1. Phiên dịch/Biên dịch/Tốc ký.
2. Thư ký/Trợ lý hành chính.
3. Lễ tân.
4. Hướng dẫn du lịch.
5. Hỗ trợ bán hàng.
6. Hỗ trợ dự án.
7. Lập trình hệ thống máy sản xuất.
8. Sản xuất, lắp đặt thiết bị truyền hình, viễn thông.
9. Vận hành/kiểm tra/sửa chữa máy móc xây dựng, hệ thống điện sản xuất.
10. Dọn dẹp vệ sinh tòa nhà, nhà máy.
11. Biên tập tài liệu.
12. Vệ sĩ/Bảo vệ.
13. Tiếp thị/Chăm sóc khách hàng qua điện thoại.
14. Xử lý các vấn đề tài chính, thuế.
15. Sửa chữa/Kiểm tra vận hành ô tô
16. Scan, vẽ kỹ thuật công nghiệp/Trang trí nội thất.
17. Lái xe.
18. Quản lý, vận hành, bảo dưỡng và phục vụ trên tàu biển.
19. Quản lý, giám sát, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng và phục vụ trên giàn khoan dầu khí.
20. Lái tàu bay, phục vụ trên tàu bay/Bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay/Điều độ, khai thác bay/Giám sát bay.
Theo đó:
Cho thuê lại lao động là việc NLĐ giao kết HĐLĐ với một NSDLĐ là doanh nghiệp cho thuê lại lao động, sau đó NLĐ được chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của NSDLĐ khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với NSDLĐ đã giao kết HĐLĐ; trong đó:
- Doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải được thành lập theo quy định, được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, có tuyển dụng, giao kết HĐLĐ với NLĐ, sau đó chuyển NLĐ sang làm việc và chịu sự điều hành của NSDLĐ khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp đã giao kết HĐLĐ.
- Bên thuê lại lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình và cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có sử dụng NLĐ thuê lại để làm những công việc theo danh mục công việc được phép thuê lại lao động trong một thời gian nhất định.
- NLĐ được thuê lại là NLĐ có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, được doanh nghiệp cho thuê lại tuyển dụng và giao kết HĐLĐ, sau đó chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của bên thuê lại lao động.
Bảng Danh mục 20 công việc được cho thuê lại lao động |
Căn cứ pháp lý:
- Khoản 1 Điều 52 Bộ luật Lao động 2019;
- Điều 12, 13, 14 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
Thùy Liên