Đã có Luật Công nghiệp công nghệ số 2025

16/07/2025 18:59 PM

Dưới đây là nội dung giới thiệu văn bản Luật Công nghiệp công nghệ số 2025 được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 9 vừa qua.

Đã có Luật Công nghiệp công nghệ số 2025

Đã có Luật Công nghiệp công nghệ số 2025

Ngày 14/6/2025, Quốc hội khóa XV, Kỳ họp thứ 9 đã thông qua Luật Công nghiệp công nghệ số 2025, có hiệu lực từ ngày 01/01/2026.

File word Luật Công nghiệp công nghệ số 2025

Đã có Luật Công nghiệp công nghệ số 2025

Theo đó, Luật Công nghiệp công nghệ số 2025 là một luật hoàn toàn mới, quy định về phát triển công nghiệp công nghệ số, công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, tài sản số, quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Luật Công nghiệp công nghệ số 2025 không điều chỉnh hoạt động công nghiệp công nghệ số chỉ phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh, hoạt động cơ yếu để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước.

Sau đây là đơn cử một vài quy định nổi bật tại Luật Công nghiệp công nghệ số 2025:

* Nêu khái niệm về trí tuệ nhân tạo (AI), công nghiệp công nghệ số

Luật Công nghiệp công nghệ số 2025 đã nêu khái niệm một số thuật ngữ liên quan đến công nghệ số hiện nay như:

- Hệ thống trí tuệ nhân tạo là hệ thống dựa trên máy móc được thiết kế để hoạt động với các mức độ tự chủ khác nhau và có khả năng thích ứng sau khi triển khai nhằm đạt được những mục tiêu rõ ràng hoặc ngầm định, suy luận từ dữ liệu đầu vào mà hệ thống này nhận được để tạo ra dự đoán, nội dung, khuyến nghị, quyết định có thể ảnh hưởng đến môi trường thực hoặc môi trường điện tử. Hệ thống trí tuệ nhân tạo là sản phẩm công nghệ số tích hợp giữa phần cứng, phần mềm và dữ liệu.

- Công nghệ số là tập hợp các phương pháp khoa học, quy trình công nghệ, công cụ kỹ thuật để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ, trao đổi thông tin, dữ liệu số và số hóa thế giới thực.

- Công nghiệp công nghệ số là ngành kinh tế - kỹ thuật dựa trên sự kết hợp của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số nhằm tạo ra các sản phẩm, dịch vụ công nghệ số; là bước phát triển tiếp theo của công nghiệp công nghệ thông tin.

- Công nghiệp bán dẫn là ngành công nghiệp thực hiện các hoạt động nghiên cứu và phát triển, thiết kế, sản xuất, đóng gói, kiểm thử sản phẩm bán dẫn và sản xuất thiết bị, máy móc, công cụ phục vụ cho các hoạt động này. Công nghiệp bán dẫn đóng vai trò thiết yếu, nền tảng đối với công nghiệp công nghệ số.

 * Quy định dấu hiệu nhận dạng đối với hệ thống trí tuệ nhân tạo

(i) Hệ thống trí tuệ nhân tạo tương tác trực tiếp với con người phải có thông báo cho người sử dụng biết việc đang tương tác với hệ thống trí tuệ nhân tạo, trừ trường hợp người sử dụng hiển nhiên biết về việc đang tương tác với hệ thống trí tuệ nhân tạo.

(ii) Sản phẩm công nghệ số thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ số tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo phải có dấu hiệu nhận dạng để người sử dụng hoặc máy nhận biết.

(iii) Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm:

- Ban hành Danh mục sản phẩm công nghệ số tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo quy định tại (ii);

- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy định tại (i) và (ii).

* Chính sách thu hút nhân lực công nghiệp công nghệ số trong cơ quan nhà nước

- Nhân lực trong tổ chức, doanh nghiệp là công dân Việt Nam, có nguyện vọng, đáp ứng tiêu chí nhân lực công nghiệp công nghệ số chất lượng cao thì được xem xét, quyết định tiếp nhận vào làm công chức, viên chức mà không cần thông qua thi tuyển, xét tuyển;

Được xem xét bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo quản lý mà không cần đáp ứng điều kiện về thời gian công tác, quy hoạch và các điều kiện khác theo quy định nếu cơ quan, đơn vị có nhu cầu;

Được hưởng các chính sách thu hút, trọng dụng, đãi ngộ khác của Nhà nước đối với nhân lực chất lượng cao theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, pháp luật về viên chức;

- Trường hợp công chức, viên chức đã chuyển sang làm việc tại tổ chức, doanh nghiệp, đáp ứng tiêu chí nhân lực công nghiệp công nghệ số chất lượng cao, có nguyện vọng quay lại làm công chức, viên chức thì được ưu tiên tiếp nhận vào làm công chức, viên chức, bố trí vị trí việc làm phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ, được hưởng chế độ, chính sách về lương, phụ cấp, ngạch công chức, hạng chức danh nghề nghiệp viên chức và các chế độ, chính sách khác tương đương hoặc cao hơn chế độ, chính sách đã được hưởng trước đây; được xem xét là trường hợp đặc biệt khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý nếu cơ quan, đơn vị có nhu cầu;

- Nhân lực công nghiệp công nghệ số chất lượng cao trong tổ chức, doanh nghiệp công nghệ số được tiếp nhận có thời hạn làm việc tại cơ quan nhà nước hoặc đơn vị sự nghiệp công lập trên cơ sở thống nhất của người đứng đầu cơ quan, đơn vị và tổ chức, doanh nghiệp về hình thức tiếp nhận, thời gian làm việc, vị trí việc làm và quyền lợi của người được tiếp nhận; đồng thời bảo đảm sự đồng thuận của người được tiếp nhận.

- Công chức, viên chức có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về công nghệ số có thể được điều động, luân chuyển, biệt phái sang cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, pháp luật về viên chức.

Xem thêm chi tiết tại Luật Công nghiệp công nghệ số 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026.

Chia sẻ bài viết lên facebook 44

Các tin khác
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079