Theo đó, mô tả công việc của chuyên viên cao cấp về quản lý viễn thông như sau:
- Chủ trì nghiên cứu, xây dựng, hướng dẫn, tổ chức thực hiện, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thi hành các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; văn bản pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án quan trọng lĩnh vực viễn thông (bao gồm cả viễn thông dùng riêng phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước)
- Chủ trì sơ kết, tổng kết, đánh giá và báo cáo việc thực hiện các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; văn bản pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án quan trọng lĩnh vực viễn thông.
- Chủ trì bồi dưỡng nghiệp vụ, phổ biến kinh nghiệm về công tác hoạch định và thực thi chính sách của lĩnh vực viễn thông.
- Chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ theo nhiệm vụ được phân công, cụ thể:
(1) Lĩnh vực viễn thông
+ Thẩm định, giải quyết các thủ tục hành chính lĩnh vực viễn thông.
+ Thống kê, phân tích, đánh giá công tác quản lý chuyên ngành viễn thông.
+ Giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tranh chấp trong lĩnh vực viễn thông.
+ Xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực viễn thông, định mức kinh tế - kỹ thuật, đề tài, công trình KHCN cấp Bộ thuộc lĩnh vực viễn thông.
+ Giám sát hoạt động viễn thông.
+ Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực viễn thông.
(2) Lĩnh vực viễn thông dùng riêng phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước (áp dụng đối với Cục Bưu điện Trung ương)
+ Xây dựng và thực hiện các dự án phát triển các hệ thống mạng viễn thông của Cục.
+ Nghiên cứu, triển khai, ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới bảo đảm tính tương thích, đồng bộ và an toàn cho mạng viễn thông, tin học phù hợp với qui hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới chung của Cục.
+ Tổng hợp, phân tích, đánh giá hiện trạng, sản lượng trong mạng viễn thông của Cục.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc do cấp trên phân công.
Xem chi tiết tại Thông tư 09/2023/TT-BTTTT có hiệu lực từ ngày 15/9/2023.