Theo đó, cơ quan chủ trì soạn thảo các dự án luật thuộc Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2024 như sau:
- Luật Công chứng (sửa đổi): Bộ Tư pháp.
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ: Bộ Công an.
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật: Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Luật Di sản văn hóa (sửa đổi): Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược: Bộ Y tế.
- Luật Địa chất và khoáng sản: Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Luật Phòng không nhân dân: Bộ Quốc phòng.
- Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn: Bộ Xây dựng.
- Luật Việc làm (sửa đổi): Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Căn cứ Bản phân công, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo các dự án luật thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 phải:
- Trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng các dự án luật, bảo đảm tiến độ, chất lượng theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
- Thực hiện rà soát đầy đủ các văn bản có liên quan để phát hiện, xử lý những vấn đề khác nhau giữa quy định của văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và văn bản dự kiến ban hành, tránh để xảy ra mâu thuẫn, chồng chéo giữa các văn bản;
- Tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, đặc biệt là lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản;
- Ngăn ngừa tình trạng cài cắm “lợi ích nhóm”, “lợi ích cục bộ” trong xây dựng pháp luật;
- Tập trung thực hiện nghiêm các giải pháp đã được giao tại các Nghị quyết của Chính phủ;
- Coi việc hoàn thành Chương trình là một trong những căn cứ để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ.
Xem chi tiết tại Quyết định 805/QĐ-TTg ngày 06/7/2023.