Theo đó, về phương pháp, kinh phí thực hiện công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân được thực hiện như sau:
- Phương pháp thực hiện công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân:
+ Phương pháp tuyên truyền là việc dùng các lý lẽ, luận cứ, luận chứng để thúc đẩy thái độ, tư tưởng, tâm lý và hành động của Nhân dân.
+ Phương pháp nêu gương là việc sử dụng những tấm gương mẫu mực, điển hình người tốt, việc tốt để kích thích tính tích cực, tự giác của Nhân dân.
+ Phương pháp thuyết phục là việc sử dụng tổng hợp lời nói, chữ viết, dẫn chứng, thái độ, hành động để làm cho Nhân dân tin tưởng, đồng thuận.
+ Phương pháp kết hợp, sử dụng linh hoạt các hình thức thực hiện công tác dân vận là việc căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ, để lựa chọn, sử dụng kết hợp nhiều hình thức thực hiện công tác dân vận cụ thể.
- Nguồn kinh phí thực hiện công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân:
+ Ngân sách Nhà nước bảo đảm kinh phí thực hiện công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân theo quy định Luật Ngân sách Nhà nước 2015 và các văn bản quy định chi tiết thi hành về phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước.
+ Nguồn kinh phí lồng ghép từ các chương trình, dự án khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
+ Kinh phí huy động từ nguồn đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân theo hình thức xã hội hóa; thực hiện theo nguyên tắc cấp nào vận động cấp đó quản lý, bảo đảm sử dụng đúng mục đích, công khai, dân chủ, minh bạch theo quy định pháp luật.
Xem chi tiết nội dung tại Thông tư 09/2024/TT-BCA có hiệu lực từ ngày 01/5/2024.