Điều kiện thành lập mới Quỹ Hỗ trợ nông dân (Hình từ internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Điều kiện thành lập mới Quỹ Hỗ trợ nông dân tại các địa phương chưa thành lập Quỹ Hỗ trợ nông dân trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành gồm:
- Có nhu cầu thành lập Quỹ Hỗ trợ nông dân;
- Có khả năng bố trí ngân sách địa phương để cấp vốn điều lệ cho Quỹ Hỗ trợ nông dân;
- Có khả năng bố trí nhân sự đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 10, Điều 11, Điều 12 Nghị định 37/2023/NĐ-CP.
(Khoản 1 Điều 7 Nghị định 37/2023/NĐ-CP)
Nội dung cơ bản của Đề án thành lập mới của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm:
- Mục tiêu, sự cần thiết và tính khả thi của việc thành lập Quỹ Hỗ trợ nông dân, nhu cầu hỗ trợ nông dân tại địa phương; quy mô, phạm vi, nội dung hoạt động và tác động của việc thành lập Quỹ Hỗ trợ nông dân đến phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương;
- Phương án hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân chứng minh Quỹ Hỗ trợ nông dân có khả năng tài chính độc lập; có nguồn thu, nhiệm vụ chi không trùng với nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước;
- Các nội dung sau:
+ Phương án về nguồn vốn hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân trong 05 năm tiếp theo gồm: Mức vốn điều lệ do ngân sách nhà nước cấp, khả năng vận động vốn ngoài ngân sách;
+ Dự thảo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân theo quy định tại Điều 8 Nghị định này;
+ Thuyết minh cụ thể về cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân;
+ Danh sách dự kiến các nhân sự gồm: Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản lý; Ban Kiểm soát; Giám đốc và các nhân sự chủ chốt khác của Quỹ Hỗ trợ nông dân, đáp ứng theo các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Nghị định 37/2023/NĐ-CP;
+ Dự kiến phương án hoạt động, quản lý, tài chính của Quỹ Hỗ trợ nông dân trong vòng 05 năm tiếp theo kể từ thời điểm xây dựng Đề án kiện toàn tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân.
(Khoản 3 Điều 7 Nghị định 37/2023/NĐ-CP)
- Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân bao gồm các nội dung cơ bản sau:
+ Tên gọi và địa điểm đặt trụ sở chính;
+ Địa vị pháp lý, tư cách pháp nhân, người đại diện pháp luật;
+ Nguyên tắc và phạm vi hoạt động;
+ Vốn điều lệ;
+ Cơ cấu tổ chức và quản lý;
+ Chức năng, nhiệm vụ;
+ Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý, Ban điều hành và Ban Kiểm soát;
+ Tiêu chuẩn, điều kiện, quy hoạch, bổ nhiệm các chức danh người quản lý;
+ Việc tuyển dụng lao động, quy hoạch và bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo khác;
+ Chế độ kế toán, tài chính và kiểm toán;
+ Quy trình sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động;
+ Mối quan hệ và trách nhiệm giữa Quỹ Hỗ trợ nông dân với các cơ quan quản lý nhà nước và các khách hàng vay vốn của Quỹ Hỗ trợ nông dân;
+ Xử lý tranh chấp, chia tách, sáp nhập và giải thể;
+ Các nội dung khác theo yêu cầu quản lý.
- Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân xây dựng dự thảo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân trình Ban Thường vụ Hội nông dân cùng cấp phê duyệt trên cơ sở Điều lệ mẫu.
- Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động mẫu áp dụng cho toàn bộ hệ thống Quỹ Hỗ trợ nông dân.
(Điều 8 Nghị định 37/2023/NĐ-CP)