Chính sách mới >> Tài chính 10/11/2023 16:00 PM

Chi phí cố định là gì? Phân biệt chi phí cố định và chi phí biến đổi

10/11/2023 16:00 PM

Chi phí cố định trong doanh nghiệp là chi phí gì? Giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi có gì khác nhau?

Chi phí cố định là gì?

Chi phí cố định là những khoản chi phí mà doanh nghiệp cần thanh toán định kỳ và gần như giữ ổn định và không thay đổi trong một thời gian nhất định.

Ví dụ: Doanh nghiệp vẫn phải chi trả các khoản chi phí cố định như tiền phí bảo hiểm, tiền thuê mặt bằng, tiền lãi từ ngân hàng,… dù doanh nghiệp có sản xuất, kinh doanh hay không.

Phân loại chi phí cố định

Dựa trên yếu tố quản lý, có thể phân loại chi phí cố định thành:

+ Chi phí cố định bắt buộc: Bao gồm toàn bộ khoản tiền có liên quan đến trang thiết bị và chi phí cho hoạt động cơ bản của doanh nghiệp. Đây là khoản phí cố định và doanh nghiệp không thể trì hoãn cho việc chi trả. Ví dụ như tiền nhà xưởng, tiền máy móc, tiền lương của nhân viên,…

+ Chi phí cố định không bắt buộc: Bao gồm các khoản tiền mà doanh nghiệp phát sinh khi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Khoản chi phí này phụ thuộc vào sự quyết định của doanh nghiệp trong khoảng thời gian nhất định. Tùy thuộc vào từng thời điểm khác nhau mà doanh nghiệp sẽ cần trả khoản phí khác. Ví dụ như tiền quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu,…

Ngoài ra, chi phí cố định cũng có thể được phân loại dựa trên yếu tố phân bổ như sau:

+ Chi phí cố định định kỳ: Khoản tiền cố định này đã được doanh nghiệp tính toán từ trước và được nộp giống nhau trong khoảng thời gian nhất định. Ví dụ chi phí cố định định kỳ như tiền điện, tiền nước, tiền thuê mặt bằng,…

+ Chi phí cố định có thể phân bổ: Chi phí cố định phải phân bổ là những chi phí không không có sự cố định đều đặn qua các thời điểm mà khoản đầu tư một lần, vì vậy cần phân bổ ra làm chi phí nhiều kỳ. Ví dụ như khấu hao tài sản,…

Chi phí biến đổi là gì?

Chi phí biến đổi là những khoản chi phí thay đổi phụ thuộc vào thị trường hoặc bị ảnh hưởng bởi  khối lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất.

Ví dụ: Một số khoản chi phí biến đổi phổ biến như chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng/giảm cũng sẽ ảnh hưởng đến chi phí mà doanh nghiệp phải chi ra. Chi phí biến đổi cũng có thể là phí giao dịch thẻ tín dụng hoặc chi phí vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp.

Phân biệt chi phí cố định và chi phí biến đổi

Phân biệt chi phí cố định và chi phí biến đổi (Hình từ internet)

Phân biệt chi phí cố định và chi phí biến đổi

 

Chi phí cố định

Chi phí biến đổi

Khái niệm

Chi phí cố định là loại chi phí không thay đổi theo mức sản xuất hoặc doanh thu của doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là dù doanh nghiệp sản xuất nhiều hay ít, hay doanh thu tăng hay giảm, các chi phí cố định vẫn giữ nguyên mức không đổi.

Chi phí biến đổi là các khoản chi phí phụ thuộc vào các yếu tố thay đổi về quy mô sản xuất. Khoản tiền này thường ứng với các chi phí thay đổi liên tục trong doanh nghiệp.

Đặc điểm

Tổng chi phí cố định không đổi khi thay đổi mức độ hoạt động trong phạm vi quy mô phù hợp.

Chi phí cố định tính trên một đơn vị sản phẩm sẽ giảm dần khi tăng mức độ hoạt động.

Chi phí cố định vẫn tồn tại ngay cả khi không hoạt động.

Tổng chi phí biến đổi thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi.

Chi phí biến đổi đơn vị (là biến phí chi ra để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm) không đổi khi thay đổi mức độ hoạt động.

Chi phí biến đổi bằng 0, nếu không có hoạt động.

Các loại chi phí

Chi phí cố định bao gồm tiền thuê nhà, thuế, tiền lương, khấu hao, phí, nhiệm vụ, bảo hiểm và nhiều hơn nữa.

Chi phí biến đổi bao gồm các chi phí về nguyên liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí năng lượng phục vụ sản xuất, chi phí bao bì đóng gói, hoa hồng bán hàng,…

Có tính vào tồn kho không?

Chi phí cố định không bao gồm trong thời điểm định giá tồn kho.

Chi phí biến đổi bao gồm trong thời điểm định giá tồn kho.

Ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm   

Độc lập với số lượng sản phẩm

Trực tiếp liên quan đến số lượng sản phẩm

 

Chia sẻ bài viết lên facebook 68,919

Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079