Đã có tiền án thì có đi nghĩa vụ quân sự 2025 không? (Hình từ Internet)
Hiện hành, chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về khái niệm tiền án. Tuy nhiên, trên tinh thần tham khảo quy định tại Nghị quyết 01-HĐTP năm 1990 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (hết hiệu lực ngày 01/07/2016) thì tiền án được đề cập đến như sau: "Người đã được xóa án thì không coi là có tiền án".
Như vậy, có thể hiểu tiền án là việc người phạm tội chưa bị xóa án tích.
Theo khoản 1 Điều 69 Bộ luật Hình sự 2015, người bị kết án được xóa án tích theo quy định tại các điều từ Điều 70 đến Điều 73 Bộ luật Hình sự 2015. Người được xóa án tích coi như chưa bị kết án. |
Xét quy định về tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ tại Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, trường hợp công dân có tiền án không nằm trong các trường hợp được tạm hõa hoặc miễn đi nghĩa vụ quân sự.
Tuy nhiên trường hợp công dân có tiền án mà chưa bị xóa án tích thì sẽ thuộc đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Cụ thể tại khoản 1 Điều 13 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không được đăng ký nghĩa vụ quân sự:
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích;
- Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
Lưu ý: Khi hết thời hạn áp dụng các biện pháp nêu trên, công dân được đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Như vậy, nếu vẫn trong thời gian chưa được xóa án tích (tức khi đó vẫn còn tiền án), công dân sẽ không được đi nghĩa vụ quân sự. Nếu hết thời hạn theo quy định, công dân sẽ được đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định và đồng thời thời đáp ứng các tiêu chuẩn đi nghãi vụ quân sự thì sẽ được nhập ngũ theo quy định.
Cụ thể tại Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015 quy định đương nhiên được xóa án tích như sau:
(1) Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật Hình sự 2015 khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại (2) và (3).
(2) Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
(i) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
(ii) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
(iii) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
(iv) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các (i), (ii) và (iii) thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.
(3) Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại (2).
(4) Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại (2) hoặc (3).