Hàng siêu trường, siêu trọng được hiểu như thế nào?

24/05/2023 15:05 PM

Xin hỏi theo quy định của pháp luật thì hàng siêu trường, siêu trọng được hiểu như thế nào? - Tuấn Anh (Yên Bái)

Hàng siêu trường, siêu trọng được hiểu như thế nào?

Căn cứ Điều 12 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT thì có thể hiểu hàng siêu trường, siêu trọng như sau:

- Hàng siêu trường là hàng không thể tháo rời, khi xếp lên phương tiện vận chuyển có một trong các kích thước bao ngoài (của tổ hợp phương tiện và hàng hóa xếp trên phương tiện) như sau:

+ Chiều dài lớn hơn 20,0 mét;

+ Chiều rộng lớn hơn 2,5 mét;

+ Chiều cao tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên lớn hơn 4,2 mét; đối với xe chở container lớn hơn 4,35 mét.

- Hàng siêu trọng là hàng không thể tháo rời, có trọng lượng lớn hơn 32 tấn.

Hàng siêu trường, siêu trọng được hiểu như thế nào?

Hàng siêu trường, siêu trọng được hiểu như thế nào? (Hình từ internet)

Quy định về phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng

Căn cứ Điều 13 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT thì phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng là phương tiện có kích thước, tải trọng phù hợp với loại hàng hóa vận chuyển; đồng thời phù hợp với các thông số ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.

Trường hợp các rơ moóc kiểu module có tính năng ghép nối được với nhau sử dụng để chở hàng siêu trường, siêu trọng, cơ quan đăng kiểm xác nhận vào Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe với nội dung: "Được phép ghép nối các module với nhau và phải có Giấy phép lưu hành xe do cơ quan có thẩm quyền cấp phép".

Phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng lưu hành trên đường bộ phải tuân thủ quy định nào?

Căn cứ quy định tại Điều 14 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT thì các phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng lưu hành trên đường bộ phải tuân thủ quy định sau đây:

(1) Phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng lưu hành trên đường bộ phải thực hiện theo các quy định sau:

- Bảo đảm an toàn giao thông và an toàn cho công trình đường bộ.

- Tổ chức, cá nhân là chủ phương tiện, người vận tải, người thuê vận tải hoặc người điều khiển phương tiện khi lưu hành xe phải có Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ do cơ quan có thẩm quyền cấp; tuân thủ các quy định được ghi trong Giấy phép lưu hành xe.

- Xe chở hàng hóa vượt quá khối lượng hàng hóa cho phép của xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc vượt quá khối lượng hàng hóa cho phép ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe không được phép lưu hành trên đường bộ.

(2) Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng khi lưu thông trên đường bộ phải tuân thủ các điều kiện quy định ghi trong Giấy phép lưu hành xe; đồng thời tuân thủ chỉ dẫn của người điều hành hỗ trợ dẫn đường, hộ tống (nếu có).

(3) Các trường hợp phải có xe hỗ trợ dẫn đường, hộ tống:

- Khi xếp hàng hóa lên phương tiện vận chuyển có một trong các kích thước bao ngoài (của tổ hợp phương tiện và hàng hóa xếp trên phương tiện) như sau: chiều rộng lớn hơn 3,5 mét; chiều dài lớn hơn 20 mét;

- Tại vị trí công trình phải gia cường đường bộ.

(4) Các trường hợp phải khảo sát đường bộ:

- Khi xếp hàng lên phương tiện có một trong các kích thước bao ngoài như sau: chiều rộng lớn hơn 3,75 mét hoặc chiều cao lớn hơn 4,75 mét hoặc chiều dài lớn hơn 20 mét đối với đường cấp IV trở xuống hoặc lớn hơn 30 mét đối với đường cấp III trở lên;

- Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có tổng trọng lượng của xe hoặc có tải trọng trục xe vượt quá khả năng khai thác của đường bộ.

Chia sẻ bài viết lên facebook 28,006

Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079