Trong cuộc đời công tác của mình, giờ hiện làm Chánh văn phòng HĐND và UBND quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ, ông Công gần như ăn, ngủ với chuyện chống tham nhũng. Trường kỳ theo đuổi một vụ tham nhũng từ năm 1999, sau hơn 5 năm, đối tượng bị đưa ra truy tố xét xử. Một vụ chống tham nhũng khác ông theo đuổi suốt từ năm 2008 đến nay vẫn chưa kết thúc, còn nhiều cam go.
Khi được mời ra Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm chống tham nhũng với cộng đồng, ông Công - một cựu quân nhân - nói tham gia chống tham nhũng, cái mà ông và gia đình phải hứng chịu, đó là đe dọa trả thù của bọn sai phạm, xã hội đen cũng như sự bao vây, khống chế, gây khó khăn mọi mặt của một số lãnh đạo ở huyện, tỉnh và thành phố. Nhưng không vì thế mà ông dừng bước.
Từ năm 2008, ông chính thức có đơn, thư đặt vấn đề 7 vụ cố ý sai phạm, có liên quan tham nhũng, đến nay đang tiến hành 5 vụ, đã được kết luận sai phạm gần 2,6 tỷ đồng.
Chia sẻ với hàng trăm đại biểu trong và ngoài nước dự buổi tọa đàm về chống tham nhũng ở Hà Nội ngày 17/8, ông Công cho biết, trong quá trình đấu tranh chống tham nhũng, tình hình phổ biến ông gặp phải là “nhiều lãnh đạo ở địa phương thờ ơ, bàng quan với sai phạm tham nhũng, thậm chí bao che tham nhũng”.
“Có lúc thì nhìn người đấu tranh chống tham nhũng một cách thiếu thiện cảm, có lúc chụp mũ người tố giác, đấu tranh chống tham nhũng nào là bới móc, gây mất đoàn kết nội bộ; thậm chí bản thân cùng gia đình người tố giác, đấu tranh chống tham nhũng còn bị trù dập, trả thù, trả oán, khủng bố bằng nhiều hình thức, nhưng không ai chịu trách nhiệm”, ông Công dẫn chứng.
Điều đáng nói là “khi nhận được đơn thư tố giác, kiến nghị, đấu tranh của đảng viên, cán bộ và nhân dân, nhưng người có trách nhiệm cũng không phản hồi, không trả lời, không chỉ đạo giải quyết một cách cụ thể, kịp thời”.
“Tôi ý thức được tham nhũng luôn luôn gắn liền với người có chức, có quyền và được cấu kết với nhau thành thế lực, thậm chí lại còn rất được lòng cấp trên”, ông Công đúc rút. Rút kinh nghiệm của đợt đấu tranh chống tham nhũng kéo dài 5 năm trước đó, ông xác định kinh nghiệm chống tham nhũng có hiệu quả là phải xác định biện pháp, bước đi, tranh thủ lực lượng cho phù hợp từng lúc bằng sức mạnh tổng hợp của 3 mũi giáp công để phanh phui, xử lý tham nhũng.
3 mũi giáp công ở đây, theo vị Chánh văn phòng HDND - UBND huyện Ô Môn, là mũi chính trị, gồm tận dụng sức mạnh, hậu thuẫn, vào cuộc của báo chí, cán bộ hưu trí, nhân dân; mũi binh vận gồm phân hóa, tranh thủ sự đồng tình của cán bộ nhân viên đương chức và lãnh đạo; mũi quân sự là do bản thân người đấu tranh đóng vai trò chính, phải mạnh dạn, kiên trì, quyết liệt, không mệt mỏi, chấp nhận hy sinh, mất mát.
Ông tâm sự “kể từ khi tôi được đi dự hội nghị toàn quốc biểu dương 88 điển hình PCTN ngày 7/9/2010 ở Hà Nội về, thì tình hình chuyển biến thuận lợi hơn, từ đó tôi cũng bớt đơn độc, anh em cán bộ không còn sợ bị liên lụy khi gần gũi, tiếp xúc với tôi như trước kia và tạo điều kiện thuận lợi để tôi trao đổi cởi mở hơn và nghe anh em đóng góp ý kiến, biện pháp tiến hành tiếp”.
Từ thực tiễn tham gia chống tham nhũng, ông Công kiến nghị Đảng, Nhà nước khi chỉ đạo sửa đổi Hiến pháp 1992 sắp tới cần đưa vấn đề chống tham nhũng vào nội dung bổ sung, sửa đổi; khẩn trương thể chế hóa các quy định cụ thể, kịp thời, thể hiện đầy đủ tính nghiêm minh, hiệu lực, hiệu quả.
Đặc biệt, “người tố giác, đấu tranh chống tham nhũng phải được quyền tham gia giám sát quá trình kiểm tra, thanh tra, điều tra, làm rõ vụ việc và kết luận xử lý vụ việc. Đồng thời, phải thực hiện việc công khai tài sản của cán bộ các cấp theo định kỳ tiếp xúc cử tri nơi ứng cử và nơi cư trú, để nhân dân giám sát”.
Vị cựu chiến binh này còn đề nghị thành lập Ủy ban PCTN 3 cấp thay cho mô hình Ban chỉ đạo PCTN hiện nay. Ba cấp ở đây gồm: Trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; và cấp quận, huyện.
“Ủy ban PCTN được thành lập các cơ quan chuyên môn và được quyền trưng dụng lực lượng chuyên môn của các cơ quan nhà nước để chủ động tiến hành các vụ án bức xúc, quan trọng; thực hiện quản lý theo hệ thống dọc không trực thuộc địa phương, để tránh tình trạng như vừa qua khi có sai phạm, cấp ủy ngồi lại cho ý kiến xử lý thế này, thế khác, không đúng với quy định của pháp luật”, ông Công nhấn mạnh.
Linh Thư
Khi được mời ra Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm chống tham nhũng với cộng đồng, ông Công - một cựu quân nhân - nói tham gia chống tham nhũng, cái mà ông và gia đình phải hứng chịu, đó là đe dọa trả thù của bọn sai phạm, xã hội đen cũng như sự bao vây, khống chế, gây khó khăn mọi mặt của một số lãnh đạo ở huyện, tỉnh và thành phố. Nhưng không vì thế mà ông dừng bước.
Từ năm 2008, ông chính thức có đơn, thư đặt vấn đề 7 vụ cố ý sai phạm, có liên quan tham nhũng, đến nay đang tiến hành 5 vụ, đã được kết luận sai phạm gần 2,6 tỷ đồng.
Chia sẻ với hàng trăm đại biểu trong và ngoài nước dự buổi tọa đàm về chống tham nhũng ở Hà Nội ngày 17/8, ông Công cho biết, trong quá trình đấu tranh chống tham nhũng, tình hình phổ biến ông gặp phải là “nhiều lãnh đạo ở địa phương thờ ơ, bàng quan với sai phạm tham nhũng, thậm chí bao che tham nhũng”.
“Có lúc thì nhìn người đấu tranh chống tham nhũng một cách thiếu thiện cảm, có lúc chụp mũ người tố giác, đấu tranh chống tham nhũng nào là bới móc, gây mất đoàn kết nội bộ; thậm chí bản thân cùng gia đình người tố giác, đấu tranh chống tham nhũng còn bị trù dập, trả thù, trả oán, khủng bố bằng nhiều hình thức, nhưng không ai chịu trách nhiệm”, ông Công dẫn chứng.
Điều đáng nói là “khi nhận được đơn thư tố giác, kiến nghị, đấu tranh của đảng viên, cán bộ và nhân dân, nhưng người có trách nhiệm cũng không phản hồi, không trả lời, không chỉ đạo giải quyết một cách cụ thể, kịp thời”.
“Tôi ý thức được tham nhũng luôn luôn gắn liền với người có chức, có quyền và được cấu kết với nhau thành thế lực, thậm chí lại còn rất được lòng cấp trên”, ông Công đúc rút. Rút kinh nghiệm của đợt đấu tranh chống tham nhũng kéo dài 5 năm trước đó, ông xác định kinh nghiệm chống tham nhũng có hiệu quả là phải xác định biện pháp, bước đi, tranh thủ lực lượng cho phù hợp từng lúc bằng sức mạnh tổng hợp của 3 mũi giáp công để phanh phui, xử lý tham nhũng.
3 mũi giáp công ở đây, theo vị Chánh văn phòng HDND - UBND huyện Ô Môn, là mũi chính trị, gồm tận dụng sức mạnh, hậu thuẫn, vào cuộc của báo chí, cán bộ hưu trí, nhân dân; mũi binh vận gồm phân hóa, tranh thủ sự đồng tình của cán bộ nhân viên đương chức và lãnh đạo; mũi quân sự là do bản thân người đấu tranh đóng vai trò chính, phải mạnh dạn, kiên trì, quyết liệt, không mệt mỏi, chấp nhận hy sinh, mất mát.
Ông tâm sự “kể từ khi tôi được đi dự hội nghị toàn quốc biểu dương 88 điển hình PCTN ngày 7/9/2010 ở Hà Nội về, thì tình hình chuyển biến thuận lợi hơn, từ đó tôi cũng bớt đơn độc, anh em cán bộ không còn sợ bị liên lụy khi gần gũi, tiếp xúc với tôi như trước kia và tạo điều kiện thuận lợi để tôi trao đổi cởi mở hơn và nghe anh em đóng góp ý kiến, biện pháp tiến hành tiếp”.
Từ thực tiễn tham gia chống tham nhũng, ông Công kiến nghị Đảng, Nhà nước khi chỉ đạo sửa đổi Hiến pháp 1992 sắp tới cần đưa vấn đề chống tham nhũng vào nội dung bổ sung, sửa đổi; khẩn trương thể chế hóa các quy định cụ thể, kịp thời, thể hiện đầy đủ tính nghiêm minh, hiệu lực, hiệu quả.
Đặc biệt, “người tố giác, đấu tranh chống tham nhũng phải được quyền tham gia giám sát quá trình kiểm tra, thanh tra, điều tra, làm rõ vụ việc và kết luận xử lý vụ việc. Đồng thời, phải thực hiện việc công khai tài sản của cán bộ các cấp theo định kỳ tiếp xúc cử tri nơi ứng cử và nơi cư trú, để nhân dân giám sát”.
Vị cựu chiến binh này còn đề nghị thành lập Ủy ban PCTN 3 cấp thay cho mô hình Ban chỉ đạo PCTN hiện nay. Ba cấp ở đây gồm: Trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; và cấp quận, huyện.
“Ủy ban PCTN được thành lập các cơ quan chuyên môn và được quyền trưng dụng lực lượng chuyên môn của các cơ quan nhà nước để chủ động tiến hành các vụ án bức xúc, quan trọng; thực hiện quản lý theo hệ thống dọc không trực thuộc địa phương, để tránh tình trạng như vừa qua khi có sai phạm, cấp ủy ngồi lại cho ý kiến xử lý thế này, thế khác, không đúng với quy định của pháp luật”, ông Công nhấn mạnh.
Linh Thư