Điều kiện cấp giấy phép với tiếp viên hàng không ở Việt Nam

21/03/2023 14:00 PM

Tôi muốn hỏi điều kiện cấp giấy phép với tiếp viên hàng không ở Việt Nam được quy định như thế nào? - Thảo Hiền (Bình Phước)

Điều kiện cấp giấy phép với tiếp viên hàng không ở Việt Nam

Điều kiện cấp giấy phép với tiếp viên hàng không ở Việt Nam

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Tiếp viên hàng không là một chức danh nhân viên hàng không

Theo Điều 6 Thông tư 10/2018/TT-BGTVT (sửa đổi tại Thông tư 35/2021/TT-BGTVT), các chức danh nhân viên hàng không bao gồm:

-Thành viên tổ lái bao gồm lái chính, lái phụ và nhân viên hàng không khác phù hợp với loại tàu bay.

- Giáo viên huấn luyện bay.

- Tiếp viên hàng không.

- Nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay.

- Nhân viên điều độ, khai thác bay.

- Nhân viên không lưu.

- Nhân viên thông báo tin tức hàng không.

- Nhân viên bản đồ, sơ đồ, dữ liệu hàng không.

- Nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không.

- Nhân viên khí tượng hàng không.

- Nhân viên thiết kế phương thức bay.

- Nhân viên tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng.

- Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không.

- Nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay.

- Nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay.

- Nhân viên cứu nạn, chữa cháy tại cảng hàng không, sân bay.

Như vậy, tiếp viên hàng không là một chức danh nhân viên hàng không theo quy định tại Thông tư 10/2018/TT-BGTVT.

2. Điều kiện cấp giấy phép với tiếp viên hàng không ở Việt Nam

Vì tiếp viên hàng không là một chức danh nhân viên hàng không nên điều kiện cấp giấy phép với tiếp viên hàng không sẽ thực hiện theo quy định về điều kiện cấp giấy phép nhân viên hàng không.

Theo đó, giấy phép với tiếp viên hàng không được cấp cho cá nhân khi đảm bảo quy định tại Điều 8 Thông tư 10/2018/TT-BGTVT và đạt yêu cầu của kỳ sát hạch cấp giấy phép, năng định nhân viên hàng không của Cục Hàng không Việt Nam.

(Khoản 1 Điều 10 Thông tư 10/2018/TT-BGTVT, sửa đổi tại khoản 5 Điều 1 Thông tư 35/2021/TT-BGTVT)

Do đó, cá nhân làm tiếp viên hàng không phải đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành hàng không về lĩnh vực tàu bay, khai thác tàu bay, quản lý và bảo đảm hoạt động bay. (Khoản 1 Điều 8 Thông tư 10/2018/TT-BGTVT)

Đơn cử về tiêu chuẩn sức khỏe của tiếp viên không Việt Nam sẽ tuân thủ theo quy định tại Mục A Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 18 /2012 /TTLT-BYT-BGTVT như sau:

Tiêu chuẩn

Nhân viên hàng không

Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Chiều cao đứng (cm)

>165

>158

>162

> 158

>160

>154

Trọng lượng cơ thể (kg)

>52

>50

>52

> 45

>53

> 45

Chỉ số khối cơ thể (BMI)

Lớn hơn hoặc bằng 18 và nhỏ hơn 30

Vòng ngực trung bình (cm)

³ 50% so với chiều cao

 

 

Lực bóp tay thuận (kg)

> 40

>32

 

 

 

 

Lực bóp tay không thuận (kg)

> 30

>25

 

 

 

 

Lực kéo thân (kg)

³ 170% trọng lượng cơ thể

 

 

Đối với tiếp viên hàng không phục vụ trên các tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam thì cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn tại Điều 11 Thông tư 25/2022/TT-BGTVT như sau:

- Là người có quốc tịch Việt Nam.

- Đáp ứng tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định tại Thông tư liên tịch 18 /2012 /TTLT-BYT-BGTVT.

- Có giấy phép thành viên tổ bay do Cục Hàng không Việt Nam cấp với kiểu loại tàu bay và năng định còn hiệu lực, phù hợp với chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam dự kiến thực hiện.

- Có tổng thời gian tích lũy nghiệp vụ tiếp viên từ 700 giờ trở lên, trong đó có thời gian tích lũy nghiệp vụ tiếp viên trên loại tàu bay thực hiện chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam từ 100 giờ trở lên.

Đối với loại tàu bay mới, trong thời gian 01 năm kể từ khi đưa vào khai thác, trường hợp có yêu cầu thực hiện chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam, người khai thác tàu bay có trách nhiệm đánh giá năng lực tiếp viên trên cơ sở đã đáp ứng tổng số thời gian tích lũy nghiệp vụ từ 700 giờ trở lên và tổng số giờ bay tích lũy từ 100 giờ trở lên đối với loại tàu bay thực hiện chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam khai thác trước đó và báo cáo Cục Hàng không Việt Nam để giám sát.

- Có tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật tốt, lý lịch rõ ràng.

- Trong quá trình công tác không mắc sai phạm bị xử lý kỷ luật từ mức khiển trách trở lên trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm xét chọn để phục vụ bay chuyên cơ.

- Được người đứng đầu hãng hàng không thực hiện chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam quyết định bằng văn bản được thực hiện chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam.

Chia sẻ bài viết lên facebook 3,242

Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079