Thế nào là tỉnh giàu, tỉnh nghèo? Việc đánh giá tỉnh giàu, tỉnh nghèo dựa trên các tiêu chí nào? (Hình từ Internet)
Theo đó, hiện tại chưa có quy định cụ thể về thế nào là tỉnh giàu hay tỉnh nghèo, thông thường các tỉnh thành sẽ được đánh giá dựa trên mức độ phát triển kinh tế - xã hội. Một tỉnh được coi là tỉnh giàu thường có nền kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu người cao, hạ tầng hiện đại, thu ngân sách lớn và mức sống của người dân cao. Ngược lại, tỉnh nghèo thường có nền kinh tế đang phát triển, thu nhập bình quân đầu người thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao và phụ thuộc nhiều vào ngân sách Trung ương.
Ngoài ra, việc đánh giá tỉnh giàu hay tỉnh nghèo dựa trên các tiêu chí sau:
- GRDP (Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh): Chỉ số này phản ánh quy mô kinh tế của tỉnh, thể hiện tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong tỉnh. Các tỉnh có GRDP lớn thường là những tỉnh có ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ phát triển mạnh như TP.HCM, Hà Nội, Bình Dương.
- GRDP bình quân đầu người: Đây là thước đo quan trọng để đánh giá mức sống của người dân tại một tỉnh. Các tỉnh có GRDP bình quân đầu người cao như TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu thường được coi là có mức sống cao hơn.
- Thu ngân sách và mức độ tự chủ tài chính: Những tỉnh có nguồn thu ngân sách lớn và tự cân đối được ngân sách (không phải nhận trợ cấp từ Trung ương) thường được đánh giá là tỉnh giàu. Các tỉnh có thu ngân sách thấp, phụ thuộc vào ngân sách hỗ trợ từ Trung ương thì thường được coi là tỉnh nghèo.
- Tỷ lệ hộ nghèo: Tỷ lệ hộ nghèo phản ánh mức sống chung của người dân trong tỉnh. Các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên hay Bắc Trung Bộ thường có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn so với các tỉnh đồng bằng hoặc vùng kinh tế trọng điểm.
- Chỉ số phát triển con người (HDI): Bao gồm các yếu tố như thu nhập, giáo dục, y tế, tuổi thọ trung bình. Các tỉnh có HDI cao thường đi kèm với chất lượng cuộc sống tốt, hệ thống giáo dục và y tế phát triển.
- Cơ sở hạ tầng, mức độ đô thị hóa: Các tỉnh có hệ thống giao thông, điện, nước, viễn thông phát triển mạnh, tỷ lệ đô thị hóa cao thường có nền kinh tế phát triển hơn.
Như vậy, một tỉnh không chỉ được đánh giá giàu hay nghèo dựa vào một yếu tố duy nhất, mà là tổng hợp của nhiều tiêu chí khác nhau. Có những tỉnh có GRDP lớn nhưng thu nhập bình quân đầu người không cao do dân số đông. Ngược lại, có những tỉnh thu ngân sách thấp nhưng mức sống của người dân vẫn ở mức khá.
Lưu ý; Phần nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo
Cụ thể, mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 của 63 tỉnh thành được quy định tại Nghị quyết 25/NQ-CP năm 2025 như sau:
TT |
Mục tiêu tăng trưởng GRDP 2025 (%) |
|
I |
Vùng Đồng bằng sông Hồng |
|
1 |
Thành phố Hà Nội |
8,0 |
2 |
Vĩnh Phúc |
9,0 |
3 |
Bắc Ninh |
8,0 |
4 |
Quảng Ninh |
12,0 |
5 |
Hải Dương |
10,2 |
6 |
Thành phố Hải Phòng |
12,5 |
7 |
Hưng Yên |
8,0 |
8 |
Thái Bình |
9,0 |
9 |
Hà Nam |
10,5 |
10 |
Nam Định |
10,5 |
11 |
Ninh Bình |
12,0 |
II |
Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc |
|
12 |
Hà Giang |
8,0 |
13 |
Cao Bằng |
8,0 |
14 |
Bắc Kạn |
8,5 |
15 |
Tuyên Quang |
9,0 |
16 |
Lào Cai |
9,5 |
17 |
Yên Bái |
8,2 |
18 |
Thái Nguyên |
8,5 |
19 |
Lạng Sơn |
8,0 |
20 |
Bắc Giang |
13,6 |
21 |
Phú Thọ |
8,0 |
22 |
Điện Biên |
10,5 |
23 |
Lai Châu |
8,0 |
24 |
Sơn La |
8,0 |
25 |
Hoà Bình |
9,0 |
III |
Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ |
|
26 |
Thanh Hoá |
11,0 |
27 |
Nghệ An |
10,5 |
28 |
Hà Tĩnh |
8,0 |
29 |
Quảng Bình |
8,0 |
30 |
Quảng Trị |
8,0 |
31 |
Thành phố Thừa Thiên Huế |
8,5 |
32 |
Thành phố Đà Nẵng |
10,0 |
33 |
Quảng Nam |
10,0 |
34 |
Quảng Ngãi |
8,5 |
35 |
Bình Định |
8,5 |
36 |
Phú Yên |
8,0 |
37 |
Khánh Hoà |
10,0 |
38 |
Ninh Thuận |
13,0 |
39 |
Bình Thuận |
8,0 |
IV |
Vùng Tây Nguyên |
|
40 |
Kon Tum |
10,0 |
41 |
Gia Lai |
8,0 |
42 |
Đắk Lắk |
8,0 |
43 |
Đắk Nông |
8,0 |
44 |
Lâm Đồng |
9,0 |
V |
Vùng Đông Nam Bộ |
|
45 |
Thành phố Hồ Chí Minh |
8,5 |
46 |
Bình Phước |
8,8 |
47 |
Tây Ninh |
8,0 |
48 |
Bình Dương |
10,0 |
49 |
Đồng Nai |
10,0 |
50 |
Bà Rịa - Vũng Tàu |
10% (trừ dầu thô, khí đốt) |
VI |
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long |
|
51 |
Long An |
8,7 |
52 |
Tiền Giang |
8,0 |
53 |
Bến Tre |
8,0 |
54 |
Trà Vinh |
8,0 |
55 |
Vĩnh Long |
8,0 |
56 |
Đồng Tháp |
8,0 |
57 |
An Giang |
8,5 |
58 |
Kiên Giang |
8,0 |
59 |
Thành phố Cần Thơ |
9,5 |
60 |
Hậu Giang |
8,8 |
61 |
Sóc Trăng |
8,0 |
62 |
Bạc Liêu |
9,0 |
63 |
Cà Mau |
8,0 |
Trên đây là phần nội dung về “Thế nào là tỉnh giàu hay tỉnh nghèo? Việc đánh giá tỉnh giàu hay tỉnh nghèo dựa trên các tiêu chí nào?”