Tổng hợp 03 Nghị định hướng dẫn Luật Tố cáo 2018

31/07/2024 20:00 PM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT gửi đến quý khách hàng tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Tố cáo mới nhất 2024.

File Word văn bản hướng dẫn Luật Tố cáo

Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Tố cáo mới nhất

Luật Tố cáo mới nhất đang áp dụng là Luật số 25/2018/QH14 được thông qua ngày 12/6/2018 (bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2019)

Luật Tố cáo 2018 được sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Luật số 59/2020/QH14.

Luật này quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và hành vi vi phạm pháp luật khác về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực; bảo vệ người tố cáo; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc quản lý công tác giải quyết tố cáo.

Dưới đây là tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Tố cáo 2018:

Tên, số hiệu văn bản

Trích yếu nội dung

Ngày có hiệu lực

Nghị định 22/2019/NĐ-CP

Quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân

15/4/2019

Nghị định 28/2019/NĐ-CP 

Quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Quân đội nhân dân

05/5/2019

Nghị định 31/2019/NĐ-CP

Hướng dẫn Luật Tố cáo 2018

28/5/2019

Thông tư 01/2020/TT-TANDTC

Quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Tòa án nhân dân

10/8/2020

Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Tố cáo mới nhất

Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Tố cáo mới nhất (Hình từ internet)

Tố cáo là gì?

Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật Tố cáo 2018 báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:

- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực. (Theo khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo 2018)

Người tố cáo là cá nhân thực hiện việc tố cáo.

Người bị tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo.

Người giải quyết tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo.

Giải quyết tố cáo là việc thụ lý, xác minh, kết luận nội dung tố cáo và xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo.

Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo

**Người tố cáo có các quyền sau đây:

- Thực hiện quyền tố cáo theo quy định của Luật Tố cáo 2018;

- Được bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác;

- Được thông báo về việc thụ lý hoặc không thụ lý tố cáo, chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo, kết luận nội dung tố cáo;

- Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo chưa được giải quyết;

- Rút tố cáo;

- Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo;

- Được khen thưởng, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

**Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:

- Cung cấp thông tin cá nhân quy định tại Điều 23 Luật Tố cáo 2018;

- Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo;

- Hợp tác với người giải quyết tố cáo khi có yêu cầu;

- Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.

 

Chia sẻ bài viết lên facebook 21,565

Các tin khác
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079