Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
Theo đó, quy định mức phạt đối với các vi phạm về trung gian thanh toán, đơn cử như vi phạm một trong các hành vi sau đây sẽ bị phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng, buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp:
- Vi phạm quy định về thực hiện việc nạp tiền vào ví điện tử, rút tiền ra khỏi ví điện tử;
- Vi phạm quy định về tài khoản đảm bảo thanh toán;
- Cấp tín dụng cho khách hàng sử dụng ví điện tử, trả lãi trên số dư ví điện tử hoặc bất kỳ hành động nào có thể làm gia tăng giá trị tiền tệ trên ví điện tử so với giá trị tiền khách hàng nạp vào ví điện tử;
- Không thực hiện trách nhiệm yêu cầu khách hàng phải có tài khoản thanh toán mở tại ngân hàng trước khi sử dụng dịch vụ ví điện tử.
Ngoài ra, Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định hành vi thuê, cho thuê, mượn, cho mượn ví điện tử hoặc mua, bán thông tin ví điện tử tử 01 ví điện tử đến dưới 10 ví điện tử sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng, buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp.
Lưu ý: Mức phạt đề cập trong bài viết được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có cùng hành vi vi phạm sẽ bị phạt tiền gấp 02 lần.
Nghị định 88/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 31/12/2019 và thay thế Nghị định 96/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014.
Tường Vy