Ms. Minh Nguyệt
Theo đó, ngoài việc chủ cơ sở và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm phải được tập huấn và được cấp Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm, họ còn phải đáp ứng một số yêu cầu khác như: Phải được khám sức khỏe tại các cơ sở y tế từ cấp quận, huyện, tương đương trở lên và được cấp Giấy xác nhận đủ sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế; Phải mặc trang phục bảo hộ riêng; Không hút thuốc, khạc nhổ trong khu vực kinh doanh thực phẩm; Không được mắc các bệnh, chứng bệnh thuộc danh mục các bệnh hoặc chứng bệnh truyền nhiễm mà người lao động không được phép tiếp xúc trực tiếp vào quá trình kinh doanh thực phẩm.
Bên cạnh đó, thực phẩm kinh doanh phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, còn hạn sử dụng; Cơ sở kinh doanh thực phẩm phải có đủ diện tích để bố trí các khu vực bày bán thực phẩm, khu vực chứa đựng, bảo quản và thuận tiện để vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm; không bị ngập nước, đọng nước,…
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/11/2012 và bãi bỏ Quyết định số
39/2005/QĐ-BYT.
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN