Theo đó, công bố 05 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực đường bộ bao gồm:
- Chấp thuận cơ sở đào tạo Thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ.
- Cấp lại Chấp thuận cơ sở đào tạo Thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ.
- Cấp lại Chứng chỉ Thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ.
- Cấp đổi Chứng chỉ Thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ.
- Cấp Chứng chỉ Thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ.
Bước 1: Nộp hồ sơ
Bước 2: Giải quyết thủ tục hành chính
- Cục Đường bộ Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ:
+ Đối với trường hợp nộp trực tiếp: Sau khi kiểm tra hồ sơ, nếu đúng quy định thì tiếp nhận ngay hồ sơ; nếu không đúng quy định, hướng dẫn trực tiếp cho người đến nộp hồ sơ để hoàn thiện hồ sơ;
+ Đối với trường hợp nộp qua hệ thống bưu chính: Nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, chậm nhất sau 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, phải có văn bản hướng dẫn cho người đã nộp hồ sơ để hoàn thiện hồ sơ;
+ Đối với trường hợp nộp qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến: Nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, chậm nhất sau 02 ngày làm việc kể từ ngày cá nhân kê khai và nộp hồ sơ, phải có văn bản hướng dẫn cho người đã nộp hồ sơ để hoàn thiện hồ sơ;
Bước 3: Nhận kết quả
Trong quá trình tiến hành thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện, Cục Đường bộ Việt Nam sẽ cấp lại chứng chỉ; trường hợp không cấp lại chứng chỉ, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
Việc trả chứng chỉ cấp lại được thực hiện tại Cục Đường bộ Việt Nam hoặc qua hệ thống bưu chính theo yêu cầu của cá nhân có nhu cầu.
Xem thêm nội dung tại Quyết định 61/QĐ-BGTVT có hiệu lực từ ngày 19/01/2024.