Theo đó, các hành vi cấm trong đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng phục vụ quốc phòng, an ninh được quy định như sau:
- Lợi dụng hoạt động ngành, nghề đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng phục vụ quốc phòng, an ninh để xâm hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
- Đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng phục vụ quốc phòng, an ninh khi không được cấp có thẩm quyền đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ hoặc lựa chọn qua thủ tục đấu thầu…
- Vi phạm quy định pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về bảo mật thông tin dưới mọi hình thức.
- Chuyển giao sản phẩm chưa hoàn chỉnh, sản phẩm bị lỗi, hư hỏng, kém chất lượng trong quá trình sản xuất, kinh doanh quân trang, quân dụng cho bên thứ ba khi chưa được cấp có thẩm quyền chấp thuận.
- Cung cấp văn bản không đúng với thực tế nhằm đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng phục vụ quốc phòng, an ninh.
- Cản trở hoặc không chấp hành công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng phục vụ quốc phòng, an ninh.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở, gây phiền hà, xâm phạm quyền tự do đầu tư kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp;…
Nghị định 101/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 30/01/2023.