Chi phí cho khám và điều trị vô sinh, hiếm muộn cho bộ đội do làm việc trong môi trường lao động quân sự độc hại (Hình từ Internet)
Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 187/2017/TT-BQP thì chi phí cho khám và điều trị vô sinh, hiếm muộn cho bộ đội do làm việc trong môi trường lao động quân sự độc hại như sau:
- Chi phí cho điều trị vô sinh, hiếm muộn là chi phí bảo đảm cho khám và điều trị vô sinh, hiếm muộn cho các đối tượng là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng làm việc trong môi trường lao động quân sự độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
- Các đối tượng thuộc khoản 1 Điều 7 Thông tư 187/2017/TT-BQP được gọi là vô sinh hoặc hiếm muộn khi có kết luận vô sinh hoặc hiếm muộn của các bệnh viện, trung tâm hỗ trợ sinh sản được Bộ Y tế công nhận.
- Nội dung khám và điều trị vô sinh, hiếm muộn
+ Khám vô sinh, hiếm muộn gồm: Khám phân loại hiếm muộn, vô sinh; khám lâm sàng chuyên khoa sản, tiết niệu; khám cận lâm sàng (xét nghiệm nội tiết tố, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm tinh dịch, thăm dò phóng noãn);
+ Điều trị vô sinh, hiếm muộn gồm: Điều trị bằng thuốc, thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm và nuôi cấy tinh tử.
- Các khoản chi phí cho khám và điều trị vô sinh, hiếm muộn cho bộ đội do làm việc trong môi trường lao động quân sự độc hại được hỗ trợ theo chi phí thực tế nhưng không vượt quá tiêu chuẩn định mức quy định tại Mục 7 Danh mục số 06 ban hành kèm theo Nghị định số 76/2016/NĐ-CP.
Chi phí khám sức khỏe định kỳ đối với quân nhân tại ngũ, công nhân và viên chức quốc phòng được quy định cụ thể tại Điều 6 Thông tư 187/2017/TT-BQP như sau:
- Chi phí khám sức khỏe định kỳ là các chi phí bảo đảm cho khám hoặc giám định sức khỏe hằng năm cho các đối tượng hưởng lương và phụ cấp.
+ Khám sức khỏe định kỳ cho sĩ quan cao cấp gồm: Khám lâm sàng các chuyên khoa (nội khoa; ngoại khoa; thần kinh, tâm thần; da liễu; mắt; tai-mũi- họng; răng-hàm-mặt) và khám cận lâm sàng (xét nghiệm chỉ số huyết học, sinh hóa máu; xét nghiệm nước tiểu; siêu âm tổng quát, điện tim, chụp X quang tim phổi; xét nghiệm miễn dịch, dấu ấn chỉ điểm một số ung thư);
+ Khám sức khỏe định kỳ cho đặc công, trinh sát, trắc thủ ra đa, tình báo, bộ đội đóng quân ở vùng biên giới và đảo gần bờ, bộ đội tàu mặt nước, lao động độc hại (theo quy định của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) và sĩ quan trung cấp gồm: Khám lâm sàng các chuyên khoa (nội khoa; ngoại khoa; thần kinh, tâm thần; da liễu; mắt; tai-mũi-họng; răng-hàm-mặt) và khám cận lâm sàng (xét nghiệm chỉ số huyết học, sinh hóa máu; xét nghiệm nước tiểu; siêu âm tổng quát, điện tim, chụp X quang tim phổi; xét nghiệm miễn dịch);
+ Khám sức khỏe định kỳ cho sĩ quan sơ cấp và đối tượng hưởng lương khác gồm: Khám lâm sàng các chuyên khoa (nội khoa; ngoại khoa; thần kinh, tâm thần; da liễu; mắt; tai-mũi-họng; răng-hàm-mặt) và khám cận lâm sàng (xét nghiệm chỉ số huyết học, sinh hóa máu; xét nghiệm nước tiểu; siêu âm tổng quát, điện tim, chụp X quang tim phổi);
+ Khám sức khỏe định kỳ và giám định sức khỏe cho phi công, thợ lặn thực hiện theo quy định tại Thông tư 196/2014/TT-BQP của Bộ Quốc phòng ban hành Điều lệ giám định Y khoa Không quân và Thông tư 26/2011/TT-BQP của Bộ Quốc phòng quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, sơ tuyển, khám tuyển, kiểm tra, giám định sức khỏe lực lượng tàu ngầm của Quân chủng Hải quân;
+ Khám sức khỏe định kỳ cho đối tượng hưởng phụ cấp (hạ sĩ quan, binh sĩ và học viên đào tạo sĩ quan từ năm thứ hai trở lên) gồm: khám thể lực; khám lâm sàng các chuyên khoa (nội khoa; ngoại khoa; thần kinh, tâm thần; da liễu; mắt; tai-mũi-họng; răng-hàm-mặt) và khám cận lâm sàng (xét nghiệm sinh hóa máu, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm tổng quát, điện tim).
- Các khoản chi phí về hóa chất xét nghiệm và vật tư tiêu hao bảo đảm cho khám sức khỏe định kỳ cho đối tượng thuộc các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều 6 Thông tư 187/2017/TT-BQP được thực hiện theo tiêu chuẩn định mức quy định tại Mục 7 Danh mục số 06 ban hành kèm theo Nghị định số 76/2016/NĐ-CP.