Đáp án kỳ 2 Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức pháp luật trên Báo Quân đội nhân dân năm 2024

13/04/2024 09:57 AM

Xin cho tôi biết đáp án kỳ 2 Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức pháp luật trên Báo Quân đội nhân dân năm 2024? - Thanh Nhã (Hà Tĩnh)

Đáp án kỳ 2 Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức pháp luật trên Báo Quân đội nhân dân năm 2024 (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Đáp án kỳ 2 Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức pháp luật trên Báo Quân đội nhân dân năm 2024

Kỳ thi thứ 2 Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức pháp luật trên Báo Quân đội nhân dân năm 2024 bắt đầu từ ngày 12/4/2024 đến hết ngày 11/05/2024. Dưới đây là đáp án tham khảo kỳ 2 Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức pháp luật trên Báo Quân đội nhân dân năm 2024:

A. TRẮC NGHIỆM.

Câu 1: Người bị bạo lực gia đình có các quyền nào sau đây?

A. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác có liên quan đến hành vi bạo lực gia đình; Yêu cầu cơ quan, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ theo quy định của Luật này; Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình khắc phục hậu quả, bồi thường tổn hại về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và thiệt hại về tài sản;

B. Được bố trí nơi tạm lánh, giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với bạo lực gia đình, trợ giúp pháp lý và trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật; Được thông tin về quyền và nghĩa vụ liên quan trong quá trình giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình, xử lý hành vi bạo lực gia đình;

C. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; Quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình.

D. Tất cả các quyền trên

Câu 2: Theo quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022, khi được phân công giải quyết vụ việc, Trưởng Công an xã có quyền yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình để làm rõ thông tin, giải quyết vụ việc trong các trường hợp sau đây?

A. Người bị bạo lực gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

B. Người bị bạo lực gia đình là người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc.

C. Khi có căn cứ cho rằng hành vi bạo lực gia đình đã hoặc có thể tiếp tục gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người bị bạo lực gia đình.

D. Tất cả các trường hợp trên.

Câu 3: Theo quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình thì bị xử lý như thế nào?

A. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

B. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

C. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

D. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Câu 4: Trường hợp người bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình là cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang thì thực hiện theo quy định nào sau đây?

A. Người ra quyết định xử phạt có trách nhiệm thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó (người vi phạm).

B. Cá nhân bị xử phạt vi phạm có trách nhiệm thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó (người vi phạm).

C. Tổ trưởng dân phố, trưởng thôn nơi người vi phạm bị xử phạt hành chính có trách nhiệm thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó (người vi phạm).

D. Bí thư chi bộ, trưởng thôn, tổ trưởng dân phố nơi người vi phạm bị xử phạt hành chính có trách nhiệm thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó (người vi phạm).

Câu 5: Theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022, trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp về phòng chống bạo lực gia đình là gì?

A. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình theo thẩm quyền tại địa phương.

B. Bố trí kinh phí, nhân lực đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn quản lý theo quy định của Luật này.

C. Hằng năm, Ủy ban nhân dân các cấp báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về công tác phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương.

D. Tất cả các nội dung trên.

Câu 6: Việc hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình phải bảo đảm các nguyên tắc nào dưới đây?

A. Chủ động, kịp thời, kiên trì; Tôn trọng sự tự nguyện của các bên và an toàn của người bị bạo lực gia đình;

B. Khách quan, bình đẳng, có lý, có tình, phù hợp với quy định của pháp luật và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam;

C. Bảo đảm bí mật thông tin về đời sống riêng tư của các thành viên gia đình được hòa giải; Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.

D. Tất cả nguyên tắc trên.

Câu 7: Theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022, cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình có quyền nào sau đây?

A. Được khen thưởng khi có thành tích trong phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng;

B. Được bảo vệ, giữ bí mật về thông tin cá nhân khi báo tin, tố giác hành vi bạo lực gia đình;

C. Được Nhà nước hỗ trợ để bù đắp tổn hại về sức khỏe, tính mạng và thiệt hại về tài sản khi tham gia phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của Chính phủ.

D. Tất cả các quyền trên.

Câu 8: Theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022, cá nhân khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình thì có trách nhiệm đầy đủ nào sau đây?

A. Báo tin, tố giác ngay cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này.

B. Tham gia bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình và các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình ở cộng đồng.

C. Báo tin, tố giác ngay cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này; Tham gia bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình và các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình ở cộng đồng.

D. Kịp thời đưa người bị bạo lực gia đình đi cấp cứu, điều trị.

Câu 9: Người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình có trách nhiệm gì sau đây?

A. Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin liên quan đến hành vi bạo lực gia đình khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

B. Giữ kín các thông tin liên quan đến hành vi bạo lực gia đình.

C. Chỉ cung cấp các thông tin liên quan đến hành vi bạo lực gia đình khi có yêu cầu của cơ quan công an.

D. Chỉ cung cấp các thông tin liên quan đến hành vi bạo lực gia đình khi có yêu cầu của tòa án.

Câu 10: Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 có hiệu lực thi hành từ ngày tháng năm nào?

A. Từ 01/01/2023.

B. Từ 01/4/2023.

C. Từ 01/7/2023.

D. Từ 01/9/2023.

B. TỰ LUẬN.

Câu hỏi: Có quan điểm cho rằng: “Bạo lực gia đình dưới bất cứ góc độ nào về thể chất, tinh thần, tình dục hay kinh tế cũng đều không thể chấp nhận trong thời đại văn minh”. Trình bày suy nghĩ của bạn về vấn đề này?

Gợi ý trả lời:

- Mở bài:

+ Giới thiệu vấn đề bạo lực gia đình.

+ Nêu quan điểm: "Bạo lực gia đình là hành vi sai trái, không thể chấp nhận trong thời đại văn minh".

- Thân bài:

+ Giải thích các khái niệm:

++ Bạo lực gia đình.

++ Thời đại văn minh.

+ Phân tích tính chất sai trái của bạo lực gia đình:

+ Khẳng định tính đúng đắn của quan điểm.

+ Giải pháp:

- Kết bài:

+ Khẳng định lại quan điểm.

+ Kêu gọi hành động.

2. Đáp án kỳ 1 Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức pháp luật trên Báo Quân đội nhân dân năm 2024:

>> Xem tại đây.

3. Thể lệ Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức pháp luật trên Báo Quân đội nhân dân năm 2024

>> Xem thêm: Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức pháp luật trên Báo Quân đội nhân dân năm 2024.

4. Chính sách của Nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình

- Nhà nước bố trí ngân sách để thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống bạo lực gia đình; ưu tiên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân viện trợ, tài trợ, tặng cho, đóng góp, hỗ trợ, ủng hộ, đầu tư kinh phí, nhân lực, cơ sở vật chất, nhu yếu phẩm cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình; hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình; phát triển các mô hình tư vấn xây dựng gia đình hạnh phúc, phòng ngừa bạo lực gia đình và hỗ trợ người bị bạo lực gia đình; phát triển mạng lưới cộng tác viên dân số tham gia công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình ở cộng đồng.

- Khuyến khích sáng tác văn học, nghệ thuật về phòng, chống bạo lực gia đình; ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin trong phòng, chống bạo lực gia đình.

- Biểu dương, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong phòng, chống bạo lực gia đình; có chế độ hỗ trợ để bù đắp tổn hại về sức khỏe, tính mạng và thiệt hại về tài sản cho cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình.

- Hỗ trợ việc bồi dưỡng nâng cao năng lực đối với người làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình.

(Điều 6 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022)

 

Chia sẻ bài viết lên facebook 5,945

Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079