Các loại rào cản gia nhập, mở rộng thị trường bao gồm những gì?

09/03/2024 12:00 PM

Xin hỏi các loại rào cản gia nhập, mở rộng thị trường trong lĩnh vực cạnh tranh bao gồm những gì? - Tuấn Anh (Vĩnh Phúc)

Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường là yếu tố xác định sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp

Căn cứ Điều 26 Luật Cạnh tranh 2018 quy định sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp được xác định căn cứ vào một số yếu tố sau đây:

- Tương quan thị phần giữa các doanh nghiệp trên thị trường liên quan;

- Sức mạnh tài chính, quy mô của doanh nghiệp;

- Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường đối với doanh nghiệp khác;

- Khả năng nắm giữ, tiếp cận, kiểm soát thị trường phân phối, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ hoặc nguồn cung hàng hóa, dịch vụ;

- Lợi thế về công nghệ, hạ tầng kỹ thuật;

- Quyền sở hữu, nắm giữ, tiếp cận cơ sở hạ tầng;

- Quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;

- Khả năng chuyển sang nguồn cung hoặc cầu đối với các hàng hóa, dịch vụ liên quan khác;

- Các yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh.

Như vậy: Căn cứ quy định nêu trên thì cáo thể thấy 'rào cản gia nhập, mở rộng thị trường' là một trong những yếu tố để xác định sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp.

Trong đó, việc xác định sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp nhằm xem xét việc doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường hay không.

Các loại rào cản gia nhập, mở rộng thị trường bao gồm những gì?

Các loại rào cản gia nhập, mở rộng thị trường bao gồm những gì? (Hình từ internet)

Các loại rào cản gia nhập, mở rộng thị trường bao gồm những gì?

Căn cứ Điều 8 Nghị định 35/2020/NĐ-CP quy định các loại rào cản gia nhập, mở rộng thị trường bao gồm:

- Rào cản pháp lý tạo ra bởi các quy định của pháp luật, chính sách của nhà nước bao gồm các quy định về thuế nhập khẩu và hạn ngạnh nhập khẩu; quy chuẩn kỹ thuật; các điều kiện, thủ tục để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; quy định về sử dụng hàng hóa, dịch vụ; tiêu chuẩn nghề nghiệp và các quyết định hành chính khác của các cơ quan quản lý nhà nước.

- Rào cản tài chính bao gồm chi phí đầu tư sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, khả năng tiếp cận nguồn vốn, tín dụng và các nguồn tài chính khác của doanh nghiệp.

- Chi phí ban đầu khi gia nhập thị trường mà doanh nghiệp không thể thu hồi khi rút khỏi thị trường.

- Rào cản đối với việc tiếp cận, nắm giữ nguồn cung, cơ sở hạ tầng thiết yếu để sản xuất, kinh doanh; mạng lưới phân phối, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.

- Tập quán tiêu dùng.

- Thông lệ, tập quán kinh doanh.

- Rào cản liên quan việc thực hiện quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng theo quy định của pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ.

- Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường khác.

Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường

(1) Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có sức mạnh thị trường đáng kể được xác định theo quy định tại Điều 26 Luật Cạnh tranh 2018 hoặc có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan.

(2) Nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành động gây tác động hạn chế cạnh tranh và có sức mạnh thị trường đáng kể được xác định theo quy định tại Điều 26 Luật Cạnh tranh 2018 hoặc có tổng thị phần thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan;

- Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan;

- Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan;

- Năm doanh nghiệp trở lên có tổng thị phần từ 85% trở lên trên thị trường liên quan.

(3) Nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm doanh nghiệp có thị phần ít hơn 10% trên thị trường liên quan.

(Căn cứ Điều 24 Luật Cạnh tranh 2018)

 

Chia sẻ bài viết lên facebook 3,538

Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079