Ms. Mỹ Trang
Theo đó, căn cứ vào yêu cầu quản lý nhà nước, cơ quan có thẩm quyền tiến hành thanh tra toàn bộ hoặc một số nội dung quy định tại Điều 31 Nghị định
120/2006/NĐ-CP ngày 20/10/2006.
Cụ thể, hoạt động thanh tra trách nhiệm phòng ngừa tham nhũng bao gồm: Thanh tra việc xây dựng, thực hiện chương trình phòng, chống tham nhũng; công khai, minh bạch hoạt động tài chính; minh bạch trong mua sắm công và quản lý dự án đầu tư xây dựng; huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân; minh bạch trong quản lý, sử dụng đất; minh bạch hoạt động giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức; thực hiện quy tắc đạo đức nghề nghiệp; chuyển đổi vị trí công tác của công chức, viên chức; thực hiện tặng quà, nhận quà tặng và nộp lại quà tặng; minh bạch tài sản, thu nhập; thực hiện cải cách hành chính.
Đối với trách nhiệm phát hiện, xử lý tham nhũng, nội dung thanh tra sẽ gồm: xử lý tin báo, giải quyết tố cáo hành vi tham nhũng; phát hiện, xử lý người có hành vi tham nhũng; thực hiện các kiến nghị; báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng; xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra hành vi tham nhũng.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 03/9/2012.
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN