Thành phố Hồ Chí Minh sáp nhập với tỉnh Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu lấy tên gọi là gì? (hình ảnh từ Internet)
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 759/QĐ-TTg ngày 14/4/2025 phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp.
Cụ thể, tại phương án sắp xếp cụ thể đối với 52 đơn vị hành chính cấp tỉnh theo Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp tại mục 3.2.2 Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025 có nội dung sáp nhập tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh thành 01 thành phố trực thuộc trung ương có tên gọi là thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (giảm 02 tỉnh), có diện tích tự nhiên 6.772,6 km2 và quy mô dân số 13.608.800 người.
(1) Thành phố Hồ Chí Minh Về vị trí địa chính trị, Thành phố Hồ Chí Minh có tổng diện tích là 2.056 km2, gồm 1 thành phố và 21 quận huyện (16 quận và 5 huyện), dân số Thành phố trên 8,99 triệu dân. Vị trí địa lý thuận lợi với phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang, một phần phía Nam giáp biển. Thành phố có vị trí địa chính trị hết sức thuận lợi về tất cả các mặt của khu vực phía Nam và giao thương Quốc tế, có hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện, phát triển như: (2) Tỉnh Bình Dương Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và một phần thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và một phần tỉnh Đồng Nai. Theo thông tin thống kê mới nhất, tỉnh Bình Dương có diện tích tự nhiên là 2.694,43 km2; dân số trung bình 2.568.689 người, GRDP bình quân đầu người đạt 151 triệu đồng/ năm (Báo cáo của Cục Thống kê Bình Dương ngày 0112/2020); (3) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Bà Rịa - Vũng Tàu có vị trí là cửa ngõ hướng ra biển Đông của các tỉnh trong khu vực, đồng thời là địa phương duy nhất của vùng Đông Nam Bộ hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển các ngành kinh tế biển như: khai thác dầu khí, cảng biển và vận tải biển, khai thác và chế biến hải sản, phát triển du lịch nghỉ dưỡng và tắm biển. Bà Rịa-Vũng Tàu hội tụ đủ tiềm năng phát triển tất cả các loại hình giao thông đường bộ, đường không, đường thủy, đường sắt và là một địa điểm trung chuyển đi các nơi trong nước và thế giới. Trong đó thành phố Bà Rịa là Trung tâm Hành chính–Chính trị của tỉnh. |
Như vậy, theo phương án tại Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025 thì Thành phố hồ Chí Minh sẽ sáp nhập tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương thành 01 thành phố trực thuộc trung ương có tên gọi là thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Xem thêm Quyết định 759/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành từ ngày 14/4/2025.