Theo đó, việc tính hao mòn, trích khấu hao tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi phải tuân thủ các nguyên tắc dưới đây:
(1) Tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi là tài sản cố định được giao cho cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp quản lý, khai thác phải tính hao mòn theo quy định tại Thông tư này, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 7 Thông tư 24/2025.
Đối với tài sản mà cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tiếp nhận từ cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp khác theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong năm thì việc tính hao mòn trong năm đó được thực hiện tại cơ quan, đơn vị tiếp nhận tài sản;
(2) Tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được trích khấu hao trong trường hợp giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi được tính (kết cấu) một phần hoặc toàn bộ chi phí khấu hao vào giá thành dịch vụ thủy lợi công ích.
Riêng đối với tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được giao cho đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư quản lý, đơn vị sự nghiệp công lập được cấp có thẩm quyền cho phép được kết cấu chi phí khấu hao vào giá thành dịch vụ thủy lợi công ích thì thực hiện tính hao mòn, trích khấu hao như doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thủy lợi theo pháp luật về doanh nghiệp.
(3) Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được giao quản lý, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi không phải tính hao mòn, trích khấu hao đối với:
- Tài sản chưa tính hết hao mòn, chưa trích khấu hao hết giá trị nhưng đã bị hư hỏng không thể sửa chữa để sử dụng được;
- Tài sản đã tính đủ hao mòn, trích khấu hao hết giá trị nhưng vẫn còn sử dụng được;
- Tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi trong thời gian chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản.
(4) Việc tính hao mòn, trích khấu hao tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi
- Thực hiện trên cơ sở các tiêu chí sau:
+ Loại tài sản (Hệ thống kết cấu hạ tầng thủy lợi hoàn chỉnh/từng tài sản độc lập);
+ Thời gian tính hao mòn, trích khấu hao tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi;
+ Tỷ lệ hao mòn, khấu hao;
+ Kỳ kế toán theo quy định của chế độ kế toán hiện hành.
- Căn cứ tình hình kết cấu chi phí khấu hao tài sản vào giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi thì cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp xác định hình thức tính hao mòn, trích khấu hao tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi như sau:
+ Đối với tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi không được tính (kết cấu) chi phí khấu hao tài sản vào giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi thì cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được giao quản lý, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi thực hiện tính hao mòn toàn bộ;
+ Đối với tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được tính (kết cấu) toàn bộ chi phí khấu hao tài sản vào giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi thì cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được giao quản lý, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi thực hiện trích khấu hao toàn bộ;
+ Đối với tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được tính (kết cấu) một phần chi phí khấu hao tài sản vào giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi thì cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được giao quản lý, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi vừa thực hiện tính hao mòn, vừa thực hiện trích khấu hao.
(5) Việc tính hao mòn, trích khấu hao tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi thực hiện như sau:
- Việc tính hao mòn thực hiện mỗi năm 01 (một) lần vào tháng 12, trước khi khóa sổ kế toán;
- Đối với tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được trích khấu hao toàn bộ thì việc trích khấu hao thực hiện theo tháng;
- Đối với tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi vừa tính hao mòn vừa trích khấu hao thì việc tính hao mòn và trích khấu hao thực hiện theo tháng.
Xem chi tiết tại Thông tư 24/2025/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 09/5/2025 và được áp dụng từ năm tài chính 2025.