28 tỉnh sau khi sáp nhập đơn vị hành chính (dự kiến) (Hình từ Internet)
Ngày 12/04/2025 Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết 60-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII.
Theo đó, Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII sau khi xem xét và thảo luận các tờ trình, đề án và báo cáo của Bộ Chính trị, căn cứ kết quả biểu quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Cơ bản thống nhất với các nội dung đề xuất của Bộ Chính trị và Đề án về phương án sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập cấp xã và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; sắp xếp các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân; xây dựng hệ thống tổ chức đảng ở địa phương; chủ trương sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Trong đó, Ban chấp hành Trung ương đồng ý số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương).
Cụ thể, dự kiến 28 đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập như sau:
1. Hợp nhất tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Hà Giang, lấy tên là tỉnh Tuyên Quang.
2. Hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái, lấy tên là tỉnh Lào Cai.
3. Hợp nhất tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên, lấy tên là tỉnh Thái Nguyên.
4. Hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hoà Bình; lấy tên là tỉnh Phú Thọ.
5. Hợp nhất tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang, lấy tên là tỉnh Bắc Ninh.
6. Hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, lấy tên là tỉnh Hưng Yên.
7. Hợp nhất tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định; lấy tên là tỉnh Ninh Bình.
8. Hợp nhất tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị, lấy tên là tỉnh Quảng Trị.
9. Hợp nhất tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi, lấy tên là tỉnh Quảng Ngãi.
10. Hợp nhất tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định, lấy tên là tỉnh Gia Lai.
11. Hợp nhất tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Khánh Hoà, lấy tên là tỉnh Khánh Hoà.
12. Hợp nhất tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận; lấy tên là tỉnh Lâm Đồng.
13. Hợp nhất tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Phú Yên, lấy tên là tỉnh Đắk Lắk.
14. Hợp nhất tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước, lấy tên là tỉnh Đồng Nai.
15. Hợp nhất tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An, lấy tên là tỉnh Tây Ninh.
16. Hợp nhất tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh; lấy tên là tỉnh Vĩnh Long.
17. Hợp nhất tỉnh Tiền Giang và tỉnh Đồng Tháp, lấy tên là tỉnh Đồng Tháp.
18. Hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau, lấy tên là tỉnh Cà Mau.
19. Hợp nhất tỉnh An Giang và tỉnh Kiên Giang, lấy tên là tỉnh An Giang.
20. Tỉnh Lai Châu.
21. Tỉnh Điện Biên.
22. Tỉnh Sơn La.
23. Tỉnh Lạng Sơn.
24. Tỉnh Quảng Ninh.
25. Tỉnh Thanh Hoá.
26. Tỉnh Nghệ An.
27. Tỉnh Hà Tĩnh.
28. Tỉnh Cao Bằng.
Căn cứ, Điều 3 dự thảo Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính quy định nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính như sau:
- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng và tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính,
- Việc sắp xếp đơn vị hành chính phải tuân thủ Hiến pháp, thực hiện trình tự, thủ tục theo quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025, dự thảo Nghị quyết và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
- Chú trọng và làm tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân nhằm tạo sự đồng thuận, ủng hộ, thống nhất cao về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính.
- Gần việc sắp xếp đơn vị hành chính với đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phát huy tiềm năng, lợi thế, mở rộng không gian phát triển của các địa phương; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
- Thực hiện sắp xếp nguyên trạng các đơn vị hành chính cùng cấp đề hình thành đơn vị hành chính mới.
Trường hợp sáp nhập tỉnh với tỉnh thì đơn vị hành chính mới sau sắp xếp là tỉnh; trường hợp sáp nhập tỉnh với thành phố trực thuộc trung ương thì đơn vị mới sau sắp xếp là thành phố trực thuộc trong sương
Trường hợp sắp xếp phương với các đơn vị hành chính cùng cấp thì đơn vị hành chính mới sau sắp xếp là phường, trường hợp sắp xếp xã, thị trấn thì đơn vị hành chính mới sau sắp xếp là xã
- Trường hợp thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã làm thay đổi địa giới đơn vị hành chính cấp huyện thì không phải xem xét điều kiện, tiêu chuẩn và không phải thực hiện quy trình, thủ tục điều chỉnh địa giới của đơn vị hành chính cấp huyện mà ĐVHC cấp xã đó trực thuộc.
Nguyễn Thị Mỹ Quyền