Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
Theo đó, việc hỗ trợ pháp lý cho DNNVV có trọng tâm, có thời hạn, phù hợp với mục tiêu hỗ trợ và khả năng cân đối nguồn lực;
Bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả; không chồng chéo, trùng lặp.
Hoạt động hỗ trợ DNNVV được thực hiện trên cơ sở phối hợp giữa cơ quan nhà nước với tổ chức đại diện của DNNVV; tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ hỗ trợ pháp lý cho DNNVV và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Thời hạn thực hiện chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tối đa 05 năm kể từ ngày được phê duyệt.
Cơ quan, tổ chức chủ trì thực hiện chương trình hỗ trợ pháp lý cho DNNVV tổ chức tổng kết để xây dựng hoặc đề xuất xây dựng chương trình hỗ trợ pháp lý DNNVV trên cơ sở nhu cầu doanh nghiệp và nguồn lực của cơ quan, tổ chức.
Bên cạnh đó, tuỳ thuộc vào nguồn lực, các bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương cấp tỉnh, tổ chức đại hiện doanh nghiệp có thể quyết định áp dụng các quy định về hỗ trợ pháp lý cho DNNVV để hỗ trợ pháp lý cho tổ chức, cá nhân kinh doanh không phải là DNNVV.
Nghị định 55/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 16/8/2019 và thay thế Nghị định 66/2008/NĐ-CP.
Châu Thanh