Quy định về báo cáo đột xuất trong phòng, chống tham nhũng (Ảnh minh họa)
Theo đó, khi Thanh tra Chính phủ có yêu cầu Báo cáo về những vấn đề phát sinh bất thường trong lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thì các chủ thể sau đây có trách nhiệm báo cáo theo yêu cầu:
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân lỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền và trách nhiệm trong công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. (Chủ thể mới)
Nội dung báo cáo được thực hiện theo hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ.
(Hiện hành, theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 03/2013/TT-TTCP quy định chủ thể yêu cầu báo cáo đột xuất là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tổng Thanh tra Chính phủ).
Bên cạnh đó, khi các chủ thể nêu trên phát hiện những vấn đề bất thường, có tính chất nghiêm trọng, phức tạp trong lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng liên quan trực tiếp tới chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thì:
Có trách nhiệm báo cáo kịp thời cho cơ quan thanh tra cấp trên và Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để chỉ đạo, phối hợp xử lý.
Thông tư 02/2021/TT-TTCP có hiệu lực từ ngày 10/5/2021 và thay thế Thông tư 03/2013/TT-TTCP.
Dương Phạm