05 trường hợp được cải tạo hệ thống phanh, hệ thống treo, hệ thống lái của xe cơ giới (Hình từ Internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Ngày 29/12/2023, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 43/2023/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 85/2014/TT-BGTVT quy định về cải tạo phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, Thông tư 42/2018/TT-BGTVT và Thông tư 16/2022/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Thông tư trong lĩnh vực đăng kiểm.
Cụ thể từ ngày 15/02/2024, các trường hợp sau đây sẽ được phép cải tạo hệ thống phanh, hệ thống treo, hệ thống lái của xe cơ giới:
(1) Cải tạo lắp đặt hoặc tháo bỏ bàn đạp phanh phụ trên xe tập lái, xe sát hạch lái xe;
(2) Cải tạo để cung cấp năng lượng và điều khiển hệ thống phanh của rơ moóc, sơ mi rơ moóc;
(3) Cải tạo đối với xe cơ giới tay lái nghịch;
(4) Cải tạo các cơ cấu điều khiển và ghế ngồi phù hợp với chức năng vận động của người khuyết tật điều khiển xe;
(5) Cải tạo theo đề nghị của nhà sản xuất xe (có văn bản xác nhận của nhà sản xuất xe hoặc đại diện được ủy quyền hợp pháp của nhà sản xuất xe nêu rõ nội dung đề nghị cải tạo kèm theo tài liệu hướng dẫn và danh sách các linh kiện, cụm linh kiện được sử dụng để thay thế) đối với một số trường hợp sau:
- Đối với hệ thống phanh: thay đổi một số linh kiện, cụm linh kiện của hệ thống phanh nhằm loại bỏ các nguy cơ tiềm ẩn về mất an toàn hoặc để nâng cao hiệu quả phanh;
- Đối với hệ thống lái: thay đổi một số linh kiện, cụm linh kiện của hệ thống lái nhằm loại bỏ các nguy cơ tiềm ẩn về mất an toàn hoặc để nâng cao tính tiện nghi và an toàn;
- Đối với hệ thống treo: thay đổi một số linh kiện, cụm linh kiện của hệ thống treo bằng cách lắp đặt các linh kiện, cụm linh kiện có khả năng chịu tải tương đương (không nhằm mục đích tăng khối lượng hàng chuyên chở) nhằm loại bỏ các nguy cơ tiềm ẩn về mất an toàn.
Cụ thể tại Điều 5 Thông tư 85/2014/TT-BGTVT (sửa đổi tại Thông tư 16/2022/TT-BGTVT), hồ sơ thiết kế xe cơ giới cải tạo bao gồm:
- Bản chính (đối với trường hợp nộp trực tiếp hoặc nộp qua hệ thống bưu chính) hoặc tài liệu dạng điện tử (đối với trường hợp nộp qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) thuyết minh thiết kế kỹ thuật xe cơ giới theo quy định tại mục A của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 85/2014/TT-BGTVT;
- Bản chính (đối với trường hợp nộp trực tiếp hoặc nộp qua hệ thống bưu chính) hoặc tài liệu dạng điện tử (đối với trường hợp nộp qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) bản vẽ kỹ thuật theo quy định tại mục B của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 85/2014/TT-BGTVT.
Theo Điều 8 Thông tư 85/2014/TT-BGTVT (sửa đổi tại Thông tư 43/2023/TT-BGTVT) đã có những quy định về trách nhiệm thẩm định thiết kế xe cơ giới cải tạo như sau:
- Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện thẩm định thiết kế cải tạo xe cơ giới đối với:
+ Cải tạo các loại xe khác thành xe chuyên dùng, ô tô đầu kéo;
+ Cải tạo đối với xe cơ giới tay lái nghịch;
+ Các trường hợp quy định tại điểm đ khoản 5 Điều 4 Thông tư 85/2014/TT-BGTVT.
- Sở Giao thông vận tải thực hiện thẩm định thiết kế cải tạo xe cơ giới, trừ các trường hợp quy định đã được nêu ở trên.
Để giúp mọi người thuận tiện trong việc tra cứu các mức phạt vi phạm giao thông, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã cho ra đời iThong – App tra cứu mức phạt giao thông: Tải về App iThong trên Android TẠI ĐÂY Tải về App iThong trên iOS TẠI ĐÂY Hoặc Quét mã QR dưới đây: |