Kế hoạch kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2024 (Hình từ internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Ngày 01/4/2024, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quyết định 542/QĐ-BTP kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2024.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh: Quảng Nam, Bạc Liêu và Tây Ninh.
- UBND tỉnh Quảng Nam: Quý III/2024 (05 ngày);
- UBND tỉnh Bạc Liêu: Quý III/2024 (05 ngày);
- UBND tỉnh Tây Ninh: Quý III/2024 (05 ngày);
- Bộ Giáo dục và Đào tạo: Quý IV/2024 (1,5 ngày).
(Thời gian cụ thể xem tại Phụ lục kèm theo Quyết định 542/QĐ-BTP).
Nội dung kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2024 bao gồm:
(1) Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
- Công tác chỉ đạo, điều hành; việc xây dựng và tiến độ, kết quả triển khai kế hoạch quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
- Tình hình ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến xử lý vi phạm hành chính; kết quả theo dõi chung tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
- Tổ chức công tác phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ;
- Việc bố trí nguồn lực và các điều kiện khác để bảo đảm cho việc thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính; tổng số người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo từng chức danh tại cơ quan, đơn vị;
- Việc thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về xử lý vi phạm hành chính;
- Việc thực hiện trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong tổ chức thực hiện kiểm tra, thanh tra, phát hiện vi phạm hành chính và áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, pháp luật khác có liên quan đến xử lý vi phạm hành chính, trong đó, bao gồm trách nhiệm thực hiện Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12/02/2020 của Chính phủ kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
(2) Kiểm tra việc áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính
- Tổng số vụ vi phạm; tổng số vụ vi phạm bị xử phạt vi phạm hành chính; số vụ vi phạm bị xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý; số vụ chuyển cơ quan tố tụng để truy cứu trách nhiệm hình sự; số vụ việc cơ quan tố tụng chuyển để xử phạt vi phạm hành chính;
- Việc thực hiện các quy định pháp luật về thẩm quyền, thủ tục lập biên bản vi phạm hành chính và ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp không ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
- Tình hình, kết quả thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp không ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
- Việc thực hiện các quy định pháp luật về giải trình;
- Việc thực hiện các quy định pháp luật về thẩm quyền, thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính;
- Việc quản lý tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, chứng từ thu nộp tiền phạt;
- Việc lưu trữ hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.
(3) Kiểm tra việc áp dụng pháp luật về các biện pháp xử lý hành chính (áp dụng đối với UBND tỉnh được kiểm tra)
- Tổng số đối tượng bị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính; số đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
- Việc thực hiện các quy định pháp luật về lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
- Tình hình, kết quả thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
- Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm thi hành quyết định xử lý hành chính;
- Những dấu hiệu vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền áp dụng pháp luật về các biện pháp xử lý hành chính và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong áp dụng biện pháp xử lý hành chính.