Theo đó, thời hạn giám định tư pháp (GĐTP) theo vụ việc trong lĩnh vực BHXH, BHTN được quy định như sau:
- Thời hạn GĐTP theo vụ việc được tính từ ngày cơ quan, tố chức GĐTP theo vụ việc nhận được quyết định trưng cầu giám định và đầy đủ hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật nêu tại quyết định trưng cầu giám định.
- Thời hạn GĐTP theo vụ việc lĩnh vực BHXH, BHTN thực hiện theo thời hạn được ghi trong quyết định trưng cầu của người trưng cầu giám định.
- Thời hạn GĐTP tối đa đối với các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 2 Điều 17 Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH với từng loại việc giám định như sau:
+ Giám định các nội dung liên quan đến thu BHXH, thu BHTN, thời hạn giám định tối đa là 01 tháng;
+ Giám định các nội dung liên quan đến giải quyết hưởng các chế độ BHXH thời hạn giám định tối đa là 02 tháng;
+ Giám định các nội dung liên quan đến chi trả các chế độ BHXH, BHTN, thời hạn giám định tối đa là 01 tháng;
+ Giám định các nội dung khác liên quan đến lĩnh vực BHXH, BHTN thuộc thẩm quyền giải quyết của BHXH Việt Nam, thời hạn giám định tối đa là 03 tháng;
- Trường hợp giám định theo vụ việc có từ 02 nội dung giám định khác nhau trở lên quy định tại Điều 3 Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH hoặc có tính chất phức tạp liên quan đến nhiều tố chức, cá nhân, thời hạn giám định tối đa là 04 tháng.
- Trường hợp cần thiết, cá nhân người GĐTP, tổ chức GĐTP theo vụ việc có văn bản đề nghị cơ quan trưng cầu giám định gia hạn theo thấm quyền.
Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 10/01/2023.