Thủ tục xử lý kỷ luật đối với công chức năm 2024

11/10/2024 18:45 PM

Nội dung bài viết cập nhật thẩm quyền và thủ tục xử lý kỷ luật công chức theo quy định pháp luật hiện hành. Theo đó là các quy định pháp luật liên quan.

Thủ tục xử lý kỷ luật đối với công chức năm 2024

Thủ tục xử lý kỷ luật đối với công chức năm 2024 (Hình ảnh từ Internet)

1. Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức

Tại Điều 24 Nghị định 112/2020/NĐ-CP (Sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP) quy định về thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức như sau:

- Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc được phân cấp thẩm quyền bổ nhiệm tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.

- Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan quản lý hoặc người đứng đầu cơ quan được phân cấp thẩm quyền quản lý công chức tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 28 Nghị định 112/2020/NĐ-CP.

Đối với công chức cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trước khi chủ trì tổ chức họp kiểm điểm theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 26 Nghị định 112/2020/NĐ-CP.

- Đối với công chức biệt phái, người đứng đầu cơ quan nơi công chức được cử đến biệt phái tiến hành xử lý kỷ luật, thống nhất hình thức kỷ luật với cơ quan cử biệt phái trước khi quyết định hình thức kỷ luật. Trường hợp kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc thì căn cứ vào đề xuất của Hội đồng xử lý kỷ luật, cơ quan cử biệt phái ra quyết định buộc thôi việc.

Hồ sơ, quyết định kỷ luật công chức biệt phái phải được gửi về cơ quan quản lý công chức biệt phái.

- Đối với công chức làm việc trong Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân thì thẩm quyền xử lý kỷ luật được thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức.

2. Thủ tục xử lý kỷ luật đối với công chức

Tại Điều 25 Nghị định 112/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi  khoản 11 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP) quy định về thủ tục xử lý kỷ luật đối với công chức như sau:

* Việc xử lý kỷ luật đối với công chức được thực hiện theo các bước sau đây:

- Tổ chức họp kiểm điểm;

- Thành lập Hội đồng kỷ luật;

- Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.

* Không thực hiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 25 Nghị định 112/2020/NĐ-CP đối với trường hợp:

- Xử lý kỷ luật theo quy định tại khoản 10 Điều 2 Nghị định 112/2020/NĐ-CP;

- Xử lý kỷ luật theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 112/2020/NĐ-CP hoặc đã tổ chức kiểm điểm theo quy định của pháp luật và cá nhân đã nhận trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình.

* Không thực hiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 25 Nghị định 112/2020/NĐ-CP đối với trường hợp:

- Đã có kết luận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về hành vi vi phạm, trong đó có đề xuất cụ thể hình thức kỷ luật theo quy định;

- Công chức có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng;

- Đã có quyết định xử lý kỷ luật về đảng, trừ trường hợp cấp có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định 112/2020/NĐ-CP;

Các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 25 Nghị định 112/2020/NĐ-CP được sử dụng kết luận về hành vi vi phạm (nếu có) mà không phải điều tra, xác minh lại.

Chia sẻ bài viết lên facebook 500

Các tin khác
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079