Theo đó, sửa đổi quy định về diện tích triển khai dự án dược liệu quý thành:
- Tổng diện tích các khu vực triển khai dự án vùng trồng dược liệu quý tối thiểu là 210 ha, không nhất thiết liền thửa bao gồm: các vùng nuôi trồng dược liệu, khu vực nhà xưởng, cơ sở bảo quản, cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải, giao thông, điện nước trong phạm vi, quy mô dự án.
Ưu tiên hỗ trợ dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý có ứng dụng công nghệ cao.
- Tổng diện tích các khu vực triển khai dự án Trung tâm nhân giống ứng dụng công nghệ cao tối thiểu là 50 ha, không nhất thiết liền thửa bao gồm: khu vực bảo tồn, lưu giữ nguồn gen, cây đầu dòng, giống gốc, nghiên cứu chọn tạo, khảo nghiệm, sản xuất giống gốc, sản xuất giống thương phẩm, cơ sở hạ tầng, giao thông, điện, nước trong phạm vi, quy mô dự án.
So với Thông tư 16/2022/TT-BYT , quy định mới cho phép các khu vực triển khai dự án vùng trồng dược liệu quý không nhất thiết liền thửa với nhau.
Việc lựa chọn cây dược liệu để triển khai thực hiện dự án dược liệu quý đáp ứng một trong các yêu cầu sau:
- Thuộc danh mục 100 cây dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao tại Quyết định 3657/QĐ-BYT ngày 20/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Cây dược liệu bản địa đã được trồng thành hàng hóa tại địa phương có giá trị y tế và hiệu quả kinh tế cao và thuộc danh mục dược liệu quý, hiếm, đặc hữu theo quy định tại Thông tư 16/2022/TT-BYT ngày 30/12/2022.
So với Thông tư 16/2022/TT-BYT , quy định mới không yêu cầu phải lựa chọn cây dược liệu phù hợp với điều kiện sinh trưởng phát triển tại địa phương, cho năng suất, chất lượng cao.
Xem nội dung chi tiết tại Thông tư 12/2023/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 06/6/2023.