Hồ sơ đề nghị hưởng chế độ thai sản quy định một số giấy tờ cụ thể như sau?

01/07/2025 14:31 PM

Bài viết cung cấp thông tin về hồ sơ đề nghị hưởng chế độ thai sản quy định một số giấy tờ cụ thể như sau?

Hồ sơ đề nghị hưởng chế độ thai sản quy định một số giấy tờ cụ thể như sau? (Hình từ Internet)

Ngày 30/06/2025, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư 25/2025/TT-BYT quy định chi tiết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội, Luật An toàn, vệ sinh lao động về lĩnh vực y tế và một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

Thông tư 25/2025/TT-BYT

1. Hồ sơ đề nghị hưởng chế độ thai sản quy định một số giấy tờ cụ thể như sau?

Theo Điều 12 Thông tư 25/2025/TT-BYT quy định cụ thể về một số giấy tờ trong hồ sơ đề nghị hưởng chế độ thai sản như sau:

- Giấy tờ chứng minh quá trình điều trị vô sinh của lao động nữ, gồm một trong các giấy tờ sau:

+ Giấy ra viện;

+ Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án;

+ Giấy xác nhận quá trình điều trị nội trú;

+ Giấy xác nhận quá trình điều trị vô sinh của lao động nữ.

- Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai, gồm một trong các giấy tờ sau:

+ Giấy ra viện;

+ Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án;

+ Giấy xác nhận quá trình điều trị nội trú;

+ Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội;

+ Giấy xác nhận nghỉ dưỡng thai.

- Mẫu, trình tự, thẩm quyền cấp giấy ra viện, bản tóm tắt hồ sơ bệnh án và giấy xác nhận quá trình điều trị nội trú thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương II Thông tư 25/2025/TT-BYT.

2. Đối tượng hưởng chế độ thai sản từ ngày 01/7/2025

Căn cứ Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định đối tượng và điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

(1) Đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d, i, k, l, m và n khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

(i) Lao động nữ mang thai;

(ii) Lao động nữ sinh con;

(iii) Lao động nữ mang thai hộ;

(iv) Lao động nữ nhờ mang thai hộ;

(v) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

(vi) Người lao động sử dụng các biện pháp tránh thai mà các biện pháp đó phải được thực hiện tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

(vii) Lao động nam đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có vợ sinh con, vợ mang thai hộ sinh con.

(2) Đối tượng quy định tại các điểm (ii), (iii), (iv) và (v) khoản (1) phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng liền kề trước khi sinh con hoặc nhận con khi nhờ mang thai hộ hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi.

(3) Đối tượng quy định tại điểm (ii), (iii) khoản (1) đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng liền kề trước khi sinh con.

(4) Đối tượng đủ điều kiện quy định tại khoản (2) hoặc khoản (3) hoặc khoản (5) mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con khi nhờ mang thai hộ hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 53, 54, 55 và 56 và các khoản 1, 2 và 3 Điều 58 Luật Bảo hiểm xã hội 2024. Thời gian hưởng chế độ thai sản không được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

(5) Đối tượng quy định tại điểm (ii) khoản (1) đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng liền kề trước khi sinh con đối với trường hợp phải nghỉ việc để điều trị vô sinh.

Nguyễn Thị Mỹ Quyền

Chia sẻ bài viết lên facebook 23

Các tin khác
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079