Cách để người lao động được nghỉ Tết Âm lịch 2025 dài ngày hơn (Hình từ internet)
Người lao động có thể nghỉ Tết Âm lịch 2025 lâu hơn bằng cách:
(1) Sử dụng phép năm
Cụ thể, theo Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
- 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
- 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
- 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Do đó, người lao động có thể sử dụng ngày phép năm để có kỳ nghỉ Tết Âm lịch dài hơn quy định.
(2) Xin nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
Theo Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
+ Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
+ Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
- Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
- Ngoài quy định nêu trên, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Tóm lại, người lao động có thể kéo dài lịch nghỉ Tết Âm lịch bằng cách sử dụng phép năm hoặc nghỉ không hưởng lương, hoặc ngày nghỉ Tết trùng với ngày nghỉ việc riêng có hưởng lương của người lao động.
Tuy nhiên việc sử dụng phép năm hoặc nghỉ không hưởng lương, nghỉ việc riêng đều phải có thỏa thuận và được sự đồng ý của người sử dụng lao động; nếu tự ý nghỉ, người lao động sẽ bị coi là tự ý nghỉ bỏ việc.
Tại khoản 1 Điều 31 Luật Cư trú 2020 quy định các trường hợp phải khai báo tạm vắng như sau:
- Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đang cư trú từ 01 ngày trở lên đối với bị can, bị cáo đang tại ngoại; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc đã có quyết định thi hành án nhưng đang tại ngoại hoặc được hoãn chấp hành án, tạm đình chỉ chấp hành án; người bị kết án phạt tù được hưởng án treo đang trong thời gian thử thách; người đang chấp hành án phạt quản chế, cải tạo không giam giữ; người được tha tù trước thời hạn có điều kiện đang trong thời gian thử thách;
- Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đang cư trú từ 01 ngày trở lên đối với người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; người phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ chấp hành; người bị quản lý trong thời gian làm thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng;
- Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp huyện nơi đang cư trú từ 03 tháng liên tục trở lên đối với người trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc người đang phải thực hiện các nghĩa vụ khác đối với Nhà nước theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi thường trú từ 12 tháng liên tục trở lên đối với người không thuộc các trường hợp nêu trên, trừ trường hợp đã đăng ký tạm trú tại nơi ở mới hoặc đã xuất cảnh ra nước ngoài.
Như vậy, theo quy định, nếu cá nhân không thuộc trường hợp là bị can, bị cáo đang tại ngoại, đang chấp hành biện pháp giáo dục, không nằm trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự thì không phải khai báo tạm vắng nếu về quê ăn tết dưới 12 tháng.