Thứ tự tạm giữ giấy tờ của người vi phạm giao thông (Hình từ internet)
Ngày 01/8/2023, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông.
Cụ thể tại điểm d khoản 2 Điều 21 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền thì cán bộ Cảnh sát giao thông tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự (trừ khi các giấy tờ đó có dấu hiệu nghi giả, cần xác minh để làm rõ hành vi vi phạm thì được giữ thêm giấy tờ khác có liên quan):
- Giấy phép lái xe, Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ
- Giấy đăng ký xe hoặc bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực (trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký xe)
- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, Giấy xác nhận thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định (đối với loại phương tiện giao thông có quy định phải kiểm định)
- Giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện theo quy định của pháp luật để bảo đảm cho việc thi hành quyết định xử phạt;
Căn cứ theo Điều 27 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định trình tự giải quyết xử lý vi phạm giao thông như sau:
(1) Khi người vi phạm đến giải quyết vi phạm, thực hiện như sau:
- Tiếp nhận biên bản vi phạm hành chính từ người vi phạm và đối chiếu với hồ sơ vi phạm (trường hợp làm mất biên bản vi phạm hành chính, phải đối chiếu kỹ thông tin về nhân thân của người vi phạm với hồ sơ vi phạm); không giải quyết vụ việc đối với người trung gian (trừ trường hợp được ủy quyền theo quy định của pháp luật) hoặc ngoài vị trí quy định giải quyết vi phạm hành chính của đơn vị.
Đối với vụ việc cần xác minh làm rõ, thì báo cáo đề xuất người có thẩm quyền tổ chức xác minh;
- Thông báo hình thức, mức xử phạt, biện pháp ngăn chặn, biện pháp khác, kết quả thu thập được hành vi vi phạm bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định;
- Giao quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho người bị xử phạt hoặc người đại diện hợp pháp, người được ủy quyền;
- Tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu biên lai thu tiền phạt (hoặc chứng từ thu, nộp tiền phạt khác theo quy định của pháp luật) với hồ sơ vi phạm hành chính và lưu hồ sơ;
- Trả lại tang vật, phương tiện, giấy tờ bị tạm giữ theo thủ tục hành chính (trừ trường hợp bị tước quyền sử dụng hoặc bị tịch thu) theo quy định của pháp luật;
- Trường hợp giải quyết vụ việc theo thông báo vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ: Kiểm tra, đối chiếu các thông tin trên giấy thông báo, giấy tờ tùy thân; cho người vi phạm xem kết quả thu thập được hành vi vi phạm bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; lập biên bản vi phạm hành chính và thực hiện xử lý vi phạm theo quy định.
(2) Trường hợp người vi phạm thực hiện việc nộp tiền xử phạt vi phạm hành chính qua Cổng dịch vụ công Quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an
- Người có thẩm quyền xử phạt gửi thông tin xử phạt lên Cổng dịch vụ công; Cổng dịch vụ công tự động thông báo cho người vi phạm tra cứu thông tin quyết định xử phạt vi phạm hành chính thông qua số điện thoại người vi phạm đã đăng ký với cơ quan Công an tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính;
- Người vi phạm truy cập vào Cổng dịch vụ công thông qua số quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được thông báo hoặc số biên bản vi phạm hành chính để tra cứu thông tin quyết định xử phạt vi phạm hành chính; nộp tiền xử phạt vi phạm hành chính, đăng ký nhận lại giấy tờ bị tạm giữ qua dịch vụ bưu chính công ích;
- Người có thẩm quyền xử phạt tra cứu biên lai điện tử thu tiền xử phạt vi phạm hành chính được hệ thống Cổng dịch vụ công gửi về để in, lưu hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính và làm căn cứ trả lại giấy tờ bị tạm giữ theo quy định của pháp luật;
- Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trả lại giấy tờ bị tạm giữ, hết thời hạn tước cho người vi phạm qua dịch vụ bưu chính công ích.
(3) Trường hợp người vi phạm thực hiện nộp phạt vi phạm hành chính thông qua dịch vụ bưu chính công ích thì thực hiện theo quy định tại Điều 20 Nghị định 118/2021/NĐ-CP.
(4) Trường hợp người vi phạm không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính hoặc văn bản thông báo của người có thẩm quyền xử phạt mà chủ phương tiện, người vi phạm chưa đến giải quyết, xử lý (đối với phương tiện giao thông có quy định phải kiểm định) thì người có thẩm quyền xử phạt gửi thông báo cho cơ quan Đăng kiểm để phối hợp xử lý theo quy định tại Nghị định 139/2018/NĐ-CP và Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Lưu ý: Việc xử phạt vi phạm hành chính trên môi trường điện tử được thực hiện khi đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin.
Xem thêm Thông tư 32/2023/TT-BCA có hiệu lực kể từ ngày 15/9/2023.
Thông tư 65/2020/TT-BCA; Điều 4, khoản 11, khoản 12, khoản 13, khoản 14 Điều 7 Thông tư 15/2022/TT-BCA hết hiệu lực kể từ ngày 15/9/2023.
Để giúp mọi người thuận tiện trong việc tra cứu các mức phạt vi phạm giao thông,
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã cho ra đời iThong – App tra cứu mức phạt giao thông:
Tải về App iThong trên Android TẠI ĐÂY
Tải về App iThong trên iOS TẠI ĐÂY
Hoặc Quét mã QR dưới đây:
Hồ Quốc Tuấn