- Cấp độ phòng ngừa: gồm các biện pháp áp dụng với cộng đồng, gia đình và mọi trẻ em nhằm nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức về bảo vệ trẻ em, xây dựng môi trường an toàn, giảm nguy cơ trẻ em bị xâm hại.
- Cấp độ hỗ trợ: gồm các biện pháp áp dụng với trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi hoặc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nhằm kịp thời phát hiện, giảm, loại bỏ nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em.
- Cấp độ can thiệp: gồm các biện pháp áp dụng đối với trẻ em và gia đình trẻ em bị xâm hại nhằm ngăn chặn hành vi xâm hại; chăm sóc phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Ngoài ra, Luật còn quy định các yêu cầu bảo vệ trẻ em như: việc bảo vệ phải bảo đảm tính hệ thống, liên tục, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành; trẻ em được ưu tiên bảo vệ tại gia đình, việc đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội chỉ là biện pháp tạm thời.
Luật trẻ em 2016 có hiệu lực từ ngày 01/6/2017.