iThong 13/07/2023 17:30 PM

Quy định đối với việc lai dắt và neo đậu của tàu thuyền

13/07/2023 17:30 PM

Xin tư vấn giúp tôi pháp luật về quy định đối với việc lai dắt và neo đậu của tàu thuyền như thế nào? - Uyên Phương - A Phủ (Đắk Nông)

Quy định đối với việc lai dắt và neo đậu của tàu thuyền

Quy định đối với việc lai dắt và neo đậu của tàu thuyền (Hình từ internet)

Quy định về lai dắt tàu thuyền

Theo Điều 64 Nghị định 58/2017/NĐ-CP quy định về việc sử dụng tàu lai hỗ trợ khi tàu thuyền vào, rời và hoạt động tại cảng biển được thực hiện như sau:

- Tàu thuyền có chiều dài lớn nhất từ 80 m trở lên khi điều động cập, rời cầu cảng, bến phao; cập mạn tàu thuyền khác; di chuyển vị trí, di chuyển trong luồng, quay trở trong phạm vi vùng nước trước cầu cảng, vùng nước bến phao, khu nước, vùng nước trong vùng nước cảng biển và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải phải sử dụng tàu lai hỗ trợ theo quy định.

- Việc quy định số lượng, công suất tàu lai hỗ trợ tàu thuyền, trường hợp phải sử dụng tàu lai căn cứ vào chiều dài lớn nhất, trọng tải, đặc tính của tàu, điều kiện thực tế tại khu vực, ý kiến của các tổ chức, cá nhân có liên quan và phải được quy định cụ thể tại Nội quy cảng biển.

- Thuyền trưởng của tàu thuyền có thể yêu cầu bổ sung số lượng tàu lai hoặc yêu cầu tàu lai có công suất lớn hơn khi cần thiết.

- Ngoài quy định tại Khoản 1 Điều 64 Nghị định 58/2017/NĐ-CP, Thuyền trưởng có thể yêu cầu tàu lai hỗ trợ nếu thấy cần thiết.

Quy định đối với việc neo đậu của tàu thuyền

Căn cứ Điều 65 Nghị định 58/2017/NĐ-CP quy định đối với việc neo đậu của tàu thuyền như sau:

- Khi tàu thuyền đã neo đậu an toàn tại vị trí được chỉ định, máy chính của tàu phải được duy trì ở trạng thái sẵn sàng hoạt động khi cần thiết; tàu thuyền phải được chiếu sáng vào ban đêm khi tầm nhìn bị hạn chế và duy trì đủ các báo hiệu, dấu hiệu cảnh báo theo quy định.

- Khi tàu thuyền bị trôi dạt, thuyền trưởng phải tiến hành ngay các biện pháp xử lý thích hợp để phòng ngừa tai nạn, sự cố hàng hải và thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải biết.

- Phương tiện thủy thô sơ, không tự hành chỉ được neo đậu ở khu vực riêng theo quy định của Giám đốc Cảng vụ hàng hải; trong quá trình neo đậu phải có đủ người và phương tiện hỗ trợ phù hợp để sẵn sàng điều động khi cần thiết.

Bên cạnh đó, tại Khoản 1, Điểm a Khoản 2 Điều 67 Nghị định 58/2017/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp cảng đối với hoạt động của tàu thuyền neo đậu như sau:

- Bố trí địa điểm tàu thuyền cập cầu, vào neo đậu hoặc dịch chuyển. Trước 16 giờ hàng ngày phải thông báo kế hoạch điều độ tàu vào, rời cảng cho Cảng vụ hàng hải để lập và triển khai kế hoạch điều động tàu; trường hợp có thay đổi, phải thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải biết để điều chỉnh kế hoạch điều động tàu thuyền trong ngày.

- Sau khi đã có thông báo của Cảng vụ hàng hải về kế hoạch điều động tàu thuyền, doanh nghiệp cảng phải thực hiện bố trí cầu cảng có đủ chiều dài và các điều kiện cần thiết khác theo quy định bảo đảm cho tàu thuyền cập cầu an toàn; cầu cảng phải có đủ ánh sáng, không có chướng ngại vật trên mặt cầu có thể gây trở ngại, gây nguy hiểm cho việc tàu neo đậu hoặc các hoạt động bình thường khác của thuyền viên và hành khách;

Ngoài ra, tại Khoản 3 Điều 69 Nghị định 58/2017/NĐ-CP quy định về trực ca khi tàu thuyền hoạt động tại cảng thì khi neo đậu trong vùng nước cảng biển, trên tàu luôn duy trì ít nhất 2/3 số lượng thuyền viên của tàu thuyền với các chức danh phù hợp, trong đó phải có thuyền trưởng hoặc đại phó và máy trưởng hoặc máy hai để điều động tàu thuyền hoặc xử lý trong các trường hợp khẩn cấp.

Quy định đối với việc neo chờ của tàu thuyền

Căn cứ Điều 66 Nghị định 58/2017/NĐ-CP về quy định đối với việc neo chờ của tàu thuyền bao gồm:

- Tàu thuyền có thời gian neo chờ không làm hàng hoặc đón trả khách, không hoạt động dịch vụ từ 30 ngày trở lên phải lập phương án cho tàu thuyền neo chờ gửi Cảng vụ hàng hải khu vực phê duyệt.

- Phương án cho tàu thuyền neo chờ gồm các nội dung cơ bản sau:

+ Tên tàu thuyền;

+ Chủ sở hữu và người quản lý, khai thác tàu thuyền;

+ Đặc điểm kỹ thuật của tàu thuyền;

+ Lý do neo chờ;

+ Thời gian và địa điểm dự kiến neo chờ;

+ Số lượng thuyền viên trên tàu trong thời gian tàu thuyền neo chờ;

+ Biện pháp bảo đảm an toàn cho tàu;

+ Biện pháp ứng phó sự cố cho tàu thuyền.

- Cảng vụ hàng hải căn cứ điều kiện thực tế, quyết định số lượng thuyền viên trên tàu và phê duyệt phương án an toàn neo chờ của tàu thuyền.

Để giúp mọi người thuận tiện trong việc tra cứu các mức phạt vi phạm giao thông, 

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã cho ra đời iThong – App tra cứu mức phạt giao thông:

Tải về App iThong trên Android TẠI ĐÂY

Tải về App iThong trên iOS TẠI ĐÂY

Hoặc Quét mã QR dưới đây:

Nguyễn Phạm Nhựt Tân

Chia sẻ bài viết lên facebook 7,642

Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079