Cà vẹt xe không chính chủ có tích hợp vào VNeID được không?
Hiện nay, người dân có thể tích hợp nhiều loại giấy tờ, thông tin vào tài khoản định danh điện tử mức độ 2 trên ứng dụng VNeID như giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe (hay còn gọi là cà vẹt xe), BHYT, thông tin về quá trình tham gia BHXH,...
Tuy nhiên, tài khoản định danh điện tử mang tên của người nào thì chỉ tích hợp được giấy tờ mang tên của chính người đó.
Như vậy, không thể tích hợp cà vẹt xe không chính chủ (tức cà vẹt xe không mang tên của mình) vào ứng dụng VNeID mang tên mình.
Bên cạnh đó, cà vẹt xe không chính chủ (tức cà vẹt xe không mang tên mình) thì có thể là do một trong 2 nguyên nhân sau: Do mượn xe của người khác hoặc do mua bán xe nhưng chưa sang tên. Do đó, người dân cần lưu ý 2 vấn đề sau:
- Khi mua bán xe thì phải thực hiện thủ tục sang tên theo đúng quy định. Nếu mua bán xe mà không sang tên mà lực lượng chức năng phát hiện được thông qua công tác đăng ký xe hoặc công tác điều tra vụ tai nạn giao thông thì bạn sẽ bị phạt về lỗi xe không chính chủ.
- Còn khi bạn mượn xe của ai đó đi thì chắc chắn bạn sẽ không bị phạt lỗi xe không chính chủ, nhưng khi mượn xe của người khác đi thì bạn phải mang theo cà vẹt xe của chiếc xe đó để tránh bị phạt về lỗi không có hoặc không mang theo cà vẹt xe nhé.
Căn cứ pháp lý: Khoản 4 Điều 6 Thông tư 24/2023/TT-BCA; Điểm a khoản 4, điểm l khoản 7 Điều 30, khoản 10 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; Điểm a khoản 4, điểm l khoản 7 Điều 30, khoản 10 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; Điểm a khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008
Để tích hợp cà vẹt xe vào VNeID, người dân thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng
- Bước 2: Chọn “Đăng ký xe”.
- Bước 3: Nhập passcode.
- Bước 4: Nhập tất cả các thông tin theo yêu cầu và chọn vào “Tôi xác nhận các thông tin ở trên là đúng” và chọn “Gửi yêu cầu”.
- Bước 5: Sau khi gửi yêu cầu nếu yêu cầu được gửi thành công thì ứng dụng sẽ hiển thị thông báo như trên hình.
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Bảo đảm tính chính xác, công khai, minh bạch trong quản lý, thuận tiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Bảo đảm an ninh, an toàn thiết bị, bảo mật dữ liệu khi thực hiện định danh và xác thực điện tử.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân được khai thác và sử dụng danh tính điện tử phải bảo mật thông tin tài khoản định danh điện tử và tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
- Mọi hành vi vi phạm pháp luật về định danh và xác thực điện tử phải được phát hiện, xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Không được sử dụng tài khoản định danh điện tử vào hoạt động, giao dịch trái quy định của pháp luật; xâm phạm đến an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân không được can thiệp trái phép vào hoạt động của hệ thống định danh và xác thực điện tử.
(Điều 4 Nghị định 69/2024/NĐ-CP)