Trường hợp được hoàn trả tiền đóng BHYT năm 2024 (Hình từ internet)
Hoàn trả tiền đóng BHYT được quy định tại Điều 20 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, theo đó người đang tham gia BHYT theo nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng và nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình được hoàn trả tiền đóng BHYT trong các trường hợp sau:
(1) Người tham gia được cấp thẻ BHYT theo nhóm đối tượng mới, nay báo giảm giá trị sử dụng thẻ đã cấp trước đó (có thứ tự đóng xếp sau đối tượng mới theo quy định tại Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008);
(2) Được ngân sách nhà nước điều chỉnh tăng hỗ trợ mức đóng BHYT;
(3) Bị chết trước khi thẻ BHYT có giá trị sử dụng.
- Số tiền hoàn trả:
Số tiền hoàn trả tính theo mức đóng BHYT và thời gian đã đóng tiền nhưng chưa sử dụng thẻ. Thời gian đã đóng tiền nhưng chưa sử dụng thẻ được tính từ thời điểm sau đây:
+ Từ thời điểm thẻ BHYT được cấp theo nhóm mới bắt đầu có giá trị sử dụng đối với đối tượng tại điểm (1).
+ Từ thời điểm quyết định của cơ quan có thẩm quyền có hiệu lực đối với đối tượng tại điểm (2).
+ Từ thời điểm thẻ có giá trị sử dụng đối với đối tượng tại điểm (3).
- Thủ tục hoàn trả tiền đóng bảo hiểm y tế được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1. Lập, nộp hồ sơ gửi Cơ quan BHXH Người tham gia: lập Tờ khai TK1-TS.
(Trường hợp người tham gia chết thì thân nhân người tham gia: lập Tờ khai TK1-TS)
Bước 2. Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ.
Bước 3. Người tham gia nhận kết quả đã giải quyết.
Theo đó, người tham gia hoặc thân nhân người tham gia có thể nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH theo một trong các hình thức sau:
- Qua giao dịch điện tử: người tham gia đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện tử đến Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN (nếu đã đăng ký sử dụng dịch vụ I-VAN); trường hợp không chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi hồ sơ giấy cho cơ quan BHXH qua bưu chính;
- Qua Bưu chính;
- Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan BHXH nơi quản lý (hoặc nơi cư trú) hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp.
(Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021)
Theo điểm e, đ khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng BHYT hộ gia đình hằng tháng sẽ căn cứ theo mức lương cơ sở, cụ thể:
- Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở.
- Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất.
- Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Như vậy, khi lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng thì mức đóng BHYT hộ gia đình cũng tăng theo. Cụ thể:
Thành viên hộ gia đình |
Tỷ lệ đóng BHYT hộ gia đình |
Mức đóng BHYT hộ gia đình từ 01/7/2024 (Đơn vị: đồng/năm) |
Người thứ nhất |
4,5% |
1,263,600 |
Người thứ hai |
70% mức đóng của người thứ nhất |
884,520 |
Người thứ ba |
60%mức đóng của người thứ nhất |
758,160 |
Người thứ tư |
50% mức đóng của người thứ nhất |
631,800 |
Người thứ năm trở đi |
40% mức đóng của người thứ nhất |
505,440 |
Ngoài ra, mức đóng BHYT hằng tháng của học sinh, sinh viên cũng được tính bằng 4,5% mức lương cơ sở. Trong đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ 30%, người tham gia đóng 70%. Khi tăng lương cơ sở, mức đóng cũng sẽ tăng theo.
Phương thức |
Học sinh - sinh viên đóng 70% (đồng) |
Ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% (đồng) |
Tổng mức đóng BHYT (đồng) |
3 tháng |
221.130 |
94.770 |
315.900 |
6 tháng |
442.260 |
189.540 |
631.800 |
9 tháng |
663.390 |
284.310 |
947.700 |
12 tháng |
884.520 |
379.080 |
1.263.600 |
- Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia bảo hiểm y tế.
- Mức đóng bảo hiểm y tế được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội (sau đây gọi chung là tiền lương tháng), tiền lương hưu, tiền trợ cấp hoặc mức lương cơ sở.
- Mức hưởng bảo hiểm y tế theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng trong phạm vi quyền lợi và thời gian tham gia bảo hiểm y tế.
- Chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm y tế và người tham gia bảo hiểm y tế cùng chi trả.
- Quỹ bảo hiểm y tế được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, bảo đảm cân đối thu, chi và được Nhà nước bảo hộ.
(Điều 3 Luật Bảo hiểm y tế 2008, được sửa đổi 2014)