Ms.Thụy Hân
-
Nhóm ngành máy tính bao gồm ngành kỹ thuật phần cứng và phần mềm.
Nội dung khóa học bao gồm những kiến thức cơ bản về kỹ thuật điện tử, kỹ thuật và công nghệ máy vi tính và những kiến thức chuyên ngành; bảo đảm khi tốt nghiệp người học có thể thực hiện các công việc liên quan đến phần cứng hoặc phần mềm máy tính.
-
Nhóm ngành khai thác vận tải bao gồm đào tạo ngành khai thác vận tải đường bộ và vận tải đường sắt.
Đối với vận tải đường bộ, người học sẽ được đào tạo về pháp luật giao thông đường bộ; cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ; cấu tạo và khai thác kỹ thuật ô tô, những kiến thức chuyên môn về tổ chức vận tải hành khách và hàng hóa bằng ô tô…
Học viên ngành vận tải đường sắt sẽ được đào tạo kỹ thuật, cơ kỹ thuật, đường sắt, sức kéo đầu máy, kinh tế vận tải, luật vận tải đường sắt, tổ chức chạy tàu, tổ chức vận tải hàng hóa, tổ chức vận tải hành khách và du lịch đường sắt…
-
Nhóm ngành chế biến sẽ bao gồm ngành chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống; công nghệ kỹ thuật chế biến sản phẩm cây nhiệt đới, đường, bánh kẹo, muối…; cùng với công nghệ da giày và sản xuất các sản phẩm từ da; kỹ thuật thuật sản xuất bột giấy và giấy.
-
Nhóm ngành Công nghệ bao gồm các ngành Công nghệ hóa học, vật liệu, luyện kim và môi trường, Công nghệ kỹ thuật cơ khí; Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông; Công nghệ dầu khí và khai thác.
Các chương trình đào tạo này yêu cầu học viên phải trải qua 5 học phần bao gồm cả học phần chung, chuyên môn và thi tốt nghiệp.
Bên cạnh kiến thức chuyên môn, người học cũng được trang bị những kiến thức về tin học, ngoại ngữ, giáo dục thể chất, chính trị, pháp luật, giáo dục quốc phòng - an ninh. Bảo đảm sau khi tốt nghiệp có thể tham gia làm việc trong những lĩnh vực liên quan và có thể học lên các trình độ cao hơn.
Nội dung cụ thể các chương trình học được quy định tại các Thông tư
13/2013/TT-BGDĐT, 14/2013/TT-BGDĐT, 15/2013/TT-BGDĐT và
17/2013/TT-BGDĐT.
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN