng chế.

39 Bất kể quy định tại Điều 18.10 (Áp dụng Hiệp định đối với các vấn đề hiện có và hành vi trước đây), Điều này được áp dụng cho tất cả các hồ sơ xin cấp bằng sáng chế được nộp sau ngày có hiệu lực của Hiệp định này hoặc sau hai năm ký kết Hiệp định này cho Bên đó, tùy thuộc thời hạn nào trễ hơn.

40 Trong phạm vi Chương này, cụm từ “giấy phép lưu hành” đồng nghĩa với cụm từ “giấy chứng nhận vệ sinh” theo luật pháp của mỗi Bên.

41 Mỗi Bên khẳng định rằng các nghĩa vụ của Điều này áp dụng đối với trường hợp mà Bên đó yêu cầu nộp kết quả thử nghiệm hoặc dữ liệu bí mật mà: (a) chỉ yêu cầu sự an toàn của sản phẩm, (b) chỉ yêu cầu sự hiệu quả của các sản phẩm hoặc (c ) cả hai.

42 Nhằm giải thích rõ hơn, trong phạm vi Mục này, một sản phẩm hóa nông được xem là "tương tự" với sản phẩm hóa nông đã được phê duyệt trước đó nếu giấy phép lưu hành hoặc đơn xin giấy phép lưu hành của sản phẩm hóa nông tương tự dựa trên các kết quả thử nghiệm và dữ liệu bí mật liên quan đến sự an toàn và hiệu quả của các sản phẩm hóa nông đã được phê duyệt trước đó, hoặc sự chấp thuận từ trước của sản phẩm đã được phê duyệt trước đó.

43 Nhằm giải thích rõ hơn, mỗi Bên có thể hạn chế thời hạn bảo hộ theo Điều này xuống 10 năm.

44 Trong phạm vi Điều này, mỗi Bên có thể quy định từ “chứa” nghĩa là sử dụng.  Nhằm giải thích rõ hơn, trong phạm vi Điều này, mỗi Bên có thể quy định từ “sử dụng” nghĩa là đòi hỏi chất hóa học mới mang tác dụng chính của sản phẩm dự kiến.

45 Mỗi Bên có thể thực hiện các nghĩa vụ của khoản này đối với sản phẩm dược phẩm hoặc dược chất.

46 Nhằm giải thích rõ hơn, mỗi Bên có thể quy định thời hạn bảo hộ bổ sung thù để bù đắp cho sự cắt giảm bất hợp lý thời hạn có hiệu lực của bằng sáng chế do quá trình cấp phép lưu hành.  Bảo hộ đặc thù sẽ trao các quyền lợi theo bằng sáng chế, với các điều kiện và giới hạn theo quy định tại khoản 3.

47 Bất kể quy định tại Điều 18.10 (Áp dụng Hiệp định đối với các vấn đề hiện có và hành vi trước đây), Điều này áp dụng đối với hồ sơ xin cấp giấy phép lưu hành nộp sau ngày có hiệu lực của Điều này đối với Bên đó.

48 Phụ lục 18-D áp dụng đối với khoản này.

49 Nhằm giải thích rõ hơn, mỗi Bên được quyền quy định những ngoại lệ xem xét quy định áp dụng tại Bên đó hoặc một nước khác, hoặc cả hai.

50 Phụ lục 18-B và 18-C áp dụng đối với khoản 1 và 2 của Điều này.

51 Mỗi Bên khẳng định rằng các nghĩa vụ của Điều này và Điều 18.52 (Sinh phẩm) áp dụng đối với trường hợp Bên đó yêu cầu nộp kết quả thử nghiệm hoặc dữ liệu bí mật mà: (a) chỉ yêu cầu sự an toàn của sản phẩm, (b) chỉ yêu cầu tính hiệu quả của các sản phẩm hoặc (c) cả hai.

52 Nhằm giải thích rõ hơn, trong phạm vi Mục này, sản phẩm dược phẩm được xem là "tương tự" với sản phẩm dược phẩm được phê duyệt trước đó nếu giấy phép lưu hành hoặc đơn xin giấy phép lưu hành sản phẩm dược phẩm tương tự dựa trên các kết quả thử nghiệm và dữ liệu bí mật liên quan đến sự an toàn và hiệu quả của sản phẩm dược phẩm đã được phê duyệt trước đó, hoặc sự chấp thuận từ trước của sản phẩm đã được phê duyệt trước đó.

53 Nhằm giải thích rõ hơn, mỗi Bên có quyền giới hạn thời hạn bảo hộ theo khoản 1 xuống 5 năm, và thời hạn bảo hộ theo Điều 18.52.1 (a) (Sinh phẩm) xuống 8 năm.

54 Phụ lục 18-D áp dụng đối với khoản này.

55 Bên nào áp dụng thời hạn bảo hộ ít nhất 8 năm căn cứ khoản 1 không cần áp dụng khoản 2.

56 Trong phạm vi Điều 18.50.2(b) (Bảo hộ kết quả thử nghiệm hoặc dữ liệu bí mật), mỗi Bên có quyền chỉ bảo hộ kết quả thử nghiệm hoặc dữ liệu bí mật liên quan đến sự an toàn và tính hiệu quả của chất hóa học không được phê duyệt trước đây.

57 Nhằm giải thích rõ hơn, Trong phạm vi Điều này, mỗi Bên có quyền quy định “người giữ bằng sáng chế” bao gồm cả người được cấp bằng và người được ủy quyền giữ giấy phép lưu hành.

58 Trong phạm vi khoản 1(b), mỗi Bên có quyền quy định “lưu hành” tại thời điểm bắt đầu niêm yết cho các mục đích của việc hoàn trả sản phẩm dược phẩm theo một chương trình y tế quốc gia được điều hành bởi một Bên và được ghi vào Phụ lục 26-A (Tính minh bạch và công bằng về thủ tục cho các sản phẩm sản phẩm dược phẩm và thiết bị y tế).

59 Phụ lục 18-B, 18 – C và 18-D áp dụng đối với Điều này.

60 Mỗi Bên có quyền mở rộng sự bảo hộ của khoản này cho:

(a) giấy phép lưu hành thứ hai trở đi của sản phẩm dược phẩm đó; hoặc

(b) sản phẩm dược phẩm là sinh phẩm hoặc có chứa sinh phẩm đã được phê duyệt trước đây.

61 Mỗi Bên có quyền quy định rằng có thể nộp đơn xin cấp giấy phép sản phẩm dược phẩm là sinh phẩm hoặc có chứa sinh phẩm theo Điều 18.50.1(a) và Điều 18.50.1(b) (Bảo hộ kết quả thử nghiệm hoặc dữ liệu bí mật) trong vòng 5 năm kể từ ngày có hiệu lực của Hiệp định này, miễn là những sản phẩm dược phẩm khác cùng loại cũng đã được phê duyệt theo Điều 18.50.1(a) và Điều 18.50.1(b) trước ngày Hiệp định này có hiệu lực.

62 Trong phạm vi Điều này, mỗi Bên có xem từ “chứa” nghĩa là sử dụng.

63 Nhằm giải thích rõ hơn, các Bên hiểu rằng pháp luật của mỗi Bên phải quy định rằng các tác phẩm, cuộc biểu diễn hoặc bản ghi âm nói chung và các đối tượng tác phẩm, cuộc biểu diễn hoặc bản ghi âm dựa trên quyền tác giả hoặc quyền liên quan chỉ được bảo hộ nếu các tác phẩm, cuộc biểu diễn hoặc bản ghi âm đó đã được định hình dưới một số hình thức.

64 Những cụm từ “tác giả, người biểu diễn và nhà sản xuất bản ghi âm” còn chỉ người kế nhiệm của họ.

65 Các Bên hiểu rằng việc cung cấp cơ sở vật chất hỗ trợ truyền phát không được hiểu là truyền phát theo Chương này hoặc Công ước Berne.  Ngoài ra, các Bên hiểu rằng Điều này không loại trừ việc mỗi Bên áp dụng Điều 11bis(2) của Công ước Berne.

66 “Bản sao” và “bản gốc và bản sao” theo Điều này chỉ đề cập đến những bản sao hữu hình đã được định hình có thể lưu hành.

67 Khi xác định đáp ứng tiêu chuẩn người biểu diễn theo Điều này, mỗi Bên có thể quy định “công dân” là người đáp ứng tiêu chuẩn theo Điều 3 của WPPT.

68 Trong phạm vi Điều này, định hình nghĩa là cuốn băng hoàn chỉnh cuối cùng hoặc sản phẩm khác tương đương.

69 Nhằm giải thích rõ hơn, đối với cuộc biểu diễn hoặc bản ghi âm lần đầu tiên phát hành hoặc lần đầu tiên định hình trong lãnh thổ của một Bên, Bên đó có thể áp dụng tiêu chuẩn công bố, hoặc tiêu chuẩn định hình, hoặc cả hai.  Nhằm giải thích rõ hơn, để tuân thủ Điều 18.8 (Nguyên tắc đối xử quốc gia), những cuộc biểu diễn hoặc bản ghi âm lần đầu tiên phát hành hoặc lần đầu tiên định hình của một Bên trong lãnh thổ của Bên khác được đối xử không kém thuận lợi hơn các cuộc biểu diễn hoặc bản ghi âm lần đầu tiên phát hành hoặc lần đầu tiên định hình của Bên thứ hai.

70 Khi phát sóng và truyền phát đến công chúng, mỗi Bên có thể thực hiện nghĩa vụ theo Điều 15(1) và Điều 15(4) của WPPT và có thể áp dụng Điều 15(2) của WPPT, miễn là phù hợp với nghĩa vụ của Bên đó theo Điều 18.8 (Nguyên tắc đối xử quốc gia).

71 Nhằm giải thích rõ hơn, nghĩa vụ theo khoản này không bao gồm việc phát sóng hoặc truyền phát đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến hoặc vô tuyến âm thanh hay sự tái hiện lại của âm thanh được định hình trong một bản ghi âm dưới hình thức kết hợp trong một tác phẩm điện ảnh hoặc một tác phẩm nghe nhìn khác.

72 Trong phạm vi của điểm này, các Bên hiểu rằng mỗi Bên có thể quy định truyền dẫn lại không tương tác, phát thanh miễn phí, miễn là việc truyền dẫn đó hợp pháp theo quy định của cơ quan nhà nước quản lý truyền thông của Bên đó; những đối tượng tham gia việc truyền dẫn phải tuân thủ quy tắc, luật lệ của cơ quan đó; và việc truyền dẫn không bao gồm truyền dẫn thông qua Internet. Nhằm giải thích rõ hơn, ghi chú này không giới hạn việc mỗi Bên tận dụng nguồn lực của mình trong điểm này.

73 Nhằm giải thích rõ hơn, mỗi Bên có quyền quy định đảm bảo việc sử dụng và khai thác hợp pháp một tác phẩm, cuộc biểu diễn hoặc bản ghi âm trong suốt thời gian bảo hộ phù hợp với Điều 18.65 (Giới hạn và Ngoại lệ) và nghĩa vụ quốc tế của Bên đó.

74 Các Bên hiểu rằng nếu một Bên quy định thời hạn bảo hộ quyền tác giả kéo dài suốt cuộc đời tác giả và thêm 70 năm sau khi tác giả chết, thì quy định tại Điều 17 và Điều 18.8 (Nguyên tắc đối xử quốc gia) vẫn cho phép Bên đó áp dụng Điều 7.8 của Công ước Berne đối với thời hạn vượt quá thời hạn nêu tại điểm này về bảo hộ tác phẩm của Bên khác.

75 Nhằm giải thích rõ hơn điểm (b), nếu pháp luật của một Bên quy định thời hạn kể từ lúc tác phẩm được định hình thay vì kể từ thời điểm cho phép công bố đầu tiên, Bên đó sẽ tiếp tục áp dụng quy định của mình.

76 Nhằm giải thích rõ hơn, mỗi bên có thể tính thời hạn bảo hộ cho tác phẩm vô danh hoặc được ghi bút danh hoặc tác phẩm của đồng tác giả phù hợp với Điều 7(3) hoặc Điều 7bis của Công ước Berne, miễn là Bên đó áp dụng một khoản thời hạn bảo hộ tương ứng theo Điều này.

77 Khi được công nhận bởi Hiệp ước Marrakesh để tạo thuận lợi tiếp cận với các tác phẩm đối với người mù, khiếm thị, hoặc bị những khuyết tật khác không thể đọc tài liệu in, làm tại Marrakesh, ngày 27 tháng 6 năm 2013 (Hiệp ước Marrakesh).  Các Bên thừa nhận rằng một số Bên tạo điều kiện sẵn có của công trình ở định dạng có thể truy cập các đối tượng  trên vượt quá yêu cầu của Hiệp ước Marrakesh.

78 Nhằm giải thích rõ hơn, việc sử dụng nhằm mục đích thương mại có thể tùy từng trường hợp được coi là có một mục đích chính đáng theo Điều 18.65 (Hạn chế và ngoại lệ).

79 Nhằm giải thích rõ hơn, quy định này không ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền lợi tinh thần.

80 Quy định trong Điều này ảnh hưởng việc một Bên thiết lập: (i) loại hợp đồng là cơ sở để sáng tạo tác phẩm, cuộc biểu diễn hoặc bản ghi âm được, trong trường hợp không có thỏa thuận bằng văn bản, dẫn đến một sự chuyển giao quyền kinh tế của hoạt động của pháp luật cụ thể; và (ii) giới hạn hợp lý để bảo vệ lợi ích của chủ sở hữu quyền ban đầu, có tính đến lợi ích hợp pháp của người nhận chuyển nhượng.

81 Mỗi Bên được phép hạn chế việc nhập khẩu hoặc bán trong nước của một thiết bị mà không đưa ra một biện pháp công nghệ hiệu quả với mục đích duy nhất là để kiểm soát phân khúc thị trường cho bản sao hợp pháp của một bộ phim điện ảnh, mà không phải vi phạm pháp luật của mình.

82 Trong phạm vi điểm này, một Bên có thể quy định căn cứ để biết có thể được chứng minh thông qua bằng chứng hợp lý, có tính đến các sự kiện và hoàn cảnh xung quanh các hành động bất hợp pháp bị cáo buộc.

83 Nhằm giải thích rõ hơn, mỗi Bên có quyền áp đặt trách nhiệm dân sự hoặc hình sự theo khoản này cho một người làm hỏng bất kỳ biện pháp kỹ thuật hiệu quả nào để bảo vệ bất kỳ quyền độc quyền về quyền tác giả hoặc quyền liên quan đối với tác phẩm, cuộc biểu diễn, hoặc bản ghi âm được bảo hộ, nhưng không không kiểm soát truy cập đến tác phẩm, cuộc biểu diễn, hoặc bản ghi âm đó.

84 Một Bên có thể quy định các nghĩa vụ được mô tả trong điểm này đối với sản xuất, nhập khẩu và phân phối với chỉ áp dụng trong trường hợp mà những hoạt động này được thực hiện để bán hoặc cho thuê, hoặc nếu những hoạt động gây phương hại đến lợi ích của các chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan.

85 Các bên hiểu rằng quy định này vẫn được áp dụng trong các trường hợp trong đó người quảng bá, quảng cáo, hoặc tiếp thị thông qua các dịch vụ của một bên thứ ba.

86 Một Bên có thể tuân thủ đoạn này nếu các hành vi nêu tại điểm này không nhằm mục đích thương mại hoặc mục đích khác nhằm phá vỡ một biện pháp kỹ thuật hiệu quả.

87 Nhằm giải thích rõ hơn, sự cố ý theo quy định của Điều này và Điều 18.69 (RMI) có bao gồm yếu tố kiến thức.

88 tác Nhằm giải thích rõ hơn, trong phạm vi Điều này, Điều 18.69 (RMI) và Điều 18.77.1 (Tố tụng hình sự và Hình phạt), các Bên hiểu rằng mỗi Bên có thể xem “lợi thế tài chính” như “mục đích thương mại”.

89 Nhằm giải thích rõ hơn, các Bên không cần áp đặt trách nhiệm theo Điều này và Điều 18.69 (RMI) đối với những hành vi do Bên đó hoặc bên thứ ba thực hiện với sự đồng ý và cho phép của Bên đó.

90 Nhằm giải thích rõ hơn, các Bên không cần xem tội phạm gian lận nêu tại khoản 1(a) là vi phạm độc lập, nếu Bên đó áp dụng hình phạt hình sự đối với những hành vi đó thông qua những biện pháp khác.

91 Nhằm giải thích rõ hơn, các Bên không cần thực hiện một quyết tâm mới thông qua quá trình lập pháp, lập quy, hoặc thủ tục hành chính đối với những hạn chế và ngoại lệ đối với việc bảo vệ pháp lý của biện pháp công nghệ hiệu quả với: (i) trước đây được thành lập theo hiệp định thương mại có hiệu lực giữa hai hay nhiều bên; hoặc (ii) thực hiện trước đó bởi các bên, với điều kiện hạn chế và ngoại lệ đó là nếu không phù hợp với văn bản này.

92 Nhằm giải thích rõ hơn, mỗi Bên có thể quy định một ngoại lệ cho điểm 1(b) mà không cung cấp một ngoại lệ tương ứng vào điểm 1 (a), với điều kiện là các ngoại lệ đối với khoản 1 (b) được giới hạn để tạo điều kiện cho việc sử dụng hợp pháp đó là trong phạm vi hạn chế hoặc ngoại lệ 1 (a) theo quy định theo mục này.

93 Để giải thích điểm 4(b), điểm 1(a) nên được áp dụng đối với tất cả biện pháp công nghệ hiệu quả theo khoản 5, có sửa đổi bổ sung.

94 Nhằm giải thích rõ hơn, trong trường hợp bình thường, một biện pháp công nghệ ngẫu nhiên bị phá vỡ không phải là một biện pháp công nghệ "hiệu quả".

95 Mỗi Bên có thể thực hiện nghĩa vụ trong Điều này bằng cách chỉ quy định bảo hộ pháp lý đối với RMI điện tử.

96 Nhằm giải thích rõ hơn, một Bên có thể mở rộng sự bảo hộ của đoạn đến trường hợp mà người tham gia mà không có kiến ​​thức trong các hành vi trong tiểu mục (i), (ii) và (iii), và đến chủ sở hữu quyền liên quan .

97 Một Bên có thể tuân thủ nghĩa vụ của mình theo điểm này bằng cách quy định thủ tục tố tụng dân sự liên quan đến việc thực thi quyền lợi tinh thần theo luật bản quyền của nó.  Một Bên cũng có thể đáp ứng được nghĩa vụ của mình theo điểm này, nếu nó quy đinh biện pháp bảo hộ hiệu quả để đối với tác phẩm sưu tầm biên soạn gốc, với điều kiện là các hành vi được mô tả trong điểm này được xem như hành vi xâm phạm quyền tác giả trong tác phẩm sưu tầm biên soạn gốc.

98 Nhằm giải thích rõ hơn, một Bên có thể xem một tố chức phát sóng thành lập mà không vì mục đích thu lợi nhuận theo pháp luật của nó như là một tổ chức phát sóng phi thương mại công cộng.

99 Nhằm giải thích rõ hơn, tiền bản quyền có thể bao gồm thù lao công bằng.

100 Nhằm giải thích rõ hơn, “pháp luật” là những quy định về pháp luật không giới hạn.

101 Nhằm giải thích rõ hơn, căn cứ Điều 44 của Hiệp định TRIPS và quy định của Hiệp định này, mỗi Bên xác nhận rằng nó quy định những biện pháp hiệu quả đối với doanh nghiệp, không phân biệt doanh nghiệp là tư nhân hay nhà nước.

102 Nhằm giải thích rõ hơn, mỗi Bên có thể thực hiện Điều này trên cơ sở tuyên thệ hoặc các tài liệu có giá trị chứng cứ, chẳng hạn như tờ khai theo luật định.    Mỗi Bên cũng có thể quy định những suy đoán này là suy đoán này có thể bị bác bỏ bởi bằng chứng ngược lại.

103 Nhằm giải thích rõ hơn, mỗi Bên có thể thiết lập phương tiện để xác định “hình thức thông thường” đối với hỗ trợ vật chất cụ thể.

104 Nhằm giải thích rõ hơn, Chương này không ngăn cản một Bên cung cấp thông tin về thủ tục của bên thứ ba liên quan đến thực hiện nghĩa vụ theo khoản 2 và 3.

105 Nhằm giải thích rõ hơn, nếu một Bên cho phép các cơ quan hành chính độc quyền xác định tính hợp lệ của một nhãn hiệu đăng ký hoặc bằng sáng chế, quy định nêu tại khoản 2 và 3 sẽ ngăn cản cơ quan có thẩm quyền của Bên đó đình chỉ thủ tục thực thi cho đến khi tính hợp lệ của các nhãn hiệu đăng ký hoặc bằng sáng chế được xác định bởi các cơ quan hành chính.    Trong những thủ tục còn hiệu lực, nếu Bên đó nghi ngờ tính hợp lệ của thương hiệu hoặc bằng sáng chế đăng ký thì phải chứng minh rằng nhãn hiệu đã đăng ký hoặc bằng sáng chế đó không hợp lệ.   Bất kể yêu cầu này, một bên có thể yêu cầu chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá để cung cấp bằng chứng về sử dụng đầu tiên.

106 Một Bên có thể quy định rằng khoản này chỉ áp dụng cho những bằng sáng chế đã được nộp đơn yêu cầu kiểm tra và cấp giấy sau ngày có hiệu lực của Hiệp định này đối với Bên đó.

107 Nhằm giải thích rõ hơn, một Bên có thể đáp ứng các yêu cầu về công bố bằng cách công bố các quyết định hoặc phán quyết cho công chúng trên Internet.

108 Trong phạm vi Điều này, "chủ sở hữu quyền” bao gồm người được cấp cấp phép có thẩm quyền, các liên đoàn và hiệp hội có tư cách pháp lý và thẩm quyền để hưởng các quyền đó.   Thuật ngữ "người được cấp phép có thẩm quyền" bao gồm người được cấp phép độc quyền của một hoặc nhiều các quyền sở hữu trí tuệ độc quyền bao trùm trong một đối tượng tài sản trí tuệ nhất định.

109 Một Bên cũng có thể quy định các chủ sở hữu quyền không được hưởng bất kỳ trong những biện pháp khắc phục đã nêu tại khoản 3, 5 và 7 nếu họ bị phát hiện không sử dụng nhãn hiệu hàng hoá.   Nhằm giải thích rõ hơn, việc một Bên không tuân thủ những nghĩa vụ không đồng nghĩa với việc họ phải những biện pháp khắc phục tại các khoản 3, 5, 6 và 7.

110 Một Bên có thể thực hiện khoản này thông qua giả định những lợi nhuận đó là những thiệt hại nêu tại khoản 3.

111 Nhằm giải thích rõ hơn, khoản bồi thường bổ sung có thể bao gồm bồi thường răn đe hoặc bồi thường trừng phạt.

112 Nhằm giải thích rõ hơn, khoản bồi thường bổ sung có thể bao gồm bồi thường răn đe hoặc bồi thường trừng phạt.

113 Nhằm giải thích rõ hơn, một Bên có thể, nhưng không bắt buộc, đưa ra các biện pháp riêng biệt đối với các Điều 18.68 (TPMS) và Điều 18.69 (RMI), nếu những biện pháp khắc phục có sẵn theo luật bản quyền của nó.

114 Nếu luật bản quyền của một Bên quy định cả bồi thường thiệt hại đã được xác định và bồi thường thiệt hại bổ sung, Bên đó có thể thực hiện theo các yêu cầu của điểm này bằng cách chỉ quy định một trong những hình thức bồi thường thiệt hại.

115 Trong phạm vi Điều này:

(a) hàng hoá giả mạo nhãn hiệu có nghĩa là bất kỳ hàng hóa, bao gồm cả bao bì, mang nhãn hiệu trùng với nhãn hiệu đã đăng ký hợp lệ đối với các hàng hoá đó mà không cần ủy quyền, hoặc không thể phân biệt ở khía cạnh thiết yếu của mình từ một nhãn hiệu đó, và vì vậy xâm phạm các quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá theo luật của Bên quy định các thủ tục theo phần này; và

(b) hàng hóa xâm phạm quyền tác giả có nghĩa là bất cứ hàng hoá là bản sao được thực hiện mà không cần sự đồng ý của chủ sở hữu hoặc người được uỷ quyền hợp pháp của chủ thể quyền trong nước sản xuất và được thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp từ một sản phẩm mà việc tạo ra bản sao đó sẽ đã cấu thành hành vi xâm phạm quyền tác giả hoặc quyền liên quan theo quy định của pháp luật của Bên quy định các thủ tục theo mục này.

116 Trong phạm vi Điều này, cơ quan thẩm quyền có thể bao gồm các cơ quan tư pháp, hành chính hoặc cơ quan thi hành án theo luật pháp của mỗi Bên.

117 Nhằm giải thích rõ hơn, mỗi Bên có thể thiết lập các thủ tục hợp lý để nhận hoặc truy cập thông tin.

118 Nhằm giải thích rõ hơn, biện pháp trong phạm vi quyền hạn không yêu cầu đơn kiện chính thức từ một bên thứ ba hay người nắm giữ quyền.

119 Trong phạm vi Điều này, mỗi Bên có thể xem "hàng hóa phải chịu kiểm soát hải quan" là hàng hoá phải tuân theo thủ tục hải quan của Bên mình.

120 Trong phạm vi Điều này, mỗi Bên có thể xem hàng hóa “dành cho xuất khẩu” là hàng hóa được xuất khẩu.

121 Điểm này áp dụng cho hàng hóa bị nghi ngờ được quá cảnh từ một cơ quan hải quan đến cơ quan hải quan khác trong lãnh thổ của Bên đó nơi hàng hóa sẽ được xuất khẩu.

122 Để thay thế cho điểm này, mỗi Bên phải cố gắng cung cấp thông tin cho một Bên khác đối với hàng hoá mà nó đã được kiểm tra mà không có một người nhận hàng địa phương và được trung chuyển qua lãnh thổ của mình và gửi đến lãnh thổ của Bên kia, với quan điểm loại bỏ vi phạm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hàng hoá xâm phạm bản quyền trong thương mại quốc tế, để yêu cầu nỗ lực của Bên kia trong việc xác định hàng hoá bị nghi ngờ khi đến nơi trong lãnh thổ của mình.

123 Một Bên có thể thực hiện nghĩa vụ tại Điều này để xác định hàng hóa bị nghi ngờ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ theo khoản 5 phải xác định rằng hàng hoá bị nghi ngờ mang mô tả thương mại giả.

124 Nhằm giải thích rõ hơn, mỗi Bên có thể loại trừ việc áp dụng Điều này với lô hàng nhỏ có tính chất phi thương mại.

125 Các bên hiểu rằng một Bên có thể thực hiện điểm (b) bằng cách giải quyết các hành vi đáng kể như vậy theo thủ tục tố tụng hình sự và hình phạt của nó cho sử dụng không được ủy quyền của tác phẩm, cuộc biểu diễn và bản ghi âm đã được bảo hộ trong luật của mình.

126 Một Bên có thể quy định khối lượng và giá trị của bất kỳ mặt hàng vi phạm có thể được xem xét trong việc xác định các hành động gây phương hại đáng kể đến lợi ích của quyền tác giả hoặc quyền liên quan trong mối quan hệ với thị trường.

127 Các bên hiểu rằng một Bên có thể thực hiện nghĩa vụ của mình theo đoạn này bằng cách quy định phân phối hoặc bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hàng hoá xâm phạm quyền tác giả trên quy mô thương mại là một hoạt động trái pháp luật bị xử lý hình sự.     Hơn nữa, tố tụng hình sự và hình phạt được quy định tại các khoản 1, 2 và 3 được áp dụng trong bất kỳ khu vực thương mại tự do của một Bên.

128 Mỗi Bên có thể thực hiện nghĩa vụ của mình liên quan đến nhập khẩu của các nhãn hoặc bao bì thông qua các biện pháp liên quan đến phân phối của nó.

129 Mỗi Bên có thể tuân thủ nghĩa vụ của mình theo khoản này bằng cách cung cấp cho các thủ tục tố tụng hình sự và hình phạt được áp dụng đối với tội phạm nhãn hiệu hàng hoá.

130 Trong phạm vi Điều này, mỗi Bên có thể xem “copying” đồng nghĩa với sao chép.

131 Các bên hiểu rằng việc một Bên không thực hiện nghĩa vụ không đồng nghĩa với việc họ đối diện khả năng bị phạt tù và hay phạt tiền.

132 Một Bên cũng có thể giải thích cho trường hợp như vậy qua một hành vi phạm tội hình sự riêng biệt.

133 Một Bên cũng có thể cho phép cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết các vụ kiện vi phạm hành chính.

134 Đối với vi phạm quyền tác giả và quyền liên quan quy định tại khoản 1, một Bên có thể hạn chế áp dụng khoản này đối với các trường hợp có tác động vào khả năng của người có quyền khai thác các tác phẩm, cuộc biểu diễn hoặc bản ghi âm trên thị trường.

135 Để giải thích rõ hơn, Điều này không ảnh hưởng đến các biện pháp của Một Bên trong việc bảo vệ việc cung cấp bằng chứng hợp pháp về vi phạm pháp luật của Bên mình.

136 Trong phạm vi khoản này "trái với tập quán thương mại trung thực" là các hành vi như vi phạm hợp đồng, vi phạm tính bảo mật, và xúi giục vi phạm, và bao gồm việc thu thập các thông tin bí mật do bên thứ ba cung cấp mà bên thứ ba biết hoặc quá bất cẩn nên không biết rằng hành động này là sai.

137 Thuật ngữ "chiếm dụng" có thể xem như đồng nghĩa với "mua lại trái pháp luật".

138 Để giải thích rõ hơn, thuật ngữ "lắp ráp" và "thay đổi" có thể xem là một phần trong "sản xuất".

139 Trong phạm vi khoản này, một Bên có thể quy định rằng "có lý do để biết" có thể được chứng minh thông qua bằng chứng hợp lý, có tính đến các dữ kiện và hoàn cảnh xung quanh các hành động bất hợp pháp bị cáo buộc, như là một phần yêu cầu về "sự hiểu biết" của Bên đó. Một Bên có thể xem "có lý do để biết" như "có nghĩa là" cố ý sơ suất".

140 Đối với hành vi phạm tội hình sự và hình phạt tại khoản 1 và khoản 3, một Bên có thể yêu cầu chứng minh ý định né tránh thanh toán cho nhà phân phối hợp pháp, hoặc chứng minh ý định đạt được một lợi ích tài chính mà người nhận không được hưởng .

141 Các nghĩa vụ liên quan đến xuất khẩu có thể được tuân thủ bằng cách quy định việc chiếm hữu và phân phối một thiết bị hoặc hệ thống được mô tả trong khoản này là vi phạm pháp luật hình sự. Trong phạm vi Điều này, một Bên có thể quy định một "nhà phân phối hợp pháp" là một người có quyền hợp pháp trong lãnh thổ của Bên đó để phân phối tín hiệu có mang chương trình được mã hóa và cho phép việc giải mã các tín hiệu này.

142 Để giải thích rõ hơn và Trong phạm vi khoản 1(b) và khoản 3(b), một Bên có thể quy định việc cố tình tiếp nhận tín hiệu mang chương trình được mã hóa từ vệ tinh hoặc cáp nghĩa là tiếp nhận và sử dụng hoặc tiếp nhận và giải mã tín hiệu đó.

143 Để giải thích rõ hơn, một Bên có thể xem "tiếp tục phân phối" như "phát lại cho công chúng".

144 Nếu một Bên có quy định các biện pháp dân sự, Bên đó có thể yêu cầu chứng minh thiệt hại.

145 Một Bên có thể thực hiện nghĩa vụ của mình về việc "hỗ trợ bên khác nhận" bằng cách quy định các hình phạt hình sự đối với người cố ý công bố thông tin để tạo điều kiện hoặc hỗ trợ người khác nhận một tín hiệu mà không có sự cho phép của người phân phối hợp pháp của tín hiệu đó.

146 Để giải thích rõ hơn, khoản 2 không nên được hiểu là các cơ quan chính phủ trong khu vực được khuến khích sử dụng phần mềm máy tính vi phạm hoặc, nếu có, sử dụng phần mềm máy tính mà không có giấy phép liên quan.

147 Phụ lục 18-F được áp dụng cho Mục này.

148 Phụ lục 18-E được áp dụng cho Điều 18.82.3 và Điều 18.82.4 (Biện pháp pháp lý và khu vực an toàn).

149 Để giải thích rõ hơn, các Bên hiểu rằng các nghĩa vụ tại khoản 1(a) về "ưu đãi hợp pháp" có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.

150 Các Bên hiểu rằng, trong phạm vi một Bên xác định là phù hợp với các nghĩa vụ pháp lý quốc tế của mình, một hành động cụ thể không cấu thành hành vi vi phạm quyền tác giả, không có nghĩa vụ quy định một giới hạn liên quan đến hành vi đó.

151 Các bên hiểu rằng việc sửa đổi này không bao gồm sửa đổi được thực hiện như một phần của một quá trình kỹ thuật hoặc chỉ vì những lý do kỹ thuật như phân chia thành các gói.

152 Để giải thích rõ hơn, “storage" (“lưu trữ”) có thể hiểu là "hosting".

153 Để giải thích rõ hơn, việc lưu trữ tài liệu có thể bao gồm e-mail và file đính kèm được lưu trong máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ Internet và các trang web trên máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ Internet.

154 Một Bên có thể thực hiện các nghĩa vụ tại khoản 3 bằng cách duy trì một khuôn khổ trong đó:

(a) có một tổ chức các nhà đầu tư bao gồm đại diện của nhà cung cấp dịch vụ Internet và chủ sở hữu quyền, được thành lập với sự tham gia của chính phủ;

(b) tổ chức các nhà đầu tư phát triển và duy trì các thủ tục hiệu quả và kịp thời cho các đối tượng được chứng nhận bởi tổ chức các nhà đầu tư nhằm xác minh hiệu lực của từng thông báo về việc vi phạm bản quyền mà không có các trì hoãn không cần thiết bằng cách xác nhận rằng thông báo không phải là kết quả của một sai sót hay nhận diện sai trước khi chuyển tiếp các thông báo đã được xác nhận cho nhà cung cấp dịch vụ Internet có liên quan;

(c) có những hướng dẫn thích hợp cho các nhà cung cấp dịch vụ Internet đáp ứng đủ điều kiện cho các giới hạn nêu tại khoản 1(b), trong đó có yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ Internet phải nhanh chóng loại bỏ hoặc vô hiệu hóa quyền truy cập vào các tài liệu được chỉ định khi nhận được một thông báo đã xác minh; và được miễn trách nhiệm cho việc làm này như hướng dẫn; và

(d) có những biện pháp thích hợp trong đó quy định trách nhiệm pháp lý trong các trường hợp nhà cung cấp dịch vụ Internet biết về sự vi phạm hoặc nhận thức được các dữ kiện hay hoàn cảnh trong đó có hành vi vi phạm rõ ràng.

155 Các bên hiểu rằng Bên chưa thực hiện các nghĩa vụ tại các khoản 3 và 4 phải thực hiện các nghĩa vụ đó một cách hiệu quả và phù hợp với quy định của Hiến pháp nước mình. Với mục đích này, một Bên giao một vai trò thích hợp cho chính phủ mà không làm giảm tính kịp thời của quá trình quy định tại các khoản 3 và 4, và không đòi hỏi chính phủ thẩm định trước trước mỗi thông báo.

156 Để giải thích rõ hơn, một thông báo về vi phạm, có thể được quy định trong pháp luật của một Bên, phải có thông tin rằng:

(a) đủ để nhà cung cấp dịch vụ Internet xác định công việc, hiệu suất hoặc bản ghi âm nghi bị vi phạm, tài liệu nghi ngờ có vi phạm, và vị trí trực tuyến của vi phạm; và

(b) có đủ các dấu hiệu tin cậy đối với các quyền của người gửi thông báo.

157 Đối với chức năng tại điểm 2(b), một Bên có thể hạn chế các yêu cầu của khoản 3 liên quan đến một nhà cung cấp dịch vụ Internet gỡ bỏ hoặc vô hiệu hóa quyền truy cập tài liệu trong phạm vi các hoàn cảnh trong đó nhà cung cấp dịch vụ Internet nhận thức được hoặc nhận được thông báo rằng dữ liệu có cache đã được gỡ bỏ hoặc quyền truy cập tài liệu đó đã bị vô hiệu hóa tại trang gốc.

158 Để giải thích rõ hơn, các Bên hiểu rằng, bên quan tâm bất kỳ" có thể được giới hạn trong phạm vi những người có quyền lợi hợp pháp được công nhận theo luật của Bên đó.

159 Nhằm thực hiện và tuân thủ Điều 18.52.1 (Sinh Học), chỉ có các Bên sau đây đã xác định rằng mình đã yêu cầu thay đổi pháp luật trong nước và do đó cần thời gian chuyển tiếp:. Brunei, Malaysia, Mexico, Peru và Việt Nam.

CHƯƠNG 19

LAO ĐỘNG

Điều 19.1: Định nghĩa

Mục đích của Chương này:

Tuyên bố Tổ chức lao động quốc tế (ILO) là tuyên bố của Tổ chức lao động quốc tế về những nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc và những biện pháp tiếp theo (1998);

Luật lao động là các qui chế, qui định, hoặc những điều khoản của các qui chế, qui định của một Bên có liên quan trực tiếp đến quyền lao động được quốc tế công nhận dưới đây:

(a) tự do liên kết và công nhận hiệu quả quyền thương lượng tập thể;

(b) loại bỏ tất cả các hình thức lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc;

(c) bãi bỏ lao động trẻ em, cấm những hình thức lao động trẻ em tệ hại nhất;

(d) Không phân biệt đối xử trong lao động và nghề nghiệp; và

(e) những điều kiện làm việc có thể chấp nhận được đối với mức lương tối thiểu1, giờ làm việc, an toàn và sức khỏe lao động;

Các qui chế và qui định hoặc các qui chế hoặc qui định nghĩa  2:

(a) Đối với Úc, Đạo luật của Quốc hội liên bang, hoặc các qui định được đưa ra bởi Tổng toàn quyền tại Hội Đồng theo thẩm quyền được giao dưới một Đạo luật của Quốc hội liên bang;

(b) Đối với Malaysia, Hiến pháp Liên bang, Đạo luật của Quốc hội, luật pháp và qui định khác theo Đạo luật của Quốc hội;

(c) Đối với Mexico, Luật của Quốc hội hoặc những qui định và điều khoản được ban hành theo Luật của Quốc hội cho mục đích của Chương này bao gồm Hiến pháp Hợp chủng Mexico;

(d) Đối với Hoa Kỳ, Luật của Quốc hội hoặc những qui định và điều khoản được ban hành theo Luật của Quốc hội cho mục đích của Chương này bao gồm Hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ;

Điều 19.2: Tuyên bố về cam kết chung

1. Các Bên khẳng định nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên của ILO kể cả các thành viên được nêu trong Tuyên bố ILO liên quan đến quyền lao động trong phạm vi lãnh thổ của mình.

2. Các Bên công nhận rằng, như được nêu trong khoản 5 của Tuyên bố ILO, các tiêu chuẩn lao động không nên được sử dụng cho các mục đích bảo hộ thương mại.

Điều 19.3: Quyền lao động

1. Mỗi Bên phải thông qua và duy trì trong các qui chế và qui định của mình các quyền dưới đây như được nêu trong Tuyên bố ILO:

(a) tự do liên kết và công nhận hiệu quả quyền thương lượng tập thể;

(b) loại bỏ tất cả các hình thức lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc;

(c) bãi bỏ lao động trẻ em, cấm những hình thức lao động trẻ em tệ hại nhất; và

(d) Không phân biệt đối xử trong lao động và nghề nghiệp;

2. Mỗi Bên phải thông qua và duy trì trong các qui chế và qui định của mình các điều kiện làm việc có thể chấp nhận được đối với mức lương tối thiểu, giờ làm việc, an toàn và sức khỏe lao động.

Điều 19.4: Không vi phạm

Các Bên công nhận rằng không thích hợp để khuyến khích thương mại hoặc đầu tư bằng cách làm suy yếu hoặc làm giảm sự bảo vệ được qui định trong luật lao động của mỗi Bên.  Theo đó, không Bên nào được từ bỏ hoặc phớt lờ, hoặc ngỏ ý từ bỏ hoặc phớt lờ các qui chế hoặc qui định của mình:

(a) thực hiện Điều 19.3.1 (Quyền lao động) nếu việc từ bỏ hoặc phớt lờ đó không phù hợp với quyền được nêu trong khoản đó; hoặc

(b) thực hiện Điều 19.3.1 hoặc Điều 19.3.2 (Quyền lao động), nếu việc từ bỏ hoặc phớt lờ đó làm suy yếu hoặc làm giảm sự tuân thủ quyền được nêu trong Điều 19.3.1, hoặc điều kiện công việc được dẫn chiếu trong Điều 19.3.2 (Quyền lao động), trong khu vực thương mại hoặc khu vực hải quan đặc biệt chẳng hạn khu chế xuất hoặc khu ngoại thương trong lãnh thổ của Bên đó theo cách gây ảnh hưởng đến thương mại hoặc đầu tư giữa các Bên.

Điều 19.5: Thực thi Luật lao động

1. Không Bên nào được từ chối thực hiện một cách hiệu quả luật lao động của mình thông qua chương trình hành động hoặc không hành động được duy trì và kéo dài theo cách ảnh hưởng đến thương mại hoặc đầu tư giữa các Bên sau khi Hiệp định này đi vào hiệu lực.

2. Nếu một Bên không tuân thủ nghĩa vụ theo Chương này thì quyết định mà Bên đó đưa ra về việc cung cấp nguồn lực thực thi pháp luật sẽ không biện minh cho hành động không tuân thủ đó. Mỗi Bên giữ lại quyền tự quyết thực thi hợp lý và quyền đưa ra những quyết định đúng đắn về việc phân bổ nguồn lực thực thi pháp luật cho các hoạt động thực thi luật lao động trong các quyền lao động cơ bản và những điều kiện công việc có thể chấp nhận được được liệt kê trong Điều 19.3.1 (Luật lao động) và Điều 19.3.2 (Quyền lao động) miễn là việc thực hiện quyền tự quyết đó và những quyết định đó không đi ngược lại với nghĩa vụ qui định trong Chương này.

3. Không có điều gì trong Chương này được hiểu là ủy quyền cho các cơ quan thẩm quyền của một Bên thực hiện các hoạt động thực thi pháp luật trong lãnh thổ của một Bên khác.

Điều 19.6: Lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc

Mỗi Bên công nhận mục đích của việc loại bỏ các hình thức lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc bao gồm lao động trẻ em cưỡng bức hoặc bắt buộc.   Khi xét đến việc các Bên đã đảm nhận nghĩa vụ trong vấn đề này theo Điều 19.3 (Quyền lao động), mỗi Bên sẽ không khuyến khích, thông qua những sáng kiến họ xét là phù hợp, việc nhập khẩu các hàng hóa từ các nguồn khác được sản xuất toàn bộ hoặc một phần bởi lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc, bao gồm lao động trẻ em cưỡng bức hoặc bắt buộc. 6

Điều 19.7: Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

Mỗi Bên phải cố gắng khuyến khích các doanh nghiệp tự nguyện áp dụng các sáng kiến trách nhiệm xã hội doanh nghiệp về vấn đề lao động đã được phê chuẩn hoặc hỗ trợ bởi Bên đó.

Điều 19.8: Nhận thức cộng đồng và những đảm bảo về thủ tục

1. Mỗi Bên phải đẩy mạnh nhận thức cộng đồng về luật lao động của mình bao gồm việc phải đảm bảo rằng thông tin liên quan đến luật lao động, các thủ tục thực thi và tuân thủ phải được công bố rộng rãi đến công chúng.

2. Mỗi Bên phải đảm bảo rằng những ai với sự quan tâm đã được công nhận trong hệ thống luật pháp của mình đối với một vấn đề cụ thể nào đó đều có quyền tiếp cận các tòa án không thiên vị và độc lập để thực thi luật lao động của Bên đó. Các tòa án này có thể gồm tòa án hành chính, cơ quan tài phán bán tư pháp, tòa án tư pháp hoặc tòa án lao động như được qui định trong luật pháp của mỗi Bên.

3. Mỗi Bên phải đảm bảo rằng các thủ tục tố tụng trước các tòa án này cho việc thi hành pháp luật lao động của mình phải công bằng, bình đẳng và minh bạch; thực hiện theo đúng thủ tục của pháp luật; và không kéo theo những phí hoặc thời hạn không hợp lý hoặc sự chậm trễ không cần thiết.   Bất kỳ cuộc điều trần nào trong các thủ tục tố tụng này phải công khai trừ khi việc thi hành công lý có yêu cầu khác phù hợp với pháp luật của mình.

4. Mỗi Bên phải đảm bảo rằng:

(a) các bên tham gia tố tụng phải có quyền hỗ trợ hoặc bảo vệ vị thế tương ứng của họ, kể cả việc phải trình ra các thông tin hoặc bằng chứng;

(b) các quyết định cuối cùng về phải trái của vụ việc

(i) phải được dựa trên thông tin hoặc bằng chứng theo đó các bên được có cơ hội lắng nghe;

(ii) phải nêu ra lý do dẫn đến quyết định cuối cùng; và

(iii) phải có sẵn bằng văn bản cho các bên tham gia tố tụng và công chúng phù hợp với luật pháp.

5. Mỗi Bên phải qui định rằng các bên tham gia tố tụng phải được quyền xin xét lại hoặc khiếu nại nếu phù hợp theo luật pháp của mình.

6. Mỗi Bên phải đảm bảo rằng các bên tham gia tố tụng phải có quyền sử dụng các biện pháp theo luật pháp của mình cho việc thực thi hiệu quả quyền của mình theo luật lao động của Bên đó và các giải pháp này phải được tiến hành kịp thời.

7. Mỗi Bên phải cung cấp các thủ tục để thực thi hiệu quả các quyết định cuối cùng của tòa án mình trong các vụ tố tụng này.

Điều 19.9: Đệ trình công khai

1. Mỗi Bên, thông qua điểm liên hệ của mình được chỉ định theo Điều 19.13 (Các điểm liên hệ), phải qui định việc tiếp nhận và xem xét các hồ sơ được đệ trình từ một Bên khác về những vấn đề liên quan đến Chương này phù hợp với thủ tục nội địa của mình.  Mỗi Bên phải công khai các thủ tục của mình kể cả thời gian cho việc tiếp nhận và xem xét các hồ sơ đệ trình.

2. Một Bên có thể qui định trong các thủ tục của mình rằng để được xem xét, một hồ sơ đệ trình tối thiểu phải:

(a) đưa ra một vấn đề liên quan trực tiếp đến Chương này;

(b) nhận rõ người hoặc tổ chức nộp hồ sơ đó; và

(c) giải thích, tới mức có thể, vấn đề được đưa ra đó ảnh hưởng như thế nào và tới chừng mực nào đến thương mại hoặc đầu tư giữa các Bên.

3.  Mỗi Bên phải:

(a) xem xét những vấn đề được đưa ra trong hồ sơ đệ trình và phản hồi kịp thời đến người đệ trình, kể cả bằng văn bản nếu phù hợp; và

(b) Công khai kịp thời hồ sơ đệ trình và kết quả xem xét đến các Bên khác và công chúng nếu phù hợp.

4. Một Bên có thể yêu cầu người hoặc tổ chức lập hồ sơ đó cung cấp thêm thông tin cần thiết để xem xét bản chất đích thực của hồ sơ đệ trình.

Điều 19.10: Hợp tác

1. Các Bên đều công nhận tầm quan trọng của hợp tác như là một cơ chế để thực thi hiệu quả Chương này, để nâng cao cơ hội cải thiện các tiêu chuẩn lao động và thúc đẩy những cam kết chung liên quan đến các vấn đề lao động bao gồm an sinh và chất lượng cuộc sống của người lao động, những nguyên tắc và quyền lợi được nêu trong Tuyên bố ILO.

  1.  

(a) xem xét quyền ưu tiên của mỗi Bên, mức độ phát triển và nguồn lực sẵn có;

(b) sự tham gia rộng rãi cũng như lợi ích qua lại của các Bên;

(c) sự phù hợp về năng lực và các hoạt động xây dựng năng lực bao gồm hỗ trợ kỹ thuật giữa các Bên để giải quyết các vấn đề bảo hộ lao động và các hoạt động để thúc đẩy thực hành sáng tạo tại nơi làm việc;

(d) việc tạo ra thành quả lao động đo lường được, tích cực và có ý nghĩa;

(e) hiệu quả về nguồn lực bao gồm thông qua việc sử dụng công nghệ nếu phù hợp để tối ưu hóa nguồn lực được sử dụng trong các hoạt động hợp tác;

(f) tính bổ sung với các sáng kiến khu vực và đa phương hiện hữu để giải quyết các vấn đề về lao động; và

(g) tính minh bạch và sự tham gia công khai.

3.  Mỗi Bên phải mời gọi ý kiến và sự tham gia nếu phù hợp của các bên liên quan, bao gồm đại diện người lao động và người sử dụng lao động trong việc nhận ra những mặt hợp tác tiềm năng và tiến hành các hoạt động hợp tác. Trong phạm vi thỏa thuận của các Bên tham gia, các hoạt động hợp tác có thể xảy ra thông qua cam kết song phương hoặc đa phương và có thể bao gồm các tổ chức khu vực hoặc quốc tế liên quan như ILO và các quốc gia thành viên ngoài TPP.

4. Kinh phí cho các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ của Chương này sẽ được quyết định bởi các Bên tham gia theo từng trường hợp cụ thể.

5. Ngoài các hoạt động hợp tác được khái quát trong Điều này, các Bên, nếu thích hợp, phải họp kín và thúc đẩy thành viên của mình tại các diễn đàn khu vực và đa phương để thúc đẩy lợi ích chung trong việc giải quyết các vấn đề lao động.

6.  Các lĩnh vực hợp tác bao gồm:

(a) tạo công ăn việc làm và thúc đẩy việc làm chất lượng và năng suất kể cả các chính sách tạo sự tăng trưởng việc làm và thúc đẩy khả năng kinh doanh bền vững;

(b) tạo việc làm chất lượng và năng suất liên quan đến phát triển bền vững và phát triển kỹ năng cho công việc trong các ngành công nghiệp mới nổi bao gồm các ngành công nghiệp môi trường;

(c) thực hành sáng tạo tại công sở để nâng cao an sinh và tính cạnh tranh của người lao động;

(d) phát triển nguồn lực con người và tăng cường cơ hội việc làm, bao gồm việc thông qua giáo dục lâu dài và thường xuyên, đào tạo, phát triển và nâng cấp các kỹ năng;

(e) cân bằng công việc và cuộc sống;

(f) thúc đẩy cải tiến trong kinh doanh và hiệu suất lao động đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ;

(g) chế độ thù lao;

(h) thúc đẩy nhận thức và tôn trọng các nguyên tắc và quyền lợi được nêu trong Tuyên bố ILO và khái niệm về Công việc thỏa đáng như được định nghĩa trong ILO;

(i) những điều luật lao động bao gồm việc thực thi hiệu quả các nguyên tắc và quyền lợi được nêu trong Tuyên bố ILO;

(j) an toàn và sức khỏe lao động;

(k) quản lý và phân xử lao động, chẳng hạn, tăng cường năng lực, hiệu quả và hiệu suất;

(l) thu thập và sử dụng thống kê lao động;

(m) thanh tra lao động, chẳng hạn, cải thiện cơ chế tuân thủ và thực thi pháp luật;

(n) giải quyết những thách thức và cơ hội của một nguồn lực đa dạng và đa thế hệ bao gồm:

(i) thúc đẩy sự bình đẳng và loại bỏ phân biệt đối xử trong lao động và nghề nghiệp đối với lao động nhập cư, hoặc trong các khía cạnh tuổi tác, khuyết tật và những đặc điểm khác không liên quan đến giá trị hoặc yêu cầu của lao động;

(ii) thúc đẩy sự bình đẳng, loại bỏ phân biệt đối xử đối với những quan tâm về việc làm của phụ nữ; và

(iii) bảo vệ người lao động dễ bị tổn thương kể cả lao động nhập cư, lao động lương thấp hoặc lao động không thường xuyên;(o) giải quyết những thách thức lao động và việc làm trong khủng hoảng kinh tế chẳng hạn thông qua các lĩnh vực quan tâm chung trong Hiệp định việc làm toàn cầucủa ILO;

(p) những vấn đề bảo vệ xã hội bao gồm đền bù cho người lao động trong trường hợp chấn thương hoặc bệnh nghề nghiệp, hệ thống lương hưu và kế hoạch trợ giúp việc làm;

(q) thực hành tốt nhất trong quan hệ lao động, ví dụ, cải thiện các quan hệ lao động bao gồm thúc đẩy cơ chế giải quyết tranh chấp tốt nhất;

(r) đối thoại xã hội bao gồm tham vấn và hợp tác ba bên;

(s) đối với quan hệ lao động trong các doanh nghiệp đa quốc gia, thúc đẩy việc chia sẻ thông tin và đối thoại liên quan đến điều kiện làm việc bởi các doanh nghiệp hoạt động trong hai hoặc nhiều Bên với các tổ chức đại diện người lao động ở mỗi Bên;

(t) trách nhiệm xã hội công ty; và

(u) các lĩnh vực khác khi các Bên có thể quyết định.

  1.  

(a) các hội thảo chuyên đề, đối thoại và các diễn đàn khác để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và những hoạt động tốt nhất bao gồm các diễn đàn trực tuyến và diễn đàn chia sẻ kiến thức khác;

(b) các chuyến tham quan, nghiên cứu, học hỏi để ghi chép và nghiên cứu các chính sách và phương pháp;

(c) hợp tác nghiên cứu và phát triển liên quan đến những thực hành tốt nhất về những chủ đề lợi ích đôi bên;

(d) các buổi giao lưu cụ thể về kiến thức chuyên sâu và trợ giúp kỹ thuật nếu phù hợp; và

(e) các hình thức khác khi các Bên có thể quyết định.

Điều 19.11: Đối thoại lao động hợp tác

1. Một Bên có thể đề nghị đối thoại với một Bên khác về bất kỳ vấn đề gì phát sinh theo Chương này vào bất cứ lúc nào bằng việc gởi một văn bản đề nghị đến điểm liên hệ mà Bên kia đã chỉ định theo Điều 19.13 (Các điểm liên hệ).

2. Bên đề nghị sẽ kèm theo các thông tin đầy đủ và cụ thể để giúp Bên kia phản hồi, bao gồm việc xác định các vấn đề được đề cập, chỉ ra cơ sở của đề nghị theo Chương này và, nếu có liên quan, cách thức mà thương mại và đầu tư giữa các Bên bị ảnh hưởng.

3. Trừ khi Bên đề nghị và Bên nhận đề nghị (các Bên đối thoại) đưa ra quyết định khác, đối thoại sẽ bắt đầu trong vòng 30 ngày kể từ ngày một Bên nhận được đề nghị đối thoại.  Các Bên đối thoại sẽ tiến hành đối thoại một cách có thiện ý.   Các Bên đối thoại sẽ cung cấp phương tiện để tiếp nhận và xem xét các quan điểm của những người quan tâm về vấn đề đó như là một phần của đối thoại.

4. Đối thoại có thể được tổ chức gặp mặt trực tiếp hoặc thông qua bất kỳ phương tiện công nghệ nào thuận lợi cho các Bên đối thoại.

5. Các Bên đối thoại sẽ xử lý tất cả các vấn đề được nêu trong đề nghị.    Nếu các Bên đối thoại giải quyết vấn đề đó, họ phải lập hồ sơ về kết quả kể cả, nếu phù hợp, những bước thực hiện cụ thể và thời gian họ đã thống nhất.Các Bên đối thoại sẽ công bố kết quả đến công chúng trừ khi có quyết định ngược lại.

6. Khi phát triển kết quả căn cứ theo khoản 5, các Bên đối thoại nên xem xét tất cả các phương án sẵn có và có thể cùng nhau quyết định về bất kỳ chương trình hành động nào họ coi là phù hợp, bao gồm:

(a) phát triển và thực hiện một kế hoạch hành động dưới bất kỳ hình thức nào họ thấy thỏa đáng, có thể bao gồm những bước cụ thể và có thể kiểm chứng chẳng hạn về kiểm tra, thanh tra lao động hoặc hành động tuân thủ và khung thời gian phù hợp;

(b) kiểm chứng độc lập về sự tuân thủ hoặc thực hiện bởi các cá nhân hoặc tổ chức, như ILO, được lựa chọn bởi các Bên đối thoại; và

(c) các ưu đãi phù hợp, chẳng hạn các chương trình hợp tác và xây dựng năng lực, nhằm khuyến khích hoặc hỗ trợ các Bên đối thoại nhận ra và xử lý các vấn đề lao động.

Điều 19.12: Hội đồng lao động

1. Các Bên thiết lập một Hội đồng lao động (Hội đồng) gồm các đại diện chính phủ cấp bộ hoặc cấp khác theo chỉ định của mỗi Bên.

2. Hội đồng sẽ họp mặt trong vòng một năm kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực.   Sau đó, Hội đồng sẽ họp mặt hai năm một lần trừ khi các Bên đưa ra quyết định khác.

3. Hội đồng sẽ:

(a) xem xét những vấn đề liên quan đến Chương này;

(b) thiết lập và xem xét những ưu tiên để hướng dẫn các quyết định của các Bên về hợp tác lao động và các hoạt động xây dựng năng lực được tiến hành căn cứ theo Chương này, có xét đến những nguyên tắc được nêu trong Điều 19.10.2 (Hợp tác);

(c) thống nhất về một chương trình công việc chung phù hợp với những ưu tiên được thiết lập theo điểm (b);

(d) giám sát và đánh giá chương trình làm việc chung này;

(e) xem xét các báo cáo từ các điểm liên hệ được chỉ định theo Điều 19.13 (Các điểm liên hệ);(f) thảo luận những vấn đề về lợi ích đôi bên;

(g) tạo điều kiện tham gia và nhận thức của cộng đồng về việc thực hiện Chương này; và

(h) Thực hiện bất kỳ chức năng nào khác khi các Bên có thể quyết định.

4. Trong suốt năm thứ năm sau ngày hiệu lực của Hiệp định, hoặc nếu các Bên có quyết định khác, Hội đồng sẽ xem xét việc thực hiện Chương này nhằm đảm bảo hoạt động hiệu quả của nó và báo cáo kết quả cũng như bất kỳ đề xuất nào lên Ủy ban TPP.

5.  Hội đồng có thể tiến hành những xem xét tiếp theo như được các Bên đồng ý.

6.  Mỗi Bên sẽ luân phiên chủ trì Hội đồng.

7. Tất cả các quyết định và báo cáo của Hội đồng sẽ được thực hiện bởi sự đồng thuận và được công bố công khai, trừ khi Hội đồng đưa ra quyết định khác.

8. Hội đồng sẽ thống nhất một bản báo cáo tổng kết chung về công việc của mình vào cuối mỗi buổi họp Hội đồng.

9. Các Bên sẽ, nếu phù hợp, liên kết với các tổ chức khu vực và quốc tế liên quan như ILO và APEC, về những vấn đề liên quan đến Chương này.  Hội đồng có thể tìm cách phát triển những đề xuất chung hoặc phối hợp với các tổ chức này hoặc với các quốc gia ngoài khối TPP.

Điều 19.13: Các điểm liên hệ

1. Mỗi Bên sẽ chỉ định một văn phòng hoặc một viên chức thuộc bộ lao động của mình hoặc tổ chức tương đương như là một điểm liên hệ để giải quyết những vấn đề liên quan đến Chương này trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực đối với Bên đó.  Mỗi Bên phải khẩn trương thông báo các Bên khác bất kỳ thay đổi nào về điểm liên hệ của mình.

2. Các điểm liên hệ sẽ:

(a) tạo điều kiện thông tin và phối hợp giữa các Bên: (b) hỗ trợ Hội đồng;

(c) báo cáo Hội đồng nếu phù hợp;

(d) đóng vai trò như một kênh thông tin với công chúng trong lãnh thổ tương ứng của họ; và

(e) làm việc cùng nhau kể cả với các cơ quan phù hợp khác của chính phủ mình nhằm phát triển và thực hiện những hoạt động hợp tác, được hướng dẫn bởi các ưu tiên của Hội đồng, các lĩnh vực hợp tác được nêu trong Điều 19.10.6 (Hợp tác) và nhu cầu của các Bên.

3. Các điểm liên hệ có thể phát triển và thực hiện các hoạt động hợp tác cụ thể song phương và đa phương.

4. Các điểm liên hệ có thể thông tin và phối hợp hoạt động thông qua họp mặt trực tiếp hay sử dụng các phương tiện công nghệ khác.

Điều 19.14: Quan hệ công chúng

1. Khi tiến hành các hoạt động của mình, kể cả các cuộc họp, Hội đồng sẽ cung cấp một phương tiện cho việc tiếp nhận và xem xét các quan điểm của những người quan tâm về những vấn đề liên quan đến Chương này.

2.  Mỗi Bên sẽ thiết lập hoặc duy trì, và tham vấn, một cơ quan tham vấn hoặc cố vấn lao động quốc gia hoặc cơ chế tương tự, cho các thành viên của công chúng, bao gồm các đại diện của các tổ chức lao động và kinh doanh, để đưa ra những quan điểm về những vấn đề liên quan đến Chương này.

Điều 19.15: Tham vấn lao động

1. Các Bên sẽ thực hiện mọi nỗ lực thông qua hợp tác và tham vấn dựa trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau để giải quyết bất kỳ vấn đề nào phát sinh theo Chương này.

2. Một Bên (Bên đề nghị) có thể, vào bất kỳ lúc nào, đề nghị tham vấn lao động với một Bên khác (Bên phản hồi) liên quan đến bất kỳ vấn đề nào phát sinh theo Chương này bằng việc gởi một văn bản đề nghị đến điểm liên hệ của Bên phản hồi.  Bên đề nghị sẽ gởi kèm đầy đủ và cụ thể các thông tin để trợ giúp Bên kia phản hồi, bao gồm việc xác định các vấn đề được đề cập, chỉ ra cơ sở pháp lý của đề nghị theo Chương này.  Bên đề nghị sẽ chuyển đề nghị đó đến các Bên khác qua các điểm liên hệ tương ứng.

3. Bên phản hồi sẽ, trừ khi có thỏa thuận khác với Bên đề nghị, trả lời bằng văn bản không quá bảy ngày sau khi nhận được đề nghị.  Bên phản hồi sẽ chuyển phúc đáp đến các Bên khác và tiến hành tham vấn lao động một cách có thiện ý.

4. Một Bên không phải là Bên đề nghị hoặc Bên phản hồi (Các Bên tham phấn) thấy rằng mình có mối quan tâm đặc biệt đến vấn đề có thể tham gia vào tham vấn lao động bằng việc gởi một thông báo đến các Bên trong thời gian bảy ngày kể từ ngày Bên đề nghị chuyển đề nghị tham vấn lao động.  Bên đó phải đưa vào trong thông báo của mình lời giải thích về sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề.

5. Các Bên phải tiến hành tham vấn lao động không quá 30 ngày sau khi Bên phản hồi nhận được đề nghị.

6. Trong tham vấn lao động:

(a) mỗi Bên tham vấn phải cung cấp đầy đủ thông tin để thúc đẩy xem xét trọn vẹn vấn đề; và

(b) bất kỳ Bên nào tham gia vào tham vấn phải đối xử với bất kỳ thông tin mật nào được trao đổi trong quá trình tham vấn trên cơ sở tương tự như Bên cung cấp thông tin đó.

7. Tham vấn lao động có thể được tiến hành thông qua các buổi họp trực tiếp hoặc qua bất kỳ phương tiện công nghệ nào thuận tiện cho các Bên tham vấn. Nếu tham vấn lao động được tiến hành thông qua các buổi họp trực tiếp, các buổi họp đó phải được tổ chức tại thủ đô của Bên phản hồi trừ khi các Bên tham vấn có thỏa thuận khác.

8. Các Bên tham vấn sẽ nỗ lực đi đến hướng giải quyết thỏa đáng đối với vấn đề thông qua tham vấn lao động theo Điều này, có xét đến các cơ hội hợp tác liên quan đến vấn đề. Các Bên tham vấn có thể đề nghị tham mưu từ một chuyên gia độc lập hoặc các chuyên gia được các Bên tham vấn lựa chọn để hỗ trợ cho mình. Các Bên tham vấn có thể viện đến các thủ tục như văn phòng làm việc tốt, sự hòa giải hoặc dàn xếp.

9. Trong tham vấn lao động theo Điều này, một Bên tham vấn có thể đề nghị Bên tham vấn kia sắp xếp nhân sự có kiến thức chuyên sâu về chủ đề chính của tham vấn lao động từ các cơ quan chính phủ hoặc cơ quan quản lý của mình.

10. Nếu các Bên tham vấn không thể giải quyết được vấn đề, bất kỳ Bên tham vấn nào cũng có thể đề nghị đại diện Hội đồng của các Bên tham vấn triệu tập cuộc họp để xem xét vấn đề bằng việc gởi một văn bản đề nghị đến Bên tham vấn kia thông qua điểm liên hệ.Bên đưa ra đề nghị đó sẽ thông báo cho tất cả Bên kia thông qua các điểm liên hệ.  Đại diện Hội đồng của các Bên tham vấn sẽ triệu tập cuộc họp không quá 30 ngày sau ngày nhận được đề nghị trừ khi các Bên tham vấn có thỏa thuận khác, và sẽ nỗ lực giải quyết vấn đề, bao gồm, nếu phù hợp, việc tham vấn các chuyên gia độc lập và viện đến các thủ tục như văn phòng tốt, sự hòa giải và dàn xếp.

11. Nếu các Bên tham vấn có thể giải quyết vấn đề, họ phải lập hồ sơ về kết quả kể cả, nếu phù hợp, những bước thực hiện cụ thể và thời gian đã được thỏa thuận. Các Bên tham vấn phải công bố kết quả đến các Bên và đến công chúng trừ khi họ có thỏa thuận khác.

12. Nếu các Bên tham vấn không giải quyết được vấn đề không quá 60 ngày sau ngày nhận được đề nghị theo khoản 2, Bên đề nghị có thể yêu cầu thành lập một ủy ban theo Điều 28.7 (Thành lập một ủy ban) và, như được qui định trong Chương 28 (Giải quyết tranh chấp), sau này có thể viện đến các điều khoản khác của Chương đó.

13. Không Bên nào được viện đến giải quyết tranh chấp theo Chương 28 (Giải quyết tranh chấp) đối với một vấn đề phát sinh theo Chương này mà trước hết không chịu nỗ lực giải quyết vấn đề đó theo Điều này.

14. Một Bên có thể viện đến tham vấn lao động theo Điều này mà không gây phương hại đến sự khởi đầu hoặc tiếp tục đối thoại lao động hợp tác theo Điều 19.11 (Đối thoại lao động hợp tác)

15. Tham vấn lao động phải được giữ bí mật và không gây phương hại đến quyền lợi của bất kỳ Bên nào trong bất kỳ thủ tục tố tụng khác.

1Đối với Singapore, lương tối thiểu có thể bao gồm thanh toán và điều chỉnh mức lương theo Luật Việc Làm và kế hoạch bổ sung lương theo Luật quỹ tiết kiệm trung ương.

2 Để rõ hơn, đối với mỗi Bên thiết lập một định nghĩa, mang hình thức chính phủ liên bang, định nghĩa của Bên đó sẽ áp dụng cho tất cả người lao động.

3Những nghĩa vụ được nêu trong Điều 19.3, khi liên quan đến ILO, chỉ được dẫn chiếu trong Tuyên bố ILO.

4Để xác minh một vi phạm nghĩa vụ theo Điều 19.3.1 hoặc Điều 19.3.2, một Bên phải chứng minh được rằng Bên kia đã không thông qua hoặc duy trì một qui chế, qui định hoặc thông lệ theo cách tạo ảnh hưởng đến thương mại hoặc đầu tư giữa các Bên.

5Để rõ hơn, nghĩa vụ này đề cập việc thiết lập các điều kiện công việc có thể chấp nhận bởi một Bên trong các qui chế, qui định và thông lệ của Bên đó.

6 Để rõ hơn, không điều gì trong Điều này cho phép một Bên thực hiện những sáng kiến không phù hợp với nghĩa vụ của mình theo điều khoản khác của Hiệp định này, Hiệp định WTO hoặc những hiệp định thương mại quốc tế khác.

Chương 20

MÔI TRƯỜNG

Điều 20.1: Các định nghĩa

Trong chương này:

Luật môi trường là một đạo luật hay quy định của một Bên, hoặc điều khoản trong đó, bao gồm bất kỳ nội dung nào về việc thực hiện nghĩa vụ của Bên đó theo một thỏa thuận môi trường đa phương, với mục đích chính là bảo vệ môi trường, hoặc ngăn ngừa một mối nguy hiểm cho đời sống hoặc sức khỏe con người, thông qua:

(a) Việc phòng ngừa, hạn chế hoặc kiểm soát việc xả hoặc thải các chất gây ô nhiễm;

(b) Việc kiểm soát các chất hóa học, vật chất, vật liệu hoặc chất thải nguy hại hoặc độc hại với môi trường, và việc phổ biến các thông tin có liên quan đến các chất đó; hoặc

(c) Việc bảo vệ hoặc bảo tồn động thực vật hoang dã, bao gồm các loài nguy cấp, môi trường sống của chúng, và khu vực tự nhiên được bảo vệ đặc biệt1, 2

Nhưng không bao gồm một quy chế hoặc quy định hoặc điều khoản nào trong đó liên quan trực tiếp đến an toàn và sức khoẻ của người lao động, và không bao gồm bất kỳ đạo luật hoặc quy định hoặc điều khoản nào trong đó có mục đích chính là quản lý sự tồn tại và thu hoạch nguyên thủy tài nguyên thiên nhiên; và

Quy chế hoặc quy định nghĩa là:

Đối với Australia, là một đạo luật của Quốc hội Liên bang, hay một quy định được ban hành bởi Tổng đốc trong Hội đồng theo thẩm quyền theo một đạo luật của Quốc hội liên bang, có hiệu lực ở cấp trung ương của chính phủ;

Đối với Brunei Darussalam, là một đạo luật, luật lệ hoặc một Quy chế ban hành căn cứ vào Hiến pháp nước Brunei Darussalam, thi hành bởi Chính quyền của vua Sultan và Yang Di-Pertuan của Brunei Darussalam;

Đối với Canada, là một đạo luật của Quốc Hội Canada hoặc quy định được ban hành theo một đạo luật của Quốc hội Canada có hiệu lực bởi hoạt động của cấp trung ương của chính phủ;

Đối với Chile, là đạo luật của Quốc hội hoặc nghị định của Chủ tịch nước Cộng hoà, được ban hành bởi Hiến pháp chính trị của nước Cộng hòa Chile;

Đối với Nhật Bản, là một Luật của Nghị viện, một Điều lệ của chính phủ, hoặc một Pháp lệnh cấp Bộ và các đơn luật lệ khác được thành lập theo Luật của Nghị viện, là có hiệu lực do hành động của các cấp trung ương của chính phủ;

Đối với Canada, là một đạo luật của Quốc Hội hoặc quy định được ban hành theo một đạo luật của Quốc hội có hiệu lực bởi hoạt động của chính phủ liên bang;

Đối với Mexico, là một đạo luật của Quốc Hội hoặc quy định được ban hành theo một đạo luật của Quốc hội có hiệu lực bởi hoạt động của cấp liên bang của chính phủ;

Đối với New Zealand, là một đạo luật của Quốc Hội New Zealand hoặc quy định được ban hành theo một đạo luật của Quốc hội New Zealand do Tổng đốc trong Hội đồng, được thi hành bởi hành động của cấp trung ương của chính phủ;

Đối với Peru, là một đạo luật của Quốc hội, Nghị định hoặc Nghị quyết của Trung ương của Chính phủ ban hành để thực hiện một quy luật của Quốc hội có hiệu lực do hành động của các cấp trung ương của chính phủ;

Đối với Singapore, là một đạo luật của Quốc Hội hoặc quy định được ban hành theo một đạo luật của Quốc hội Singapore có hiệu lực bởi hoạt động của chính phủ Singapore;

Đối với Mỹ, là một đạo luật của Quốc Hội hoặc quy định được ban hành theo một đạo luật của Quốc hội có hiệu lực bởi hoạt động của cấp trung ương của chính phủ; và

Đối với Việt Nam, là một đạo luật của Quốc hội, pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội, hay một quy định do Trung ương của Chính phủ ban hành để thực hiện một luật của Quốc hội hay một pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội, có hiệu lực do hành động của các cơ quan trung ương của chính phủ.

Điều 20.2. Mục tiêu

1. Mục tiêu của chương này là để thúc đẩy thương mại hỗ trợ lẫn nhau và chính sách môi trường; thúc đẩy bảo vệ môi trường mức độ cao và thực thi có hiệu quả pháp luật về môi trường; và tăng cường năng lực của các Bên để giải quyết các vấn đề môi trường liên quan đến thương mại, bao gồm cả thông qua hợp tác.

2. Cân nhắc những ưu tiên và hoàn cảnh quốc gia tương ứng, các thành viên công nhận rằng sự hợp tác tăng cường để bảo vệ và bảo tồn môi trường và quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên của họ mang lại những lợi ích mà có thể đóng góp vào sự phát triển bền vững, tăng cường công tác quản trị môi trường của mình và bổ sung cho các mục tiêu của Hiệp định này.

3. Các Bên tiếp tục công nhận rằng không thích hợp để thiết lập hoặc sử dụng luật về môi trường của các Bên hoặc các biện pháp khác theo cách sẽ tạo thành một sự hạn chế trá hình đối với thương mại hoặc đầu tư giữa các Bên.

Điều 20.3: Các cam kết chung

1. Các Bên thừa nhận tầm quan trọng của thương mại hỗ trợ lẫn nhau và chính sách và thông lệ về môi trường để cải thiện bảo vệ môi trường trong việc đẩy mạnh phát triển bền vững.

2. Các Bên thừa nhận chủ quyền của mỗi Bên trong việc thiết lập mức độ bảo vệ môi trường trong nước của riêng mình và những ưu tiên môi trường của mình, và trong việc thiết lập, thông qua hoặc sửa đổi các luật và chính sách môi trường cho phù hợp.

3. Mỗi Bên cần cố gắng đảm bảo rằng luật pháp và chính sách môi trường của mình quy định và khuyến khích công tác bảo vệ môi trường mức độ cao và tiếp tục cải thiện mức độ tương ứng của mình trong bảo vệ môi trường.

4. Không Bên nào không thực thi có hiệu quả pháp luật về môi trường của mình thông qua một quá trình kéo dài hoặc tái diễn hành động hoặc không hành động một cách có ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư giữa các Bên, kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực đối với Bên đó.

5. Các Bên công nhận rằng mỗi Bên giữ lại các quyền tự quyết và đưa ra quyết định liên quan đến: (a) các vấn đề về điều tra, truy tố, quản lý và tuân thủ; và (b) sự phân bổ nguồn lực thực thi pháp luật về môi trường liên quan đến pháp luật khác về môi trường được xác định để đạt mức ưu tiên cao hơn.  Theo đó, các Bên hiểu rằng, đối với việc thi hành pháp luật về môi trường, một Bên được coi là tuân thủ các quy định tại khoản 4 nếu một quá trình hành động hoặc không hành động phản ánh việc áp dụng hợp lý theo quyền quyết định đó, hoặc kết quả từ một quyết định ngay tình liên quan đến việc phân bổ các nguồn lực phù hợp với các ưu tiên cho việc thi hành pháp luật về môi trường của Bên đó.

6. Không nói tới quy định tại khoản 2, các thành viên công nhận rằng không thích hợp để khuyến khích thương mại hoặc đầu tư bằng việc làm suy yếu hoặc làm giảm sự bảo vệ trong luật môi trường tương ứng của mình.  Theo đó, một Bên không được từ bỏ hoặc làm giảm, hoặc đề nghị từ bỏ hoặc làm giảm, các quy định trong luật môi trường của mình theo hướng làm suy yếu hoặc làm giảm sự bảo vệ trong các điều luật đó nhằm khuyến khích thương mại và đầu tư giữa các Bên.

7. Không có gì trong Chương này được hiểu là trao quyền cho các cơ quan của của một Bên để thực hiện các hoạt động thực thi pháp luật về môi trường trên lãnh thổ của một Bên khác.

Điều 20.4: Các thỏa thuận môi trường đa phương

1. Các Bên thừa nhận rằng các thỏa thuận môi trường đa phương mà họ tham gia đóng một vai trò quan trọng trên toàn cầu và trong nước trong việc bảo vệ môi trường. Các bên cũng thừa nhận rằng sự thực thi tương ứng của họ về các thỏa thuận này là rất quan trọng để thực hiện các mục tiêu về môi trường trong các thỏa thuận này. Theo đó, mỗi Bên khẳng định cam kết của mình để thực hiện các thỏa thuận môi trường đa phương mà Bên đó là thành viên.

2. Các Bên nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường sự hỗ trợ lẫn nhau về pháp luật và chính sách về thương mại và môi trường, thông qua đối thoại giữa các Bên về các vấn đề thương mại và môi trường mà các Bên cùng quan tâm, đặc biệt là đối với việc đàm phán và thực hiện các thỏa thuận môi trường đa phương và các thỏa thuận thương mại có liên quan.

Điều 20.5: Bảo vệ tầng Ozone

1. Các Bên thừa nhận rằng lượng khí thải của một số chất có thể làm suy giảm đáng kể, nói cách khác là làm thay đổi tầng ozone theo hướng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và môi trường. Theo đó, mỗi Bên phải có biện pháp để kiểm soát việc sản xuất, tiêu thụ, và kinh doanh các chất này. 3, 4, 5

2. Các Bên cũng công nhận tầm quan trọng của sự tham gia và tham vấn cộng đồng theo quy định của pháp luật hoặc chính sách tương ứng của mình trong sự phát triển và thực hiện các biện pháp liên quan đến việc bảo vệ tầng ozone. Mỗi Bên phải công bố công khai, thích hợp các thông tin về các chương trình và hoạt động của mình, bao gồm cả các chương trình hợp tác, có liên quan đến việc bảo vệ tầng ozone.

3. Theo quy định tại Điều 20.12 (Khung hợp tác), các Bên sẽ hợp tác để giải quyết các vấn đề cùng quan tâm liên quan đến các chất phá hủy tầng ozone. Hợp tác có thể bao gồm, nhưng không giới hạn ở việc trao đổi thông tin và kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan đến:

(a) các chất thân thiện với môi trường thay thế cho các chất suy giảm tầng ozone;

(b) các thông lệ, chính sách và chương trình quản lý chất làm lạnh;

(c) các phương pháp đo ozone ở tầng bình lưu; và

(d) đấu tranh chống buôn bán trái phép các chất phá hủy tầng ozone.

Điều 20.6: Bảo vệ môi trường biển khỏi ô nhiễm từ tàu biển

1. Các Bên thừa nhận tầm quan trọng của việc bảo vệ và giữ gìn môi trường biển.   Với mục đích đó, mỗi Bên

phải có biện pháp để ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường biển từ tàu. 6, 7, 8

2.  Các Bên cũng công nhận tầm quan trọng của sự tham gia và tham vấn cộng đồng theo quy định của pháp luật hoặc chính sách tương ứng của mình trong sự phát triển và thực hiện các biện pháp ngăn chặn ô nhiễm trường biển do tàu.  Mỗi Bên cần công bố công khai các thông tin thích hợp về các chương trình và hoạt động của mình, bao gồm cả các chương trình hợp tác, có liên quan đến việc ngăn chặn ô nhiễm môi trường biển do tàu.

3. Theo Điều 20.12 (Khung hợp tác), các Bên sẽ hợp tác để giải quyết các vấn đề cùng quan tâm liên quan đến ô nhiễm môi trường biển do tàu.  Các lĩnh vực hợp tác có thể bao gồm:

(a)

ô nhiễm từ tàu do tai nạn;

(b)

ô nhiễm từ các các hoạt động thường xuyên của tàu;

(c)

ô nhiễm có chủ ý từ tàu;

(d)

sự phát triển công nghệ nhằm giảm thiểu chất thải từ tàu

(e)

phát thải từ tàu;

(f)

sự đầy đủ của các cơ sở tiếp nhận chất thải cảng;

(g)

sự bảo vệ tăng cường trong khu vực địa lý đặc biệt; và

(h)

các biện pháp cưỡng chế bao gồm cả các thông báo để treo cờ quốc tịch thích hợp, bởi chính quyền cảng.

Điều 20.7: Các vấn đề về thủ tục

1. Mỗi Bên sẽ nâng cao nhận thức của công chúng về luật và chính sách về môi trường của mình, bao gồm cả thủ tục thực thi và tuân thủ, bằng cách bảo đảm rằng công chúng dễ dàng tiếp cận các thông tin liên quan.

2. Mỗi Bên bảo đảm rằng một người có liên quan cư trú hoặc hoạt động trong lãnh thổ của mình có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của Bên đó điều tra cáo buộc vi phạm pháp luật về môi trường của mình, và yêu cầu các nhà chức trách có thẩm quyền đưa ra những yêu cầu về xem xét các cáo buộc trên, phù hợp với pháp luật của nước mình.

3. Mỗi Bên bảo đảm rằng thủ tục tố tụng tư pháp, bán tư pháp hoặc thủ tục hành chính cho việc thi hành pháp luật về môi trường của nước mình được thực hiện theo pháp luật của mình và những thủ tục tố tụng là công bằng, minh bạch và tuân thủ các thủ tục pháp luật.  Bất kỳ phiên tòa trong các thủ tục tố tụng sẽ được mở công khai, trừ khi cơ quan tư pháp có yêu cầu khác, và phù hợp với pháp luật của nước đó.

4. Mỗi Bên bảo đảm rằng những người có lợi ích công nhận theo luật pháp của mình trong một vấn đề cụ thể có quyền tiếp cận các thủ tục nêu tại khoản 3.

5. Mỗi Bên quy định các hình thức xử phạt hoặc biện pháp khắc phục thích hợp cho các vi phạm pháp luật về môi trường nhằm thi hành có hiệu quả các quy định pháp luật đó. Những biện pháp xử phạt hoặc biện pháp khắc phục trên có thể bao gồm quyền ban hành một hình thức xử phạt trực tiếp dành cho người vi phạm để gây ra sự thiệt hại hoặc giảm nhẹ, hay quyền yêu cầu hình thức xử phạt của chính phủ.

6. Mỗi Bên bảo đảm xem xét một cách thích hợp các yếu tố có liên quan đến việc thành lập các biện pháp trừng phạt hoặc xử phạt quy định tại khoản 5. Những yếu tố có thể bao gồm bản chất và tính nghiêm trọng của vi phạm, thiệt hại đối với môi trường và lợi ích kinh tế của người vi phạm thu được từ việc thực hiện các vi phạm.

Điều 20.8: Cơ hội cho tham gia cộng đồng

1. Mỗi Bên tìm cách đáp ứng các yêu cầu về thông tin liên quan tới việc thực hiện Chương này.

2. Mỗi Bên phải sử dụng các cơ chế tham vấn hiện có hoặc thiết lập cơ chế tham vấn mới, ví dụ như các ủy ban tư vấn quốc gia, nhằm tìm kiếm các quan điểm về các vấn đề liên quan đến việc thực hiện Chương này. Những cơ chế này có thể bao gồm những người có kinh nghiệm liên quan, khi thích hợp, bao gồm kinh nghiệm trong kinh doanh, bảo tồn và quản lý tài nguyên thiên nhiên, hoặc các vấn đề môi trường khác.

Điều 20.9: Đệ trình công cộng

1. Mỗi Bên quy định việc tiếp nhận, xem xét văn bản đệ trình từ người của Bên đó liên quan đến việc thực hiện Chương này9. Mỗi Bên sẽ phản hồi kịp thời các đệ trình bằng văn bản theo các thủ tục trong nước, và giúp cho dân chúng tiếp cận với đệ trình và các phản hồi, ví dụ bằng cách đăng trên một trang thông tin điện tử công cộng thích hợp.

2. Mỗi Bên thiết lập sao cho các thủ tục cho việc tiếp nhận và xem xét các văn bản đệ trình dễ tiếp cận và công khai, ví dụ bằng cách đăng trên một trang thông tin điện tử công cộng thích hợp.    Các thủ tục này có thể quy định điều kiện để xem xét việc nộp nên như sau:

(a) được viết bằng một trong những ngôn ngữ chính thức của Bên nhận đệ trình;

(b) xác định rõ người lập đệ trình;

(c) cung cấp đầy đủ thông tin để cho phép cho việc rà soát việc đệ trình bao gồm bất kỳ tài liệu chứng cứ nào có thể có cho việc lập đệ trình;

(d) giải thích nguyên nhân và mức độ của các vấn đề phát sinh ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư giữa các Bên;

(e) không đưa ra các vấn đề là đối tượng của thủ tục tố tụng tư pháp hoặc hành chính đang diễn ra; và

(f) cho biết vấn đề đã được thông báo bằng văn bản tới các cơ quan liên quan của Bên đó hay chưa và phản hồi của Bên đó nếu có.

3. Mỗi Bên sẽ thông báo cho các Bên khác các đối tượng chịu trách nhiệm tiếp nhận và phản hồi các đệ trình bằng văn bản quy định tại khoản 1 trong vòng 180 ngày kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực tại nước đó.

4. Nếu đệ trình khẳng định rằng một Bên đang không thực thi có hiệu quả pháp luật về môi trường của mình và theo các văn bản phản hồi cho Bên đó, bất kỳ Bên nào khác có thể yêu cầu Uỷ ban về Môi trường (Ủy ban) thảo luận về đề trình đó và trả lời bằng văn bản nhằm tiếp tục tìm hiểu các vấn đề được nêu ra trong đề trình và nếu thích hợp sẽ xem xét xem liệu vấn đề này có thể được hưởng lợi ích từ các hoạt động hợp tác.

5. Tại cuộc họp đầu tiên của mình, Uỷ ban sẽ lập thủ tục đệ trình để thảo luận về đề trình và các phản hồi mà một Bên tham khảo từ cuộc họp đó. Các thủ tục này có thể quy định việc sử dụng các chuyên gia hoặc các cơ quan hiện có để lập một bản báo cáo cho Ủy ban bao gồm các thông tin dựa trên những sự kiện có liên quan đến vấn đề này.

6. Không quá ba năm kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực, và sau đó là theo quyết định của các Bên, Uỷ ban sẽ báo cáo bằng văn bản cho Ủy ban TPP về việc thực hiện Điều này.   Để chuẩn bị bản báo cáo này, mỗi Bên sẽ cung cấp một bản tóm tắt bằng văn bản liên quan đến các hoạt động thực hiện theo Điều này.

Điều 20.10: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Mỗi Bên cần khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi lãnh thổ và quyền tài phán của mình tự nguyện áp dụng vào các chính sách và thông lệ của họ những nguyên tắc trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có liên quan đến môi trường, phù hợp với các tiêu chuẩn đã được công nhận quốc tế và các hướng dẫn đã được xác nhận hoặc được hỗ trợ bởi Bên đó.

Điều 20.11: Các cơ chế tự nguyện để Nâng cao biểu hiện môi trường

1. Các Bên thừa nhận rằng các cơ chế linh hoạt và tự nguyện, ví dụ, kiểm toán và báo cáo tự nguyện, ưu đãi dựa trên thị trường, chia sẻ tự nguyện thông tin và chuyên môn, và quan hệ đối tác công-tư, có thể đóng góp vào việc đạt được và duy trì bảo vệ môi trường mức độ cao và bổ sung các biện pháp quản lý trong nước.  Các Bên cũng công nhận rằng những cơ chế cần được thiết kế theo cách tối đa hóa lợi ích môi trường của các Bên và tránh việc tạo ra các rào cản không cần thiết đối với thương mại.

2. Vì vậy, theo pháp luật, quy định hoặc chính sách của nước mình và trong phạm vi thích hợp, mỗi Bên sẽ khuyến khích:

(a) Việc sử dụng các cơ chế linh hoạt và tự nguyện để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường trong lãnh thổ của mình; và

(b) Các cơ quan có liên quan, các doanh nghiệp và các tổ chức kinh doanh, các tổ chức phi chính phủ và những người quan tâm khác tham gia vào sự phát triển của các tiêu chí được sử dụng để đánh giá biểu hiện môi trường, liên quan đến các cơ chế tự nguyện đó, để tiếp tục phát triển và nâng cao các tiêu chí trên.

3. Hơn nữa, nếu các tổ chức tư nhân hoặc các tổ chức phi chính phủ có cơ chế tự nguyện cho việc quảng bá các sản phẩm dựa trên chất lượng môi trường của họ, mỗi Bên cần khuyến khích các đơn vị và tổ chức phát triển các cơ chế tự nguyện sau:

(a) trung thực, không gây hiểu lầm và có xem xét qua các thông tin khoa học và kỹ thuật;

(b) được dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế và các kiến ​​nghị có liên quan hoặc các hướng dẫn và thông lệ tốt nhất nếu có thể;

(c) thúc đẩy cạnh tranh và đổi mới; và

(d) không áp dụng các quy định kém thuận lợi hơn đối với một sản phẩm trên cơ sở xuất xứ.

Điều 20.12: Khung hợp tác

1. Các Bên công nhận tầm quan trọng của hợp tác như một cơ chế để thực hiện Chương này, để tăng cường lợi ích của việc hợp tác và tăng cường năng lực chung và cá nhân của các Bên tham gia bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững khi các Bên tăng cường mối quan hệ thương mại và đầu tư.

2. Cân nhắc những ưu tiên và hoàn cảnh quốc gia của mình và các nguồn lực có sẵn, các Bên sẽ hợp tác để giải quyết các vấn đề quan tâm chung giữa các Bên tham gia liên quan đến việc thực hiện Chương này khi có lợi ích chung từ sự hợp tác này. Sự hợp tác này có thể được thực hiện trên cơ sở song phương hoặc đa phương giữa các Bên và, tùy thuộc vào sự đồng thuận của các Bên tham gia, có thể bao gồm các cơ quan phi chính phủ hoặc các tổ chức và các nước không tham gia Hiệp định này.

3. Mỗi Bên sẽ chỉ định một cơ quan hoặc chính quyền chịu trách nhiệm về hợp tác liên quan đến việc thực hiện Chương này để hoạt động như đầu mối quốc gia của Bên đó về các vấn đề có liên quan đến sự phối hợp của các hoạt động hợp tác và có trách nhiệm thông báo cho các Bên còn lại bằng văn bản trong vòng 90 ngày kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực ở nước đó đối với đầu mối quốc gia.   Khi thông báo cho các Bên khác vềđầu mối liên lạc của mình hoặc bất kỳ lúc nào thông qua các đầu mối, một Bên có thể:

(a) chia sẻ các ưu tiên của mình cho việc hợp tác với các Bên khác, bao gồm các mục tiêu của việc hợp tác đó; và

(b) đề xuất các hoạt động hợp tác liên quan đến việc thực hiện Chương này với một hoặc nhiều Bên khác.

4. Khi có thể và nếu thích hợp, các Bên cần bổ sung và sử dụng các cơ chế hợp tác hiện có của mình và xem xét các công việc có liên quan của các tổ chức khu vực và quốc tế.

5. Việc hợp tác có thể được thực hiện thông qua các phương tiện khác nhau bao gồm: đối thoại, hội thảo, trao đổi, hội nghị, các chương trình hợp tác và các dự án; hỗ trợ kỹ thuật để thúc đẩy và tạo điều kiện cho việc hợp tác và đào tạo; sự chia sẻ các thực tiễn tốt nhất về chính sách và thủ tục; và trao đổi chuyên gia.

6. Trong quá trình phát triển các hoạt động và các chương trình hợp tác, một Bên, nếu có liên quan, cần xác định các biện pháp thực hiện và các chỉ số để hỗ trợ việc kiểm tra và đánh giá hiệu quả và tiến độ của các hoạt động và quá trình của hoạt động và chương trình hợp tác cụ thể và chia sẻ những biện pháp và các chỉ số đó, cũng như kết quả của bất kỳ đánh giá trong hoặc sau khi hoàn thành một hoạt động hoặc một chương trình hợp tác với các Bên khác.

7. Các Bên, thông qua các đầu mối của họ cho sự hợp tác, định kỳ rà soát việc thực hiện Điều này và báo cáo các kết quả nghiên cứu của mình, trong đó có thể bao gồm các khuyến nghị, với các Ủy ban để thông báo việc rà soát theo Điều 20.19 (3) (c) (Ủy ban môi trường và các đầu mối). Thông qua Ủy ban, các Bên có thể định kỳ đánh giá sự cần thiết của việc chỉ định một tổ chức để cung cấp hỗ trợ về hành chính và hoạt động cho các hoạt động hợp tác. Nếu các Bên quyết định thành lập tổ chức đó, các Bên cần thoả thuận về việc tài trợ của các tổ chức trên cơ sở tự nguyện để hỗ trợ hoạt động của tổ chức.

  1.  Mỗi Bên sẽ thúc đẩy sự tham gia của công chúng trong việc phát triển và thực hiện các hoạt động hợp tác nếu thích hợp. Điều này có thể bao gồm các hoạt động như khuyến khích và tạo điều kiện cho việc tiếp xúc trực tiếp và hợp tác giữa các tổ chức có liên quan và việc ký kết các thoả thuận giữa họ để tiến hành các hoạt động hợp tác theo Chương này.

9. Khi một Bên đã xác định rằng các quy định pháp luật về môi trường theo Điều 20.1 chỉ bao gồm pháp luật ở cấp trung ương của chính phủ (Bên thứ nhất), và một Bên khác (Bên thứ hai) cho rằng một luật môi trường ở cấp dưới trung ương chính phủ Bên thứ nhất là không được thực thi có hiệu quả bởi chính phủ cấp dưới trung ương có liên quan thông qua một quá trình kéo dài hoặc tái diễn hành động hoặc không hành động theo hướng ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư giữa hai Bên, Bên thứ hai có thể yêu cầu một cuộc đối thoại với Bên thứ nhất. Yêu cầu phải bao gồm các thông tin cụ thể và đầy đủ để Bên thứ nhất có thể đánh giá vấn đề và chỉ ra vấn đề đang ảnh hưởng tiêu cực như thế nào đến thương mại và đầu tư của Bên thứ hai.

10. Tất cả các hoạt động hợp tác theo quy định tại Chương này nằm trong phạm vi khả năng về vốn và nguồn nhân lực và các nguồn lực khác, và phải tuân thủ các đạo luật và quy định hiện hành của các Bên tham gia.  Các Bên tham gia quyết định kinh phí cho các hoạt động hợp tác trên từng trường hợp cụ thể.

Điều 20.13: Thương mại và Đa dạng sinh học

1. Các Bên thừa nhận tầm quan trọng của việc bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học và vai trò quan trọng của họ đối với việc phát triển bền vững.

2. Theo đó, mỗi Bên sẽ thúc đẩy và khuyến khích việc bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học theo pháp luật hoặc chính sách của mình.

3. Các Bên công nhận tầm quan trọng của việc tôn trọng, giữ gìn và duy trì kiến ​​thức và thực tiễn của các cộng đồng bản địa và địa phương tiêu biểu cho lối sống truyền thống góp phần vào việc bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học.

4. Các Bên công nhận tầm quan trọng của tiếp cận thuận lợi nguồn gen trong khu vực pháp lý quốc gia của mình, phù hợp với các nghĩa vụ quốc tế của mỗi Bên.  Các Bên tiếp tục công nhận rằng một số Bên yêu cầu được thông báo trước thông qua các biện pháp quốc gia việc cho phép tiếp cận nguồn gen đó phù hợp với các biện pháp quốc gia và, khi truy cập như vậy được thông qua, việc thành lập điều khoản cùng thỏa thuận, bao gồm các điều khoản liên quan đến việc chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng các nguồn gen đó giữa người sử dụng và các nhà cung cấp.

5. Các Bên cũng công nhận tầm quan trọng của công chúng tham gia và tham vấn phù hợp với pháp luật hoặc chính sách tương ứng của mình trong sự phát triển và thực hiện các biện pháp liên quan đến việc bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học.   Mỗi Bên thông tin công khai các chương trình và các hoạt động, bao gồm cả chương trình hợp tác, liên quan đến việc bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học.

6. Phù hợp với Điều 20.12 (Khung hợp tác), các Bên sẽ hợp tác để giải quyết các vấn đề quan tâm chung. Hợp tác có thể bao gồm nhưng không giới hạn ở việc trao đổi thông tin và kinh nghiệm trong các lĩnh vực liên quan đến:

(a) bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học;

(b) bảo vệ và duy trì các hệ sinh thái và các dịch vụ hệ sinh thái; và

(c) tiếp cận các nguồn gen và chia sẻ lợi ích phát sinh từ việc sử dụng các nguồn gen.

Điều 20.14: Các loài ngoại lai xâm hại

1. Các Bên công nhận rằng sự lây truyền của các loài ngoại lai xâm hại trên cạn và dưới nước qua biên giới thông qua con đường liên quan tới thương mại có thể ảnh hưởng xấu đến môi trường, hoạt động kinh tế và phát triển, và sức khỏe con người. Các Bên cũng thừa nhận rằng việc phòng ngừa, phát hiện, kiểm soát và, xoá (nếu được) các loài ngoại lai xâm hại là những chiến lược quan trọng để quản lý các tác động bất lợi.

2. Theo đó, Uỷ ban sẽ phối hợp với Uỷ ban về các biện pháp vệ sinh dịch tễ được lập theo quy định tại Điều 7.5 (Uỷ ban về các biện pháp vệ sinh dịch tễ) để xác định các cơ hội hợp tác nhằm chia sẻ các thông tin và kinh nghiệm quản lý về lây truyền, phòng ngừa, phát hiện, kiểm soát và tiêu diệt các loài ngoại lai xâm hại, nhằm tăng cường nỗ lực để đánh giá và giải quyết các rủi ro và tác động bất lợi của các loài ngoại lai xâm hại.

Điều 20.15: Chuyển đổi sang một nền kinh tế phát thải thấp và mau phục hồi

1. Các Bên thừa nhận rằng quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế ít phát thải đòi hỏi hành động tập thể.

2. Các Bên thừa nhận rằng hành động của mỗi Bên để chuyển sang một nền kinh tế ít phát thải nên phản ánh hoàn cảnh và khả năng của nước mình và phải phù hợp với quy định tại Điều 20.12 (Khung hợp tác), các Bên cần hợp tác để giải quyết các vấn đề chung hoặc các vấn đề phổ biến.  Các lĩnh vực hợp tác có thể bao gồm: hiệu quả năng lượng; sự phát triển của công nghệ chi phí thấp và ít phát thải, các nguồn năng lượngsạch sẽ và có thể tái tạo; giao thông vận tải bền vững và sự phát triển bền vững cơ sở hạ tầng đô thị; giải quyết việc phá rừng và suy thoái rừng; giám sát chất thải; cơ chế thị trường và phi thị trường; sự phát triển ít phát thải và mau phục hồi và chia sẻ thông tin và kinh nghiệm trong việc giải quyết vấn đề này. Hơn nữa, nếu thích hợp, các Bên sẽ tham gia vào các hoạt động hợp tác và xây dựng năng lực liên quan đến việc chuyển đổi sang nền kinh tế ít phát thải.

Điều 20.16: Khai thác thủy sản biển10

1. Các Bên thừa nhận vai trò của mình như những người tiêu dùng chính, nhà sản xuất và  nhà kinh doanh lớn đối với các sản phẩm thủy sản và tầm quan trọng của ngành thủy sản biển đối với phát triển của nước mình và đối với sinh kế của cộng đồng ngư dân trong nước, bao gồm cả thủy sản thủ công hoặc quy mô nhỏ. Các Bên cũng thừa nhận rằng điều không thể tránh khỏi của việc đánh bắt thủy hải sản là vấn đề tài nguyên cấp bách mà cộng đồng quốc tế phải đối mặt. Theo đó, các thành viên công nhận tầm quan trọng của các biện pháp nhằm bảo tồn và quản lý bền vững nghề cá.

2. Về vấn đề này, các Bên thừa nhận rằng quản lý nghề cá không đầy đủ, trợ cấp thủy sản đóng góp vào đánh bắt cá quá mức và quá tải, và bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU)11 có thể có tác động tiêu cực đáng kể đối với thương mại, phát triển và môi trường và công nhận sự cần thiết phải hành động cá nhân và tập thể để giải quyết các vấn đề của đánh bắt quá mức và sử dụng không bền vững nguồn lợi thủy sản.

3. Theo đó, mỗi Bên phải tìm cách vận hành một hệ thống quản lý nghề cá có quy định về việc đánh bắt cá biển và được thiết kế với các mục đích:

(a) ngăn chặn đánh bắt quá mức và quá tải thủy sản;

(b) làm giảm đánh bắt ngoài kế hoạch các loài không phải mục tiêu và động vật chưa thành niên, bao gồm thông qua các quy định của ngư cụ gây ra việc đánh bắt ngoài kế hoạch trong khu vực nơi mà việc đánh bắt ngoài kế hoạch có thể xảy ra; và

(c) thúc đẩy sự phục hồi của đàn cá đã bị khai thác quá mức cho tất cả các nghề cá biển nơi mà người dân trong nước tiến hành các hoạt động đánh bắt.

Hệ thống quản lý này phải dựa trên các bằng chứng khoa học tốt nhất có sẵn và trên thông lệ tốt nhất được công nhận quốc tế cho việc quản lý và bảo tồn thủy sản như được phản ánh trong các điều khoản có liên quan trong các văn kiện quốc tế nhằm đảm bảo việc sử dụng bền vững và bảo tồn các loài sinh vật biển12.

4. Mỗi Bên sẽ thúc đẩy việc bảo tồn lâu dài cá mập, rùa biển, chim biển và động vật có vú sống ở biển, thông qua việc thực hiện và thực thi hiệu quả các biện pháp bảo tồn và quản lý thích hợp.   Các biện pháp này bao gồm:

(a) đối với cá mập: tập hợp dữ liệu cụ thể của các loài, biện pháp giảm thiểu đánh bắt ngoài kế hoạch, giới hạn đánh bắt, và cấm lấy vây cá;

(b) đối với rùa biển, chim biển và động vật có vú ở biển: biện pháp giảm thiểu đánh bắt ngoài kế hoạch, biện pháp bảo tồn và quản lý phù hợp, và các biện pháp khác theo quy định của điều ước quốc tế có liên quan mà nước đó là thành viên.

5. Các Bên thừa nhận rằng việc thực hiện một hệ thống quản lý nghề cá được thiết kế để ngăn chặn đánh bắt quá mức và quá tải và thúc đẩy sự phục hồi của đàn cá bị khai thác quá mức phải có sự kiểm soát, giảm thiểu và xóa bỏ tất cả các khoản trợ cấp đóng góp cho việc đánh bắt quá mức và quá tải.  Với mục đích đó, không có Bên nào cấp hoặc duy trì bất kỳ các khoản trợ cấp 13 sau đây theo quy định tại Điều 1.1 của Hiệp định SCM được cụ thể trong Điều 2 của Hiệp định SCM:

(a) trợ cấp cho việc đánh bắt cá14 ảnh hưởng tiêu cực15đến đàn cá trong điều kiện đánh bắt quá tải16; và

(b) trợ cấp được cung cấp cho các tàu cá17nếu được liệt kê theo quốc tịch của cờ mà tàu cá mang hoặc một tổ chức quản lý thủy sản khu vực có liên quan hoặc Thoả thuận cho khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định theo các quy tắc và thủ tục của tổ chức đó hoặc sắp xếp và phù hợp với luật pháp quốc tế.

6. Các chương trình trợ cấp được xây dựng bởi một Bên trước ngày Hiệp định này có hiệu lực tại nước đó mà không tuân thủ theo quy định tại khoản 5 (a) sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với quy định tại khoản đó sớm nhất có thể và không quá 3 năm18 từ ngày Hiệp định này có hiệu lực tại nước đó.

7. Liên quan đến các khoản trợ cấp không bị cấm theo quy định tại khoản 5 (a) hoặc khoản 5 (b), và có xem xét các ưu tiên phát triển xã hội của một Bên, bao gồm các vấn đề an ninh lương thực, mỗi Bên sẽ nỗ lực hết mình để không đưa ra các khoản trợ cấp mới hay mở rộng và tăng cường các khoản trợ cấp hiện có theo quy định tại Điều 1.1 của Hiệp định SCM và quy định cụ thể trong quy định tại Điều 2 của Hiệp định SCM mà các khoản trợ cấp này dẫn đến khai thác quá mức hoặc quá công suất.

8. Nhằm đạt được mục tiêu loại bỏ các khoản trợ cấp đóng góp cho việc đánh bắt quá mức và quá tải, các Bên sẽ xem xét lại các nguyên tắc nêu tại khoản 5 tại cuộc họp thường kỳ của Ủy ban.

9. Mỗi Bên sẽ thông báo cho các Bên còn lại trong vòng một năm kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực tại nước đó và 2 năm sau đó về các khoản trợ cấp theo quy định tại Điều 1.1 của Hiệp định SCM được quy định cụ thể tại Điều 2 của Hiệp định SCM mà Bên đó cấp hoặc duy trì cho những người tham gia vào các hoạt động đánh bắt cá.

10. Các thông báo này sẽ bao gồm các khoản trợ cấp được cấp trong thời hạn hai năm trước đó và phải bao gồm những thông tin cần thiết theo Điều 25.3 của Hiệp định SCM và các thông tin sau (trong điều kiện cho phép): 19

(a) tên chương trình;

(b) quyền hợp pháp cho chương trình;

(c) nắm bắt dữ liệu theo chủng loài thuỷ sản mà khoản trợ cấp cung cấp;

(d) tình trạng của các đàn cá trong ngư nghiệp mà khoản trợ cấp cung cấp (ví dụ, khai thác quá mức, khai thác cạn kiệt, khai thác tận thu, đang phục hồi hoặc không khai thác quá mức;

(e) năng lực của đội tàu trong ngư nghiệp mà khoản trợ cấp cung cấp;

(f) các biện pháp bảo tồn và quản lý tại chỗ cho các đàn cá có liên quan; và

(g) tổng sản lượng nhập khẩu và xuất khẩu của mỗi loài.

11. Mỗi Bên cung cấp các thông tin liên quan đến các khoản trợ cấp thủy sản khác mà Bên đó cấp hoặc duy trì ngoài các khoản quy định tại khoản 5, đặc biệt là trợ cấp nhiên liệu.

12. Một Bên có thể yêu cầu thêm thông tin từ Bên thông báo quy định tại khoản 9 và 10. Bên thông báo sẽ trả lời yêu cầu đó một cách nhanh chóng và toàn diện.

13. Các Bên thừa nhận tầm quan trọng của hoạt động quốc tế phối hợp để giải quyết việc đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định được phản ánh trong các công cụ đo đạc20khu vực và quốc tế và nỗ lực tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này, bao gồm và thông qua các tổ chức quốc tế có thẩm quyền.

14. Để hỗ trợ cho các nỗ lực để chống lại các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định và giúp ngăn cản việc kinh doanh các sản phẩm từ các loài thu hoạch từ những hoạt động trên, mỗi Bên phải:

(a) hợp tác với các Bên khác để xác định nhu cầu và xây dựng năng lực để hỗ trợ việc thực hiện Điều này;

(b) hỗ trợ hệ thống giám sát, kiểm soát, theo dõi, tuân thủ và thực thi, kể cả bằng cách áp dụng, rà soát hoặc sửa đổi hợp lý các biện pháp để:

(i) ngăn chặn các tàu treo cờ quốc gia tham gia vào các hoạt động khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; và

(ii) giải quyết việc sang tàu trên biển đối với cá hoặc các sản phẩm từ cá bắt được thông qua hoạt động khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định;

(c) thực hiện các biện pháp dành cho các quốc gia có cảng biển;

(d) cố gắng để hành động phù hợp với các biện pháp bảo tồn và quản lý có liên quan được thông qua bởi Tổ chức Quản lý thủy sản khu vực mà Bên đó không phải thành viên để không làm suy yếu những biện pháp; và

(e) cố gắng không để suy giảm hoặc tài liệu về đánh bắt và kinh doanh vận hành bởi các tổ chức quản lý thủy sản khu vực hoặc một tổ chức liên chính phủ có phạm vi bao gồm việc quản lý nguồn cá chung, bao gồm các loài lưỡng cư và các loài di cư, mà Bên đó không phải là một thành viên của các tổ chức, sắp xếp.

15. Theo Điều 26.2.2 (Công khai), một Bên cung cấp hết mình cho Bên kia cơ hội để bình luận về các biện pháp đề xuất được thiết kế để ngăn chặn việc kinh doanh các sản phẩm thủy sản có được từ khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.

Điều 20.17: Bảo tồn và thương mại

  1. lực để bảo tồn và quản lý bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, có những hậu quả xã hội, làm biến dạng hình thức kinh doanh hợp phápđộng thực vật hoang dã và làm giảm giá trị kinh tế và môi trường của các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

2. Theo đó, mỗi Bên áp dụng, duy trì và thực hiện pháp luật, quy định và các biện pháp khác để thực hiện nghĩa vụ của mình theo Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã nguy cấp(CITES). 22, 23, 24

3. Các Bên cam kết thúc đẩy việc bảo tồn và cam kết chống lại việc khai thác trái phép, và buôn bán trái phép, động thực vật hoang dã. Theo đó, các Bên cần phải thực hiện các việc sau:

(a) trao đổi thông tin và kinh nghiệm về các vấn đề quan tâm chung liên quan đến việc chống khai thác bất hợp pháp và buôn bán trái phép động thực vật hoang dã, bao gồm chống khai thác và kinh doanh gỗ bất hợp pháp và đẩy mạnh kinh doanh hợp pháp các sản phẩm liên quan;

(b) đảm nhiệm, khi thích hợp, các hoạt động chung về các vấn đề bảo tồn lợi ích chung, kể cả thông qua các diễn đàn có liên quan trong khu vực và quốc tế; và

(c) nỗ lực để thực hiện, nếu thích hợp, các quyết định trong Công ước CITES có mục đích bảo vệ và bảo tồn các loài đang bị đe dọa sự sống bởi thương mại quốc tế.

4. Mỗi Bên tiếp tục cam kết:

(a) áp dụng biện pháp thích hợp để bảo vệ và bảo tồn động thực vật hoang dã mà nước đó đã xác định là có nguy cơ trên lãnh thổ của mình, bao gồm cả các biện pháp để bảo tồn tính toàn vẹn sinh thái của khu vực tự nhiên được bảo vệ đặc biệt, ví dụ như vùng đất ngập nước;

(b) duy trì hoặc tăng cường năng lực của chính phủ và các khuôn khổ thể chế để thúc đẩy quản lý rừng bền vững và bảo tồn động thực vật hoang dã, và nỗ lực để tăng cường sự tham gia của cộng đồng và tính minh bạch trong các khuôn khổ thể chế; và

(c) nỗ lực để phát triển và tăng cường hợp tác và tham vấn với các tổ chức phi chính phủ quan tâm nhằm tăng cường thực hiện các biện pháp để chống lại khai thác và buôn bán trái phép động thực vật hoang dã.

5. Trong nỗ lực để giải quyết việc khai thác và buôn bán trái phép động thực vật hoang dã, bao gồm các bộ phận và sản phẩm từ chúng, mỗi Bên phải có biện pháp đồng thời hợp tác với các Bên khác để ngăn chặn việc buôn bán các loài động thực vật hoang dã mà, dựa trên bằng chứng đáng tin cậy25, đã được thực hiện hoặc được giao dịch vi phạm pháp luật của nước mình hay một đạo luật hiện hành khác26, với mục đích chính là để bảo tồn, bảo vệ, hoặc quản lý động thực vật hoang dã.   Các biện pháp này bao gồm biện pháp trừng phạt, hình phạt, hoặc các biện pháp hiệu quả khác, bao gồm cả các biện pháp hành chính, mà có thể cản trở việc kinh doanh đó.    Ngoài ra, mỗi Bên sẽ nỗ lực áp dụng các biện pháp để chống lại việc buôn bán các loài động thực vật hoang dã được trung chuyển qua lãnh thổ của mình mà theo bằng chứng đáng tin cậy là đã được khai thác hoặc kinh doanh bất hợp pháp.

6. Các Bên thừa nhận rằng mỗi Bên giữ quyền thực thi quyền quyết định hành chính, điều tra và thực thi trong việc thực hiện quy định tại khoản 5, kể cả bằng cách xem xét mối quan hệ với từng mức độ mạnh mẽ của các bằng chứng sẵn có và mức độ nghiêm trọng của các hành vi tình nghi.   Ngoài ra, các thành viên công nhận rằng trong việc thực hiện khoản 5, mỗi Bên giữ quyền quyết định về việc phân phối nguồn lực hành chính, điều tra và thực thi.

7. Để thúc đẩy biện pháp rộng rãi nhất của hợp tác thực thi pháp luật và chia sẻ thông tin giữa các Bên để chống lại việc khai thác và kinh doanh bất hợp pháp động thực vật hoang dã, các Bên sẽ nỗ lực để xác định cơ hội, phù hợp với pháp luật tương ứng của nước mình và phù hợp với các thỏa thuận quốc tế được áp dụng, để tăng cường hợp tác thực thi pháp luật và chia sẻ thông tin, ví dụ bằng cách tạo và tham gia vào các mạng lưới thực thi pháp luật.

Điều 20.18: Hàng hóa và dịch vụ về môi trường

1. Các Bên thừa nhận tầm quan trọng của việc kinh doanh và đầu tư vào hàng hóa và dịch vụ môi trường như là một phương tiện để cải thiện biểu hiện môi trường và kinh tế và giải quyết các thách thức môi trường toàn cầu.

2. Các Bên nhận thấy rõ hơn tầm quan trọng của Hiệp định này đối với việc thúc đẩy thương mại và đầu tư vào hàng hóa và dịch vụ môi trường tại các khu vực thương mại tự do.

3. Theo đó, Uỷ ban sẽ xem xét các vấn đề xác định bởi một hoặc các Bên liên quan đến việc kinh doanh hàng hóa và dịch vụ môi trường, bao gồm các vấn đề được xác định là có khả năng tạo ra các rào cản phi thuế quan đối với việc kinh doanh đó.   Các Bên sẽ nỗ lực để giải quyết tất cả rào cản có thể có đối với việc kinh doanh hàng hóa và dịch vụ môi trường được xác định bởi một Bên, bao gồm bằng cách làm việc thông qua Ủy ban và kết hợp với các ủy ban có liên quan khác được thành lập theo Hiệp định này nếu thích hợp.

4. Các Bên có thể phát triển các dự án hợp tác song phương và đa phương về hàng hóa và dịch vụ để giải quyết những thách thức hiện tại và tương lai liên quan đến thương mại trên toàn cầu.

Điều 20.19: Ủy ban môi trường và đầu mối

1. Mỗi Bên sẽ chỉ định và thông báo một đầu mối của các cơ quan có liên quan trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực tại nước đó, để tạo điều kiện thông tin liên lạc giữa các Bên trong việc thực hiện của Chương này.  Mỗi Bên sẽ thông báo ngay cho các Bên khác trong trường hợp có bất kỳ sự thay đổi về đầu mối của nước mình.

2. Các Bên thành lập một Ủy ban Môi trường (sau đây gọi tắt là Uỷ ban) bao gồm các đại diện cấp cao của chính phủ, hoặc người được chỉ định, của các cơ quan thương mại và môi trường của mỗi Bên, chịu trách nhiệm về việc thực hiện các quy định tại Chương này.

3. Mục đích của Ủy ban là để giám sát việc thực hiện Chương này và chức năng của Ủy ban là:

(a) cung cấp một diễn đàn để thảo luận và xem xét việc thực hiện Chương này;

(b) cung cấp các báo cáo định kỳ cho Ủy ban TPP về việc thực hiện Chương này;

(c) cung cấp một diễn đàn để thảo luận và xem xét các hoạt động hợp tác theo Chương này;

(d) xem xét và cố gắng giải quyết vấn đề nêu theo Điều 20,21 (Tham vấn đại diện cấp cao);

(e) phối hợp với các ủy ban khác được thành lập theo Hiệp định này nếu thích hợp; và

(f) thực hiện các chức năng khác mà các Bên có thể quyết định.

4. Uỷ ban sẽ họp trong vòng một năm kể từ ngày có Hiệp định này có hiệu lực.   Sau đó, Uỷ ban sẽ họp 2 năm một lần, trừ khi Ủy ban có thỏa thuận khác. Chủ tịch Uỷ ban và địa điểm tổ chức các cuộc họp của Ủy ban sẽ xoay vòng tại các nước thành viên theo thứ tự chữ cái tiếng Anh, trừ khi Ủy ban có thỏa thuận khác.

5. Tất cả các quyết định và báo cáo của Ủy ban phải được sự đồng thuận của đa số, trừ khi
Ủy ban có thỏa thuận khác hoặc trừ khi có quy định khác trong Chương này.

6. Tất cả các quyết định và báo cáo của Ủy ban phải được công khai cho mọi người, trừ khi Ủy ban có thỏa thuận khác.

7. Trong năm thứ năm kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực, Ủy ban có trách nhiệm:

(a) xem xét việc thực hiện Chương này;

(b) báo cáo các kết quả điều tra, trong đó có thể bao gồm các khuyến nghị, với các Bên và Ủy ban TPP; và

(c) tiến hành đánh giá tiếp theo trong khoảng thời gian đợi quyết định của các Bên.

8. Uỷ ban  có trách nhiệm ban hành quy định về việc đóng góp ý kiến của công chúng đối với các vấn đề có liên quan đến công việc của Ủy ban, khi thích hợp, và sẽ tổ chức một phiên họp mở tại mỗi cuộc họp.

9. Các Bên thừa nhận tầm quan trọng của việc sử dụng hiệu quả tài nguyên trong việc thực hiện Chương này và mong muốn sử dụng công nghệ mới để tạo điều kiện giao tiếp và tương tác giữa các Bên và với công chúng.

Điều 20.20: Tham vấn về môi trường

1. Các Bên luôn nỗ lực để thỏa thuận về cách hiểu và sự áp dụng Chương này, và sẽ luôn nỗ lực thông qua đối thoại, tham vấn, trao đổi thông tin và hợp tác (nếu có thể) để giải quyết các vấn đề có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện Chương này.

2. Một Bên (Bên yêu cầu) có thể yêu cầu tham vấn với bất kỳ Bên nào khác (Bên hồi đáp) liên quan đến bất kỳ vấn đề phát sinh theo Chương này bằng cách gởi cho đầu mối của Bên hồi đáp một văn bản yêu cầu. Bên yêu cầu phải bao gồm thông tin cụ thể và đầy đủ để cho phép Bên hồi đáp đưa ra các trả lời, bao gồm cả việc xác định các vấn đề và chỉ ra cơ sở pháp lý cho yêu cầu. Bên yêu cầu sẽ chuyển yêu cầu tham vấn tới các Bên khác thông qua các đầu mối tương ứng của mình.

3. Một Bên ngoài Bên yêu cầu hoặc Bên hồi đáp xem xét thấy có lợi ích đáng kể trong vấn đề này (Bên tham gia) có thể tham gia vào các cuộc tham vấn bằng cách cung cấp một thông báo bằng văn bản đến các điểm tiếp xúc của Bên yêu cầu và Bên hồi đáp không quá 7 ngày sau ngày nhận yêu cầu tham vấn. Bên tham gia chuẩn bị trong thông báo của mình một lời giải thích về lợi ích đáng kể của mình trong vấn đề này.

4. Trừ khi Bên yêu cầu và Bên hồi đáp (các Bên tư vấn) có thỏa thuận khác, các Bên tư vấn sẽ tiến hành tham vấn kịp thời, và không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được trả lời của Bên hồi đáp.

5. Các Bên tư vấn sẽ tìm mọi cách để đi đến một giải pháp thoả đáng cho vấn đề này, trong đó có thể bao gồm các hoạt động hợp tác thích hợp. Các Bên tư vấn có thể tìm tư vấn hoặc trợ giúp từ các cá nhân hoặc cơ quan mà các Bên cho là thích hợp để xem xét vấn đề.

Điều 20.21: Tham vấn đại diện cấp cao

  1.  

2. Đại diện Ủy ban từ các Bên tư vấn phải kịp thời triệu tập sau khi nhận được yêu cầu, và phải tìm cách giải quyết vấn đề kể cả bằng cách thu thập (nếu có thể) các thông tin khoa học và kỹ thuật có liên quan từ các chuyên gia của chính phủ hoặc phi chính phủ. Đại diện Ủy ban từ bất kỳ Bên nào khác mà xét thấy có lợi ích đáng kể trong vấn đề được tham vấn có thể tham gia vào các cuộc tham vấn.

Điều 20.22: Tham vấn cấp Bộ

  1.  

2. Tham vấn theo Điều 20.20 (Tham vấn môi trường), Điều 20.21 (Tham vấn đại diện cấp cao) và Điều này có thể được tổ chức trực tiếp hoặc bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật sẵn có theo thỏa thuận của các Bên tư vấn.   Tham vấn sẽ được tổ chức tại thủ đô của Bên hồi đáp, trừ khi các Bên có ý kiến ​​thoả thuận khác.

3. Nội dung tham vấn sẽ được bảo mật và không làm phương hại đến các quyền của các Bên trong các thủ tục tố tụng trong tương lai.

Điều 20.23: Giải quyết tranh chấp

  1.  

2. Bất kể quy định tại Điều 28.14 (Vai trò của các chuyên gia), trong các tranh chấp phát sinh theo Điều 20.17.2 (Bảo tồn và Thương mại) một buổi hội thẩm theo quy định tại Chương 28 (Giải quyết tranh chấp) có trách nhiệm:

(a) tìm kiếm khuyến nghị hoặc hỗ trợ kỹ thuật (nếu thích hợp) từ một tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo Công ước CITES để giải quyết các vấn đề cụ thể, và tạo cơ hội cho các Bên tư vấn bình luận về các khuyến nghị hoặc hỗ trợ kỹ thuật nhận được; và

(b) xem xét các hướng dẫn diễn giải nhận được theo quy định các điểm (a) về các vấn đề trong phạm vi thích hợp trong do bản chất và tình trạng của nó trong việc đưa ra các kết luận và quyết định của mình theo Điều 28.17.4 (Báo cáo lần đầu).

3. Trước một Bên khởi xướng giải quyết tranh chấp theo Hiệp định này cho một vấn đề phát sinh theo Điều 20.3.4 hoặc Điều 20.3.6 (Cam kết chung), Bên đó sẽ xem xét liệu nó duy trì các pháp luật về môi trường tương đương đáng kể trong phạm vi pháp luật về môi trường sẽ là đối tượng tranh chấp.

  1.  

1 Trong Chương này, “các khu vực tự nhiên được bảo vệ đặc biệt” là các khu vực được xác định bởi mỗi Bên theo pháp luật của mỗi Bên.

2 Các Bên công nhận rằng sự bảo vệ hoặc bảo tồn đó thể bao gồm việc bảo vệ hoặc bảo tồn đa dạng sinh học.

3 Để chắc chắn hơn, đối với mỗi Bên, quy định này liên quan đến các chất được kiểm soát bởi Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng Ozone, được ký kết tại Montreal, ngày 16 tháng 9 năm 1987 (Nghị định thư Montreal), bao gồm cả các văn bản hướng dẫn, bổ sung của Nghị định thư này.

4 Một Bên sẽ được coi là tuân thủ quy định này nếu Bên đó duy trì các biện pháp được liệt kê trong Phụ lục 20-A thực hiện nghĩa vụ của mình theo Nghị định thư Montreal hoặc bất kỳ biện pháp bổ sung nào cung cấp một mức độ bảo vệ môi trường tương đương hoặc cao hơn các biện pháp được liệt kê.

5 Nếu các quy định này không được tuân thủ theo chú thích số 4, để thiết lập một hành vi vi phạm quy định này, một Bên phải chứng minh rằng Bên kia đã không có biện pháp để kiểm soát việc sản xuất, tiêu thụ và kinh doanh các chất nhất định mà có thể làm cạn kiệt đáng kể hoặc làm thay đổi tầng ozone theo một cách có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và môi trường, làm ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư giữa hai Bên.

6 Để chắc chắn hơn, đối với mỗi Bên, điều khoản này liên quan đến ô nhiễm môi trường theo quy định của Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu biển, được ký kết tại London, ngày 02 tháng 11 năm 1973, được sửa đổi bằng Nghị định thư năm 1978 liên quan đến Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu, ký kết tại London, ngày 17 Tháng Hai năm 1978, và Nghị định thư năm 1997 về sửa đổi Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu biển, 1973 cũng như được sửa đổi bởi Nghị định thư 1978 có liên quan, ký kết tại London, 26 Tháng 9 năm 1997 (MARPOL), bao gồm bất kỳ các văn bản hướng dẫn, bổ sung.

7 Một Bên sẽ được coi là tuân thủ quy định này nếu Bên đó duy trì biện pháp hoặc các biện pháp được liệt kê trong Phụ lục 20-B thực hiện nghĩa vụ của mình theo MARPOL hoặc bất kỳ biện pháp bổ sung cung cấp một mức độ tương đương hoặc cao hơn về bảo vệ môi trường là biện pháp hoặc các biện pháp được liệt kê.

8 Nếu các quy định này không được tuân thủ theo chú thích số 7, để thiết lập một hành vi vi phạm quy định này, một Bên phải chứng minh rằng Bên kia đã không có biện pháp để ngăn chặn ô nhiễm môi trường biển từ tàu làm ảnh hưởng tới thương mại và đầu tư giữa hai Bên.

9 Nếu có thể, một Bên có thể sử dụng một cơ quan hay một cơ chế hiện hành để thực hiện mục đích này.

10 Điều này không áp dụng đối với nuôi trồng thủy sản.

11 Cụm từ "bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định" phải được hiểu như quy định tại khoản 3 của Kế hoạch Hành động Quốc tế về ngăn ngừa, ngăn chặn và loại bỏ đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (2001 Kế hoạch đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định) của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), được thông qua tại Rome năm 2001.

12 Các công cụ này bao gồm và khi họ có thể áp dụng, UNCLOS, Hiệp định của Liên Hiệp Quốc về thực hiện các quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển tháng 12 1982 liên quan đến việc bảo tồn và quản lý đàn cá lưỡng cư và đàn cá di cư, ký tại New York, ngày 04 Tháng 12 năm 1995 (Hiệp định về đàn cá của Liên Hiệp Quốc), Bộ quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm của FAO, các Hiệp định thúc đẩy việc tuân thủ Công ước quốc tế và Các biện pháp bảo tồn và quản lý tàu cá cùng biển khơi của FAO năm 1993, (HIệp định tuân thủ) được ký tại Rome, 24 Tháng 11 năm 1993 và Kế hoạch xử lý bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đánh bắt năm 2001.

13 Trong Điều này, một khoản trợ cấp sẽ được phân bổ cho Bên nào trao nó, bất kể tàu treo cờ nước nào và bất kể cách thức áp dụng các quy tắc xuất xứ cho cá có liên quan.

14 Trong khoản này, "đánh bắt cá" có nghĩa là tìm kiếm, thu hút, định vị, bắt, chụp hoặc thu hoạch cá hoặc bất kỳ hoạt động nào hợp lý có thể được dự kiến ​​sẽ dẫn đến việc thu hút, định vị, bắt, chụp hoặc thu hoạch cá.

15 Các tác động tiêu cực của các khoản trợ cấp này được xác định dựa trên các bằng chứng khoa học tốt nhất sẵn có.

16 Trong Điều này, một đàn cá được coi là bị đánh bắt quá mức nếu số lượng các cá thể trong đàn cá đó đang ở một mức thấp đến mức tỷ lệ tử vong do việc đánh bắt cá cần phải được hạn chế để đàn cá có thể để hồi phục lại đến một mức độ có thể cho ra sản lượng bền vững tối đa hoặc các điểm tham chiếu thay thế dựa trên các bằng chứng khoa học tốt nhất có sẵn. Đàn cá được tòa án quốc gia nơi mà việc đánh bắt cá đang diễn ra hoặc một tổ chức quản lý thủy sản khu vực có liên quan coi là bị đánh bắt quá mức cũng sẽ được coi là đánh bắt quá mức theo quy định tại khoản này.

17 "Tàu đánh cá" được hiểu như bất kỳ tàu biển, tàu hoặc các loại thuyền và trang bị được sử dụng hoặc với mục đích sử dụng cho các hoạt động đánh bắt cá.

18 Không dựa vào quy định tại khoản này, và chỉ nhằm hoàn thành một bản đánh giá về đàn cá mà mình đã khởi xướng, Việt Nam có thể yêu cầu gia hạn thên 2 năm nữa để điều chỉnh các chương trình trợ cấp cho phù hợp với Điều 20.16.5 (a) bằng cách nộp một văn bản yêu cầu đến Ủy ban không quá 6 tháng trước khi hết thời hạn 3 năm quy định tại khoản này.  Yêu cầu của Việt Nam cần bao gồm các lý do cho việc xin gia hạn và các thông tin về các chương trình trợ cấp của mình theo quy định tại Điều 20.16.10. Việt Nam có thể tận dụng việc gia hạn một lần khi cung cấp một yêu cầu theo quy định tại khoản này trừ khi Ủy ban có quyết định khác trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu.  Không quá thời hạn hai năm được gia hạn, Việt Nam phải nộp cho Ủy ban văn bản báo cáo về các biện pháp đã thực hiện để thực hiện nghĩa vụ của mình theo Điều 20.16.5 (a).

19 Chia sẻ thông tin và dữ liệu về các chương trình trợ cấp thủy sản hiện có không đánh giá tình trạng pháp lý, hiệu ứng hay bản chất của các chương trình đó theo GATT 1994 hoặc các Hiệp định SCM và được dự định để bổ sung các yêu cầu báo cáo số liệu của WTO.

20 Các công cụ khu vực và quốc tế có thể áp dụng bao gồm Kế hoạch hành động đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định năm 2001, Tuyên bố của Rome về đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, ký tại Rome vào ngày 12 tháng 3 năm 2005, Hiệp định về các biện pháp của  Cảng Nhà nước về ngăn ngừa, ngăn chặn và xóa bỏ việc đánh bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đánh bắt cá, ký tại Rome, ngày 22 Tháng 11 năm 2009, cũng như các công cụ thiết lập và được thông qua bởi các Tổ chức thủy sản khu vực quản lý, là các tổ chức thủy sản liên chính phủ có thẩm quyền xây dựng các biện pháp quản lý và bảo tồn.

21 “khai thác” có nghĩa là bắt, giết hoặc thu thập và đối với thực vật thì “khai thác” cũng có nghĩa là thu hoạch, đốn hạ, chặt khúc hoặc đốn bỏ.

22 Trong Điều này, nghĩa vụ CITES của một Bên bao gồm các sửa đổi bổ sung hiện tại và tương lai mà nước đó là thành viên các đặt phòng hiện tại và tương lai, miễn trừ, và trường hợp ngoại lệ áp dụng cho nước đó.

23 Để thiết lập một hành vi vi phạm khoản này, mỗi Bên phải chứng minh rằng Bên kia không áp dụng, duy trì hoặc thực hiện pháp luật, quy định hoặc thực hiện các biện pháp khác để thực hiện nghĩa vụ của mình theo Công ước CITES theo phương thức làm ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư giữa hai Bên.

24 Nếu một Bên nhận thấy một Bên khác không thực hiện nghĩa vụ của mình theo quy định tại khoản này, Bên đó cần cố gắng để giải quyết vấn đề thông qua tư vấn hoặc một thủ tục khác theo Công ước CITES.

25 Trong đoạn này, mỗi Bên giữ quyền quyết định những điều kiện cấu thành "bằng chứng đáng tin cậy."

26 "một đạo luật hiện hành khác" có nghĩa là một đạo luật của nước nơi việc khai thác hoặc kinh doanh xảy ra và chỉ liên quan đến câu hỏi liệu các loài động thực vật hoang dã đã được khai thác hoặc kinh doanh trái với quy định trong đạo luật đó.

CHƯƠNG 21

HỢP TÁC VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC

Điều 21.1: Quy định chung

1. Các Bên thừa nhận tầm quan trọng của hoạt động hợp tác và xây dựng năng lực và thực hiện và tăng cường các hoạt động hỗ trợ trong việc thực hiện Hiệp định này và tăng cường các lợi ích của mình được dự kiến sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.

2. Các Bên thừa nhận rằng các hoạt động hợp tác và xây dựng năng lực có thể được thực hiện giữa hai hay nhiều Bên trên cơ sở đồng thuận và sẽ tìm cách để bổ sung và xây dựng trên các thoả thuận hiện tại giữa các Bên.

3. Các Bên cũng công nhận rằng sự tham gia của đối tác tư nhân là rất quan trọng trong các hoạt động này và các DNVVN có thể yêu cầu hỗ trợ trong việc tham gia thị trường toàn cầu.

Điều 21.2: Lĩnh vực hợp tác và nâng cao năng lực

1. Các Bên có thể thực hiện và tăng cường các hoạt động hợp tác và xây dựng năng lực để hỗ trợ các việc sau:

(a) thực hiện các quy định của Hiệp định này;

(b) tăng cường khả năng của mỗi Bên để tận dụng lợi thế của các cơ hội kinh tế mà Hiệp định này tạo ra; và

(c) thúc đẩy và tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư của các Bên.

2. Hợp tác và nâng cao năng lực hoạt động có thể bao gồm, nhưng không giới hạn trong, các lĩnh vực sau:

(a) các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ;

(b) thúc đẩy giáo dục, văn hóa và bình đẳng giới; và

(c) quản lý rủi ro thiên tai.

3. Các Bên thừa nhận rằng công nghệ và đổi mới tạo ra giá trị gia tăng cho hoạt động hợp tác và xây dựng năng lực và có thể được tích hợp vào các hoạt động hợp tác và xây dựng năng lực theo Điều này.

4. Các Bên có thể tiến hành các hoạt động hợp tác và xây dựng năng lực thông qua các phương thức như: đối thoại, hội thảo, hội nghị, các chương trình và dự án hợp tác; hỗ trợ kỹ thuật để thúc đẩy và tạo điều kiện xây dựng và đào tạo năng lực; sự chia sẻ kinh nghiệm về chính sách và thủ tục; và trao đổi về chuyên gia, thông tin và công nghệ.

Điều 21.3: Đầu mối hợp tác và xây dựng năng lực

1. Mỗi Bên sẽ chỉ định và thông báo cho một cơ quan đầu mối về các vấn đề liên quan đến việc phối hợp các hoạt động hợp tác và xây dựng năng lực phù hợp với Điều 27.5 (Cơ quan đầu mối).

2.  Một Bên có thể yêu cầu các hoạt động hợp tác và xây dựng năng lực liên quan đến Hiệp định này từ các Bên khác thông qua các cơ quan đầu mối.

Điều 21.4: Ủy ban về hợp tác và xây dựng năng lực

1. Các Bên đồng thành lập một Uỷ ban về Hợp tác và xây dựng năng lực  (sau đây gọi tắt là Uỷ ban), bao gồm các đại diện chính phủ của mỗi Bên.

2. Ủy ban có trách nhiệm:

(a) tạo thuận lợi cho việc trao đổi thông tin giữa các Bên trong khu vực bao gồm, nhưng không giới hạn trong, những kinh nghiệm và bài học kinh nghiệm thông qua các hoạt động hợp tác và xây dựng năng lực giữa các Bên;

(b) thảo luận và xem xét các vấn đề hoặc đề xuất cho các hoạt động hợp tác và xây dựng năng lực trong tương lai;

(c) khởi xướng và thực hiện hợp tác, khi thích hợp, nhằm tăng cường sự phối hợp giữa các nhà tài trợ và tạo điều kiện cho quan hệ đối tác công tư trong các hoạt động hợp tác và xây dựng năng lực;

(d) mời các tổ chức tài trợ quốc tế, các đơn vị đối tác tư nhân, các tổ chức phi chính phủ hoặc các tổ chức khác có liên quan hỗ trợ trong việc phát triển và thực hiện các hoạt động hợp tác và xây dựng năng lực;

(e) thiết lập các nhóm làm việc đặc biệt, khi thích hợp, trong đó có thể bao gồm các đại diện của chính phủ, đại diện phi chính phủ hoặc cả hai;

(f) phối hợp với các ủy ban khác, các nhóm làm việc và các cơ quan phụ trợ khác được thành lập theo Hiệp định này trong việc hỗ trợ sự phát triển và thực hiện các hoạt động hợp tác và xây dựng năng lực;

(g) xem xét việc thực hiện Chương này; và

(h) tham gia vào các hoạt động khác mà các Bên có thể quyết định.

3. Uỷ ban sẽ họp trong vòng 1 năm kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực và sẽ tổ chức các cuộc họp sau đó nếu cần thiết.

4. Uỷ ban sẽ lập ra một biên bản được thỏa thuận của cuộc họp, bao gồm các quyết định và các bước tiếp theo và báo cáo cho Ủy ban TPP.

Điều 21.5: Nguồn lực

Khi công nhận mức độ phát triển khác nhau của các Bên, các Bên sẽ làm việc để cung cấp nguồn lực bằng tài chính hoặc hiện vật thích hợp cho các hoạt động hợp tác và xây dựng năng lực thực hiện theo quy định tại Chương này, tùy thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực và khả năng so sánh mà các Bên khác nhau sở hữu để thực hiện các mục tiêu của Chương này.

Điều 21.6: Miễn áp dụng quy định về giải quyết tranh chấp

Không Bên nào phải áp dụng các quy định về giải quyết tranh chấp theo Điều 28 (Giải quyết tranh chấp) cho các vấn đề phát sinh trong Chương này.

CHƯƠNG 22

TẠO THUẬN LỢI TRONG KINH DOANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH

Điều 22.1: Các định nghĩa

Trong Chương này:

Chuỗi cung ứng là một mạng lưới xuyên biên giới của các doanh nghiệp hoạt động cùng nhau như một hệ thống tích hợp phục vụ cho việc thiết kế, phát triển, sản xuất, mua bán, phân phối, vận chuyển và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng.

Điều 22.2: Ủy ban về Năng lực cạnh tranh và tạo thuận lợi trong kinh doanh

1. Các Bên thừa nhận rằng, để nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế của các Bên trong nước, trong khu vực và trên toàn cầu và để thúc đẩy hội nhập kinh tế và phát triển trong khu vực thương mại tự do, môi trường kinh doanh của các bên phải đáp ứng được những phát triển của thị trường.

2. Theo đó, các Bên đồng thành lập một Ủy ban về năng lực cạnh tranh và tạo thuận lợi trong kinh doanh (sau đây gọi tắt là Ủy ban), bao gồm các đại diện chính phủ của mỗi Bên.

3. Trách nhiệm của Ủy ban:

(a) thảo luận về các cách tiếp cận hiệu quả và phát triển các hoạt động chia sẻ thông tin để hỗ trợ các nỗ lực nhằm xây dựng một môi trường cạnh tranh có lợi cho việc thành lập doanh nghiệp, thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa các bên, và thúc đẩy hội nhập kinh tế và phát triển trong khu vực thương mại tự do;

(b) tìm cách để tận dụng các cơ hội thương mại và đầu tư mà Hiệp định này tạo ra;

(c) cố vấn và kiến ​​nghị lên Ủy ban về các cách thức để nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của các nền kinh tế của các bên, bao gồm cả các kiến nghị nhằm tăng cường sự tham gia của các DNVVN trong chuỗi cung ứng khu vực;

(d) tìm cách để thúc đẩy sự phát triển và sự tăng cường các chuỗi cung ứng trong khu vực thương mại tự do theo quy định tại Điều 22.3 (Chuỗi cung ứng); và

(e) tham gia vào các hoạt động khác mà các bên quyết định.

4. Ủy ban sẽ tổ chức họp trong vòng 1 năm từ ngày Hiệp định này có hiệu lực và sẽ tổ chức các cuộc họp sau đó nếu cần thiết.

5. Khi thực hiện chức năng của mình, Ủy ban có thể làm việc với các ủy ban khác, các nhóm làm việc và các cơ quan phụ trợ khác được thành lập theo Hiệp định này. Ủy ban cũng có thể tìm kiếm lời khuyên và xem xét công việc của các chuyên gia thích hợp, chẳng hạn như các tổ chức tài trợ quốc tế, các doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ.

Điều 22.3: Chuỗi cung ứng

1. Ủy ban sẽ tìm hiểu cách thức thực hiện Hiệp định này để thúc đẩy sự phát triển và sự tăng cường các chuỗi cung ứng để tích hợp sản xuất, tạo thuận lợi cho thương mại và giảm chi phí kinh doanh trong khu vực thương mại tự do.

2. Ủy ban sẽ phát triển các kiến nghị và thúc đẩy các cuộc hội thảo hay các hoạt động xây dựng năng lực khác với các chuyên gia thích hợp, bao gồm cả khu vực tư nhân và các tổ chức viện trợ quốc tế, để hỗ trợ sự tham gia của các DNVVN trong chuỗi cung ứng trong khu vực thương mại tự do.

3. Khi thích hợp, Ủy ban này cần làm việc với các ủy ban khác, các nhóm làm việc và các cơ quan phụ trợ được thành lập theo Hiệp định này, bao gồm cả thông qua các cuộc họp chung, để xác định và thảo luận về các biện pháp ảnh hưởng đến sự phát triển và sự tăng cường các dây chuyền cung ứng. Ủy ban sẽ đảm bảo rằng các hoạt động của Ủy ban sẽ không bị trùng lặp với các hoạt động của các cơ quan khác.

4. Ủy ban sẽ xác định và tìm hiểu thực tiễn và kinh nghiệm liên quan đến sự phát triển và sự tăng cường các chuỗi cung ứng giữa các Bên.

5. Ủy ban sẽ bắt đầu xem xét lại những điều kiện mà Hiệp định này đã tạo ra đối với sự phát triển, sự tăng cường và hoạt động của chuỗi cung ứng trong lĩnh vực thương mại tự do trong năm thứ tư kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực.  Sau đó, trừ khi các bên có thoả thuận khác, Ủy ban sẽ tiến hành đánh giá them 5 năm một lần.

6. Khi tiến hành bài đánh giá của mình, Ủy ban sẽ xem xét quan điểm của những người quan tâm mà một Bên đã nhận được theo quy định tại Điều 22.4 (Sự gắn kết với những người có quan tâm) và cung cấp cho Ủy ban.

7. Không quá 2 năm sau khi bắt đầu xem xét lại theo quy định khoản 5, Ủy ban sẽ trình báo cáo lên Ủy ban TPP với những số liệu điều tra và kiến nghị của Ủy ban về cách thức mà các bên có thể thúc đẩy và tăng cường sự phát triển của chuỗi cung ứng trong tự do khu vực thương mại.

8. Sau khi xem xét báo cáo của Ủy ban, Ủy ban phải công bố công khai báo cáo, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Điều 22.4: Sự gắn kết với những người có quan tâm

Ủy ban sẽ thành lập cơ chế thích hợp để cung cấp các cơ hội liên tục cho những người quan tâm của các bên tham gia để đóng góp ý kiến về các vấn đề liên quan đến nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo thuận lợi trong kinh doanh.

Điều 22.5: Miễn áp dụng quy định về giải quyết tranh chấp

Không Bên nào phải áp dụng các quy định về giải quyết tranh chấp theo Chương 28 (Giải quyết tranh chấp) cho các vấn đề phát sinh theo Chương này.

CHƯƠNG 23

PHÁT TRIỂN

Điều 23.1: Quy định chung

1. Các bên xác nhận cam kết của mình để thúc đẩy và củng cố một môi trường thương mại và đầu tư mở nhằm cải thiện phúc lợi, giảm đói nghèo, nâng cao đời sống và tạo cơ hội việc làm mới, hỗ trợ sự phát triển.

2. Các Bên thừa nhận tầm quan trọng của sự phát triển trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn diện, cũng như vai trò quan trọng của thương mại và đầu tư trong việc góp phần vào sự phát triển và phồn thịnh của nền kinh tế.   Tăng trưởng kinh tế toàn diện bao gồm sự phân phối rộng rãi hơn những lợi ích của tăng trưởng kinh tế thông qua việc mở rộng kinh doanh và công nghiệp, tạo việc làm và xóa đói giảm nghèo.

3. Các Bên thừa nhận rằng sự tăng trưởng kinh tế và phát triển góp phần thực hiện các mục tiêu của Hiệp định này trong việc thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực.

4. Các bên cũng thừa nhận rằng sự phối hợp trong nước có một cách có hiệu quả các chính sách thương mại, đầu tư và phát triển có thể đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế bền vững.

5. Các Bên công nhận tiềm năng cho hoạt động phát triển chung giữa các Bên để củng cố những nỗ lực để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

6. Các bên cũng công nhận rằng các hoạt động được thực hiện theo Chương 21 (Nâng cao năng lực và hợp tác) là một yếu tố quan trọng của các hoạt động phát triển chung.

Điều 23.2: Khuyến khích phát triển

1. Các Bên thừa nhận tầm quan trọng của lãnh đạo của mỗi Bên trong việc thực hiện các chính sách phát triển, bao gồm các chính sách được thiết kế cho các công dân của mình để tối đa hóa việc sử dụng các cơ hội từ Hiệp định này.

2. Các Bên thừa nhận rằng Hiệp định này đã được thiết kế theo cách xem xét các cấp độ phát triển kinh tế khác nhau của các Bên, kể cả thông qua các quy định hỗ trợ và cho phép việc thực hiện các mục tiêu phát triển quốc gia.

3.  Các bên tiếp tục thừa nhận rằng tính minh bạch, sự quản trị tốt và tinh thần trách nhiệm đóng góp vào tính hiệu quả của các chính sách phát triển.

Điều 23.3: Tăng trưởng nền kinh tế trên diện rộng

1. Các Bên thừa nhận rằng tăng trưởng kinh tế trên diện rộng làm giảm tình trạng nghèo, tạo điều kiện cho việc cung cấp bền vững của các dịch vụ cơ bản, và mở rộng cơ hội cho con người có cuộc sống lành mạnh và năng suất cao.

2. Các Bên thừa nhận rằng tăng trưởng kinh tế trên diện rộng thúc đẩy hòa bình, ổn định, thể chế dân chủ, cơ hội đầu tư hấp dẫn và hiệu quả trong việc giải quyết những thách thức trong khu vực và toàn cầu.

3. Các bên cũng công nhận rằng việc tạo ra và duy trì tăng trưởng kinh tế trên diện rộng đòi hỏi cam kết cấp cao được duy trì liên tục giữa chính phủ các bên để quản lý hiệu quả các tổ chức công cộng, đầu tư vào hạ tầng, phúc lợi, hệ thống y tế và giáo dục công cộng, thúc đẩy sự hình thành doanh nghiệp và tiếp cận cơ hội kinh tế.

4. Các bên có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên diện rộng thông qua các chính sách tận dụng các cơ hội thương mại và đầu tư tạo ra bởi Hiệp định này nhằm đóng góp vào sự phát triển bền vững,  xóa đói giảm nghèo, và các mục tiêu khác.    Các chính sách này có thể bao gồm những vấn đề có liên quan đến việc thúc đẩy cách tiếp cận dựa trên thị trường nhằm mục đích cải thiện điều kiện kinh doanh và tiếp cận tài chính cho các khu vực hoặc nhóm dân cư nhạy cảm, và các DNVVN.

Điều 23.4: Phụ nữ và tăng trưởng kinh tế

1. Các Bên thừa nhận rằng việc tăng cường các cơ hội trong lãnh thổ của họ đối với phụ nữ, bao gồm cả người lao động và chủ doanh nghiệp, để tham gia vào nền kinh tế trong nước và toàn cầu, góp phần phát triển kinh tế.   Các bên tiếp tục công nhận lợi ích của việc chia sẻ kinh nghiệm đa dạng của họ trong việc thiết kế, thực hiện và tăng cường các chương trình khuyến khích sự tham gia này.

2. Theo đó, các bên sẽ cân nhắc việc triển khai hoạt động hợp tác nhằm tăng cường khả năng của phụ nữ, bao gồm cả người lao động và chủ doanh nghiệp, nhằm tiếp cận đầy đủ và hưởng lợi từ những cơ hội từ Hiệp định này. Những hoạt động này có thể bao gồm việc tư vấn hoặc đào tạo, chẳng hạn như thông qua việc trao đổi của các công chức và trao đổi thông tin và kinh nghiệm về:

(a) các chương trình nhằm giúp đỡ phụ nữ xây dựng các kỹ năng và năng lực của họ, và tăng cường tiếp cận thị trường, công nghệ và tài chính;

(b) phát triển mạng lưới lãnh đạo là phụ nữ; và

(c) xác định các thông lệ tốt nhất liên quan đến sự linh hoạt tại nơi làm việc.

Điều 23.5: Giáo dục, Khoa học và Công nghệ, Nghiên cứu và Đổi mới

1.  Các Bên thừa nhận rằng việc thúc đẩy và phát triển giáo dục, khoa học và công nghệ, nghiên cứu và đổi mới có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo công ăn việc làm và mở rộng thương mại và đầu tư giữa các Bên.

2. Các Bên hơn nữa công nhận rằng các chính sách liên quan đến giáo dục, khoa học và công nghệ, nghiên cứu và đổi mới có thể giúp các Bên tối đa hóa lợi ích mà Hiệp định này mang đến. Theo đó, các bên có thể khuyến khích việc thiết kế các chính sách trong các lĩnh vực này để xem xét các cơ hội thương mại và đầu tư phát sinh từ Hiệp định này nhằm làm tăng hơn nữa những lợi ích đó.   Những chính sách đó có thể bao gồm các sáng kiến ​​với khu vực tư nhân, bao gồm cả những sáng kiến nhằm phát triển chuyên môn có liên quan và kỹ năng quản lý, và tăng cường khả năng của doanh nghiệp để biến những sáng kiến đổi mới thành các sản phẩm có tính cạnh tranh và các doanh nghiệp mới.

Điều 23.6: Các hoạt động phát triển chung

1. Các Bên công nhận rằng các hoạt động liên kết giữa các bên để thúc đẩy sự tối đa hóa các lợi ích phát triển bắt nguồn từ Hiệp định này có thể củng cố các chiến lược phát triển quốc gia, bao gồm, nếu thích hợp, thông qua công việc với các đối tác song phương, các công ty tư nhân, các viện và các tổ chức phi chính phủ.

  1.  

(a) sự thảo luận giữa các Bên để thúc đẩy sự liên kết của các chương trình hỗ trợ phát triển và tài chính các chương trình của các Bên với các ưu tiên phát triển quốc gia;

(b) việc xem xét các cách để mở rộng sự ràng buộc trong khoa học, công nghệ và nghiên cứu để thúc đẩy việc áp dụng các công dụng mang tính sáng tạo của khoa học và công nghệ, thúc đẩy sự phát triển và xây dựng năng lực;

(c) việc thúc đẩy quan hệ đối tác công tư cho phép các doanh nghiệp tư nhân, bao gồm cả DNVVN, sử dụng kinh nghiệm chuyên môn và nguồn lực của mình để hợp tác với các cơ quan chính phủ nhằm hỗ trợ các mục tiêu phát triển; và

(d) việc tư nhân hóa, bao gồm cả các tổ chức và các doanh nghiệp từ thiện, và các tổ chức phi chính phủ trong hoạt động hỗ trợ phát triển.

Điều 23.7: Ủy ban về Phát triển

1. Các bên đồng thành lập một Ủy ban về Phát triển (sau đây gọi tắt là Ủy ban) gồm đại diện của chính phủ các Bên.

2. Ủy ban có trách nhiệm:

(a) tạo thuận lợi cho việc trao đổi thông tin về kinh nghiệm của các bên liên quan đến việc xây dựng và thực hiện chính sách quốc gia nhằm mục đích thu được những lợi ích lớn nhất có thể từ Hiệp định này;

(b) tạo điều kiện cho việc trao đổi thông tin về kinh nghiệm và bài học của các bên đã học được thông qua các hoạt động phát triển chung quy định tại Điều 23.6 (Các hoạt động phát triển chung);

(c) thảo luận về bất kỳ đề xuất cho các hoạt động phát triển chung trong tương lai để hỗ trợ các chính sách phát triển liên quan đến thương mại và đầu tư;

(d) nếu phù hợp, mời các tổ chức quốc tế tài trợ, các đơn vị khu vực tư nhân, các tổ chức phi chính phủ hoặc các tổ chức khác có liên quan để hỗ trợ trong việc phát triển và thực hiện các hoạt động phát triển chung;

(e) thực hiện các chức năng khác mà các bên có quyền quyết định đối với việc tối đa hóa các lợi ích phát triển bắt nguồn từ Hiệp định này; và

(f)         xem xét các vấn đề liên quan đến việc thực hiện và hoạt động của Chương này, với mục đích xem xét các cách mà Chương này có thể tăng cường các lợi ích phát triển của Hiệp định này.

3. Ủy ban sẽ họp trong vòng 1 năm kể từ này Hiệp định này có hiệu lực và sẽ tổ chức các cuộc họp sau đó nếu cần thiết.

  1.  

Điều 23.8: Mối liên hệ với các chương khác

Trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa Chương 23 (Phát triển) với một Chương khác trong Hiệp định thì Chương đó, thay vì Chương 23 (Phát triển), sẽ được áp dụng.

Điều 23.9. Miễn áp dụng quy định về giải quyết tranh chấp

Không bên nào phải áp dụng các quy định về giải quyết tranh chấp theo Điều 28 (Giải quyết tranh chấp) cho các vấn đề phát sinh trong Chương này.

CHƯƠNG 24

DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

Điều 24.1. Chia sẻ thông tin

1. Mỗi Bên thành lập hoặc duy trì trang thông tin công cộng chứa đựng các thông tin về Hiệp định này, bao gồm

(a) Nội dung bản Hiệp định, bao gồm tất cả phụ lục, biểu thuế và quy tắc xuất xứ hàng hóa cụ thể;

(b) Tóm tắt bản Hiệp định; và

(c) Thông tin được thiết kế cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (sau đây gọi tắt là DNVVN), bao gồm:

(i) mô tả các điều khoản trong Hiệp định này mà các Bên cho rằng có liên quan tới DNVVN; và

(ii) các thông tin bổ sung mà các Bên cho là hữu ích đối với các DNVVN quan tâm tới lợi ích từ các cơ hội mà Hiệp định này mang đến.

2. Mỗi Bên cần đưa vào các trang thông tin điện tử của mình các đường dẫn tới:

(a) các trang thông tin tương đương của những nước khác; và

(b) các trang thông tin của các cơ quan chính phủ nước mình và các trang cung cấp thông tin mà Bên đó cho rằng có ích cho bất cứ người nào quan tâm tới mua bán, đầu tư hoặc kinh doanh trên lãnh thổ nước mình.

3. Trong phạm vi quy định và pháp luật của mỗi Bên, các nội dung mô tả trong khoản 2(b) có thể bao gồm các nội dung:

(a) các quy định và thủ tục hải quan;

(b) các quy định và thủ tục liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ;

(c) các quy định kỹ thuật, quy chuẩn và biện pháp vệ sinh và kiểm dịch liên quan tới xuất nhập khẩu;

(d) các quy định về đầu tư nước ngoài;

(e) các thủ tục đăng ký kinh doanh;

(f) các quy định về việc làm; và

(g) các thông tin về thuế.

Mỗi Bên sẽ dịch các thông tin trên sang tiếng Anh nếu có thể.

4. Mỗi Bên cần thường xuyên xem xét các thông tin và đường dẫn trên các trang thông tin điện tử quy định ở khoản 1 và 2 để đảm bảo các thông tin được cập nhật và chính xác.

Điều 24.2: Ủy ban về DNVVN

1. Các Bên thành lập một Ủy ban về DNVVN (sau đây gọi tắt là Ủy ban) bao gồm đại diện chính phủ của mỗi Bên.

2. Nhiệm vụ của Ủy ban:

(a) Xác định cách thức hỗ trợ các DNVVN của các Bên để tận dụng các cơ hội thương mại theo Hiệp định này;

(b) Trao đổi và thảo luận về kinh nghiệm và thông lệ tốt nhất của mỗi Bên trong việc hỗ trợ và giúp đỡ các DNVVN là nhà xuất khẩu liên quan tới các chương trình đào tạo, giáo dục thương mại, tài chính thương mại, xác định đối tác thương mại tại các Bên khác, và thiết lập các thông tin kinh doanh tốt;

(c) Phát triển và thúc đẩy các cuộc hội nghị, hội thảo hay các hoạt động khác để thông báo cho các DNVVN những lợi ích dành cho DNVVN theo Hiệp định này;

(d) Tìm hiểu cơ hội nâng cao năng lực để hỗ trợ các Bên trong việc phát triển và tăng cường các chương trình tư vấn xuất khẩu, hỗ trợ và đào tạo DNVVN;

(e) Đề nghị bổ sung các thông tin mà mỗi bên có thể đăng trên trang thông tin điện tử quy định tại Điều 24.1 (Chia sẻ thông tin);

(f) Xem xét và phối hợp chương trình công tác của Uỷ ban với các chương trình công tác của các ủy ban khác, các nhóm làm việc và cơ quan trực thuộc thành lập theo Hiệp định này cũng như chương trình công tác của các cơ quan quốc tế khác có liên quan nhằm tránh trùng lặp các chương trình làm việc và nhằm xác định các cơ hội thích hợp để hợp tác, cải thiện khả năng của các DNVVN tham gia vào các cơ hội thương mại và đầu tư từ Hiệp định này;

(g) Tạo điều kiện cho sự phát triển của các chương trình để hỗ trợ các DNVVN tham gia và hội nhập hiệu quả vào chuỗi cung ứng toàn cầu;

(h) Trao đổi thông tin nhằm hỗ trợ cho việc giám sát việc thực hiện các quy định liên quan tới DNVVN trong Hiệp định này;

(i) Báo cáo thường xuyên các hoạt động của mình tới Ủy ban và đưa ra khuyến nghị phù hợp; và

(j) Xem xét các vấn đề khác liên quan đến DNVVN quyết định bởi Ủy ban, bao gồm các vấn đề phát sinh bởi DNVVN về khả năng của các DNVVN để được hưởng lợi ích từ Hiệp định này.

3. Ủy ban sẽ họp trong vòng 1 năm kể từ này Hiệp định này có hiệu lực và sẽ tổ chức các cuộc họp sau đó nếu cần thiết.

4. Ủy ban có thể tìm kiếm sự hợp tác với các chuyên gia phù hợp và các tổ chức tài trợ quốc tế trong việc thực hiện các chương trình và các hoạt động của mình.

Điều 24.3. Miễn áp dụng quy định về Giải quyết tranh chấp

Không bên nào phải áp dụng quy định về giải quyết tranh chấp theo Điều 28 (Giải quyết tranh chấp) cho các vấn đề phát sinh trong Chương này.

CHƯƠNG 25

SỰ ĐỒNG NHẤT TRONG QUẢN LÝ

Điều 25.1: Các định nghĩa

Trong Chương này:

biện pháp quản lý được điều chỉnh là các biện pháp quản lý được xác định bởi mỗi Bên trong phạm vi Chương này theo quy định tại Điều 25.3 (Phạm vi áp dụng); 

biện pháp quản lý là biện pháp áp dụng chung liên quan đến các vấn đề  được quy định tại Hiệp định này được thông qua bởi các cơ quan quản lý mà pháp luật yêu cầu tuân thủ.

Điều 25.2: Những quy định chung

1. Trong chương này, sự đồng nhất trong quản lý đề cập đến việc sử dụng các quy chế thực hành quản lý tốt trong quá trình lập kế hoạch, thiết kế, phát hành, thực hiện và đánh giá các biện pháp quản lý để tạo điều kiện thực hiện các mục tiêu chính sách trong nước và để nỗ lực thông qua chính phủ để tăng cường hợp tác chế tài nhằm xúc tiến các mục tiêu và thúc đẩy thương mại và đầu tư quốc tế, tăng trưởng kinh tế và việc làm.

2.  Các Bên khẳng định tầm quan trọng của các việc sau:

(a) duy trì và tăng cường các lợi ích của Hiệp định này thông qua sự đồng nhất trong quản lý về tạo thuận lợi cho gia tăng về kinh doanh hàng hóa và dịch vụ và đầu tư giữa các Bên;

(b) chủ quyền của mỗi Bên trong việc xác định các ưu tiên quản lý của mình và thiết lập và thực hiện các biện pháp quản lý để giải quyết các ưu tiên, ở các cấp độ mà Bên đó cho là thích hợp;

(c) vai trò của quy định trong việc thực hiện các mục tiêu chính sách công;

(d) việc xem xét các nguồn từ những người quan tâm vào việc xây dựng các biện pháp quản lý; và

(e) phát triển hợp tác quản lý và xây dựng năng lực giữa các Bên.

Điều 25.3: Phạm viáp dụng

Mỗi Bên phải kịp thời, và không muộn hơn một năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực tại nước đó, xác định và công bố công khai phạm vi áp dụng của mình.  Khi xác định phạm vi áp dụng của các biện pháp quản lý, mỗi Bên sẽ nhắm tới việc đạt được sự bảo hộ đáng kể.

Điều 25.4: Quá trình và cơ chế điều phối và đánh giá

1. Các Bên thừa nhận rằng sự gắn kết quản lý có thể được hỗ trợ thông qua các cơ chế giúp tăng cường tham vấn liên cơ quan và phối hợp liên kết với quá trình phát triển các biện pháp điều tiết.  Theo đó, mỗi Bên sẽ nỗ lực để đảm bảo rằng mình có các quy trình hoặc các cơ chế để tạo điều kiện phối hợp liên ngành có hiệu quả và xem xét lại các biện pháp quản lý được đề xuất.  Mỗi Bên sẽ xem xét việc thiết lập và duy trì một cơ quan điều phối quốc gia hoặc trung tâm cho mục đích này.

2. Các Bên thừa nhận rằng trong khi các quá trình hoặc các cơ chế nêu tại khoản 1 giữa các Bên có thể khác nhau tùy thuộc vào điều kiện của mỗi bên (bao gồm cả sự khác biệt về trình độ phát triển và cấu trúc chính trị và thể chế), các bên cần có những đặc điểm như bao quát toàn bộ các khả năng:

(a) xem xét các biện pháp quản lý được đề xuất để xác định mức độ mà sự phát triển của các biện pháp này tuân thủ các quy chế thực hành quản lý tốt, có thể bao gồm nhưng không giới hạn trong những quy định tại Điều 25.5 (Thực hiện các quy chế thực hành quản lý tốt), và đưa ra các khuyến nghị dựa trên sự xem xét đó;

(b) tăng cường sự tham vấn và phối hợp giữa các cơ quan trong nước để xác định chồng chéo và trùng lặp có thể xảy ra để ngăn chặn việc tạo ra các yêu cầu không phù hợp giữa các cơ quan;

(c) đưa ra khuyến nghị cho những cải tiến quy định hệ thống; và

(d) báo cáo công khai về biện pháp quản lý đã được xem xét, các đề xuất cải tiến quy định hệ thống, và các thông tin cập nhật về những thay đổi trong quy trình và cơ chế nêu tại khoản 1.

Mỗi Bên phải cung cấp các văn bản chứa đựng các mô tả về những quy trình hoặc các cơ chế có thể công khai.

Điều 25.5: Thực hiện quy chế thực hành quản lý tốt

1. Để hỗ trợ việc thiết kế một biện pháp để thực hiện mục tiêu của mình một cách tốt nhất, mỗi bên cần khuyến khích các cơ quan quản lý có liên quan, phù hợp với luật pháp và các quy định của mình, tiến hành đánh giá tác động quản lý khi phát triển các biện pháp quản lý được đề xuất vượt quá một ngưỡng tác động kinh tế, hoặc tác động quản lý khác, nếu phù hợp, xây dựng bởi bên đó.  Các đánh giá tác động quản lý có thể bao gồm một loạt các thủ tục để xác định các tác động có thể xảy ra.

2. Nhận thức được rằng sự khác biệt về thể chế, xã hội, hoàn cảnh văn hóa, pháp luật và điều kiện phát triển của các Bên có thể dẫn đến các phương pháp quản lý cụ thể, đánh giá tác động pháp lý được thực hiện bởi một Bên cần bao gồm cả các nội dung sau:

(a) đánh giá sự cần thiết của một đề xuất về quản lý, bao gồm mô tả về bản chất và tầm quan trọng của vấn đề;

(b) xem xét các lựa chọn thay thế khả thi, trong đó, ở mức độ khả thi và phù hợp với pháp luật và các quy định, chi phí và lợi ích của mình, chẳng hạn như rủi ro liên quan cũng như các tác động phân bổ, thừa nhận rằng có một số chi phí và lợi ích rất khó để định lượng và kiếm tiền;

(c) giải thích các căn cứ để kết luận rằng những thay thế được chọn đạt được các mục tiêu chính sách một cách hiệu quả, trong đó, nếu thích hợp, tài liệu tham khảo cho các chi phí và lợi ích và tiềm năng để quản lý rủi ro; và

(d) dựa trên các thông tin hiện có một cách hợp lý tốt nhất có thể đạt được bao gồm thông tin khoa học, kỹ thuật, kinh tế hoặc các thông tin khác, trong phạm vi ranh giới của các nhà chức trách, nhiệm vụ và nguồn lực của các cơ quan quản lý cụ thể.

3. Khi tiến hành đánh giá tác động quản lý, một Bên có thể xem xét các tác động tiềm năng của quy định được đề xuất về DNVVN.

4. Mỗi Bên phải đảm bảo rằng các biện pháp quản lý mới được viết rõ ràng, súc tích, có tổ chức và dễ hiểu, công nhận rằng một số biện pháp giải quyết các vấn đề kỹ thuật và kiến thức chuyên môn có liên quan có thể cần thiết cho việc hiểu và áp dụng các biện pháp đó.

5. Trong phạm vi luật pháp và quy định của mình, mỗi Bên phải đảm bảo rằng các cơ quan có liên quan cung cấp các tiếp cận công chúng tới các thông tin về các biện pháp quản lý mới, và nếu thực hiện được, cung cấp thông tin này dưới dạng thông tin trực tuyến.

6. Mỗi Bên sẽ xem xét, trong khoảng thời gian nếu thấy thích hợp, các biện pháp quản lý được điều chỉnh của mình để xác định xem liệu các biện pháp quản lý cụ thể mình đã thực hiện cần được sửa đổi, sắp xếp hợp lý, mở rộng hoặc bãi bỏ giúp cho các chế độ quản lý của Bên đó có hiệu quả hơn trong việc đạt được mục tiêu chính sách của bên đó.

7. Theo một cách thích hợp và phù hợp với các điều luật và các quy định, mỗi bên cần cung cấp các thông báo công khai hàng năm về các biện pháp quản lý mà các cơ quan quản lý của mình dự kiến ban hành trong thời gian 12 tháng tiếp theo.

8. Trong phạm vi thích hợp và phù hợp với pháp luật của mình, mỗi Bên sẽ khuyến khích các cơ quan luật pháp liên quan của mình xem xét các biện pháp quy định tại các Bên khác, cũng như các phát triển có liên quan trong quốc tế, khu vực và các diễn đàn khác khi lập các biện pháp quản lý mới.

Điều 25.6: Ủy ban về sự đồng nhất trong quản lý

1. Các bên đồng thành lập một Ủy ban về Đồng nhất trong quản lý (sau đây gọi tắt là Uỷ ban), bao gồm các đại diện chính phủ của các Bên.

2. Uỷ ban sẽ xem xét các vấn đề liên quan đến việc thực hiện Chương này.  Ủy ban cũng sẽ xem xét xác định các ưu tiên trong tương lai, trong đó có sáng kiến ​​ngành tiềm năng và các hoạt động hợp tác liên quan đến các vấn đề trong chương này và các vấn đề liên quan đến sự đồng nhất trong quản lý được quy định tại các Chương khác của Hiệp định này.

3. Khi xác định các ưu tiên tương lai, Uỷ ban sẽ xem xét các hoạt động của các ủy ban khác, các nhóm làm việc và các cơ quan phụ trợ khác được thành lập theo Hiệp định này và phối hợp với các cơ quan để tránh sự trùng lặp của các hoạt động.

4. Uỷ ban sẽ đảm bảo rằng công việc của mình về hợp tác quản lý cung cấp giá trị ngoài các sáng kiến ​​được tiến hành tại các diễn đàn có liên quan khác và phòng ngừa sự phá hoại hoặc trùng lặp các nỗ lực đó.

5. Mỗi Bên sẽ chỉ định và thông báo cho một đầu mối để cung cấp thông tin, theo yêu cầu của một Bên khác, liên quan đến việc thực hiện Chương này theo Điều 27.5 (Cơ quan đầu mối).

6. Uỷ ban sẽ họp trong vòng một năm kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực và sẽ tổ chức các cuộc họp sau đó khi cần thiết.

7. Ít nhất 5 năm một lần, kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực, Uỷ ban sẽ xem xét sự phát triển trong lĩnh vực thực hành quản lý tốt và trong các thông lệ tốt nhất trong việc duy trì các quá trình hoặc các cơ chế nêu tại Điều 25.4.1 (Quy trình và cơ chế điều phối và đánh giá) cũng như kinh nghiệm của các Bên trong việc thực hiện chương này với một cái nhìn hướng tới việc xem xét việc kiến ​​nghị với Ủy ban để cải thiện các quy định của Chương này để nâng cao hơn nữa lợi ích của Hiệp định này.

Điều 25.7: Hợp tác

1. Các bên sẽ hợp tác nhằm tạo điều kiện cho việc thực hiện Chương này và để tối đa hóa các lợi ích phát sinh từ việc thực hiện Chương này.Các hoạt động hợp tác sẽ xem xét nhu cầu của mỗi Bên, có thể bao gồm:

(a) trao đổi thông tin, các cuộc đối thoại hay các cuộc họp với các bên khác;

(b) trao đổi thông tin, các cuộc đối thoại hay các cuộc họp với những người quan tâm, kể các các DNVVN, của các Bên khác;

(c) các chương trình đào tạo, các buổi hội thảo và hỗ trợ khác có liên quan;

(d) tăng cường hợp tác và các hoạt động khác có liên quan giữa các cơ quan quản lý; và

(e) các hoạt động khác mà các Bên nhất trí.

2. Các bên tiếp tục công nhận sự hợp tác giữa các bên về các vấn đề quản lý có thể được tăng cường thông qua đảm bảo rằng các biện pháp quản lý của mỗi bên có sẵn tại trung ương.

Điều 25.8: Gắn kết với người quan tâm

Uỷ ban sẽ thành lập cơ chế thích hợp để cung cấp các cơ hội liên tục cho những người quan tâm của các bên tham gia đóng góp ​​về các vấn đề có liên quan để tăng cường sự đồng nhất trong quản lý.

Điều 25.9: Thông báo về việc thi  hành

1. Đề đảm bảo sự minh bạch và để làm cơ sở cho các hoạt động hợp tác và xây dựng năng lực theo Chương này, mỗi Bên sẽ gửi một thông báo thực hiện cho ban, thông qua các điểm liên lạc được chỉ định theo quy định tại Điều 27.5 (Cơ quan đầu mối) trong vòng 2 năm kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực tại nước đó và sau đó thông báo ít nhất 4 năm một lần.

2. Trong thông báo lần đầu của mình, mỗi Bên sẽ mô tả các bước mà nó đã thực hiện kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực tại nước đó, và các bước mà nó có dự kiến thực hiện để thực hiện các quy định tại Chương này, bao gồm các bước nhằm:

(a) thiết lập các quy trình hoặc các cơ chế để tạo điều kiện phối hợp liên ngành có hiệu quả và xem xét lại các biện pháp quản lý được đề xuất theo quy định tại Điều 25.4 (Quá trình và cơ chế điều phối và đánh giá);

(b) khuyến khích các cơ quan có liên quan thực hiện đánh giá tác động quản lý theo quy định tại Điều 25.5.1 (Thực hiện quy chế thực hành quản lý tốt) và Điều 25.5.2;

(c) đảm bảo rằng các biện pháp quản lý được viết và phổ biến theo Điều 25.5.4 (Thực hiện quy chế thực hành quản lý tốt) và Điều 25.5.5;

(d) xem xét biện pháp quản lý của mình theo quy định tại Điều 25.6

(e) cung cấp thông tin cho công chúng trong thông báo hàng năm của biện pháp quản lý được điều chỉnh sắp tới theo quy định tại Điều 25.7.

  1.  

4. Trong việc xem xét các vấn đề liên quan đến việc thực hiện và hoạt động của Chương này, Ủy ban có thể xem xét các thông báo được thực hiện bởi một Bên căn cứ vào khoản 1.  Trong thời gian xem xét lại đó, các bên có thể đặt câu hỏi hoặc thảo luận về các khía cạnh cụ thể về thông báo của bên đó.   Ủy ban có thể sử dụng đánh giá và thảo luận của mình về một thông báo như một cơ sở cho việc xác định các cơ hội để được hỗ trợ và các hoạt động hợp tác để hỗ trợ theo quy định tại Điều 25.7.

Điều 25.10: Mối liên hệ với các chương khác

Trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa Chương 25 (Sự đồng nhất trong quản lý) với một Chương khác trong Hiệp định thì Chương đó, thay vì Chương 25, sẽ được áp dụng.

Điều 25.11: Miễn áp dụng quy định về giải quyết tranh chấp

Không bên nào phải áp dụng các quy định về giải quyết tranh chấp theo Điều 28 (Giải quyết tranh chấp) cho các vấn đề phát sinh trong Chương này.

CHƯƠNG 26

SỰ MINH BẠCH VÀ CHỐNG THAM NHŨNG

Mục A: Định nghĩa

Điều 26.1: Định nghĩa

Trong chương này:

hành động hoặc sự hạn chế các hành động liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ công chức bao gồm việc sử dụng các vị trí của công chức, có hoặc không thuộc phạm vi thẩm quyền của cơ quan;

phán quyết hành chính áp dụng chung có nghĩa là một quyết định hành chính hoặc một giải thích áp dụng cho tất cả mọi người và tất cả tình huống thực tế, thường nằm trong phạm vi quyết định hành chính hoặc giải thích đó và thiết lập một chuẩn mực ứng xử, nhưng không bao gồm:

(a) một quyết định hoặc một phán quyết được thực hiện trong một thủ tục hành chính hoặc bán tư pháp áp dụng cho một người, một sản phẩm hay một dịch vụ cụ thể của một Bên khác trong một trường hợp cụ thể; hoặc

(b) một phán quyết để phân xử một hành động hoặc thực hành cụ thể;

công chức nước ngoài có nghĩa là bất kỳ người nào nắm giữ một văn phòng lập pháp, hành pháp, hành chính hoặc tư pháp của một quốc gia nước ngoài ở mọi cấp chính quyền, được bổ nhiệm hoặc bầu cử, vĩnh viễn hay tạm thời, đã thanh toán hoặc chưa thanh toán, không phân biệt thâm niên của người đó; và bất kỳ người nào thực hiện một chức năng nào cho một quốc gia nước ngoài, ở mọi cấp độ của chính phủ, bao gồm cho một cơ quan hoặc một xí nghiệp công lập;

công chức của một tổ chức quốc tế công cộng có nghĩa là một công chức quốc tế hoặc bất kỳ người nào được ủy quyền bởi một tổ chức quốc tế công cộng để thay mặt tổ chức đó trong một hoạt động nào đó; và

công chức có nghĩa là:

(a) người nắm giữ một văn phòng lập pháp, hành pháp, hành chính hoặc tư pháp của một quốc gia nước ngoài ở mọi cấp chính quyền, được bổ nhiệm hoặc bầu cử, vĩnh viễn hay tạm thời, đã thanh toán hoặc chưa thanh toán, không phân biệt thâm niên của người đó;

(b) người thực hiện một chức năng công cộng cho một Bên, bao gồm một cơ quan hoặc doanh nghiệp, hay cung cấp một dịch vụ công cộng, được xác định theo pháp luật của Bên đó và được áp dụng trong một phạm vi thích hợp của pháp luật Bên đó; hoặc

(c) người được định nghĩa như một công chức theo pháp luật của một Bên1.

Mục B: Tính minh bạch

Điều 26.2: Công khai

1. Mỗi Bên bảo đảm rằng các đạo luật, quy định, thủ tục và quy định hành chính áp dụng chung đối với bất kỳ vấn đề nào quy định tại Hiệp định này được công bố kịp thời hoặc có sẵn, cho phép những người quan tâm và các Bên làm quen với chúng.

2. Trong phạm vi có thể, mỗi Bên có trách nhiệm:

(a) công bố trước các biện pháp được nêu tại khoản 1 mà mình đề xuất để áp dụng; và

(b) tạo cho những người quan tâm và các Bên khác một cơ hội hợp lý để đóng góp ý kiến về những biện pháp được đề xuất.

3. Trong phạm vi có thể, khi giới thiệu hoặc thay đổi các luật, quy định và thủ tục nêu tại khoản 1, mỗi Bên cần cung cấp một thời gian hợp lý giữa ngày mà các luật, quy định hoặc thủ tục, đề xuất hoặc quyết định đó, được đề xuất và quyết định phù hợp với hệ thống pháp luật của mình, được công bố công khai và ngày các luật, quy định và thủ tục đó có hiệu lực.

4. Đối với một quy định2 được đề xuất áp dụng chung của cấp trung ương của chính phủ một Bên liên quan tới các vấn đề thuộc phạm vi Hiệp định này có khả năng ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư giữa các Bên và được công bố theo quy định tại khoản 2 (a), mỗi Bên cần:

(a) công khai các quy định được đề xuất trên một tạp chí chính thức, hoặc trên một trang web chính thức, tốt nhất là trực tuyến và hợp nhất thành một cổng duy nhất;

(b) cố gắng công khai các quy định được đề xuất:

(i) không ít hơn 60 ngày trước ngày các ý kiến được xác định; hoặc

(ii) trong một khoảng thời gian trước ngày có ý kiến ​​cung cấp đủ thời gian cho một người quan tâm để đánh giá các quy định được đề xuất, để xây dựng và trình ý kiến;

(c) đến một mức có thể, đính kèm trong các bản công khai quy định tại điểm (a) các giải thích về mục đích và lý do cho các quy định được đề xuất; và

(d) xem xét ý kiến ​​nhận được trong khoảng thời gian bình luận, và được khuyến khích để giải thích các thay đổi đáng kể để thực hiện các quy định được đề xuất, tốt nhất là trên một trang web chính thức hoặc trên một tạp chí trực tuyến.

5. Đối với một quy định áp dụng chung thông qua cấp trung ương của chính phủ liên quan tới vấn đề thuộc phạm vi của Hiệp định này được công khai theo quy định tại khoản 1, mỗi Bên cần:

(a) công bố kịp thời các quy định trên một trang thông tin điện tử chính thức hoặc một tạp chí chính thức lưu hành quốc gia; và

(b) nếu thích hợp, đính kèm theo bản công khai quy định giải thích về mục đích và lý do của các quy định.

Điều 26.3: Thủ tục hành chính

Nhằm quản lý một cách phù hợp, công bằng và hợp lý tất cả các biện pháp áp dụng chung đối với bất kỳ vấn đề nào trong Hiệp định này, mỗi Bên bảo đảm trong thủ tục hành chính áp dụng biện pháp quy định tại Điều 26.2.1 (Công khai) của mình đối với một người, mặt hàng hay dịch vụ cụ thể của một Bên khác trong những trường hợp cụ thể sau:

(a) bất cứ khi nào có thể, một người của một Bên bị ảnh hưởng trực tiếp bởi một thủ tục được nhận thông báo hợp lý theo các thủ tục trong nước khi một quy trình được bắt đầu, bao gồm mô tả về bản chất của quy trình, xác nhận quyền hợp pháp mà theo đó các tiến trình được khởi xướng và mô tả chung về các vấn đề trong câu hỏi;

(b) một người của một Bên bị ảnh hưởng trực tiếp bởi một quy trình được tạo cơ hội hợp lý để trình bày sự việc và lập luận để hỗ trợ vị trí của người đó trước các hành động hành chính cuối cùng, khi đến lúc, bản chất của quy trình và lợi ích công cộng cho phép; và

(c) các thủ tục theo quy định của pháp luật của Bên đó.

Điều 26.4: Xem xét và khiếu nại3

1.  Mỗi Bên thiết lập hoặc duy trì các tòa án, thủ tục tư pháp, bán tư pháp hoặc hành chính cho các mục đích của việc xem xét nhanh chóng và, nếu cần thiết, việc điều chỉnh một phán quyết hành chính đối với bất kỳ vấn đề nào quy định tại Hiệp định này.   Những tòa án này phải công bằng và độc lập với các văn phòng hoặc cơ quan được ủy thác thực hiện cưỡng chế hành chính và sẽ không có bất kỳ mối quan tâm đáng kể trong kết quả của vấn đề này.

2. Mỗi Bên bảo đảm rằng, đối với các tòa án hoặc thủ tục nêu tại khoản 1, các Bên tham gia một vụ kiện có quyền:

(a) có cơ hội hợp lý để hỗ trợ hay bảo vệ quan điểm của mình; và

(b) ra quyết định dựa trên các bằng chứng và việc nộp hồ sơ hoặc, nếu pháp luật của Bên đó yêu cầu, hồ sơ được biên soạn bởi các cơ quan có liên quan.

3. Mỗi Bên bảo đảm, trong phạm vi khiếu nại hoặc xem xét thêm theo quy định của pháp luật nước mình, rằng quyết định nêu tại khoản 2 (b) được thực hiện bởi, và sẽ điều chỉnh việc thực hành của, các văn phòng hoặc cơ quan có liên quan đến hành vi hành chính của vấn đề.

Điều 26.5: Cung cấp thông tin

1. Nếu một Bên (Bên thứ nhất) cho rằng các biện pháp được đề xuất hoặc biện pháp thực tế có thể ảnh hưởng về vật chất đến các hoạt động của Hiệp định này hoặc ảnh hưởng đáng kể đến lợi ích của một Bên khác (Bên thứ hai) theo Hiệp định này, thì Bên thứ nhất, nếu có thể, cần thông báo cho Bên thứ hai các biện pháp đề xuất hoặc biện pháp thực tế.

2. Theo yêu cầu của một Bên khác, một Bên phải kịp thời cung cấp thông tin và trả lời các câu hỏi liên quan đến bất kỳ biện pháp được đề xuất hoặc thực tế mà Bên yêu cầu xem xét có thể ảnh hưởng đến các hoạt động của Hiệp định này, bất kể Bên yêu cầu đã được thông báo trước đó về các biện pháp hay chưa.

3. Một Bên có thể đưa ra bất kỳ yêu cầu hoặc cung cấp thông tin theo Điều này đến các Bên khác thông qua các cơ quan đầu mối của các Bên.

4.  Bất kỳ thông tin được cung cấp theo Điều này sẽ không ảnh hưởng đến việc liệu các biện pháp trong câu hỏi là phù hợp với Hiệp định này.

Mục C: Chống tham nhũng

Điều 26.6: Phạm vi

1.  Các Bên khẳng định quyết tâm của mình trong việc loại trừ hối lộ và tham nhũng trong thương mại và đầu tư quốc tế.   Thừa nhận sự cần thiết phải xây dựng tính liêm chính trong cả khu vực công và khu vực tư và mỗi ngành có trách nhiệm kết hợp với nhau trong vấn đề này, các Bên khẳng định sự tuân thủ các nguyên tắc ứng xử APEC cho cán bộ (7/2007), và khuyến khích thực hiện bộ luật của APEC về ứng xử trong kinh doanh: Kinh doanh liêm chính và nguyên tắc minh bạch cho khu vực tư nhân, tháng 9 năm 2007.

2. Phạm vi của Mục này được giới hạn trong các biện pháp để loại trừ hối lộ và tham nhũng liên quan đến bất kỳ vấn đề nào quy định trong Hiệp định này.

3. Các Bên thừa nhận rằng sự mô tả các hành vi phạm tội được thông qua hoặc duy trì theo mục này, và sự mô tả của những biện pháp được áp dụng hoặc các nguyên tắc pháp lý kiểm soát tính hợp pháp của hành vi, được dành riêng cho pháp luật của mỗi Bên, và rằng hành vi phạm tội sẽ bị truy tố và trừng phạt phù hợp với pháp luật của mỗi Bên.

4. Mỗi Bên sẽ thông qua hoặc gia nhập Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng, ký kết tại New York, ngày 31 tháng 10 năm 2003 (UNCAC).

Điều 26.7: Các biện pháp chống tham nhũng

1. Mỗi Bên sẽ thông qua hoặc duy trì luật pháp và các biện pháp khác có thể cần thiết để thiết lập các hành vi phạm tội theo pháp luật của mình, trong các vấn đề có ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư quốc tế, khi phạm tội do cố ý, bởi bất kỳ người nào trong phạm vi tài phán của mình:4

(a) việc hứa hẹn, đề nghị hay giao cho một công chức, trực tiếp hay gián tiếp, một lợi thế không chính đáng, đối với công chức đó hoặc một cá nhân hoặc một tổ chức khác, để công chức đó hành động hoặc hạn chế hoạt động liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ công chức của mình;

(b) việc một nhân viên công chức xúi giục hay chấp nhận, trực tiếp hay gián tiếp, một lợi thế không chính đáng, đối với công chức đó hoặc một cá nhân hoặc một tổ chức khác, để công chức đó hành động hoặc hạn chế hoạt động liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ công chức của mình;

(c) việc hứa hẹn, đề nghị hay giao cho một công chức nước ngoài hay một công chức của một tổ chức quốc tế, trực tiếp hay gián tiếp, một lợi thế không chính đáng,5đối với công chức đó hoặc một cá nhân hoặc một tổ chức khác, để công chức đó hành động hoặc hạn chế hoạt động liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ công chức của mình, nhằm đạt được hoặc duy trì việc kinh doanh hoặc lợi ích không chính đáng khác liên quan đến việc tiến hành kinh doanh quốc tế; và

(d) các viện trợ, tiếp tay, hoặc thông đồng6với bất kỳ hành vi phạm tội được mô tả trong các điểm (a) đến (c).

2. Mỗi Bên cần quy định các hình thức xử phạt cho các hành vi phạm tội quy định tại khoản 1 hoặc khoản 5 tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi đó.

3. Mỗi Bên sẽ thông qua hoặc duy trì các biện pháp có thể cần thiết phù hợp với nguyên tắc pháp lý của nước mình để thiết lập trách nhiệm của các pháp nhân đối với vi phạm qui định tại khoản 1 hoặc 5.  Đặc biệt, mỗi Bên bảo đảm rằng các pháp nhân chịu trách nhiệm cho hành vi phạm tội mô tả trong khoản 1 hoặc 5 phải chịu các hình thức xử phạt hình sự hoặc phi hình sự có hiệu quả, thích đáng và có tính răn đe, trong đó bao gồm phạt tiền.

4. Không Bên nào cho phép một người trong phạm vi thẩm quyền xét xử của mình khấu trừ thuế các chi phí phát sinh liên quan đến việc phạm tội được mô tả trong khoản 1.

5. Để ngăn chặn tham nhũng, mỗi Bên sẽ thông qua hoặc duy trì các biện pháp có thể cần thiết, phù hợp với luật pháp và quy định của mình, liên quan đến việc lưu trữ các hồ sơ và sổ sách, thuyết minh báo cáo tài chính và chuẩn mực kế toán và kiểm toán, để ngăn cấm các việc sau được thực hiện với mục đích thực hiện một trong các hành vi phạm tội được mô tả trong khoản 1:

(a) thành lập các tài khoản ngoài sổ sách;

(b) việc hình thành giao dịch ngoài sổ sách hoặc giao dịch chưa được nhận định đầy đủ;

(c) việc ghi khống các khoản chi tiêu;

(d) việc vào sổ các khoản nợ sai đối tượng;

(e) việc sử dụng các giấy tờ giả mạo; và

(f) việc tiêu hủy có chủ đích các tài liệu kế toán sớm hơn so với dự kiến ​​của pháp luật.7

6. Mỗi Bên sẽ xem xét áp dụng hoặc duy trì các biện pháp bảo vệ, chống lại các quy định phi lý, các cá nhân, trong thiện ý và trên cơ sở hợp lý, báo cáo cấp có thẩm quyền liên quan đến các sự kiện liên quan tới hành vi vi phạm qui định tại khoản 1 hoặc 5

Điều 26.8: Tăng cường tính liêm chính trong công chức

1. Để chống tham nhũng trong các vấn đề có ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư, mỗi Bên cần đẩy mạnh tính liêm chính, sự trung thực và trách nhiệm của cán bộ công chức của mình.    Để đạt được điều này, mỗi Bên cần nỗ lực thông qua hoặc duy trì theo các nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật của mình:

(a) các biện pháp cung cấp đầy đủ các thủ tục cho việc lựa chọn và đào tạo các cá nhân cho các vị trí công được coi là đặc biệt dễ bị tham nhũng, và luân chuyển (nếu được) các cá nhân vào các vị trí khác;

(b) các biện pháp để thúc đẩy tính minh bạch trong hành vi của cán bộ công chức trong việc thực hiện các chức năng công vụ;

(c) các chính sách và thủ tục thích hợp để xác định và quản lý các xung đột thực tế hoặc tiềm năng về mối quan tâm của công chức;

(d) các biện pháp yêu cầu các công chức cấp cao và các công chức thích hợp khác khai báo  cho cơ quan chức năng liên quan đến các hoạt động Bên ngoài, việc làm, đầu tư, tài sản của họ và quà tặng đáng kể hoặc lợi ích mà một cuộc xung đột có thể mang đến liên quan tới chức năng của công chức; và

(e) biện pháp tạo điều kiện cho việc báo cáo của cán bộ công chức về các hành vi tham nhũng cho cơ quan thích hợp, nếu những hành vi đó có liên quan đến thông báo của họ trong việc thực hiện chức năng của mình.

2. Mỗi Bên sẽ nỗ lực để chấp thuận hoặc duy trì các mã hoặc các tiêu chuẩn để thực hiện đúng, danh dự và đúng chức năng công vụ, và các biện pháp quy định về kỷ luật hoặc các biện pháp khác, nếu cần thiết, đối với cán bộ công chức vi phạm các mã số hoặc các tiêu chuẩn quy định tại khoản này.

3. Mỗi Bên, ở mức độ phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật của mình, có trách nhiệm xem xét thiết lập các thủ tục mà thông qua đó một quan chức bị cáo buộc là vi phạm quy định tại Điều 26.7.1 (Các biện pháp chống tham nhũng) có thể được gỡ bỏ, đình chỉ hoặc bố trí lại bởi các cơ quan thích hợp, theo hướng tôn trọng nguyên tắc giả định vô tội.

4. Theo các nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật và không làm phương hại đến độc lập tư pháp mỗi Bên sẽ chấp thuận hoặc duy trì các biện pháp tăng cường tính liêm chính, và để ngăn chặn các cơ hội cho tham nhũng, giữa các thành viên của ngành tư pháp trong các vấn đề có ảnh hưởng đến thương mại hoặc đầu tư quốc tế.   Những biện pháp này có thể bao gồm các quy định liên quan tới các hành vi của các thành viên của ngành tư pháp.

Điều 26.9: Áp dụng và thi hành Luật phòng chống tham nhũng

1. Theo các nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật, Bên nào cũng phải thực thi có hiệu quả pháp luật của mình hoặc các biện pháp khác được thông qua hoặc duy trì để thực hiện theo Điều 26.7.1 (Các biện pháp chống tham nhũng) thông qua một khoảng thời gian lặp lại việc hành động hay không hành động, kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực đối với Bên đó, như một sự khích lệ cho thương mại và đầu tư.8

2. Theo các nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật của mình, mỗi Bên giữ quyền thực thi pháp luật và các cơ quan truy tố và tư pháp của mình được thực hiện theo quyết định của mình liên quan đến việc thi hành luật chống tham nhũng của Bên đó.     Mỗi Bên giữ quyền đưa ra quyết định ngay tình đối với việc phân bổ các nguồn tài nguyên của mình.

3. Các Bên xác nhận các cam kết của mình theo các thỏa thuận quốc tế hiện hành hoặc các kế hoạch hợp tác với nhau, phù hợp với hệ thống pháp lý và hành chính của mình, để nâng cao hiệu quả của các hành động thực thi pháp luật nhằm chống lại các hành vi phạm tội được mô tả trong Điều 26.7.1 (Các biện pháp chống tham nhũng).

Điều 26.10: Sự tham gia của khu vực tư nhân và xã hội

1. Mỗi Bên phải có biện pháp thích hợp trong khả năng của mình và phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật của mình để thúc đẩy sự tham gia tích cực của các cá nhân và các nhóm Bên ngoài các khu vực công cộng, chẳng hạn như các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ và tổ chức cộng đồng, trong công tác phòng chống và đấu tranh chống tham nhũng trong các vấn đề ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư quốc tế, và để nâng cao nhận thức của công chúng về sự tồn tại, nguyên nhân và tính nghiêm trọng và các mối đe dọa của tham nhũng.   Để đạt được mục đích đó, mỗi Bên cần:

(a) thực hiện các hoạt động thông tin công khai và các chương trình giáo dục cộng đồng, góp phần vào việc ngăn chặn triệt để tham nhũng;

(b) thông qua hoặc duy trì các biện pháp khuyến khích các hội nghề nghiệp và các tổ chức phi chính phủ khác, nếu thích hợp, trong những nỗ lực của họ để khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNVVN, trong việc phát triển quản lý nội bộ, đạo đức và các chương trình tuân thủ hoặc các biện pháp ngăn ngừa và phát hiện hối lộ và tham nhũng trong thương mại và đầu tư quốc tế;

(c) chấp thuận hoặc duy trì các biện pháp khuyến khích các công ty quản lý lập báo cáo trong báo cáo hàng năm của họ hoặc công bố công khai công tác quản lý nội bộ, đạo đức và các chương trình tuân thủ hoặc các biện pháp, bao gồm các biện pháp góp phần phòng ngừa và phát hiện hối lộ và tham nhũng trong thương mại và đầu tư quốc tế; và

(d) chấp thuận hoặc duy trì các biện pháp đánh giá, thúc đẩy và bảo vệ quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, công khai và phổ biến các thông tin liên quan đến tham nhũng.

2. Mỗi Bên sẽ nỗ lực để khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân, có xem xét đến cấu trúc và quy mô của các doanh nghiệp, để:

(a) phát triển và áp dụng đầy đủ việc quản lý kiểm toán nội bộ để hỗ trợ việc ngăn ngừa và phát hiện hành vi tham nhũng trong các vấn đề ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư quốc tế; và

(b) đảm bảo rằng tài khoản của họ và báo cáo tài chính được yêu cầu tuân theo các thủ tục kiểm toán và chứng nhận phù hợp.

3. Mỗi Bên phải có biện pháp thích hợp để đảm bảo rằng các cơ quan chống tham nhũng có liên quan của mình được công chúng biết đến và tạo con đường để tiếp cận vào các cơ quan này, nếu thích hợp, để báo cáo, bao gồm báo cáo nặc danh, về bất kỳ sự cố nào có thể được xem xét để cấu thành vi phạm quy định tại Điều 26.7.1 (Các biện pháp chống tham nhũng).

Điều 26.11: Mối liên hệ với các Hiệp định khác

Trong phạm vi điều 26.6.4 (Phạm vi), không có quy định nào trong Hiệp đình này ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của các Bên trong UNCAC, Công ước Liên Hiệp Quốc về chống lại tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, ký kết tại New York vào 15/11/2000, Công ước về chống hối lộ công chức nước ngoài trong các giao dịch kinh doanh quốc tếvà các phụ lục, được ký kết tại Paris vào 21/11/1997 hay Công ước liên Mỹ về chống tham nhũng, ký kết tại Caracas vào 29/3/1996.

Điều 26.12: Giải quyết tranh chấp

1. Chương 28 (Giải quyết tranh chấp), được điều chỉnh bởi Điều này, sẽ áp dụng cho mục này.

2.  Một Bên chỉ có thể dựa vào các quy định nêu tại Điều này và Chương 28 (Giải quyết tranh chấp) nếu thấy một biện pháp của một Bên khác không phù hợp với các nghĩa vụ theo mục này, hoặc nếu thấy một Bên nào khác không thực hiện hiện nghĩa vụ theo mục này theo hướng ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư giữa hai Bên.

3. Không Bên nào phải dùng đến giải quyết tranh chấp theo quy định tại Điều này hoặc Chương 28 (Giải quyết tranh chấp) cho bất kỳ vấn đề phát sinh theo Điều 26.9 (Áp dụng và thi hành Luật phòng chống tham nhũng).

4. Điều 28.5 (Tham vấn) sẽ được áp dụng cho việc tham vấn theo mục này, với những sửa đổi như sau:

(a) một Bên ngoài Bên tham vấn có thể gửi yêu cầu bằng văn bản đến các Bên tham vấn để tham gia vào các cuộc tham vấn, không quá 7 ngày kể từ ngày các yêu cầu tham vấn được gửi đi, nếu thấy rằng thương mại và đầu tư của mình bị ảnh hưởng bởi các vấn đề cần giải.     Bên đó cần đính kèm trong yêu cầu của mình giải trình về việc thương mại hoặc đầu tư của mình bị ảnh hưởng bởi các vấn đề cần giải quyết.  Bên đó có thể tham gia tham vấn nếu các Bên tư vấn đồng ý; và

(b) các Bên tư vấn cần đảm bảo các công chức của các cơ quan chống tham nhũng có liên quan của nước mình tham gia vào các cuộc tham vấn.

5.  Các Bên tư vấn cần cố gắng hết sức để tìm một giải pháp thỏa đáng cho các vấn đề, trong đó có thể bao gồm các hoạt động hợp tác hoặc một kế hoạch làm việc thích hợp.

1. Đối với Hoa Kỳ, các nghĩa vụ tại Mục C không áp dụng cho việc tiến hành Bên ngoài thẩm quyền của pháp luật hình sự liên bang và, đến mức độ liên quan đến các biện pháp phòng ngừa, chỉ áp dụng đối với các biện pháp quy định bởi luật quan chức liên bang, tiểu bang và địa phương.

2. Một Bên có thể, theo hệ thống pháp luật của mình, tuân thủ các nghĩa vụ của mình liên quan tới một quy định được đề xuất trong Điều này bằng cách công khai một đề xuất chính sách, tài liệu thảo luận, tóm tắt các quy định hoặc tài liệu khác có đầy đủ chi tiết để thông báo đầy đủ những người quan tâm và các Bên khác về liệu lợi ích thương mại và đầu tư của các Bên có thể bị ảnh hưởng hay không và bị ảnh hưởng như thế nào.

3. Để chắc chắn hơn, việc xem xét nhu cầu không cần phải bao gồm việc xem xét về khen thưởng, và có thể mang hình thức xét xử pháp luật phổ biến. Sự điều chỉnh của các hành động hành chính cuối cùng có thể bao gồm việc giới thiệu trở lại cơ quan đã có hành động đó.

4. Một Bên không phải là thành viên của Công ước về chống hối lộ công chức nước ngoài trong các giao dịch kinh doanh quốc tế, bao gồm cả phụ lục, được ký kết tại Paris, ngày 21 tháng 11 năm 1997, có thể đáp ứng các nghĩa vụ trong các điểm (a), (b) và (c) bằng cách thiết lập các hành vi phạm tội hình sự được mô tả trong những điểm liên quan tới 'trong việc thực hiện nhiệm vụ công chức của mình' thay vì 'liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ công chức của mình'.

5. Để chắc chắn hơn, một Bên có thể quy định trong luật của mình rằng một hành vi không phải là phạm tội nếu lợi ích là được cho phép hoặc theo yêu cầu của các pháp luật hoặc quy định bằng văn bản của quốc gia của một công chức nước ngoài bao gồm cả án lệ.   Các Bên xác nhận rằng các Bên sẽ không tán thành những pháp luật và quy định bằng văn bản đó.

6. Các Bên có thể đáp ứng các cam kết liên quan đến việc thông đồng thông qua khái niệm hiện hành trong hệ thống pháp luật của họ, bao gồm cả Asociación ilícita.

7. Đối với Hoa Kỳ, các cam kết này chỉ áp dụng đối với các tổ chức phát hành có một lớp an ninh được đăng ký theo 15 U.S.C 78 l hoặc nếu không yêu cầu phải nộp báo cáo theo 15 U.S.C 78o (d)

8. Để chắc chắn hơn, các Bên công nhận rằng các trường hợp cá nhân hoặc các quyết định tùy ý cụ thể liên quan đến việc thi hành luật chống tham nhũng là phản ánh pháp luật của mỗi Bên và các thủ tục pháp lý.

CHƯƠNG 27

QUY ĐỊNH HÀNH CHÍNH VÀ THỂ CHẾ

Điều 27.1: Thành lập Ủy ban Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương

Các Bên thành lập một Ủy ban Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Ủy ban TPP) nhằm tổ chức những cuộc họp cấp Bộ trưởng hoặc cán bộ cao cấp, theo thỏa thuận giữa các Bên.  Mỗi Bên tự chịu trách nhiệm về thành phần đoàn đại biểu của mình.

Điều 27.2: Chức năng của Ủy ban TPP

1. Ủy ban TPP có trách nhiệm:

(a) xem xét mọi vấn đề liên quan đến việc thực hiện hoặc hoạt động của Hiệp định này;

(b) xem xét lại mối quan hệ kinh tế và quan hệ đối tác giữa các Bên trong vòng 3 năm kể từ ngày có hiệu lực của Hiệp định này và sau đó ít nhất 5 năm một lần.

(c) xem xét những đề nghị sửa đổi Hiệp định này;

(d) giám sát công việc của tất cả các ủy ban và Nhóm công tác được thành lập theo Hiệp định này;

(e) thiết lập các nguyên tắc mẫu về thủ tục cho Toà án trọng tài được quy định tại Điều 28.11.2 và Điều 28.12, sửa đổi nguyên tắc mẫu về thủ tục cho Toà án trọng tài;

(f) xem xét những cách thức thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa các Bên;

(g) xem xét lại danh sách hội thẩm viên quy định tại Điều 28.10 3 năm một lần và lập một danh sách mới nếu thích hợp, và

(h) xem xét hiệu lực của Hiệp định này đối với Bên ký kết ban đầu đã gửi thông báo theo Khoản 4 Điều 30.5.1 (Hiệu lực).

2. Ủy ban TPP có thể:

(a) thành lập hoặc xem xét những vấn đề liên quan đến hoặc do trọng tài vụ việc, ủy ban thường trực hay Nhóm công tác đưa ra;

(b) sáp nhập hoặc giải thể các cơ quan trực thuộc thành lập theo Hiệp định này nhằm hoàn thiện chức năng của Hiệp định này;

(c) xem xét và thông qua một trong những thay đổi sau tùy thuộc vào sự hoàn tất các thủ tục pháp lý cần thiết của mỗi Bên1:

(i) Biểu thuế quy định tại Phụ lục 2-D (Loại bỏ thuế quan) bằng cách thúc đẩy việc loại bỏ thuế quan;

(ii) quy tắc xuất xứ theo Phụ lục 3-D (Quy tắc xuất xứ cụ thể); hoặc

(iii) danh sách các tổ chức và hàng hóa, dịch vụ và ngưỡng giá trong đấu thầu nêu tại Phụ lục của mỗi bên đính kèm Chương 15 (Mua sắm Chính phủ);

(d) tăng cường thỏa thuận nhằm thực hiện Hiệp định này;

(e) tìm cách giải quyết các bất đồng hoặc tranh chấp có thể phát sinh liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Hiệp định này;

(f) giải thích các quy định của Hiệp định;

(g) yêu cầu sự tư vấn của những cá nhân hay tổ chức phi chính phủ về những vấn đề thuộc chức năng của Ủy ban TPP; và 

(h) thực hiện những chức năng khác theo thỏa thuận của các Bên.

3. Căn cứ vào khoản 1 (b), Ủy ban TPP sẽ tiến hành đánh giá các hoạt động của Hiệp định này nhằm cập nhật và hoàn thiện Hiệp định này, thông qua đàm phán khi thích hợp, để đảm bảo rằng các nguyên tắc nêu trong Hiệp định giữ mối liên kết với những thách thức thương mại và đầu tư mà các Bên phải đối mặt.

4. Khi tiến hành đánh giá theo khoản 3, Ủy ban TPP sẽ đánh giá những nội dung sau:

(a) các công việc của tất cả các ban, Nhóm công tác và những cơ quan trực thuộc khác được thành lập theo Hiệp định này;

(b) những diễn biến liên quan của các diễn đàn quốc tế; và

(c) những tư vấn của cá nhân hoặc tổ chức phi chính phủ của các Bên nếu thích hợp.

Điều 27.3: Ra quyết định

1. Ủy ban TPP và các cơ quan trực thuộc thành lập theo Hiệp định này sẽ đưa ra các quyết định theo nguyên tắc đồng thuận, trừ khi Hiệp định có quy định khác, hoặc là các Bên có quyết định khác2.  Trừ khi được quy định khác trong Hiệp định này, Ủy ban TPP hoặc cơ quan trực thuộc đều được coi như đã hành động theo nguyên tắc đồng thuận nếu không Bên nào có mặt tại hội nghị phản đối quyết định đang được xem xét.

2. Trong phạm vi điểm f của Điều 27.2.2 (Chức năng của Ủy ban TPP), quyết định của Ủy ban TPP được áp dụng khi tất cả các Bên đều đồng ý.Một quyết định được áp dụng nếu một Bên không đồng ý với vấn đề Ủy ban TPP đưa ra nhưng không gửi văn bản phản đối sự giải thích của Ủy ban TPP trong vòng 5 ngày kể từ ngày xem xét.

Điều 27.4: Quy tắc về thủ tục của Ủy ban TPP

1. Trong vòng một năm kể từ ngày có hiệu lực của Hiệp định này, Uỷ ban TPP phải tổ chức họp và những cuộc họp sau đó do các Bên thỏa thuận, kể cả khi cần thiết để thực hiện chức năng của mình theo Điều 27.2. Mỗi Bên sẽ lần lượt chủ trì các cuộc họp của Ủy ban TPP.

2. Bên chủ trì phiên họp của Ủy ban TPP sẽ hỗ trợ hành chính cần thiết cho khoá họp đó và gửi thông báo về những quyết định của Ủy ban TPP cho các Bên.

3. Trừ trường hợp có quy định khác tại Hiệp định này, Ủy ban TPP và cơ quan trực thuộc được thành lập theo Hiệp định này sẽ thực hiện công việc của mình thông qua bất kỳ phương tiện thích hợp nào, có thể bao gồm thư điện tử, hội nghị truyền hình hoặc các phương tiện khác.

4. Ủy ban TPP và cơ quan trực thuộc được thành lập theo Hiệp định này có thể thiết lập các quy tắc của các thủ tục để tiến hành các công việc của mình.

Điều 27.5: Đầu mối liên lạc

1. Mỗi Bên sẽ chỉ định một đầu mối liên lạc duy trì thông tin liên lạc giữa các Bên về bất kỳ vấn đề nào theo Hiệp định này cũng như các cơ quan liên hệ khác theo yêu cầu của Hiệp định này.

2. Mỗi Bên thông báo các đầu mối liên lạc của mình cho những Bên khác trong vòng 60 ngày kể từ ngày có hiệu lực của Hiệp định này đối với Bên đó. Mỗi Bên thông báo các đầu mối liên lạc của mình cho những Bên có ngày hiệu lực của Hiệp định muộn hơn nhưng chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày Bên kia thông báo các đầu mối liên lạc của mình.

Điều 27.6: Quản lý thủ tục giải quyết tranh chấp

1. Mỗi Bên phải:

(a) chỉ định một văn phòng có nhiệm vụ hỗ trợ hành chính cho tòa án trọng tài thành lập theo Chương 28 (Giải quyết tranh chấp) thực hiện thủ tục tố tụng nếu như nó là một Bên tranh chấp và thực hiện các chức năng liên quan theo ủy quyền của Ủy ban TPP; và

(b) thông báo cho các Bên khác về vị trí văn phòng được chỉ định.

2. Mỗi Bên sẽ chịu trách nhiệm về các hoạt động và chi phí của văn phòng được chỉ định.

Điều 27.7: Báo cáo về tiến độ thực hiện các biện pháp chuyển tiếp

1. Tại mỗi cuộc họp thường kỳ của Ủy ban TPP, Bên nào có giai đoạn chuyển tiếp cụ thể đối với bất kỳ nghĩa vụ nào theo Hiệp định này phải báo cáo về kế hoạch và tiến độ thực hiện các nghĩa vụ đó.

2. Ngoài ra, mỗi Bên phải báo cáo bằng văn bản cho Ủy ban TPP về kế hoạch và tiến độ thực hiện từng nghĩa vụ như sau:

(a) Nếu giai đoạn chuyển tiếp từ ba năm trở xuống, các Bên phải báo cáo bằng văn bản trước khi kết thúc thời hạn chuyển tiếp sáu tháng;

(b) Nếu giai đoạn chuyển tiếp hơn ba năm, các Bên phải báo cáo bằng văn bản hàng năm vào ngày có hiệu lực của Hiệp định này kể từ năm thứ ba và trước khi kết thúc thời hạn chuyển tiếp sáu tháng.

3. Các Bên có thể yêu cầu thêm thông tin liên quan đến tiến độ thực hiện Hiệp định của một Bên. Bên được yêu cầu phải nhanh chóng trả lời đề nghị đó.

4. Chậm nhất là ngày hết hạn của giai đoạn chuyển tiếp, Bên đang áp dụng giai đoạn chuyển tiếp phải thông báo bằng văn bản cho những Bên khác về biện pháp thực hiện nghĩa vụ.

5. Nếu một Bên không gửi thông báo, vấn đề này sẽ tự động được đưa vào chương trình nghị sự cho các cuộc họp thường kỳ tiếp theo của Ủy ban TPP. Ngoài ra, các Bên cũng có thể yêu cầu Ủy ban họp ngay lập tức bằng các phương tiện thích hợp.

Chile sẽ thực hiện chức năng của Ủy ban TPP thông qua Acuerdos de Ejecución phù hợp với điều 54, số 1, khoản 4 Hiến pháp Chile (Constitución Política de lRepública de Chile).

2 Nhằm giải thích rõ hơn, bất cứ quyết định thay thế nào của các Bên sẽ được áp dụng nếu các Bên đồng ý.

CHƯƠNG 28

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Mục A: Giải quyết tranh chấp

Điều 28.1: Định nghĩa

Trong Chương này:

Bên nguyên đơn là bên yêu cầu thành lập Ban hội thẩm theo Điều 28.7.1 (Thành lập Ban hội thẩm);

Bên tham vấn là bên yêu cầu tham vấn theo Điều 28.5.1 (Tham vấn) và bên được yêu cầu tham vấn;

Bên tranh chấp là Bên nguyên đơn hoặc Bên bị đơn; Ban hội thẩm là ban được thành lập căn cứ theo Điều 28.7 (Thành lập Ban hội thẩm);

hàng hóa dễ hỏng là hàng hóa nông nghiệp và thủy sản dễ hỏng phân loại từ mã HS từ chương 1 đến chương 24;

Bên bị đơn là bên bị thưa kiện căn cứ theo điều 28.7.1 (Thành lập Ban hội thẩm);

Quy tắc tố tụng là những quy tắc nêu tại Điều 28.12 (Quy tắc tố tụng của Ban hội thẩm) và được thiết lập phù hợp với Điều 27.2.1 (e) (Chức năng của Ủy ban TPP); và

Bên thứ ba là một Bên không phải là Bên tranh chấp gửi thông báo theo điều 28.13 (Sự tham gia của Bên thứ ba).

Điều 28.2: Hợp tác

Các bên sẽ luôn nỗ lực để thỏa thuận về việc giải thích và áp dụng Hiệp định này, và sẽ làm cho mọi nỗ lực thông qua hợp tác và tham vấn đi đến những giải pháp thoả đáng cho tất cả vấn đề có thể ảnh hưởng đến hoạt động của Hiệp định.

Điều 28.3: Phạm vi

1. Trừ trường hợp quy định trong Hiệp định này, những điều khoản về giải quyết tranh chấp của Chương này được áp dụng:

(a) nhằm tránh hoặc giải quyết các tranh chấp giữa các bên liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Hiệp định này;

(b) nếu một Bên cho rằng một Bên khác thực tế hoặc dự kiến áp dụng những biện pháp rõ ràng hoặc có thể không phù hợp với các nghĩa vụ của Hiệp định này hay Bên đó không thực hiện nghĩa vụ của mình theo Hiệp định này; hoặc

(c) nếu một Bên tin rằng một Bên khác mặc dù áp dụng biện pháp phù hợp với Hiệp định này nhưngđã triệt tiêu hoặc làm phương hại đến lợi ích hợp lý mà mình đáng lẽ được nhận theo Chương 2 (Nguyên tắc đối xử quốc gia và thị trường lưu thông hàng hoá), Chương 3 (Quy tắc xuất xứ và thủ tục xuất xứ), Chương 4 (Dệt may), Chương 5 (Tổng cục Hải quan và Thuận lợi hóa thương mại), Chương 8 (Rào cản kỹ thuật đối với thương mại), Chương 10 (Thương mại dịch vụ xuyên biên giới) hoặc Chương 15 (Mua sắm chính phủ).

2. Chậm nhất là 6 tháng kể từ ngày các nước thành viên của WTO có quyền khởi kiện vi phạm triệt tiêu hoặc làm phương hại lợi ích theo Điều 64 của Hiệp định TRIPS, các Bên sẽ xem xét liệu có nên sửa đổi khoản 1 (c) và bổ sung vào Chương 18 (Quyền sở hữu trí tuệ).

3. Một văn kiện do hai hay nhiều Bên ký kết liên quan đến ký kết Hiệp định này:

(a) không cấu thành một văn kiện liên quan đến Hiệp định này trong phạm vi ý nghĩa của Điều 31 (2) (b) của Công ước Viên về Luật Điều ước tại Vienna vào ngày 23 tháng 5 năm 1969 và sẽ không ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ theo trong Hiệp định này của các Bên không tham gia ký kết văn kiện đó; và

(b)  có thể áp dụng thủ tục giải quyết tranh chấp theo Chương này cho bất kỳ vấn đề phát sinh mà văn kiện đó có quy định.

Điều 28.4: Lựa chọn tòa án tư pháp

1. Trường hợp có tranh chấp phát sinh liên quan đến Hiệp định này và theo một hiệp định thương mại quốc tế khác mà các Bên tranh chấp là thành viên, bao gồm Hiệp định WTO, Bên nguyên đơn có thể chọn các tòa án tư pháp để giải quyết tranh chấp.

2. Khi một Bên khiếu nại đã yêu cầu thành lập hoặc đưa ra vấn đề liên quan Ban hội thẩm hoặc tòa án tư pháp theo một hiệp định khác nêu tại khoản 1, tòa án tư pháp được chọn sẽ loại trừ việc tham gia các tòa án tư pháp khác.

Điều 28.5: Tham vấn

1. Mỗi Bên có thể gửi yêu cầu tham vấn bằng văn bản tới bất kỳ Bên nào khác liên quan đến vấn đề nêu tại Điều 28.3 (Phạm vi). Trong một yêu cầu tham vấn, Bên yêu cầu tham vấn phải đưa ra những lý do cho yêu cầu, bao gồm cả việc xác định các biện pháp thực tế hoặc dự kiến thực hiện1 hoặc vấn đề khác và chỉ ra cơ sở pháp lý cho đơn kiện.   Bên yêu cầu sẽ gửi các yêu cầu cho tất cả các Bên thông qua các đầu mối liên lạc được chỉ định theo Điều 27.5 (Đầu mối liên lạc).

2. Các Bên được yêu cầu tham vấn phải trả lời yêu cầu bằng văn bản trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày nhận yêu cầu, trừ trường hợp các bên thỏa thuận khác. Bên được yêu cầu tham vấn sẽ chuyển văn bản trả lời đến các Bên khác và tham gia tham vấn trên nguyên tắc thiện chí.

3. Các Bên khác không phải Bên yêu cầu hay Bên được yêu cầu tham vấn nhưng xét thấy mình có lợi ích đáng kể trong vấn đề này vẫn có thể tham gia vào các cuộc tham vấn bằng cách gửi thông báo bằng văn bản cho các Bên kia trong vòng bảy ngày kể từ ngày yêu cầu tham vấn được gửi đi.   Bên có liên quan phải gửi thuyết minh về lợi ích đáng kể của mình đối với vấn đề tham vấn kèm theo với thông báo.

4. Trừ khi có thỏa thuận khác, các Bên tham vấn sẽ tiến hành tham vấn trong thời hạn không quá:

(a) 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu cho các vấn đề liên quan đến hàng hóa dễ hư hỏng; hoặc là

(a) 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu cho các vấn đề khác.

5. Tham vấn có thể được tổ chức trực tiếp hoặc bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật mà các Bên tham vấn có sẵn. Trong trường hợp tổ chức trực tiếp, buổi tham vấn sẽ được tổ chức tại thủ đô của Bên yêu cầu tham vấn theo khoản 1, trừ khi các Bên có thoả thuận khác.

6. Các Bên tham vấn sẽ nỗ lực để đạt được giải pháp thỏa đáng cho việc tham vấn theo Điều này.  Để đạt được điều đó:

(a) mỗi Bên tham vấn sẽ cung cấp đầy đủ thông tin để thực hiện một cuộc kiểm tra toàn diện về những ảnh hưởng của biện pháp thực tế hoặc dự kiến đó đến hoạt động và áp dụng Hiệp định này; và

(b) các Bên tham gia tham vấn sử dụng những thông tin bí mật được trao đổi trong quá trình tham vấn tương tự như Bên cung cấp thông tin.

7. Trong quá trình tham vấn theo Điều này, mỗi Bên tham vấn có thể yêu cầu một Bên tham vấn khác ​​hỗ trợ nhân viên của các cơ quan chính phủ hoặc cơ quan quản lý khác là những người có chuyên môn trong các vấn đề tham vấn.

8. Tham vấn phải được giữ bí mật và không làm phương hại đến các quyền của bất kỳ Bên nào trong các thủ tục tố tụng tiếp theo.

Điều 28.6: Trung gian hòa giải

1. Các Bên có thể thỏa thuận tự nguyện thực hiện một phương pháp khác để giải quyết tranh chấp như trung gian hòa giải.

2. Thủ tục tố tụng liên quan đến trung gian hoà giải sẽ được giữ kín và không ảnh hưởng đến quyền lợi của các Bên ở bất kỳ thủ tục tố tụng khác.

3. Các bên tham gia tố tụng theo Điều này có thể đình chỉ hoặc chấm dứt vụ kiện như vậy bất cứ lúc nào.

4. Nếu các Bên tranh chấp đồng ý, trung gian hòa giải có thể tiếp tục khi tranh chấp đang được giải quyết bởi một ban hội thẩm theo Điều 28.7 (Thành lập ban hội thẩm).

Điều 28.7: Thành lập ban hội thẩm

1. Một Bên được yêu cầu tham vấn theo khoản 1 của Điều 28.5 (Tham vấn) có thể yêu cầu thành lập ban hội thẩm, bằng cách thông báo bằng văn bản cho Bên bị đơn, nếu các bên tham vấn không giải quyết được vấn đề:

(a)  sau 60 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu tham vấn theo Điều 28.5.1;

(b) sau 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu tham vấn theo Điều 28.5.1 nếu vấn đề tranh chấp liên quan đến hàng hóa dễ hỏng; hoặc

(c) sau thời hạn khác theo thỏa thuận của các Bên tham vấn.

2. Đồng thời, Bên nguyên đơn sẽ gửi các yêu cầu cho tất cả các Bên thông qua các đầu mối liên lạc được chỉ định theo Điều 27.5 (Đầu mối liên lạc).

3. Bên nguyên đơn phải gửi kèm trong yêu cầu thành lập ban hội thẩm bản thuyết minh về biện pháp hoặc vấn đề khác và bản tóm tắt về cơ sở pháp lý của đơn kiện được trình bày vấn đề rõ ràng.

4. Một ban hội thẩm phải được thành lập sau khi yêu cầu được gửi đi

5. Trừ khi các Bên tranh chấp có thỏa thuận khác, thành phần ban hội thẩm phải phù hợp với các quy định của Chương này và các Quy tắc tố tụng.

6. Trường hợp một Bên yêu cầu thành lập ban hội thẩm trong khi đã có một ban hội thẩm khác giải quyết cùng một vấn đề, thì chỉ duy nhất một ban hội thẩm được thành lập để xem xét đơn kiện, nếu khả thi.

7. Ban hội thẩm không được thành lập để xem xét một biện pháp dự kiến.

Điều 28.8: Điều khoản tham chiếu

1. Trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận yêu cầu thành lập ban hội thẩm, trừ khi các Bên tranh chấp có thỏa thuận khác, các điều khoản tham chiếu phải:

(a) được kiểm tra, sau khi xem xét các quy định có liên quan của Hiệp định này, các vấn đề được đề cập trong các yêu cầu thành lập Ban hội thẩm theo Điều 28.7.1 (Thành lập ban hội thẩm); và

(b) đưa ra các kết luận và quyết định và bất kỳ khuyến nghị được yêu cầu kèm theo lý do, được quy định tại Điều 28.16.4 (Báo cáo ban đầu).

2. Nếu Bên nguyên đơn tuyên bố rằng một biện pháp làm triệt tiêu hoặc làm phương hại lợi ích theo Điều 28.3 (c) (Phạm vi), các điều khoản tham chiếu trong đơn yêu cầu thành lập ban hội thẩm của mình.

Điều 28.9. Thành phần ban hội thẩm

1. Một ban hội thẩm gồm 3 thành viên.

2. Trừ khi có thoả thuận khác, các Bên tranh chấp phải áp dụng các thủ tục sau đây trong việc lựa chọn một ban hội thẩm:

(a) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày gửi yêu cầu thành lập ban hội thẩm theo Điều 28.7.1 (Thành lập ban hội thẩm), Bên nguyên đơn hoặc các Bên khác và Bên bị đơn phải chỉ định một hội thẩm viên và thông báo cho nhau về những hội thẩm viên được chỉ định.

(b) Nếu Bên nguyên đơn hoặc các Bên không chỉ định hội thẩm viên trong thời hạn quy định tại điểm (a), các thủ tục giải quyết tranh chấp sẽ mất hiệu lực vào ngày kết thúc thời hạn đó.

(c) Nếu Bên bị đơn không chỉ định một hội thẩm viên trong thời hạn quy định tại điểm (a), Bên nguyên đơn hoặc các Bên phải chọn hội thẩm viên:

từ danh sách mà Bên bị đơn lập theo Điều 28.10.11 (Tiêu chuẩn hội thẩm viên và danh sách thành viên); hoặc

(ii) trong trường hợp Bên bị đơn không lập danh sách theo Điều 28.10.11 (Tiêu chuẩn hội thẩm viên và danh sách thành viên), từ danh sách ứng viên theo Điều 28.10.3 (Tiêu chuẩn hội thẩm viên và danh sách thành viên); hoặc là

(iii) nếu không có danh sách ứng viên đã được thành lập theo Điều 28.10.3  (Tiêu chuẩn hội thẩm viên và danh sách thành viên), bằng cách lựa chọn ngẫu nhiên từ danh sách 3 ứng cử viên do Bên nguyên đơn hoặc các Bên đề cử.

trong thời hạn 35 ngày kể từ ngày gửi yêu cầu thành lập ban hội thẩm theo Điều 28.7.1 (Thành lập ban hội thẩm).

(d) Đối với việc bổ nhiệm chủ tịch ban hội thẩm:

(i) các Bên tranh chấp phải nỗ lực để thống nhất về việc bổ nhiệm chủ tịch ban hội thẩm;

(ii) nếu các Bên tranh chấp không bổ nhiệm chủ tịch theo điểm (d) (i) khi hội thẩm viên thứ hai được bổ nhiệm hoặc trong thời hạn 35 ngày kể từ ngày gửi yêu cầu thành lập ban hội thẩm theo Điều 28.7. 1 (Thành lập ban hội thẩm), tùy thuộc thời hạn nào trễ hơn, hai hội thẩm viên được chỉ định có trách nhiệm chỉ định hội thẩm viên thứ ba từ danh sách ứng viên theo Điều 28.10.3 (Tiêu chuẩn hội thẩm viên và danh sách thành viên) dựa trên thỏa thuận chung.   Hội thẩm viên thứ ba đóng vai trò chủ tịch.

 (iii) Trong vòng 43 ngày kể từ ngày gửi yêu cầu thành lập ban hội thẩm theo Điều 28.7.1 (Thành lập ban hội thẩm), nếu hai hội thẩm viên đó không thỏa thuận được việc chọn hội thẩm viên thứ ba theo điểm (d) (ii), thì hai hội thẩm viên phải thực hiện việc bổ nhiệm với sự thoả thuận của các Bên tranh chấp.

(iv) Trong vòng 55 ngày kể từ ngày gửi yêu cầu thành lập ban hội thẩm, nếu hai hội thẩm viên không bổ nhiệm chủ tịch của ban hội thẩm theo mục (d) (iii), các Bên tranh chấp có trách nhiệm lựa chọn hội thẩm viên thứ ba ngẫu nhiên từ danh sách ứng viên theo Điều 28.10.3 (Tiêu chuẩn hội thẩm viên và danh sách thành viên) trong vòng 60 ngày kể từ ngày gửi yêu cầu thành lập ban hội thẩm.

 (ivbis) Bất kể đoạn 9.2 (d) (iv), trong vòng 55 ngày kể từ ngày gửi yêu cầu cho việc thành lập ban hội thẩm, nếu hai hội thẩm viên không bổ nhiệm chủ tịch của ban hội thẩm theo khoản 9.2 (d) (iii), mỗi Bên tranh chấp có thể yêu cầu Bên thứ ba độc lập chọn chủ tịch cho ban hội thẩm từ danh sách thành lập theo Điều 28.10.3 (Tiêu chuẩn hội thẩm viên và danh sách thành viên), nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

(A) Bên lựa chọn chịu toàn bộ chi phí liên quan đến việc chỉ định;

(B) Các Bên tranh chấp phối hợp gửi yêu cầu Bên thứ ba độc lập bổ nhiệm chủ tịch của ban hội thẩm. Bất kỳ thông tin liên lạc sau này giữa bất kỳ Bên tranh chấp nào và Bên thứ ba độc lập phải được gửi đến Bên tranh chấp kia. Các Bên tranh chấp không được gây bất kỳ ảnh hưởng nào đến quá trình bổ nhiệm;

(C) Trường hợp Bên thứ ba không thể hoặc không sẵn sàng để hoàn thành việc bổ nhiệm như yêu cầu trong vòng 60 ngày kể từ ngày gửi yêu cầu thành lập ban hội thẩm, chủ tịch ban hội thẩm phải được chọn ngẫu nhiên theo quy định tại khoản 9.2 (d) (iv) trong vòng 5 ngày.

(v) Nếu danh sách ứng viên chưa được lập theo Điều 28.10.3 (Tiêu chuẩn hội thẩm viên và danh sách thành viên), và các điểm 2 (d) (i) - (iv) không thể áp dụng, Bên nguyên đơn hoặc các Bên và Bên bị đơn có thể đề cử ba ứng cử viên và hội thẩm viên thứ ba sẽ được lựa chọn ngẫu nhiên từ những ứng cử viên đã được đề cử trong vòng 60 ngày kể từ ngày gửi yêu cầu đối với việc thành lập ban hội thẩm theo Điều 28.7.1 (Thành lập ban hội thẩm).

 (vbis) Bất kể đoạn (9) (2) (d) (v), nếu một danh sách chưa được lập theo Điều 28.10.3 (Tiêu chuẩn hội thẩm viên và danh sách thành viên), và các điểm 2 (d) (i) (v) không thể áp dụng, hoặc mỗi Bên tranh chấp có thể, dựa trên đề cử của các ứng cử viên theo khoản 9.2 (d) (v), đề nghị Bên thứ ba độc lập lựa chọn chủ tịch ban hội thẩm từ các ứng cử, nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

(A) Bên lựa chọn chịu toàn bộ chi phí liên quan đến việc chỉ định;

(B) Các Bên tranh chấp phối hợp gửi yêu cầu Bên thứ ba độc lập bổ nhiệm chủ tịch của ban hội thẩm.  Bất kỳ thông tin liên lạc sau này giữa bất kỳ Bên tranh chấp nào và Bên thứ ba độc lập phải được gửi đến Bên tranh chấp kia. Các Bên tranh chấp không được gây bất kỳ ảnh hưởng nào đến quá trình bổ nhiệm;

 

(C) Trường hợp Bên thứ ba không thể hoặc không sẵn sàng để hoàn thành việc bổ nhiệm như yêu cầu trong vòng 60 ngày kể từ ngày gửi yêu cầu thành lập ban hội thẩm, chủ tịch ban hội thẩm phải được chọn ngẫu nhiên theo quy định tại khoản 9.2 (d) (v) trong vòng 5 ngày.

Trừ khi các Bên tranh chấp có thỏa thuận khác, công dân của một trong các Bên tranh chấp hoặc một Bên thứ ba không được làm chủ tịch của ban hội thẩm.

3. Trừ trường hợp có tranh chấp phát sinh theo Chương 19 (Lao động), 20 (Môi trường), hoặc 26 (Tính minh bạch và chống tham nhũng) mỗi Bên tranh chấp đều nỗ lực lựa chọn hội thẩm viên là người có chuyên môn hoặc kinh nghiệm liên quan đến các vấn đề tranh chấp.

  1.  

5. Ngoài các yêu cầu quy định tại Điều 28.10.1 (Tiêu chuẩn hội thẩm viên), trong bất kỳ tranh chấp phát sinh theo Chương 19 (Lao động), các hội thẩm viên không phải là những người được chọn từ danh sách ứng viên hoặc bổ nhiệm theo khoản 9.2 (d) (i) - (iii) và (v) phải có chuyên môn hoặc kinh nghiệm về luật pháp và thông lệ liên quan đến lao động.

6. Ngoài các yêu cầu quy định tại Điều 28.10.1 (Tiêu chuẩn hội thẩm viên), trong bất kỳ tranh chấp phát sinh theo mục 26 Chương 26 (Tính minh bạch và chống tham nhũng), các hội thẩm viên không phải là những người được chọn từ danh sách hoặc bổ nhiệm theo khoản 9.2 (d) (i) - (iii) và (v) phải có chuyên môn hoặc kinh nghiệm về luật pháp và thông lệ liên quan đến chống tham nhũng.

7. Nếu một hội thẩm viên được lựa chọn theo khoản 9.2 (c) hoặc 9.2 (d) (iv) không thể làm việc cho ban hội thẩm, trong thời hạn 7 ngày, các Bên tranh chấp chọn một hội thẩm viên trong số các thành viên còn lại của danh sách theo điểm 9.2 (c) hay danh sách  theo  điểm 9.2 (d) (iv).

  1.  

9. Nếu một Bên tranh chấp tin rằng một hội thẩm viên vi phạm quy tắc ứng xử quy định tại Điều 28,10 (1) (d) (Tiêu chuẩn hội thẩm viên và danh sách thành viên), các Bên tranh chấp có trách nhiệm tham khảo ý kiến, và nếu họ đồng ý, rằng hội thẩm viên đó sẽ được loại bỏ và một hội thẩm viên mới sẽ được lựa chọn theo quy định tại Điều này.

Điều 28.10. Tiêu chuẩn hội thẩm viên và danh sách thành viên

Tiêu chuẩn hội thẩm viên

1. Tất cả hội thẩm viên phải

(a) có chuyên môn hoặc kinh nghiệm về pháp luật, thương mại quốc tế, các vấn đề khác mà Hiệp định này, hoặc việc giải quyết các tranh chấp phát sinh theo hiệp định thương mại quốc tế;

(b) được lựa chọn chặt chẽ trên cơ sở khách quan, tin cậy, và đánh giá hợp lý;

(c) độc lập, và không được liên kết với nghe hướng dẫn từ, bất kỳ Bên nào; và

(d) tuân thủ các quy tắc ứng xử trong các Quy tắc tố tụng.

2. Cá nhân không được làm hội thẩm viên cho vụ tranh chấp mà mình đã tham gia theo Điều 28.6 (Trung gian hòa giải).

Danh sách ứng viên

3. Trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày có hiệu lực của Hiệp định này, các Bên mà hiệp định đã có hiệu lực theo Điều 30.5.1 (a) (Hiệu lực) phải lập danh sách ứng viên.

  1.  

5. Danh sách ứng viên bao gồm 15 ứng viên, trừ trường hợp các Bên có thỏa thuận khác.

6. Mỗi Bên có thể đề cử tối đa hai ứng viên cho danh sách này, tối đa là một công dân của bất kỳ Bên nào.

7. Các Bên phải chỉ định ứng viên theo nguyên tắc đồng thuận.  Danh sách ứng viên có thể bao gồm tối đa một công dân của mỗi Bên.

8. Sau được lập theo khoản 3 hoặc được lập lại sau khi các Bên xem xét, một danh sách sẽ tiếp tục có hiệu lực tối thiểu trong ba năm, và vẫn có hiệu lực sau đó cho đến khi các bên lập một danh sách ứng viên mới.   Các thành viên của danh sách ứng viên có thể được tái bổ nhiệm.

9. Các bên có thể bổ nhiệm hội thẩm viên thay thế bất cứ lúc nào nếu một hội thẩm viên không thể hoặc không muốn tham gia nữa.

10. Theo Khoản 6 và 7, Bên gia nhập có thể đề cử tối đa hai ứng viên và có thể sau đó được đưa vào danh sách bởi sự đồng thuận của các Bên cho danh sách bất cứ lúc nào.

Danh sách chỉ định cụ thể

11. Bất cứ lúc nào, kể từ ngày có hiệu lực của Hiệp định này, mỗi Bên có thể lập danh sách những ứng viên mong muốn và có khả năng trở thành hội thẩm viên.

12. Danh sách này có thể bao gồm các ứng viên là công dân hoặc không phải là công dân của Bên đó.  Mỗi Bên có thể tự do đăng ký số lượng, bổ sung hoặc thay thế ứng viên trong danh sách ứng viên bất cứ lúc nào.

13. Một Bên đã lập một danh sách phù hợp với khoản 11 Điều này phải kịp thời công bố cho các Bên khác.

Điều 28.11: Chức năng của ban hội thẩm

1. Chức năng của ban hội thẩm là đánh giá khách quan vấn đề trước đó, bao gồm cả việc xem xét các tình tiết của vụ tranh chấp và việc áp dụng phù hợp với Hiệp định này, và đưa ra những kết quả, phán quyết và khuyến nghị theo quy định trong các điều khoản tham chiếu và cần thiết cho việc giải quyết tranh chấp.

2. Trừ khi các Bên tranh chấp có thoả thuận khác, ban hội thẩm phải thực hiện chức năng của mình và tiến hành các thủ tục tố tụng của mình một cách phù hợp với các quy định của Chương này và các Quy tắc tố tụng.

3. Ban hội thẩm xem xét Hiệp định này cho phù hợp với các quy định của diễn giải theo luật quốc tế theo Điều 31 và 32 của Công ước Viên về Luật điều ước quốc tế (1969). Ngoài ra, đối với các nghĩa vụ của Hiệp định WTO đã được đưa vào Hiệp định này, Ban hội thẩm sẽ xem xét những giải thích liên quan trong báo cáo của ban hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm WTO thông qua Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO. Những kết quả, phán quyết và kiến ​​nghị của ban hội thẩm không được thêm hay bớt các quyền và nghĩa vụ của các bên theo Hiệp định này.

4. Ban hội thẩm sẽ đưa ra quyết định của mình bằng sự đồng thuận; hoặc là nếu ban hội thẩm là không thể đạt được sự đồng thuận thì có thể đưa ra quyết định của mình theo nguyên tắc đa số .

Điều 28.12: Quy tắc tố tụng của ban hội thẩm

1.  Quy tắc tố tụng quy định tại Điều 27.2.1 (e) theo Hiệp định này phải đảm bảo:

(a) mỗi Bên tranh chấp có thể trình bày quan điểm trực tiếp trong ít nhất một buổi điều trần trước ban hội thẩm;

(b) bất kỳ buổi điều trần trước hội thẩm sẽ được công khai cho công chúng theo điểm (f), trừ khi các Bên tranh chấp có thỏa thuận khác;

(c) mỗi Bên tranh chấp được quyền gửi bài biện hộ ban đầu và bác bỏ;

(d) mỗi Bên tranh chấp đều có những nỗ lực hết sức để công bố cho công chúng bất kỳ văn bản biện hộ nào theo khoản (f), văn bản của bài biện hộ bằng lời nói, và văn bản trả lời yêu cầu hoặc câu hỏi từ ban hội thẩm, càng sớm càng tốt sau khi được chúng được nộp và, nếu chưa được công bố thì tất cả văn bản sẽ được công bố vào thời điểm ban hành báo cáo cuối cùng;

(e) ban hội thẩm phải xem xét yêu cầu từ các tổ chức phi chính phủ nằm trong lãnh thổ của bất kỳ Bên tranh chấp đưa ra quan điểm bằng văn bản liên quan đến việc tranh chấp có thể hỗ trợ ban hội thẩm trong việc xem xét các bài biện hộ và lập luận của các Bên tranh chấp;

(f) bảo vệ các thông tin bí mật;

(g) văn bản biện hộ và tranh luận được thực hiện bằng tiếng Anh, trừ khi các Bên tranh chấp có thỏa thuận khác; và

(h) trừ khi các Bên tranh chấp có thỏa thuận khác, các phiên điều trần sẽ được tổ chức tại thủ đô của Bên bị đơn.

Điều 28.13: Sự tham gia của Bên thứ ba

Một Bên không phải là Bên tranh chấp đã gửi thông báo đến các Bên tranh chấp vì xét thấy mình có liên quan đến vấn đề tranh chấp có quyền tham dự tất cả các buổi điều trần, gửi văn bản biện hộ, trình bày quan điểm trực tiếp trước ban hội thẩm và nhận các văn bản biện hộ của các Bên tranh chấp.  Thông báo phải được gửi trong vòng 10 ngày kể từ ngày yêu cầu thành lập ban hội thẩm được lưu chuyển theo Điều 28.7.2 (Thành lập ban hội thẩm).

Điều 28.14: Vai trò của các chuyên gia

Theo yêu cầu của một Bên tranh chấp hoặc theo sáng kiến ​​riêng của mình, ban hội thẩm có thể tìm kiếm thông tin và tư vấn kỹ thuật từ bất kỳ người nào hoặc cơ quan mà nó cho là phù hợp, với điều kiện là các Bên tranh chấp đồng ý và tuân theo các điều khoản và điều kiện như các Bên tranh chấp có thể đồng ý.   Các Bên tranh chấp có quyền nhận xét về bất kỳ thông tin hoặc lời khuyên nào.

Điều 28.15: Đình chỉ hoặc huỷ bỏ tố tụng

1. Ban hội thẩm có thể đình chỉ công việc của mình tại bất kỳ thời gian theo yêu cầu của Bên nguyên đơn, hoặc có hai Bên nguyên đơn trở lên, theo yêu cầu chung của các Bên nguyên đơn trong thời hạn không quá 12 tháng liên tiếp. Ban hội thẩm phải tạm ngưng công việc của mình bất cứ lúc nào theo yêu cầu của các Bên tranh chấp. Nếu ban hội thẩm đình chỉ công việc, tất cả các khoảng thời gian liên quan trong chương này và các Quy tắc tố tụng được gia hạn thêm một khoảng thời gian tương ứng công việc đã bị đình chỉ. Nếu công việc của các ban hội thẩm đã được đình chỉ hơn 12 tháng liên tục, thẩm quyền thành lập ban hội thẩm sẽ mất hiệu lực trừ khi các Bên tranh chấp có thỏa thuận khác.

2. Ban hội thẩm phải chấm dứt thủ tục tố tụng tranh chấp khi các Bên cùng đề nghị.

Điều 28.16: Báo cáo ban đầu

1. Báo cáo của ban hội thẩm phải được soạn thảo mà không có sự hiện diện của bất kỳ Bên nào.

2. Ban hội thẩm phải căn cứ báo cáo của mình về các quy định liên quan của Hiệp định này, các bài biện hộ và lập luận của các Bên tranh chấp và bất kỳ Bên thứ ba, và bất kỳ thông tin hoặc tham vấn trước đó theo Điều 28.14 (Vai trò của các chuyên gia).Theo yêu cầu chung của các Bên tranh chấp, ban hội thẩm có thể thực hiện các khuyến nghị cho việc giải quyết tranh chấp.

3. Ban hội thẩm phải gửi báo cáo ban đầu cho các Bên tranh chấp trong vòng 150 ngày sau ngày hội thẩm viên cuối cùng được bổ nhiệm.Trong trường hợp khẩn cấp, bao gồm cả những người liên quan đến hàng hóa dễ hư hỏng, ban hội thẩm sẽ nỗ lực gửi báo cáo ban đầu trong vòng 120 ngày sau ngày hội thẩm viên cuối cùng được bổ nhiệm.

4.  Nội dung báo cáo ban đầu phải bao gồm:

  (a) kết quả thực tế;

(b) xác định của ban hội thẩm về:

(i) các biện pháp cho vấn đề tranh chấp không phù hợp với các nghĩa vụ theo Hiệp định này;

(ii) một Bên không thực hiện nghĩa vụ của mình theo Hiệp định này; hoặc

(iii) một biện pháp của Bên tranh chấp triệt tiêu hoặc làm phương hại lợi ích theo Điều 28.3 (c) (Phạm vi);

(c) bất kỳ quyết định khác theo yêu cầu trong điều khoản tham chiếu;

(d) những khuyến nghị giải quyết tranh chấp do các Bên tranh chấp cùng yêu cầu; và

(e) giải thích kết quả và phán quyết.

  1.  
  2.  

7. Một Bên tranh chấp có thể gửi văn bản nhận xét về báo cáo ban đầu của ban hội thẩm trong vòng 15 ngày kể từ ngày báo cáo được trình bày hoặc trong thời hạn khác do các Bên tranh chấp thỏa thuận.

8. Sau khi xem xét bất kỳ ý kiến ​​bằng văn bản của các Bên tranh chấp đối với báo cáo ban đầu, ban hội thẩm có thể sửa đổi báo cáo này và thực hiện bất kỳ kiểm tra thêm nếu xét thấy thích hợp.

Điều 28.17: Báo cáo cuối cùng

1. Ban hội thẩm sẽ trình bày một báo cáo cuối cùng để các Bên tranh chấp, trình bày thêm bất kỳ ý kiến ​​riêng về vấn đề chưa thống nhất, trong vòng 30 ngày kể từ ngày trình bày của báo cáo ban đầu, trừ khi các Bên tranh chấp có thỏa thuận khác.   Các Bên tranh chấp có trách nhiệm công bố báo cáo cuối cùng cho công chúng trong vòng 15 ngày sau đó, tùy thuộc vào việc bảo vệ thông tin bí mật.

2.  Ban hội thẩm không được phép tiết lộ việc hội thẩm viên nào đồng ý theo ý kiến đa số hay ý kiến ​​thiểu số trong báo cáo ban đầu hoặc báo cáo cuối cùng của mình.

Điều 28.18: Thực hiện báo cáo cuối cùng

1. Các Bên thừa nhận tầm quan trọng của việc tuân thủ nhanh chóng với các phán quyết của ban hội thẩm theo Điều 28.17 (Báo cáo cuối cùng) để đạt mục tiêu của thủ tục giải quyết tranh chấp của chương này nhằm đảm bảo một giải pháp tích cực cho các tranh chấp.

2. Nếu báo cáo cuối cùng của ban hội thẩm xác định rằng:

(i) một biện pháp cho vấn đề tranh chấp không phù hợp với các nghĩa vụ của một Bên trong Hiệp định này;  

(ii) một Bên không thực hiện nghĩa vụ của mình theo Hiệp định này; hoặc

(iii) một biện pháp của Bên tranh chấp triệt tiêu hoặc gây phương hại lợi ích theo Điều 28.3 (c) (Phạm vi);

Bên bị đơn phải loại bỏ sự không phù hợp/không tuân thủ, sự triệt tiêu hoặc làm phương hại lợi ích bất cứ khi nào có thể.

3. Trừ trường hợp các Bên tranh chấp có quyết định khác, Bên bị đơn sẽ có một thời gian hợp lý nhằm loại bỏ sự không phù hợp, sự triệt tiêu hoặc làm phương hại lợi ích nếu nó không thể thực hiện ngay lập tức.

4. Các Bên tranh chấp sẽ nỗ lực để thoả thuận về thời hạn hợp lý. Trường hợp các Bên tranh chấp không thoả thuận được về thời gian hợp lý trong thời hạn 45 ngày kể từ khi trình bày báo cáo của ban hội thẩm theo Điều 28.17.1 (Báo cáo cuối cùng), mỗi Bên tranh chấp có thể, trong vòng 60 ngày kể từ khi trình bày báo cáo của ban hội thẩm theo Điều 28.17.1 (Báo cáo cuối cùng), đưa vấn đề này cho chủ tịch ban hội thẩm xác định thời gian hợp lý thông qua thủ tục trọng tài.

5. Chủ tịch ban hội thẩm sẽ xem xét với nguyên tắc khoảng thời gian hợp lý không được vượt quá 15 tháng kể từ khi trình bày báo cáo cuối cùng của ban hội thẩm cho các Bên tranh chấp theo Điều 28.17.1 (Báo cáo cuối cùng).  Tuy nhiên, thời gian đó có thể ngắn hay dài hơn, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

6. Chủ tịch ban hội thẩm phải xác định thời gian hợp lý trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu theo điểm 4.

7. Các Bên tranh chấp có thể đồng ý để thay đổi các thủ tục quy định tại các khoản từ 4 đến 6 của Điều này để xác định thời gian hợp lý.

Điều 28.19: Không thực hiện - Bồi thường và Đình chỉ ưu đãi

1. Nếu có yêu cầu của Bên nguyên đơn hoặc các Bên khác, Bên bị đơn phải tiến hành đàm phán với Bên nguyên đơn và các Bên khác trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, nhằm cùng nhau đạt được thỏa thuận bồi thường, trong những trường hợp sau:

(a) Bên bị đơn đã thông báo cho Bên nguyên đơn hoặc các Bên khác rằng nó không có ý định loại bỏ sự không phù hợp/không tuân thủ, sự triệt tiêu hoặc làm phương hại lợi ích; hoặc là

(b) sau khi hết hạn của thời hạn hợp lý theo Điều 28.18 (Thực hiện Báo cáo cuối cùng), có bất đồng giữa các Bên tranh chấp đưa ra cho dù Bên bị đơn đã loại bỏ sự không phù hợp/không tuân thủ, sự triệt tiêu hoặc làm phương hại lợi ích;

2. Bên nguyên đơn có thể đình chỉ ưu đãi phù hợp với khoản 2bis nếu Bên nguyên đơn và Bên bị đơn:

(a)   không thể đạt thỏa thuận bồi thường trong vòng 30 ngày kể từ khi thời hạn bồi thường bắt đầu; hoặc

(b) đã đạt được thỏa thuận bồi thường nhưng Bên nguyên đơn liên quan cho rằng Bên bị đơn không thực hiện thỏa thuận đó.

2bis. Tại bất kỳ thời gian nào sau khi Bên nguyên đơn đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2, Bên nguyên đơn có quyền thông báo bằng văn bản cho Bên bị đơn mà nó dự định đình chỉ ưu đãi tương ứng.  Thông báo phải quy định cụ thể mức độ lợi ích mà Bên nguyên đơn đề xuất tạm hoãn.2 Bên nguyên đơn có thể bắt đầu đình chỉ ưu đãi sau 30 ngày kể từ ngày thông báo theo khoản này hoặc ban hội thẩm ban hành phán quyết theo khoản 5, tùy theo từng trường hợp.

3. Bồi thường và đình chỉ ưu đãi và thanh toán khoản tiền ấn định là những biện pháp tạm thời.    Không biện pháp nào được ưu tiên thực hiện đầy đủ thông qua việc loại bỏ sự không phù hợp/không tuân thủ, sự triệt tiêu hoặc làm phương hại lợi ích.   Bồi thường, đình chỉ ưu đãi và thanh toán khoản tiền ấn định chỉ được áp dụng cho đến khi Bên bị đơn đã loại bỏ sự không phù hợp/không tuân thủ, sự triệt tiêu hoặc làm phương hại lợi ích, hoặc đạt được một giải pháp thoả đáng.

4. Khi xem xét những ưu đãi nào bị đình chỉ theo quy định tại khoản 2, Bên nguyên đơn phải áp dụng các nguyên tắc và thủ tục sau:

(a) trước tiên tìm cách đình chỉ ưu đãi trong cùng một vấn đề đã được ban hội thẩm xác định là tồn tại sự không tuân thủ/không tuân thủ, sự triệt tiêu hoặc làm phương hại lợi ích;

(b) nếu Bên đó xét thấy việc đình chỉ ưu đãi là không thực tế hoặc không hiệu quả đối với cùng một vấn đề và những tình huống đủ nghiêm trọng, thì Bên đó có thể đình chỉ ưu đãi đối với một vấn đề khác.  Quyết định được công bố theo khoản 2 phải chỉ ra những nguyên nhân ra quyết định; và

(c) khi áp dụng các nguyên tắc quy định tại điểm (a) và (b), Bên nguyên đơn phải xét đến:

(i) thương mại hàng hóa, dịch vụ hoặc đối tượng khác mà ban hội thẩm phát hiện lợi sự không phù hợp/không tuân thủ, sự triệt tiêu hoặc làm phương hại lợi ích, và tầm quan trọng của thương mại đối với Bên đó;

(ii) hàng hoá và tất cả các dịch vụ tài chính bảo hiểm theo Chương 11 (Dịch vụ tài chính), các dịch vụ khác ngoài dịch vụ tài chính và mỗi mục trong Chương 18 (Sở hữu trí tuệ), là mỗi đối tượng khác nhau; và

(iii) các nhân tố kinh tế lớn hơn liên quan đến việc triệt tiêu hoặc gây phương hại lợi ích và những hậu quả kinh tế lớn hơn của việc tạm hoãn các quyền lợi.

5. Nếu Bên bị đơn cho rằng:

(a) mức độ lợi ích được đề nghị tạm hoãn rõ ràng là quá mức hay Bên nguyên đơn không tuân thủ các nguyên tắc và thủ tục quy định tại khoản 4; hoặc là

(b) nó đã loại bỏ sự không phù hợp/không tuân thủ, sự triệt tiêu hoặc làm phương hại lợi ích do ban hội thẩm xác định;

Trong vòng 30 ngày sau khi Bên nguyên đơn thông báo theo khoản 2, Bên bị đơn có thể yêu cầu ban hội thẩm được triệu tập lại để xem xét vấn đề này.  Bên bị đơn phải gửi yêu cầu bằng văn bản cho Bên nguyên đơn. Ban hội thẩm phải triệu tập lại càng sớm càng tốt sau khi nhận được yêu cầu và đưa ra phán quyết của mình cho với các Bên tranh chấp trong vòng 90 ngày sau khi nhóm họp lại để xem xét một yêu cầu theo điểm (a) hoặc (b), hoặc trong vòng 120 ngày đối với một yêu cầu theo điểm (a) và (b).  Nếu ban hội thẩm xác định rằng mức ưu đãi đề nghị đình chỉ rõ ràng là vượt mức, nó sẽ xác định mức ưu đãi tương ứng với vi phạm.

6. Trừ khi ban hội thẩm xác định rằng Bên bị đơn đã loại bỏ sự vi phạm, triệt tiêu hoặc làm phương hại lợi ích, Bên nguyên đơn có thể đình chỉ ưu đãi đến mức mà ban hội thẩm đã được xác định theo khoản 5 hoặc, nếu ban hội thẩm chưa xác định được , thì dựa vào mức Bên nguyên đơn đã đề nghị theo đoạn 2bis. Nếu ban hội thẩm xác định rằng Bên nguyên đơn không tuân thủ các nguyên tắc và thủ tục quy định tại khoản 4, ban hội thẩm xác định mức mà Bên nguyên đơn có thể đình chỉ ưu đãi để đảm bảo tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc và thủ tục quy định tại khoản 4. Bên nguyên đơn chỉ có thể đình chỉ ưu đãi theo cách thức phù hợp với các quyết định của hội thẩm viên.

7. Bên nguyên đơn không được đình chỉ ưu đãi nếu ban hội thẩm không được triệu tập lại trong vòng 30 ngày sau khi nó thông báo về ý định đình chỉ ưu đãi, hoặc trong vòng 20 ngày sau khi ban hội thẩm đưa ra phán quyết, Bên bị đơn thông báo cho Bên nguyên đơn rằng nó sẽ phải trả một khoản tiền ấn định.

Chậm nhất là 10 ngày sau khi Bên bị đơn đề nghị, các Bên tranh chấp có trách nhiệm tham vấn với mục tiêu đạt được thỏa thuận về khoản tiền ấn định. Nếu các Bên không thể đạt được thỏa thuận trong vòng 30 ngày sau khi tham vấn ​​bắt đầu và không được tham gia vào các cuộc tham vấn liên quan đến việc sử dụng quỹ theo khoản 8, khoản tiền ấn định được thiết lập ở mức bằng 50 phần trăm của mức ưu đãi mà ban hội thẩm đã xác định theo đoạn 5 bằng đô la Mỹ tương đương với vi phạm, hoặc bằng 50 phần trăm mức mà Bên nguyên đơn đã đề nghị tạm dừng theo khoản 2 nếu ban hội thẩm chưa xác định mức ưu đãi.

8. Bên nguyên đơn sẽ được trả khoản tiền ấn định bằng tiền Đô la Mỹ, hoặc một khoản tiền tương đương bằng đơn vị tiền tệ của Bên bị đơn hoặc bằng đồng tiền khác theo thỏa thuận của các Bên tranh chấp, được trả hàng quý bắt đầu từ 60 ngày sau khi Bên bị đơn ra thông báo rằng nó có ý định trả một khoản tiền ấn định.  Trong trường hợp các trường hợp đảm bảo, các Bên tranh chấp có thể quyết định rằng khoản tiền ấn định được nộp vào một quỹ do các Bên tranh chấp gây dựng cho các sáng kiến ​​thích hợp để thúc đẩy thương mại giữa các bên, bao gồm cả việc tiếp tục giảm các rào cản thương mại bất hợp lý hoặc hỗ trợ thực hiện các nghĩa vụ của mình theo Hiệp định này.

9. Đồng thời với việc thanh toán trả góp hàng quý đầu tiên của mình, Bên bị đơn phải gửi cho Bên nguyên đơn kế hoạch các bước nó có ý định thực hiện để loại bỏ sự không phù hợp hoặc triệt tiêu hoặc làm phương hại lợi ích.

10. Bên bị đơn thanh toán khoản tiền ấn định thay cho việc đình chỉ ưu đãi trong vòng tối đa là 12 tháng kể từ ngày mà nó nhận được thông báo bằng văn bản theo khoản 7 trừ khi Bên nguyên đơn đồng ý gia hạn.

11. Bên bị đơn sẽ nộp đơn xin gia hạn chậm nhất là 30 ngày trước khi hết thời hạn 12 tháng. Các Bên tranh chấp có trách nhiệm xác định độ dài và các điều khoản của gia hạn, bao gồm khoản tiền ấn định.

12. Bên nguyên đơn có thể đình chỉ ưu đãi đối với Bên bị đơn phù hợp với khoản 6 nếu:

(a) Bên bị đơn không thanh toán hoặc không thực hiện việc thanh toán theo khoản 13 sau khi đã lựa chọn;

(b) Bên bị đơn không gửi kế hoạch theo yêu cầu nêu tại khoản 9; hoặc là

(c) đã hết thời hạn nộp khoản tiền ấn định, bao gồm cả thời gian gia hạn, mà Bên bị đơn chưa loại bỏ sự không phù hợp/không tuân thủ, sự triệt tiêu hoặc làm phương hại lợi ích.

13. Nếu Bên bị đơn gửi thông báo cho Bên nguyên đơn theo khoản 7 liên quan đến khả năng sử dụng quỹ và các Bên tranh chấp không đạt được thoả thuận về việc sử dụng các quỹ trong vòng 3 tháng kể từ ngày có thông báo của Bên bị đơn, và khoảng thời gian này đã không được gia hạn theo thỏa thuận của các bên tranh chấp, của Bên bị đơn có thể chọn cách thanh toán khoản tiền ấn định bằng 50 phần trăm của số tiền được xác định theo khoản 5. Nếu lựa chọn này được thực hiện thì phải thanh toán trong vòng chín tháng kể từ thông báo của Bên bị đơn theo khoản 7 bằng Đô la Mỹ, hoặc trong một khoản tiền tương đương bằng đơn vị tiền tệ của Bên bị đơn hoặc bằng đồng tiền khác đồng ý của các Bên tranh chấp. Nếu lựa chọn đó không được thực hiện, Bên nguyên đơn có quyền đình chỉ ưu đãi theo số tiền đã xác định theo khoản 5 vào cuối giai đoạn lựa chọn.

14. Bên nguyên đơn sẽ xem xét thông cảm với các thông báo của Bên bị đơn đến việc khả năng sử dụng các quỹ nêu tại khoản 8 và 13.

Điều 28.20: Đánh giá tính tuân thủ

1. Không ảnh hưởng đến quy định tại Điều 28.19 (Không thực hiện - Bồi thường và Đình chỉ ưu đãi), nếu Bên bị đơn cho rằng nó đã loại bỏ sự không phù hợp/không tuân thủ, sự triệt tiêu hoặc làm phương hại lợi ích như ban hội thẩm đã xác định, nó có thể đưa vấn đề lên ban hội thẩm bằng cách thông báo bằng văn bản cho Bên nguyên đơn hoặc các Bên khác.   Ban hội thẩm sẽ đưa ra báo cáo về vấn đề này trong vòng 90 ngày sau khi Bên bị đơn gửi thông báo.

  1.  

Mục B: Thủ tục tố tụng trong nước và Giải quyết tranh chấp thương mại tư nhân

Điều 28.21: Quyền riêng

Không Bên nào được phép thực thi pháp luật trong nước của mình chống lại một Bên khác với lý do là Bên đó  thực hiện không phù hợp các nghĩa vụ của mình theo Hiệp định này, hoặc rằng Bên đó không thực hiện nghĩa vụ của mình theo Hiệp định này.

Điều 28.22: Biện pháp giải quyết tranh chấp thay thế

1. Mỗi Bên phải cố gắng hết sức khuyến khích và tạo thuận lợi để thực hiện thủ tục trọng tài và các phương tiện giải quyết tranh chấp thay thế cho việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế giữa các bên tư nhân trong lĩnh vực thương mại tự do.

2. Để đạt được điều đó, mỗi Bên quy định các thủ tục thích hợp để bảo đảm tuân thủ các hiệp định để phân xử và công nhận và cho thi hành quyết định trọng tài trong vụ việc tranh chấp đó.

3.  Một Bên sẽ được coi là tuân thủ khoản 2 nếu Bên đó tuân thủ Công ước năm 1958 của Liên Hợp Quốc về Công nhận và thi hành các quyết định trọng tài nước ngoài.

1 Đối với biện pháp dự kiến, các bên phải nỗ lực thực hiện yêu cầu theo quy định này trong vòng 60 ngày kể từ khi công bố biện pháp dự kiến, mà không ảnh hưởng đến quyền đưa ra yêu cầu như vậy.

2 Nhằm giải thích rõ hơn, cụm từ "mức ưu đãi đề nghị đình chỉ" đề cập đến mức ưu đãi theo Hiệp định này do một Bên nguyên đơn đình chỉ tương ứng với hậu quả của vi phạm không phù hợp/không tuân thủ, triệt tiêu hoặc làm phương hại lợi ích theo Điều 28.3 (c) (Phạm vi), được ban hội thẩm xác định trong báo cáo cuối cùng theo Điều 28.17.1 (Báo cáo cuối cùng).

CHƯƠNG 29

TRƯỜNG HỢP NGOẠI LỆ VÀ QUY ĐỊNH CHUNG

Mục A: Ngoại lệ

Điều 29.1: Các ngoại lệ chung

1. Trong phạm vi Chương 2 (Nguyên tắc đối xử quốc gia và thị trường lưu thông hàng hoá), Chương 3 (Quy tắc xuất xứ và thủ tục xuất xứ), Chương 4 (Dệt may), Chương 5 (Hải quan và thuận lợi hóa thương mại), Chương 7 (Biện pháp vệ sinh dịch tễ), Chương 8 (Rào cản kỹ thuật đối với thương mại) và Chương 17 (Doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp độc quyền), Điều XX của GATT 1994 và Chú giải của nó, có sửa đổi bổ sung, là một phần không tách rời của Hiệp định này.1

2. Các bên công nhận rằng các biện pháp nêu tại Điều XX (b) của GATT 1994 bao gồm các biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường sống của con người, động vật, thực vật hay sức khỏe, và Điều XX (g) của GATT 1994 áp dụng cho các biện pháp liên quan đến việc bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên sinh vật và phi sinh vật có thể bị cạn kiệt.

3. Trong phạm vi của Chương 10 (Thương mại dịch vụ xuyên biên giới), Chương 12 (Nhập cảnh tạm thời đối với doanh nhân), Chương 13 (Viễn thông), Chương 14 (Thương mại điện tử)2 và Chương 17 (Doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp độc quyền), các Khoản (a), (b) và (c) của Điều XIV của GATS, có sửa đổi bổ sung, là một phần không tách rời của Hiệp định này.3 Các bên công nhận rằng các biện pháp nêu tại Điều XIV (b) của GATS bao gồm các biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường sống của con người, động vật hoặc thực vật hay sức khỏe.

4. Hiệp định này không ngăn cản một Bên áp dụng các biện pháp, bao gồm cả việc duy trì hoặc tăng thuế quan, được Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO cho phép hoặc áp dụng biện pháp theo quyết định bởi ban hội thẩm giải quyết tranh chấp của một hiệp định thương mại tự do mà Bên áp dụng và bên bị áp dụng đều là thành viên.

Điều 29.2: Ngoại lệ về an ninh

Không có quy định nào của Hiệp định này:

(a) đòi hỏi một Bên phải cung cấp và cho phép tiếp cận thông tin mà việc tiết lộ được coi là trái với các lợi ích an ninh thiết yếu của mình; hoặc

(b) ngăn cản một Bên áp dụng những biện pháp cần thiết để thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến gìn giữ và khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế hay bảo vệ các lợi ích an ninh thiết yếu.

Điều 29.3: Biện pháp tự vệ tạm thời

1.  Không có quy định nào của Hiệp định này ngăn cản một Bên áp dụng hoặc duy trì những biện pháp hạn chế liên quan đến thanh toán hoặc chuyển nhượng những giao dịch tài khoản vãng lai trong trường hợp cán cân thanh toán và tài chính đối ngoại gặp khó khăn nghiêm trọng hoặc bị đe dọa gặp khó khăn nghiêm trọng.

2.  Không có quy định nào của Hiệp định này ngăn cản một Bên áp dụng hoặc duy trì những biện pháp hạn chế liên quan đến thanh toán hoặc chuyển nhượng vốn:

(a) trong trường hợp cán cân thanh toán và tài chính đối ngoại gặp khó khăn nghiêm trọng hoặc bị đe dọa gặp khó khăn nghiêm trọng; hoặc

(b) trong trường hợp đặc biệt việc thanh toán hoặc chuyển nhượng vốn gây ra hoặc đe dọa khó khăn nghiêm trọng về quản lý kinh tế vĩ mô.

3. Những biện pháp tự vệ được áp dụng hoặc duy trì theo khoản 1 và 2 phải:

(a) phù hợp với Điều 9.4 (Nguyên tắc đối xử quốc gia), Điều 9.5 (Quy chế tối huệ quốc), Điều 10.3 (Nguyên tắc đối xử quốc gia), Điều 10.4 (Quy chế tối huệ quốc), Điều 11.3 (Nguyên tắc đối xử quốc gia) và Điều 11.4 (Quy chế tối huệ quốc);4

(b) phù hợp với Hiệp định của Quỹ tiền tệ Quốc tế;

(c) tránh những thiệt hại không cần thiết đến lợi ích thương mại, kinh tế và tài chính của Bên kia;

(d) không vượt quá mức cần thiết để giải quyết các trường hợp nêu tại khoản 1 hoặc 2;

(e) chỉ mang tính tạm thời và được loại bỏ dần khi các trường hợp quy định tại khoản 1 hoặc 2 được cải thiện và không vượt quá thời hạn 18 tháng; tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt, một Bên có thể gia hạn biện pháp tự vệ đó thêm một năm, bằng cách gửi thông báo bằng văn bản cho các Bên khác trong vòng 30 ngày kể từ ngày gia hạn; nếu sau khi tham vấn, hơn một nửa số thành viên không đồng ý đơn xin gia hạn phù hợp với điểm (c), (d) và (h) trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận thông báo, thì Bên đang áp dụng biện pháp hạn chế phải gỡ bỏ biện pháp đó, hoặc điều chỉnh biện pháp cho phù hợp với điểm (c), (d) và (h) và đề nghị các Bên khác xem xét lại trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận thông báo xin gia hạn;

(f) phù hợp với Điều 9.7 (Sung công và bồi thường);5

(g) không can thiệp vào khả năng thu hồi vốn của các nhà đầu tư trong lãnh thổ của Bên hạn chế đối với tài sản bị hạn chế, trong trường hợp hạn chế về luồng vốn; 6 và

(h)  không được sử dụng biện pháp tự vệ để tránh điều chỉnh kinh tế vĩ mô cần thiết.

4. Các biện pháp tự vệ nêu tại các khoản 1 và 2 sẽ không áp dụng cho các khoản thanh toán hoặc chuyển nhượng đầu tư trực tiếp nước ngoài. 7

5. Một Bên sẽ nỗ lực để áp dụng hoặc duy trì biện pháp tự vệ định giá theo khoản 1 hoặc 2, và nếu biện pháp tự vệ đó không dựa trên giá, thì Bên đó phải giải thích lý do cho việc sử dụng hạn chế định lượng khi nó thông báo cho các Bên khác về các biện pháp tự vệ.

6. Đối với thương mại hàng hoá, Điều XII GATT 1994 và Bản Ghi nhớ về Quy định Cán cân thanh toán của GATT 1994, có sửa đổi bổ sung, được kết hợp thành và trở thành một phần của Hiệp định này. Bất kỳ biện pháp tự vệ được áp dụng hoặc duy trì theo khoản này sẽ không làm suy giảm các lợi ích liên quan dành cho các Bên khác theo Hiệp định này so với lợi ích dành cho một nước ngoài khối TPP.

7. Một Bên áp dụng hoặc duy trì các biện pháp tự vệ theo khoản 1, 2 hoặc 6 có trách nhiệm:

(a) thông báo bằng văn bản cho các Bên khác về các biện pháp tự vệ, bao gồm bất kỳ sự thay đổi nào, cùng với các lý do cho sự áp đặt của họ, trong vòng 30 ngày kể từ ngày được áp dụng;

(b) đệ trình một lộ trình hoặc các điều kiện cần thiết để loại bỏ các biện pháp tự vệ của Bên đó càng sớm càng tốt;

(c) kịp thời công bố các biện pháp tự vệ; và

(d) kịp thời tổ chức tham vấn với các Bên khác để xem xét các biện pháp được áp dụng hoặc duy trì.

(i) đối với chuyển nhượng vốn, kịp thời trả lời yêu cầu tham vấn về các biện pháp tự vệ áp dụng của một Bên, miễn là việc tham vấn không diễn ra bên ngoài phạm vi của Hiệp định này.

(ii) đối với hạn chế tài khoản vãng lai, nếu tham vấn liên quan đến các biện pháp được áp dụng không diễn ra trong khuôn khổ của Hiệp định WTO, Bên được yêu cầu phải nhanh chóng thực hiện tham vấn với các Bên quan tâm.

Điều 29.4: Biện pháp về thuế

1. Trong phạm vi Điều này:

Cơ quan được chỉ định là:

(a) đối với Úc, là Bộ trưởng Ngân khố hoặc người đại diện được ủy quyền của Bộ trưởng;

(b) đối với Brunei Darussalam, là Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc người đại diện được ủy quyền của Bộ trưởng;

(c) đối với Canada, là Trợ lý Thứ trưởng Bộ Chính sách Thuế, Cục Tài chính;

(d) đối với Chile, là Thứ trưởng Bộ Tài chính (Subsecretario de Hacienda);

 (e) đối với Nhật Bản, là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Bộ trưởng Tài chính; 8 

(f) đối với Malaysia, là Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc người đại diện được ủy quyền của Bộ trưởng;

(g) đối với Mexico, là Bộ trưởng Bộ Tài chính và Tín dụng công (Secretario de Hacienda y Credito Publico);

h) đối với New Zealand, là Ủy viên Cục Doanh thu nội địa hoặc đại diện được ủy quyền của các Ủy viên;

(i) đối với Peru, là Tổng Cục trưởng Cục Kinh tế quốc tế, Cạnh tranh và Năng suất (Director de Asuntos de Economia Internacional, Competencia y Productividad del Ministerio de Economia y Finanzas);

(j) đối với Singapore, là Lãnh đạo cao cấp Chính sách Thuế, Bộ Tài chính;

(k) đối với Hoa Kỳ, là Trợ lý Bộ trưởng Tài chính (chính sách thuế); và

(l) đối với Việt Nam, là Bộ trưởng Bộ Tài chính,

hoặc bất kỳ người kế nhiệm của các cơ quan được chỉ định được thông báo bằng văn bản cho các bên khác;

công ước thuế là công ước về tránh đánh thuế hai lần hoặc các hiệp định quốc tế về thuế khác; và

thuế  các biện pháp về thuế bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt, nhưng không bao gồm:

(a) "thuế hải quan" theo quy định tại Điều 1.3 (Định nghĩa chung); hoặc là

(b) các biện pháp được liệt kê trong điểm (b) và (c) của định nghĩa đó.

2. Trừ trường hợp quy định tại Điều này, không có quy định nào trong Hiệp định này áp dụng các biện pháp về thuế.

3. Quy định của Hiệp định này không ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của các Bên trong các công ước về thuế khác. Trường hợp không thống nhất giữa Hiệp định này và bất kỳ công ước về thuế khác, thì ưu tiên áp dụng công ước.

4. Trong trường hợp hai hay nhiều Bên tham gia một công ước về thuế mà có nội dung mâu thuẫn giữa Hiệp định này và công ước đó thì vấn đề đó sẽ được đưa đến Cơ quan được chỉ định của các Bên để xem xét.Cơ quan được chỉ định của các Bên phải xác định sự tồn tại và mức độ của mâu thuẫn trong vòng 6 tháng kể từ ngày nhận yêu cầu xem xét. Thời hạn này có thể gia hạn tối đa 12 tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu xem xét nếu những Cơ quan được chỉ định đó đồng ý.Trước khi hết thời hạn sáu tháng hoặc một thời hạn khác có sự đồng ý của các Cơ quan được chỉ định, các Bên không được áp dụng các biện pháp làm phát sinh các vấn đề theo Chương 28 (Giải quyết tranh chấp) hoặc Điều 9.18 (Trình tự khởi kiện theo thủ tục trọng tài). Ban hội thẩm hoặc tòa án được thành lập để xem xét một vụ tranh chấp liên quan đến một biện pháp đánh thuế bắt buộc phải thừa nhận quyết định về giải quyết mâu thuẫn của Các Cơ quan được chỉ định của các Bên nêu ra tại khoản này.

5. Bất kể quy định ở khoản 3:

(a) Điều 2.3 (Nguyên tắc đối xử quốc gia) và những quy định khác của Hiệp định này có nội dung hướng dẫn thực hiện Điều 2.3 sẽ áp dụng đối vớicác biện pháp về thuế với cùng phạm vi như Điều III của GATT 1994; và

(b) Điều 2.16 (Thuế xuất khẩu, thuế hoặc phí khác) được áp dụng đối với các biện pháp về thuế.

6. Trong phạm vi khoản 3:

(a) Điều 10.3 (Nguyên tắc đối xử quốc gia) và Điều 11.6.1 (Thương mại xuyên biên giới) được áp dụng đối với các biện pháp đánh thuế thu nhập, tăng vốn, vốn chịu thuế của các tập đoàn, hoặc giá trị đầu tư hoặc tài sản9 (nhưng không đánh thuế việc chuyển nhượng đầu tư hoặc tài sản đó), có liên quan đến việc mua hoặc tiêu thụ các dịch vụ đặc biệt, tuy nhiên quy định tại khoản này không ngăn cản một Bên đòi hỏi việc nhận hoặc tiếp tục nhận lợi thế liên quan đến việc mua bán hay tiêu thụ dịch vụ đặc biệt đó theo yêu cầu cung cấp dịch vụ trong lãnh thổ của mình;

(b) Điều 9.4 (Nguyên tắc đối xử quốc gia), Điều 9.5 (Quy chế tối huệ quốc), Điều 10.3 (Nguyên tắc đối xử quốc gia), Điều 10.4 (Quy chế tối huệ quốc), Điều 11.3 (Nguyên tắc đối xử quốc gia), Điều 11.4 (Quy chế tối huệ quốc), Điều 11.6.1 (Thương mại xuyên biên giới) và Điều 14,4 (Không phân biệt đối xử sản phẩm kỹ thuật số) sẽ được áp dụng cho tất cả các biện pháp về thuế, trừ thuế đánh vào thu nhập, tăng vốn, vốn chịu thuế của các tập đoàn, về giá trị đầu tư hoặc tài sản10 (nhưng không đánh thuế việc chuyển nhượng đầu tư hoặc tài sản đó), hoặc thuế đánh lên bất động sản, nhận thừa kế, quà tặng và thừa kế bỏ qua thế hệ; và

(c) Điều 14.4 (Không phân biệt đối xử đối với sản phẩm kỹ thuật số) được áp dụng các biện pháp đánh thuế trên thu nhập, tăng vốn, trên thu nhập chịu thuế của các tập đoàn, hoặc trên giá trị đầu tư hoặc tài sản (nhưng không phải về việc chuyển nhượng đầu tư hoặc tài sản đó), có liên quan đến việc mua hoặc tiêu thụ các sản phẩm kỹ thuật số đặc biệt, tuy nhiên quy định trong khoản này ngăn cản một Bên nhận hoặc tiếp tục nhận được một lợi thế liên quan đến việc mua bán hoặc tiêu thụ các sản phẩm kỹ thuật số đặc biệt về các yêu cầu để cung cấp các sản phẩm kỹ thuật số trong lãnh thổ của mình, nhưng điểm (a), (b) và (c) của Điều này không áp dụng đối với:

(d) nghĩa vụ tối huệ quốc mà một bên chấp thuận đối với một lợi thế theo công ước về thuế;

(e) quy định không phù hợp của bất kỳ biện pháp về thuế hiện hành;

(f) việc tiếp tục áp dụng hoặc nhanh chóng thay đổi điều khoản không phù hợp với các biện pháp về thuế hiện hành;

(g) sửa đổi quy định không phù hợp của các biện pháp về thuế hiện hành trong phạm vi mà việc sửa đổi vẫn phù hợp các Điều khoản khác tại thời điểm sửa đổi;

(h) việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp về thuế mới nhằm đảm bảo việc đánh thuế hoặc thu thuế công bằng hoặc hiệu quả, bao gồm việc đánh thuế và thu thuế dựa vào nơi cư trú của người nộp thuế, với điều kiện là các biện pháp đánh thuế không tự ý phân biệt đối xử giữa con người, hàng hóa, dịch vụ của các Bên; 11 

(i) các điều khoản đòi hỏi được nhận hoặc tiếp nhận một lợi thế liên quan đến việc đóng góp hay thu nhập của ủy thác lương hưu, kế hoạch hưu trí, quỹ hưu trí hay thỏa thuận đóng góp lương hưu, hưu trí và lợi ích tương tự, với điều kiện Bên đó phải liên tục duy trì thẩm quyền, quy định hoặc giám sát đối với ủy thác, kế hoạch, quỹ hoặc thỏa thuận khác; hoặc là

(j) những loại thuế đặc biệt đánh vào phí bảo hiểm bởi các Bên khác theo quy định tại điểm (e), (f) hoặc (g).

  1.  

8. Điều 9.7 (Sung công và bồi thường) sẽ áp dụng các biện pháp về thuế. Tuy nhiên, không có nhà đầu tư được viện dẫn Điều 9.7 (Sung công và bồi thường) làm cơ sở để yêu cầu bồi thường nếu biện pháp được áp dụng không phải được xác định là sung công theo quy định tại khoản này. Nhà đầu tư chỉ được viện dẫn Điều 9.7 (Sung công và bồi thường) đối với một biện pháp về thuế khi đã yêu cầu Cơ quan được chỉ định của Bên nguyên đơn (nhà đầu tư có trụ sở chính) và Bên bị đơn xem xét biện pháp về thuế có phải là một hình thức sung công, tại thời điểm mà nó thông báo ý định của mình theo Điều 9.18 (Trình tự khởi kiện theo thủ tục trọng tài). Nếu Cơ quan được chỉ định không đồng ý để xem xét vấn đề hay, đã đồng ý xem xét nó nhưng không đồng ý rằng các biện pháp không phải là sung công trong thời hạn sáu tháng kể từ khi nhà đầu tư gửi yêu cầu, các nhà đầu tư có thể nộp yêu cầu bồi thường của mình đến trọng tài theo Điều 9.18 (Trình tự khởi kiện theo thủ tục trọng tài).

9. Không có điều khoản nào trong Hiệp định này ngăn cản Singapore áp dụng các biện pháp về thuế để giải quyết các mục tiêu chính sách công cộng của Singapore phát sinh trong những điều kiện cụ thể bắt buộc, miễn là các biện pháp này không hạn chế thương mại quá mức cần thiết.

Điều 29.5: Biện pháp kiểm soát thuốc lá12

Một Bên có thể từ chối trao lợi ích cho Bên khác theo Phần B của Chương 9 (Đầu tư) khi gửi đơn kiện biện pháp kiểm soát thuốc lá13 của mình.Đơn kiện đó sẽ không giải quyết theo thủ tục trọng tài theo Phần B của Chương 9 (Đầu tư) nếu Bên đó đã từ chối trao lợi ích. Nếu một Bên không từ chối trao lợi ích đối với đơn kiện trước khi thủ tục trọng tài tiến hành theo mục B chương 9 (Đầu tư), thì Bên đó có thể từ chối trong quá trình diễn ra thủ tục trọng tài.    Nhằm giải thích rõ hơn, nếu một Bên từ chối trao lợi ích khi gửi đơn kiện, đơn kiện đó sẽ bị bác.

Điều 29.6: Hiệp ước Waitangi

  1.  

2. Các Bên đồng ý rằng việc giải thích của Hiệp ước Waitangi, bao gồm cả bản chất của các quyền và nghĩa vụ phát sinh, không bị điều chỉnh bởi các quy định giải quyết tranh chấp của Hiệp định này. Nói cách khác, Chương 28 (Giải quyết tranh chấp) không áp dụng đối với Điều này.   Ban hội thẩm có thể được thành lập theo Điều 28.7 (Thành lập ban hội thẩm) để xác định liệu biện pháp tự vệ áp dụng theo khoản 1 có phù hợp với quyền của một Bên trong Hiệp định này hay không.

Mục B: Quy định chung

Điều 29.7: Công bố thông tin

Không có quy định nào trong Hiệp định này được hiểu là yêu cầu một Bên phải cung cấp hoặc cho phép truy cập vào thông tin mà việc tiết lộ chúng có thể trái với pháp luật của mình hoặc sẽ cản trở việc thực thi pháp luật, hoặc trái với lợi ích công cộng, hoặc làm phương hại đến lợi ích thương mại hợp pháp của các doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân.

Điều 29.8: Tri thức truyền thống, biểu hiện văn hóa dân gian và nguồn gen

Trong phạm vi nghĩa vụ quốc tế của các Bên, mỗi Bên có thể thiết lập các biện pháp thích hợp để tôn trọng, giữ gìn và phát huy tri thức truyền thống và các biểu hiện văn hóa dân gian.

1 Trong phạm vi chương 17 (Doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp độc quyền), Điều XX của GATT 1994 (Chú giải kèm theo), có sửa đổi bổ sung, là một phần không tách rời của Hiệp định này, chỉ liên quan đến những biện pháp mà một Bên (bao gồm cả việc áp dụng doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp độc quyền) gây ảnh hưởng đến việc mua bán và sản xuất hàng hóa hoặc gây ảnh hưởng đến những hoạt động liên quan đến sản xuất hàng hóa.

2 Khoản này không ảnh hưởng đến việc một sản phẩm kỹ thuật số được phân loại là hàng hóa hay dịch vụ.

3Trong phạm vi chương 17 (Doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp độc quyền), Điều XIV của GATS (và Chú giải kèm theo) với những sửa đổi phù hợp là một phần không tách rời của Hiệp định này, chỉ liên quan đến những biện pháp mà một Bên (bao gồm cả việc áp dụng doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp độc quyền) gây ảnh hưởng đến việc mua bán hàng hóa, dịch vụ hoặc gây ảnh hưởng đến những hoạt động liên quan đến mua bán hàng hóa, dịch vụ.

4Không ảnh hưởng đến việc giải thích chung của Điều 9.4 (Nguyên tắc đối xử quốc gia), Điều 9.5 (Quy chế tối huệ quốc), Điều 10.3 (Nguyên tắc đối xử quốc gia), Điều 10.4 (Quy chế tối huệ quốc), Điều 11.3 (Nguyên tắc đối xử quốc gia) và Điều 11.4 (Quy chế tối huệ quốc), việc các nhà đầu tư có nơi cư trú khác nhau được áp dụng hoặc duy trì biện pháp tự vệ theo khoản 1 hoặc 2 khác nhau không có nghĩa là biện pháp tự vệ đó không phù hợp với Điều 9.4 (Nguyên tắc đối xử quốc gia), Điều 9.5 (Quy chế tối huệ quốc), Điều 10.3 (Nguyên tắc đối xử quốc gia), Điều 10.4 (Quy chế tối huệ quốc), Điều 11.3 (Nguyên tắc đối xử quốc gia) và Điều 11.4 (Quy chế tối huệ quốc)

5Chú ý, các biện pháp tự vệ được nêu tại khoản 1 hoặc 2 có thể là hình thức quản lý không phân biệt đối xử do một Bên được xây dựng và áp dụng để bảo vệ các lợi phúc lợi công cộng hợp pháp như nêu tại Phụ lục 9 B (3) (b) (Sung công).

6 phân biệt Thuật ngữ “"tài sản bị hạn chế" trong điểm này chỉ đề cập đến tài sản được đầu tư trên lãnh thổ của một Bên áp dụng biện pháp hạn chế bởi một nhà đầu tư của một Bên bị hạn chế việc chuyển nhượng tài sản đó ra khỏi lãnh thổ của Bên áp dụng biện pháp hạn chế.

7 Trong phạm vi Điều này, "đầu tư trực tiếp nước ngoài" có nghĩa là một loại hình đầu tư của nhà đầu tư của một Bên tại lãnh thổ của một Bên khác, áp dụng đó nhà đầu tư thực hiện quyền sở hữu hoặc kiểm soát, hoặc ảnh hưởng đáng kể ảnh đến việc quản lý của một doanh nghiệp hoặc loại hình đầu tư trực tiếp khác có xu hướng được thực hiện để thiết lập một mối quan hệ lâu dài.  Ví dụ, việc sở hữu ít nhất 10 phần trăm số quyền biểu quyết của một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian ít nhất 12 tháng nói chung sẽ được xem là đầu tư nước ngoài trực tiếp.

8Nhằm hỗ trợ quá trình tham vấn giữa các Cơ quan được chỉ định của các Bên có liên quan, đầu mối liên lạc của Nhật Bản là Bộ Tài chính.

Điều này không ảnh hưởng đến các phương pháp xác định giá trị đầu tư hoặc tài sản đó theo Luật tương ứng của các Bên.

10 Điều này không ảnh hưởng đến các phương pháp xác định giá trị đầu tư, tài sản theo pháp luật tương ứng của các Bên.

11 Điểm này phải được giải thích bằng cách tham chiếu đến các chú thích của Điều XIV (d) của GATS nếu Điều này không chỉ áp dụng các dịch vụ hoặc các loại thuế trực tiếp.

12 Nhằm giải thích rõ hơn, điều này không ảnh hưởng đến:

(i) việc áp dụng Điều 9.14 (Từ chối lợi ích); hoặc

(ii) quyền của một Bên liên quan đến biện pháp kiểm soát thuốc lá theo Chương 28 (Giải quyết tranh chấp).

13 Một biện pháp kiểm soát thuốc lá là biện pháp do một Bên áp dụng liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thuốc lá sản xuất (bao gồm cả các sản phẩm làm từ hoặc có nguồn gốc từ thuốc lá), phân phối, nhãn mác, bao bì, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi, mua bán, hoặc sử dụng, cũng như các biện pháp cưỡng chế, chẳng hạn như kiểm tra, lưu trữ hồ sơ, và yêu cầu báo cáo. Nhằm giải thích rõ hơn, một biện pháp áp dụng đối với thuốc lá sợi không thuộc sở hữu của nhà sản xuất thuốc lá hoặc không phải là nguyên liệu của thuốc lá sản xuất thì không được xem là biện pháp kiểm soát thuốc lá.

CHƯƠNG 30

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 Điều 30.1: Phụ lục và chú thích

Những Phụ lục và chú thích kèm theo Hiệp định này là một phần không tách rời của Hiệp định.

Điều 30.2: Sửa đổi

Các Bên có thể thỏa thuận bằng văn bản để sửa đổi Hiệp định này. Khi tất cả các Bên đồng ý sửa đổi và sửa đổi được phê duyệt phù hợp với thủ tục pháp lý áp dụng của mỗi Bên, sửa đổi đó sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày các Bên nộp lưu chiểu văn bản phê duyệt sửa đổi phù hợp với thủ tục pháp lý áp dụng tại Bên tương ứng, hoặc vào ngày khác theo thỏa thuận của các Bên.

Điều 30.3: Sửa đổi Hiệp định WTO

Trong trường hợp một sửa đổi của Hiệp định WTO làm thay đổi một điều khoản mà các bên thỏa thuận trong Hiệp định này, các Bên sẽ thảo luận về việc có nên sửa đổi Hiệp định này hay không trừ trường hợp Hiệp định có quy định khác.

Điều 30.4: Gia nhập

1. Hiệp định này cho phép sự gia nhập của:

(a)   các nước thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương

(b)   các nước khác hoặc vùng lãnh thổ khác nếu được các Bên đồng thuận,

với điều kiện nước hoặc vùng lãnh thổ xin gia nhập đã chuẩn bị cho việc thực hiện các nghĩa vụ quy định trong Hiệp định này, tuân thủ điều khoản và điều kiện thỏa thuận giữa quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó với các Bên, và thực hiện theo chấp thuận gia nhập phù hợp thủ tục pháp lý đưc áp dụng của mỗi Bên và quốc gia hoặc vùng lãnh thổ xin gia nhập.

2. Các nước hoặc vùng lãnh thổ khác được phép gia nhập Hiệp định bằng cách gửi đơn xin gia nhập cho cơ quan lưu chiểu.

3. Sau khi nhận được đơn xin gia nhập theo khoản 2 và trong trường hợp các Bên đã đồng ý theo khoản 1(b), Ủy ban sẽ thành lập:

(a) một Nhóm công tác để thương lượng các điều khoản và điều kiện gia nhập. Ủy ban cho phép tất cả các Bên quan tâm tham gia Nhóm công tác.

(b) Sau khi hoàn thành công việc, Nhóm công tác sẽ báo cáo bằng văn bản cho Ủy ban. Nếu Nhóm công tác đồng ý với các điều khoản và điều kiện trong đơn xin gia nhập, nội dung báo cáo sẽ bao gồm những điều khoản và điều kiện gia nhập, đề nghị Ủy ban phê duyệt và dự thảo quyết định cho phép gia nhập của Ủy ban.

3bis. Trong phạm vi khoản 3:

 Quyết định của Ủy ban chỉ có hiệu lực nếu:

(i)     Tất cả các Bên đồng ý việc thành lập Nhóm công tác xem xét việc gia nhập, hoặc

(ii)   Nếu một Bên không đồng ý vấn đề trên nhưng không gửi văn bản phản đối việc thành lập Nhóm công tác trong vòng 7 ngày kể từ ngày Ủy ban đưa ra vấn đề thành lập.

(b) Quyết định của Nhóm công tác chỉ có hiệu lực nếu: 
(i) tất cả các Bên là thành viên của Nhóm công tác đồng ý, hay

(ii) Nếu một Bên không đồng ý vấn đề trên nhưng không gửi văn bản phản đối trong vòng 7 ngày kể từ ngày Nhóm công tác đưa ra vấn đề.

4. Nếu Ủy ban thông qua quyết định phê duyệt các điều khoản và điều kiện gia nhập và cho phép nước xin gia nhập trở thành thành viên của Hiệp định, Ủy ban sẽ quy định thời hạn gửi văn bản đồng ý điều kiện và điều khoản gia nhập. Thời hạn này có thể được gia hạn nếu được các Bên đồng ý.

5. Một nước xin gia nhập sẽ trở thành một nước thành viên của Hiệp định dựa trên những điều kiện và điều khoản được chấp thuận trong quyết định của Ủy ban:

(a)   Sau 60 ngày kể từ ngày nước xin gia nhập gửi văn bản đồng ý điều kiện và điều khoản gia nhập cho cơ quan lưu chiểu; hoặc

(b) kể từ ngày tất cả các Bên thông báo với cơ quan lưu chiểu rằng họ đã hoàn thành các thủ tục pháp lý được áp dụng tương ứng.

Điều 30.5: Hiệu lực

1. Hiệp định này có hiệu lực trong vòng 60 ngày kể từ ngày tất cả các Bên ký kết ban đầu thông báo với cơ quan lưu chiểu bằng văn bản về việc hoàn thành các thủ tục pháp lý hiện hành.

2. Trong trường hợp có bất kỳ Bên nào không thông báo bằng văn bản với cơ quan lưu chiểu việc hoàn tất thủ tục pháp lý áp dụng ở nước mình trong vòng 2 năm kể từ ngày ký Hiệp định, Hiệp định sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn trên nếu có ít nhất 6 Bên ký kết ban đầu thông báo bằng văn bản với cơ quan lưu chiểu việc hoàn tất thủ tục pháp lý áp dụng ở nước mình trước thời hạn miễn là 6 Bên này chiếm ít nhất 85 phần trăm tổng sản phẩm quốc dân của tất cả các Bên ký kết ban đầu vào năm 2013.

3. Trong trường hợp Hiệp định này không có hiệu lực theo khoản 1 hoặc 2, nó sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày ít nhất 6 Bên ký kết ban đầu thông báo lưu chiểu bằng văn bản về việc hoàn tất các thủ tục pháp lý được áp dụng của họ miễn là 6 Bên này chiếm ít nhất 85 phần trăm của tổng sản phẩm quốc dân của tất cả các Bên ký kết ban đầu vào năm 2013.

4. Sau ngày có hiệu lực của Hiệp định này theo khoản 2 và 3, một Bên ký kết mà Hiệp định chưa có hiệu lực sẽ thông báo với các Bên về sự hoàn tất thủ tục pháp lý của nước mình và ý định trở thành thành viên của Hiệp định.  Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận thông báo, Ủy ban sẽ quyết định việc có hiệu lực của Hiệp định dựa trên thông báo của Bên ký kết ban đầu.

5. Trừ khi Ủy ban và Bên ký kết ban đầu thỏa thuận khác, Hiệp định này sẽ có hiệu lực theo Khoản 4 sau 30 ngày kể từ ngày Ủy ban chấp thuận thông báo.

Điều 30.6: Rút khỏi Hiệp định

1. Các Bên có thể rút khỏi Hiệp định này bằng cách gửi thông báo rút khỏi Hiệp định cho cơ quan lưu chiểu.   Bên rút khỏi Hiệp định đồng thời thông báo cho các Bên khác thông qua các cơ quan đầu mối.

2. Thông báo rút khỏi Hiệp định có hiệu lực sau 6 tháng kể từ Bên xin rút thông báo cơ quan lưu chiểu theo khoản 1 trừ khi các Bên thỏa thuận thời hạn khác. Nếu một Bên rút khỏi Hiệp định, Hiệp định này vẫn có hiệu lực đối với các Bên còn lại.

Điều 30.7: Cơ quan lưu chiểu

1. Các văn bản tiếng Anh, Tây Ban Nha và Pháp của Hiệp định này sẽ được nộp cho cơ quan lưu chiểu New Zealand được chỉ định theo Hiệp định này.

2. Cơ quan lưu chiểu kịp thời gửi bản sao chứng thực của các văn bản gốc của Hiệp định này và bất kỳ sửa đổi Hiệp định này đến từng nước ký kết, nước hay vùng lãnh thổ thành viên.

3. Cơ quan lưu chiểu kịp thời thông báo với mỗi nước ký kết và nước và vùng lãnh thổ thành viên ngày và bản sao:

thông báo theo Điều 30.2 (sửa đổi), Điều 30.4.5 (gia nhập) hoặc Điều 30.5 (Hiệu lực);

(b) đơn xin gia nhập Hiệp định này theo Điều 30.4.2 (gia nhập);

(c) việc nộp một văn kiện gia nhập theo Điều 30.4.4 (gia nhập); và

(d) thông báo rút khỏi Hiệp định theo Điều 30.6 (Rút khỏi Hiệp định).

Điều 30.8: Văn bản xác thực

Các văn bản tiếng Anh, Tây Ban Nha và Pháp của Hiệp định này có giá trị xác thực như nhau. Trong trường hợp của bất kỳ sự mâu thuẫn giữa những văn bản, văn bản tiếng Anh sẽ được ưu tiên áp dụng.

1 Trong phạm vi điều này, tổng sản phẩm quốc dân được xác định dựa trên dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế theo giá hiện hành (USD).

 

Chia sẻ bài viết lên facebook 350,605

Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079