Xuân Ngọc
1. Biểu mức thuế suất thuế tài nguyên 2016Từ ngày 01/7/2016, Nghị quyết
1084/2015/UBTVQH13 về việc ban hành biểu mức thuế suất thuế tài nguyên bắt đầu có hiệu lực thi hành.
Theo đó, thuế suất đối với nhóm khoáng sản kim loại như sau:
- Sắt: tăng từ 12% lên 14%
- Măng gan: tăng từ 11% lên 14%
- Ti-tan: tăng từ 16% lên 18%
- Vàng: tăng từ 15% lên 17%
- Đất hiếm: tăng từ 15% lên 18%
- Bạch kim, bạc, thiếc: tăng từ 10% lên 12%
- Vônphờram, ăng-ti-moan: Tăng từ 18% lên 20%
- Chì, kẽm: tăng từ 10% lên 15%
- Nhôm, Bôxít: vẫn giữ nguyên mức 12%
- Đồng: tăng từ 13% lên 15%
- Niken: vẫn giữ nguyên mức 10%
- Khoáng sản kim loại khác (bao gồm cả côban, môlipđen, thủy ngân, manhê, vanadi): tăng từ 10% lên 15%
Đồng thời, Nghị quyết 1084/2015/UBTVQH13 còn quy định mức thuế suất tài nguyên đối với khoáng sản không kim loại; sản phẩm của rừng tự nhiên; hải sản tự nhiên; nước thiên nhiên; yến sào thiên nhiên và một số tài nguyên khác; dầu thô và khí thiên nhiên, khí than.
2. Biểu thuế suất thuế nhập khẩu hàng hóa từ LàoNgày 31/12/2015, Bộ Tài chính ban hành Thông tư
216/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế suất thuế nhập khẩu để thực hiện Hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam – Lào.
Theo đó, gồm 03 loại danh mục thuế suất như sau:
- Danh mục hàng hóa có xuất xứ từ Lào khi nhập khẩu vào Việt Nam được áp dụng giảm 50% mức thuế suất thuế nhập khẩu ATIGA.
- Danh mục hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ Lào khi nhập khẩu vào Việt Nam không được hưởng ưu đãi thuế quan.
- Danh mục hàng hóa có xuất xứ từ Lào khi nhập khẩu vào Việt Nam được áp dụng chế độ hạn ngạch thuế quan 0% hàng năm.
Thông tư
216/2015/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/02/2016 đến ngày 03/10/2020 và thay thế Thông tư
36/2012/TT-BTC .
Hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ Lào, đăng ký tờ khai hải quan kể từ ngày 03/10/2015 đến trước ngày 14/02/2016, nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Thông tư này thì được áp dụng ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu theo hướng dẫn tại Thông tư này.
Số tiền thuế chênh lệch giữa số thuế đã nộp với số thuế tính theo mức thuế suất thuế nhập khẩu quy định tại Thông tư này sẽ được hoàn trả.
3. Quy định mới về sử dụng hóa đơn đối với thương nhânThông tư
218/2015/TT-BTC quy định về việc sử dụng hóa đơn đối với thương nhân thực hiện mua bán, trao đổi hàng hoá tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu theo Quyết định
52/2015/QĐ-TTg như sau:
- Thương nhân thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu phải sử dụng hóa đơn theo quy định.
- Khi bán hàng hóa có giá trị từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần thì phải xuất hóa đơn giao cho người mua và phải chịu trách nhiệm về nguồn gốc hàng hóa.
- Trường hợp khi bán hàng hóa từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.
- Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Thông tư
218/2015/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 14/02/2016.
4. Dành 13.055 tỷ đồng để tăng lương, tinh giản biên chế 2016Đây là nội dung được đề cập tại Quyết định
2643/QĐ-BTC ngày 14/12/2015 của Bộ Tài chính về công bố công khai số liệu dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2016.
Theo đó, tổng chi cân đối Ngân sách Nhà nước năm 2016 là 1.273.200 tỷ đồng. Cụ thể như sau:
- Chi đầu tư phát triển 254.950 tỷ đồng.
- Chi trả nợ và viện trợ 155.100 tỷ đồng.
- Chi thường xuyên 823.995 tỷ đồng.
- Chi cải cách tiền lương, tinh giản biên chế 13.055 tỷ đồng.
- Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 100 tỷ đồng.
- Dự phòng 26.000 tỷ đồng.
Quyết định
2643/QĐ-BTC có hiệu lực kể từ ngày ký.
5. Hướng dẫn mới về đối tượng tham gia bảo hiểm y tếThông tư liên tịch
09/2015/TTLT-BCA-BYT-BTC hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế (BHYT) đối với người lao động (NLĐ), học sinh, sinh viên, thân nhân sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong Công an nhân dân (CAND) quy định đối tượng tham gia BHYT như sau:
- Đối tượng do NLĐ, Công an đơn vị, địa phương đóng BHYT:
+ Công dân được tạm tuyển trước khi chính thức được tuyển chọn vào CAND.
+ Công nhân Công an.
+ NLĐ làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên.
- Đối tượng do ngân sách nhà nước (NSNN) đóng BHYT:
+ Thân nhân sĩ quan, hạ sĩ quan đang công tác, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, học viên CAND đang học tập tại các trường trong và ngoài CAND hưởng sinh hoạt phí từ NSNN (Xem chi tiết tại Điểm a Khoản 2 Điều 3).
+ Học sinh trường văn hóa CAND.
+ Sinh viên là người nước ngoài đang học tập tại trường CAND, được cấp học bổng từ NSNN.
- Đối tượng được NSNN hỗ trợ đóng BHYT là sinh viên hệ dân sự đang học tập tại các trường CAND.
Thông tư liên tịch
09/2015/TTLT-BCA-BYT-BTC có hiệu lực từ ngày 11/02/2016.
6. Chuyển nhượng vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp nhà nướcTừ ngày 15/02/2016, Thông tư
219/2015/TT-BTC hướng dẫn Nghị định
91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn và quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp bắt đầu có hiệu lực thi hành.
Theo đó, việc chuyển nhượng vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp nhà nước được quy định như sau:
- Đối với chuyển nhượng vốn tại công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên:
+ Thực hiện bán, chuyển nhượng với giá thỏa thuận trong trường hợp doanh nghiệp nhà nước yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình hoặc chuyển nhượng cho thành viên khác trong công ty;
+ Bán đấu giá công khai hoặc thỏa thuận trực tiếp cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên.
- Đối với chuyển nhượng vốn tại công ty cổ phần:
+ Giá thoả thuận khi chuyển nhượng vốn (cổ phiếu) đã đăng ký, niêm yết phải đảm bảo trong biên độ giá giao dịch (giới hạn giao động giá của mã chứng khoán) tại ngày chuyển nhượng; và
+ Không được thấp hơn giá cổ phiếu xác định theo giá trị sổ sách của công ty, căn cứ vào tổng giá trị vốn chủ sở hữu chia cho vốn điều lệ của công ty tại thời điểm chuyển nhượng.
Thông tư này thay thế Thông tư
220/2013/TT-BTC .