Phương Thảo
1. Hướng dẫn quy tắc áp dụng án lệ khi xét xửTừ ngày 16/12/2015, quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ được thực hiện theo Nghị quyết
03/2015/NQ-HĐTP . Theo đó:
- Sau 45 ngày kể từ ngày được công bố hoặc được quy định trong quyết định công bố của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC), án lệ phải được nghiên cứu, áp dụng để xét xử.
- Thẩm phán, Hội thẩm áp dụng án lệ phải viện dẫn số bản án, quyết định của Toà án chứa đựng án lệ; phân tích, làm rõ tính chất, tình tiết tương tự giữa vụ việc trong án lệ và vụ việc đang được giải quyết.
- Trường hợp Luật; Pháp lệnh; Nghị định; Nghị quyết của Quốc hội, của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thay đổi dẫn đến án lệ không còn phù hợp thì án lệ đương nhiên bị hủy bỏ và không được áp dụng.
- Trường hợp chuyển biến tình hình mà án lệ không còn phù hợp và pháp luật chưa có quy định mới thì Hội đồng Thẩm phán TANDTC có trách nhiệm xem xét huỷ bỏ án lệ.
2. Sửa đổi quy định về quản lý biên chế công chứcNghị định
110/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định
21/2010/NĐ-CP về quản lý biên chế công chức về những nội dung sau:
- Hồ sơ điều chỉnh biên chế công chức.
- Trách nhiệm của Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập.
- Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
- Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 15/12/2015.
3. Vốn tối thiểu duy trì doanh nghiệp cảng hàng không Từ ngày 12/12/2015, Nghị định
102/2015/NĐ-CP về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay bắt đầu có hiệu lực thi hành.
Theo đó, Điều kiện về vốn tối thiểu đối với thành lập và duy trì kinh doanh của doanh nghiệp cảng hàng không được quy định như sau:
- Kinh doanh tại cảng hàng không quốc tế: 200 tỷ đồng Việt Nam
- Kinh doanh tại cảng hàng không nội địa: 100 tỷ đồng Việt Nam.
- Tỷ lệ vốn nhà nước không được thấp hơn 65% vốn điều lệ, tỷ lệ vốn của nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá 30% vốn điều lệ và phải là pháp nhân Việt Nam.
Nghị định này thay thế Nghị định
83/2007/NĐ-CP .
4. Quy định mới về quản lý và hạch toán cổ phiếu quỹTheo Thông tư
162/2015/TT-BTC thì việc quản lý và hạch toán cổ phiếu quỹ được quy định như sau:
- Cổ phiếu quỹ được coi là cổ phần chưa bán theo quy định tại Khoản 4 Điều 111 Luật Doanh nghiệp.
- Cổ phiếu quỹ không có quyền biểu quyết, nhận lợi tức, các quyền phát sinh từ việc chào bán, phát hành thêm cổ phiếu và các quyền khác.
- Cổ phiếu quỹ có thể được tiêu hủy để giảm vốn điều lệ theo Quyết định của Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ).
- Công ty đại chúng phải báo cáo UBCKNN, đồng thời công bố thông tin về việc tiêu hủy cổ phiếu trên phương tiện thông tin đại chúng trong 24 giờ kể từ khi tiêu hủy cổ phiếu quỹ.
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có Quyết định của ĐHĐCĐ về việc tiêu hủy cổ phiếu quỹ, công ty đại chúng phải làm thủ tục điều chỉnh giảm vốn điều lệ.
- Việc quản lý, hạch toán và tiêu hủy cổ phiếu quỹ thực hiện theo các nguyên tắc hạch toán kế toán.
- Trường hợp phát sinh cổ phiếu quỹ sau quá trình hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp thì phải xử lý theo pháp luật.
Thông tư
162/2015/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 15/12/2015, thay thế Thông tư
130/2012/TT-BTC và Thông tư
204/2012/TT-BTC .
5. Quy định về Kiểm soát người, phương tiện của CSCĐTừ ngày 20/12/2015, việc tuần tra, kiểm soát bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội của lực lượng cảnh sát cơ động (CSCĐ) được thực hiện theo Thông tư
58/2015/TT-BCA .
Theo đó, lực lượng CSCĐ chỉ được kiểm tra, kiểm soát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu khi có một trong các căn cứ sau:
- Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự.
- Có căn cứ cho rằng trong người, phương tiện có cất giấu đồ vật, tài liệu, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (VPHC), nếu không khám ngay thì sẽ bị tẩu tán, tiêu hủy.
- Khi phát hiện ngườiphạm tội quả tang, đang bị truy nã, truy tìm.
Thông tư này thay thế cho Quyết định số
910/2006/QĐ-BCA(C11) .
6. Tiêu chí lựa chọn dự án đầu tư theo hình thức PPPTừ ngày 15/12/2015, Thông tư
38/2015/TT-BCT quy định chi tiết về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công thương bắt đầu có hiệu lực thi hành.
Theo đó, Dự án do Bộ Công thương đề xuất thuộc lĩnh vực đầu tư quy định tại Điều 3 của Thông tư này được lựa chọn thực hiện theo hình thức PPP phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định
15/2015/NĐ-CP cụ thể:
- Phù hợp với các quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành Công thương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Có khả năng thu hút và tiếp nhận nguồn vốn thương mại, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của nhà đầu tư.
- Có khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ liên tục, ổn định, đạt chất lượng đáp ứng nhu cầu sử dụng.
- Có tổng vốn đầu tư từ 20 tỷ đồng trở lên, trừ dự án đầu tư theo hợp đồng Kinh doanh - Quản lý.
7. Mẫu báo cáo trong hoạt động đo đạc và bản đồNgày 30/10/2015, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư
46/2015/TT-BTNMT quy định về chế độ báo cáo trong hoạt động đo đạc và bản đồ.
Theo đó, báo cáo trong hoạt động đo đạc và bản đồ được lập theo các mẫu gồm:
- Báo cáo tình hình hoạt động đo đạc và bản đồ
- Báo cáo tình hình hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành.
- Báo cáo tình hình hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng và bảo vệ công trình xây dựng đo đạc bản đồ.
Báo cáo trong hoạt động đo đạc và bản đồ được lập định kỳ mỗi năm 01 lần, tính từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 hàng năm.
Ngoài việc thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ, tổ chức được cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ có trách nhiệm báo cáo đột xuất về tình hình hoạt động đo đạc và bản đồ theo yêu cầu đó.
Thông tư
46/2015/TT-BTNMT có hiệu lực từ ngày 15/12/2015 và thay thế Quyết định
04/2007/QĐ-BTNMT .
8. Tăng thuế nhập khẩu ưu đãi của xe ô tô thuộc nhóm 87.04Quy định này được đề cập tại Thông tư
163/2015/TT-BTC sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với xe có động cơ dùng để vận tải hàng hóa thuộc nhóm 87.04.
Theo đó, mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với xe có động cơ dùng để vận tải hàng hóa thuộc nhóm 87.04 tăng so với trước. Cụ thể như sau:
- Tăng từ 30% lên 50% đối với xe có tổng trọng lượng có tải tối đa trên 10 tấn nhưng không quá 20 tấn thuộc mã hàng 8704.10.25.
- Tăng từ 20% lên 50% đối với xe có tổng trọng lượng có tải tối đa trên 20 tấn nhưng không quá 24 tấn thuộc mã hàng 8704.10.26.
- Tăng từ 15% lên 20% đối với:
+ Xe thu gom phế thải có bộ phận nén phế thải thuộc mã hàng 8704.21.22, 8704.22.22, 8704.23.22…
+ Xe xi téc; xe chở xi măng kiểu bồn thuộc mã hàng 8704.21.23…
+ Xe chở bùn có thùng rời nâng hạ được thuộc mã hàng 8704.21.25, 8704.22.45, 8704.23.45…
+ Xe đông lạnh thuộc mã hàng 8704.22.21, 8704.23.21…
Thông tư
163/2015/TT-BTC có hiệu lực kể từ ngày 20/12/2015.
9. Điều kiện nhập khẩu sản phẩm CNTT đã qua sử dụng để sửa chữaTừ ngày 15/12/2015, Thông tư
31/2015/TT-BTTTT hướng dẫn đối với hoạt động xuất, nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin (CNTT) đã qua sử dụng bắt đầu có hiệu lực thi hành.
Theo đó, đối với hoạt động gia công tái chế, sửa chữa các sản phẩm CNTT đã qua sử dụng thuộc Danh mục cấm nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài để thực hiện tại Việt Nam cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
- Là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định pháp luật Việt Nam.
- Có phương án, biện pháp xử lý phế liệu, phế thải của quá trình gia công, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường được Sở Tài nguyên Môi trường tại địa phương nơi thực hiện hoạt động phê duyệt.
- Tái xuất toàn bộ sản phẩm, hàng hóa ra nước ngoài sau quá trình gia công, không được phép tiêu thụ tại Việt Nam.
- Được Bộ Thông tin Truyền thông cho phép thực hiện hoạt động gia công.
Thông tư này thay thế Thông tư
11/2012/TT-BTTTT .
10. Quy định mới về hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏNgày 28/10/2015, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư
13/2015/TT-BKHĐT về danh mục lĩnh vực ưu tiên hỗ trợ và tiêu chí lựa chọn đối tượng ưu tiên hỗ trợ của Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Theo đó, điều kiện để được ưu tiên hỗ trợ như sau:
- Đáp ứng tiêu chí đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Có dự án đầu tư, phương án sản suất kinh doanh thuộc các ngành:
+ Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.
+ Công nghiệp chế biến, chế tạo.
+ Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải nước thải.
- Quỹ sẽ ưu tiên cho vay đối với doanh nghiệp đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chí sau sau:
+ Sản xuất sản phẩm chất lượng cao, vật liệu mới, năng lượng mới.
+ Đổi mới trang thiết bị kỹ thuật làm tăng năng suất lao động; chế tạo, sử dụng công nghệ mới, công nghệ cao.
+ Năng lực, kinh nghiệm quản trị điều hành của người quản lý; lịch sử, uy tín tín dụng của doanh nghiệp.
+ Tạo nhiều việc làm mới; sử dụng nhiều lao động nữ.
+ Sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường, bảo vệ môi trường…
Thông tư
13/2015/TT-BKHĐT có hiệu lực ngày 13/12/2015.