Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT xin được giải đáp như sau:
Nếu Dự thảo Nghị định về mức lương tối thiểu vùng 2017 được thông qua và ký ban hành (thay thế cho Nghị định 122/2015/NĐ-CP) thì từ ngày 01/01/2017 sẽ có 03 trường hợp người lao động được tăng lương. Cụ thể như sau:
- Trường hợp 1: Người lao động làm việc ở doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động theo hợp đồng quy định theo Bộ luật Lao động 2012 mà có mức lương hiện tại thấp hơn mức lương tối thiểu vùng 2017.
- Trường hợp 2: Người giúp việc gia đình theo hợp đồng lao động có mức lương hiện tại (bao gồm cả chi phí ăn, ở tại gia đình người sử dụng lao động nếu có) thấp hơn mức lương tối thiểu vùng 2017 (Căn cứ Khoản 1 Điều 15 Nghị định 27/2014/NĐ-CP).
- Trường hợp 3: Người lao động thuộc một trong các trường hợp sau mà có mức lương hiện tại bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu vùng 2017 nhưng người sử dụng lao động quyết định tăng lương theo quy định của doanh nghiệp:
+ Làm việc ở doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động 2012 (Căn cứ Khoản 1 Điều 90 Bộ luật lao động 2012).
+ Người giúp việc gia đình có hợp đồng lao động (Căn cứ Khoản 1 Điều 15 Nghị định 27).
Quý Nguyễn