Biển báo an toàn điện là gì? Cách nhận biết từng loại biển báo an toàn điện
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Biển báo an toàn điện là loại biển báo thường được sử dụng ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình,…nhằm mục đích cấm, cảnh báo, chỉ dẫn người lao động để đảm bảo an toàn điện khi thực hiện các hoạt động tại nơi làm việc.
Theo khoản 1 Điều 16 Thông tư 05/2021/TT-BCT, biển báo an toàn điện được chia thành 03 (ba) loại: Biển cấm, biển cảnh báo và biển chỉ dẫn, cụ thể như sau:
(1) Cấm trèo! Điện cao áp nguy hiểm chết người
(2) Cấm vào! Điện cao áp nguy hiểm chết người
(3) Cấm lại gần! Có điện nguy hiểm chết người
(4) Cấm đóng điện! Có người đang làm việc
Trong đó:
- (1), (2), (3): Viền và hình tia chớp màu đỏ tươi, nền màu trắng, chữ màu đen.
- (4): Viền màu đỏ tươi, nền màu trắng, chữ màu đen.
(5) Dừng lại! Có điện nguy hiểm chết người: Viền và hình tia chớp màu đỏ tươi, nền màu trắng, chữ màu đen.
(6) Cáp điện lực: Viền, chữ và mũi tên màu xanh tím hoặc đen chìm 1 , 2 mm; nền màu trắng.
2.3. Biển chỉ dẫn
(7) Làm việc tại đây
(8) Vào hướng này
(9) Đã nối đất
Trong đó:
- (7), (8): Nền phía ngoài màu xanh lá cây, nền phía trong màu trắng, chữ màu đen.
- (9): Viền và chữ màu đen, nền vàng.
Ngoài những biển báo an toàn điện trên, tổ chức, cá nhân có thể xây dựng biển báo với nội dung khác để sử dụng nội bộ, phù hợp với tính chất công việc.
Cụ thể tại Điều 17 Thông tư 05/2021/TT-BCT quy định về vị trí đặt biển báo an toàn điện như sau:
Phụ lục II Thông tư 05/2021/TT-BCT |
- Đối với đường dây điện cao áp trên không, phải đặt biển “CẤM TRÈO! ĐIỆN CAO ÁP NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI” trên tất cả các cột của đường dây ở độ cao từ 2,0 m so với mặt đất trở lên về phía dễ nhìn thấy (Hình 1a hoặc 1b Phụ lục II Thông tư 05/2021/TT-BCT).
- Đối với đường cáp điện ngầm không sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật với các loại đường ống hoặc cáp khác, phải đặt biển báo “CÁP ĐIỆN LỰC” trên mặt đất hoặc trên cột mốc, ở vị trí tim rãnh cáp, dễ nhìn thấy và xác định được đường cáp ở mọi vị trí; tại các vị trí chuyển hướng bắt buộc phải đặt biển báo; khoảng cách giữa hai biển báo liền kề không quá 30 m (Hình 6 Phụ lục II Thông tư 05/2021/TT-BCT).
- Đối với trạm điện có tường rào bao quanh, phải đặt biển “CẤM VÀO! ĐIỆN CAO ÁP NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI” trên cửa hoặc cổng ra vào trạm (Hình 2 Phụ lục II Thông tư 05/2021/TT-BCT).
- Đối với trạm điện treo trên cột, việc đặt biển báo được thực hiện theo quy định đối với đường dây điện cao áp trên không.
- Đối với trạm biến áp hợp bộ kiểu kín, trạm biến áp một cột, trạm đóng cắt hợp bộ ngoài trời, tủ phân dây (Tủ Piliar) phải đặt biển “CẤM LẠI GẦN! CÓ ĐIỆN NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI” trên vỏ trạm về phía dễ nhìn thấy (Hình 3 Phụ lục II Thông tư 05/2021/TT-BCT).
- Trên bộ phận điều khiển, truyền động thiết bị đóng cắt đã cắt điện cho đơn vị công tác làm việc phải treo biển “CẤM ĐÓNG ĐIỆN! CÓ NGƯỜI ĐANG LÀM VIỆC” (Hình 4 Phụ lục II Thông tư 05/2021/TT-BCT).
- Trên rào chắn phải đặt biển “DỪNG LẠI! CÓ ĐIỆN NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI” về phía dễ nhìn thấy (Hình 5 Phụ lục II Thông tư 05/2021/TT-BCT).
- Tại nơi làm việc đã được khoanh vùng, nếu cần thiết: Tại khu vực làm việc đặt biển “LÀM VIỆC TẠI ĐÂY” (Hình 7 Phụ lục II Thông tư 05/2021/TT-BCT); đầu lối vào khu vực làm việc đặt biển “VÀO HƯỚNG NÀY” (Hình 8 Phụ lục II Thông tư 05/2021/TT-BCT), “ĐÃ NỐI ĐẤT” (Hình 9 Phụ lục II Thông tư 05/2021/TT-BCT).
- Biển “CẤM TRÈO! ĐIỆN CAO ÁP NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI”, “CẤM VÀO! ĐIỆN CAO ÁP NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI”, “CẤM LẠI GẦN! CÓ ĐIỆN NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI”, cá nhân, tổ chức có trách nhiệm phải sơn trực tiếp (đối với khu vực vùng sâu, vùng xa, xã, ấp thuộc các tỉnh, thành phố), lắp đặt biển báo chế tạo rời (đối với khu vực thị trấn, thị tứ và các thị xã, thành phố) vào đúng nơi quy định.