Đề xuất bổ sung nhiều chức năng mới trên thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô (Hình từ Internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Đây là những nội dung được đề cập tại dự thảo Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô - sửa đổi 1:2024 QCVN 31:2014/BGTVT do Bộ Giao thông vận tải là cơ quan soạn thảo.
Dự thảo Thông tư |
Hiện tại tại QCVN 31:2014/BGTVT, thiết bị giám sát hành trình sẽ phải phát tín hiệu cảnh báo bằng âm thanh với âm lượng không nhỏ hơn 65 dB (A) khi đo ở khoảng cách 10 cm, tần suất từ 60 đến 120 lần trên phút, bảo đảm người lái xe có thể nghe được khi đang lái xe trong trường hợp: xe chạy quá tốc độ, lái xe điều khiển phương tiện quá 4 giờ liên tục.
Ngoài các trường hợp nêu trên, tại dự thảo Thông tư này, Bộ Giao thông vận tải đề xuất thêm trường hợp thiết bị giám sát hành trình sẽ phải phát tín hiệu cảnh báo bằng âm thanh với trường hợp lái xe không thực hiện đăng nhập trước khi phương tiện di chuyển để xác định rõ người lái xe.
Đồng thời cũng bổ sung quy định về tốc độ cài đặt trên thiết bị giám sát hành trình để các đơn vị có cơ sở cài đặt cảnh báo quá tốc độ cho phương tiện theo điều kiện thực tế và theo quy định tại Thông tư 31/2019/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải
Theo đó, tốc độ giới hạn được cài đặt trên thiết bị trên cơ sở tốc độ tối đa cho phép đối với từng loại xe cơ giới tham gia giao thông trên đường đôi, đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc) hoặc tốc độ tối đa theo từng cung đường trên bản đồ số.
Để phục vụ việc cảnh báo vi phạm thời gian lái xe của tài xế, dự thảo cũng đề xuất bổ sung quy định về cài đặt thời gian lái xe liên tục trong chức năng cài đặt tham số của thiết bị giám sát hành trình.
Hiện hành tại QCVN 31:2014/BGTVT, thiết bị giám sát hành trình phải có khả năng cài đặt được các tham số ban đầu như sau:
+ Biển số xe;
+ Hệ số xung/km (đối với thiết bị đo tốc độ theo phương pháp xung);
+ Phương pháp đo tốc độ;
+ Tốc độ giới hạn;
+ Ngày lắp đặt, sửa đổi thiết bị.
Cụ thể, phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình ở vị trí lái xe quan sát được đèn báo trạng thái hoạt động của thiết bị; phía trên mặt bảng điều khiển của lái xe phải có đầy đủ các bộ phận: cổng kết nối máy tính, bảng hướng dẫn sử dụng thiết bị giám sát hành trình, các tín hiệu thông báo trạng thái hoạt động theo quy định tại mục 2.1.1 của QCVN 31:2014/BGTVT.
Trường hợp lắp đặt thiết bị giám sát hành trình ở vị trí khuất tầm nhìn của lái xe thì phải gắn cố định trên mặt bảng điều khiển các bộ phận sau: cổng kết nối máy tính, bảng hướng dẫn sử dụng TBGSHT, các đèn báo hiệu lặp lại tín hiệu thông báo trạng thái hoạt động theo quy định tại mục 2.1.1 của QCVN 31:2014/BGTVT.
Bảng hướng dẫn sử dụng thiết bị giám sát hành trình phải thể hiện các thông tin sau:
+ Số điện thoại, địa chỉ liên hệ của nhà cung cấp thiết bị giám sát hành trình;
+ Thao tác đăng nhập, đăng xuất lái xe;
+ Trạng thái hoạt động của thiết bị thông qua tín hiệu, báo hiệu;
+ Thao tác kết nối máy tính với thiết bị giám sát hành trình.
Để giúp mọi người thuận tiện trong việc tra cứu các mức phạt vi phạm giao thông, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã cho ra đời iThong – App tra cứu mức phạt giao thông: Tải về App iThong trên Android TẠI ĐÂY Tải về App iThong trên iOS TẠI ĐÂY Hoặc Quét mã QR dưới đây: |