Trường hợp phải thăm dò nước dưới đất theo Nghị định 54/2024/NĐ-CP

28/05/2024 12:30 PM

Nghị định 54/2024/NĐ-CP có quy định trường hợp phải thăm dò nước dưới đất cũng như nội dung giấy phép thăm dò nước dưới đất, giấy phép khai thác tài nguyên nước.

Trường hợp phải thăm dò nước dưới đất theo Nghị định 54/2024/NĐ-CP

Trường hợp phải thăm dò nước dưới đất theo Nghị định 54/2024/NĐ-CP (Hình từ internet)

Trường hợp phải thăm dò nước dưới đất theo Nghị định 54/2024/NĐ-CP

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 54/2024/NĐ-CP quy định về thăm dò nước dưới đất như sau:

- Trước khi xây dựng công trình khai thác nước dưới đất hoặc điều chỉnh tăng lưu lượng khai thác của công trình vượt quá 25% lưu lượng quy định trong giấy phép khai thác nước dưới đất đã cấp mà có khoan bổ sung giếng khai thác, chủ đầu tư phải thực hiện thăm dò để đánh giá trữ lượng, chất lượng, khả năng khai thác và phải có giấy phép thăm dò nước dưới đất, trừ các trường hợp khai thác nước dưới đất không phải cấp phép.

- Tổ chức, cá nhân thi công công trình thăm dò nước dưới đất phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất theo quy định của Nghị định 54/2024/NĐ-CP.

- Trong quá trình thăm dò, tổ chức, cá nhân thi công công trình thăm dò nước dưới đất có nghĩa vụ:

+ Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người và công trình thăm dò;

+ Không gây sụt, lún đất, xâm nhập mặn, ô nhiễm các tầng chứa nước;

+ Thực hiện các biện pháp khác để bảo vệ nước dưới đất, bảo vệ môi trường.

- Chủ đầu tư công trình thăm dò nước dưới đất có nghĩa vụ:

+ Phối hợp với tổ chức, cá nhân thi công công trình thăm dò nước dưới đất kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 54/2024/NĐ-CP, nếu phát hiện có vi phạm thì phải dừng ngay việc thăm dò;

+ Trường hợp xảy ra sự cố thì phải khắc phục kịp thời, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật;

+ Nộp báo cáo kết quả thăm dò cho cơ quan tiếp nhận, thẩm định hồ sơ quy định tại Điều 16 Nghị định 54/2024/NĐ-CP;

+ Trong thời hạn 30 ngày sau khi kết thúc thăm dò, chủ đầu tư công trình thăm dò nước dưới đất cập nhật thông tin, dữ liệu kết quả thăm dò vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia theo quy định.

Như vậy từ quy định trên thì trước khi xây dựng công trình khai thác nước dưới đất hoặc điều chỉnh tăng lưu lượng khai thác của công trình vượt quá 25% lưu lượng quy định trong giấy phép khai thác nước dưới đất đã cấp mà có khoan bổ sung giếng khai thác, thì chủ đầu tư phải thực hiện thăm dò nước dưới đất để đánh giá trữ lượng, chất lượng, khả năng khai thác và phải có giấy phép thăm dò nước dưới đất, trừ các trường hợp khai thác nước dưới đất không phải cấp phép.

Nội dung giấy phép thăm dò nước dưới đất, giấy phép khai thác tài nguyên nước

- Nội dung chính của giấy phép thăm dò nước dưới đất bao gồm:

+ Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép;

+ Mục đích thăm dò nước dưới đất;

+ Quy mô thăm dò nước dưới đất;

+ Vị trí công trình thăm dò nước dưới đất;

+ Số lượng giếng, chiều sâu giếng, tầng chứa nước thăm dò;

+ Thời hạn của giấy phép;

+ Các yêu cầu, nghĩa vụ trong việc thăm dò nước dưới đất.

- Nội dung chính của giấy phép khai thác tài nguyên nước, bao gồm:

+ Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép;

+ Tên, vị trí công trình khai thác nước;

+ Mục đích khai thác nước;

+ Nguồn nước khai thác;

+ Quy mô, công suất, lưu lượng khai thác;

+ Chế độ, phương thức khai thác nước (số giờ, ngày khai thác trong năm tương ứng với từng cấp quy mô, công suất, lưu lượng khai thác đề nghị cấp phép);

+ Thời hạn của giấy phép;

+ Các yêu cầu, điều kiện cụ thể đối với từng trường hợp khai thác tài nguyên nước do cơ quan cấp phép quy định nhằm mục đích điều hòa, phân phối tài nguyên nước, bảo vệ nguồn nước, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác liên quan, trong đó thể hiện rõ nội dung quy định trong điều kiện bình thường được phép khai thác tối đa lượng nước theo giấy phép khai thác tài nguyên nước. Trong trường hợp xảy ra hạn hán, thiếu nước, tuân thủ thực hiện cắt giảm lượng nước khai thác theo hạn ngạch khai thác tài nguyên nước, phương án điều hòa, phân phối tài nguyên nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;

+ Quyền, nghĩa vụ của chủ giấy phép.

Xem thêm Nghị định 54/2024/NĐ-CP quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.

Lê Nguyễn Anh Hào

Chia sẻ bài viết lên facebook 374

Các tin khác
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079