Theo đó, việc đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên của các Bộ, cơ quan Trung ương, UBND các tỉnh/thành phố… được xác định trên 4 nội dung với thang điểm tối đa là 100 điểm. Cụ thể:
- Tối đa 10 điểm đối với công tác chỉ đạo, điều hành về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
- Tối đa 40 điểm đối với kết quả tiết kiệm dự toán chi thường xuyên (loại trừ số kinh phí đã thực hiện tiết kiệm để cải cách tiền lương);
- Tối đa 40 điểm đối với kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của đơn vị dự toán ngân sách cấp dưới trực tiếp;
- Tối đa 10 điểm đối với hoạt động tuyên truyền, phổ biến, thanh tra, kiểm tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Thông tư 129/2017/TT-BTC có hiệu lực kể từ ngày 01/02/2018 và việc chấm điểm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên quy định tại Thông tư này thực hiện từ năm ngân sách 2018.